Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội ăn đầu lúa của người Raglai (Qua nghiên cứu trường hợp ở thôn Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận)
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sâu về quan niệm tín ngưỡng, nhân sinh quan thế giới quan, qua đó hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống vật chất tinh thần của người Raglai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội ăn đầu lúa của người Raglai (Qua nghiên cứu trường hợp ở thôn Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận)
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN VĂN LINH LỄ HỘI ĂN ĐẦU LÚA CỦA NGƯỜI RAGLAI (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở THÔN TÀ NÔI, XÃ MA NỚI, HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN QUỐC ANH TRÀ VINH, NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày 16 tháng 01 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Linh -i-
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn quý thầy cô trong Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo Sau đại học; khoa Ngôn ngữ, Văn hóa Nghệ thuật, Khmer Nam Bộ của trường Đại học Trà Vinh đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong hai năm theo học tại trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phan Quốc Anh, đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ lúc chọn đề tài đến khi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và toàn thể công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học và hoàn tất đề tài nghiên cứu. Trà Vinh, tháng 01 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Linh -ii-
- TÓM TẮT Lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ở Ninh Thuận là lễ hội nông nghiệp mang tín ngưỡng dân gian. Lễ hội có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của người Raglai, là bức tranh sinh động, tổng thể nhất về những sắc thái văn hóa, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa nhân văn. Lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ở palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận cũng như thế. Để làm sáng tỏ những vấn đề trong lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ở palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thực hiện luận văn với các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Phần đầu, chúng tôi làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, như: khái niệm về lễ, về hội, về lễ hội, về tín ngưỡng dân gian và phân loại lễ hội. Những khái niệm và cách phân loại lễ hội này giúp chúng tôi vận dụng vào các phần tiếp theo. Tiếp theo, chúng tôi trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, sự hình thành, nhằm giới thiệu một cách khái quát về tỉnh Ninh Thuận. Giới thiệu dân tộc Raglai ở Việt Nam và ở Ninh Thuận: về dân số, địa bàn cư trú; điều kiện kinh tế; đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng. Trình bày khái quát về các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp của người Raglai. Cuối cùng, chúng tôi khái quát palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Chương 2: Diễn trình lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai Chương này, chúng tôi miêu thuật lại diễn trình lễ hội Ăn đâu lúa của người Raglai ở palei Tà Nôi, từ công tác chuẩn bị cho lễ hội; miêu thuật lại 8 nghi lễ trong phần lễ và miêu thuật lại phần hội. -iii-
- Tiếp theo, chúng tôi so sánh lễ hội Ăn đầu lúa ở một số địa bàn khác trong tỉnh Ninh Thuận để tìm ra sự tương đồng và khác biệt của lễ hội. Chương 3: Bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai Lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai là kết quả của một quá trình lâu dài được cộng đồng dày công thiết lập, mang tính dân tộc sâu sắc, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng. Thể hiện được ước vọng của người Raglai về đạo lý làm người, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên ông bà, nhằm cảm tạ, cầu xin và tôn kính các vị thần linh, đã cho người Raglai những hạt lúa để nuôi sống con người đời này qua đời khác, thể hiện phương cách ứng xử của con người với con người và con người với thiên nhiên, xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển của toàn cầu hóa, các nền văn hóa đang xích lại gần nhau, tốc độ giao thoa, đan xen, hỗn dung văn hóa đang tăng nhanh chóng, những giá trị văn hóa của lễ hội có nguy cơ mai một. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng, giải pháp và khuyến nghị, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai trong thời gian tới. -iv-
- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................5 4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ............................................................................6 4.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................6 4.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................6 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................9 1.1. Cơ sở lý luận về lễ hội ......................................................................................9 1.1.1. Khái niệm lễ hội và tín ngưỡng dân gian...................................................9 1.1.1.1. Khái niệm về “lễ” ................................................................................9 1.1.1.2. Khái niệm về “hội” ...........................................................................10 1.1.1.3. Khái niệm Lễ hội...............................................................................11 1.1.1.4. Khái niệm về tín ngưỡng dân gian ....................................................13 1.1.2. Phân loại Lễ hội .......................................................................................13 1.2. Khái quát về Ninh Thuận ...............................................................................16 -v-
- 1.2.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................17 1.2.2. Điều kiện xã hội .......................................................................................19 1.3. Khái quát về dân tộc Raglai ...........................................................................20 1.3.1. Dân số, địa bàn cư trú ..............................................................................22 1.3.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................................24 1.3.3. Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng .................................................................25 1.4. Khái quát về nghi lễ nông nghiệp của người Raglai ......................................27 1.4.1. Nghi lễ trong thời kỳ làm đất ...................................................................27 1.4.2. Nghi lễ trong thời kỳ gieo trồng ..............................................................28 1.4.3. Nghi lễ trong thời kỳ chăm sóc và bảo vệ ...............................................29 1.4.4. Nghi lễ trong thời kỳ thu hoạch ...............................................................30 1.5. Khái quát palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận .......31 CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ĂN ĐẦU LÚA ..........................................34 2.1. Công tác chuẩn bị ...........................................................................................34 2.1.1. Thời gian tổ chức lễ hội ...........................................................................34 2.1.2. Địa điểm tổ chức lễ hội ............................................................................35 2.1.3. Chủ lễ .......................................................................................................35 2.1.4. Lễ vật dâng cúng ......................................................................................36 2.2. Phần “lễ” .........................................................................................................36 2.2.1. Nghi lễ chặt cây làm cây nêu ...................................................................37 2.2.2. Nghi lễ trình báo ông bà, tổ tiên ..............................................................38 2.2.3. Nghi lễ xin sử dụng nhạc cụ ....................................................................40 2.2.4. Nghi lễ tra nước vào ché rượu cần ...........................................................41 2.2.5. Nghi lễ đeo chuỗi hạt cườm vào ché rượu cần ........................................42 2.2.6. Nghi lễ giải thoát cho con vật hiến tế ......................................................44 2.2.7. Nghi lễ cầu hồn lúa, hồn bắp ...................................................................46 2.2.8. Nghi lễ tiễn đưa ông bà, tổ tiên................................................................47 2.3. Phần “hội” ......................................................................................................49 2.4. Một vài so sánh lễ hội Ăn đầu lúa trong địa bàn tỉnh Ninh Thuận ................52 -vi-
- 2.4.1. Về sự tương đồng.....................................................................................52 2.4.2. Về sự khác biệt ........................................................................................53 CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI ĂN ĐẦU LÚA CỦA NGƯỜI RAGLAI ...................................................................................................................56 3.1. Những giá trị văn hóa trong lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ..................56 3.1.1. Giá trị văn hóa nhân văn ..........................................................................56 3.1.1.1. Giá trị văn hóa ...................................................................................56 3.1.1.2. Giá trị nghệ thuật...............................................................................58 3.1.2. Giá trị xã hội và đạo đức ..........................................................................59 3.1.2.1. Giá trị xã hội .....................................................................................59 3.1.2.2. Giá trị đạo đức ...................................................................................61 3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai .....................................................................................................................62 3.2.1. Sự mai một, biến đổi các giá trị văn hóa trong lễ hội ..............................62 3.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai .............................................................................64 3.3. Những định hướng, giải pháp và khuyến nghị để bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai tỉnh Ninh Thuận ...........................................................65 3.3.1. Những định hướng ...................................................................................65 3.3.2. Một số giải pháp ......................................................................................67 3.3.2.1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa của lễ hội .....................................................................67 3.3.2.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lễ hội .....................68 3.3.2.3. Xây dựng chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội.68 3.3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp, nhất là ở cơ sở ............................................................................................................69 3.3.3. Một số khuyến nghị .................................................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76 -vii-
- PHỤ LỤC .................................................................................................................81 PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................81 PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................88 PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................98 -viii-
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Raglai là một dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Người Raglai sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng và đông nhất ở các huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận, chiếm khoảng 50% dân số. Là một dân tộc thiểu số nhưng người Raglai đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính bản địa đặc trưng của cư dân nông nghiệp nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á. Có thể nói, văn hóa Raglai như một bông hoa lạ nhưng cũng đầy màu sắc, ngát hương thơm của núi rừng Nam Trung bộ. Nền văn hóa ấy đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử, văn hóa của người Raglai chịu ảnh hưởng khá nhiều văn hóa của các dân tộc cận cư, cộng cư như Việt, Chăm, Churu... nhưng văn hóa Raglai vẫn mang nhiều sắc thái riêng biệt, độc đáo, đa dạng của văn hóa tộc người và văn hóa vùng cao miền núi phía Tây Nam Trung bộ. Đặc biệt, người Raglai vẫn bảo lưu được một nền văn hóa cổ truyền với những lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống của người Raglai phần lớn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu và đều liên quan đến nghi lễ nông nghiệp. Tiêu biểu như lễ cúng rẫy đầu năm, lễ xin tỉa lúa, lễ cúng lúa ra đòng đòng, lễ rước lúa mẹ và lễ ăn lúa mới. Từ căn bản tín ngưỡng đối với hồn lúa, đối với lúa mẹ trong mối tương quan đến việc thờ thần núi, thần rừng, thờ tổ tiên ông bà đã hình thành nên một hệ thống lễ nghi mà chúng ta gọi là lễ nghi nông nghiệp. Trong số các nghi lễ nông nghiệp kể trên, đáng chú ý là lễ hội Ăn đầu lúa được tổ chức 5 hay 7 năm một lần. Đây là lễ hội quan trọng của người Raglai. Lễ hội được tiến hành sau khi thu hoạch, sau mùa vụ, trong lúc nông nhàn, lúc thời tiết bước vào tiết xuân. Phần lễ diễn ra chặt chẽ, trang nghiêm, thể hiện sự thành kính của con người đối với trời đất, thần linh, tổ tiên. Phần hội diễn ra sôi nổi, hội tụ các loại hình văn hóa, nghệ thuật, mang đậm tính truyền thống và tính sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội Ăn đầu lúa có tầm quan trọng đặc biệt trong -1-
- đời sống tinh thần của người Raglai. Đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu lễ hội Ăn đầu lúa một cách chung chung xét trên ba phương diện: nội dung, hình thức, tiến trình…, nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu lễ hội Ăn đầu lúa của tộc người Raglai ở một địa phương cụ thể. Việc người Raglai tin tưởng rằng lúa có hồn và việc thờ lúa mẹ nói chung thống nhất nhau giữa các vùng nhưng sự thể hiện niềm tin này dưới hình thức lễ nghi nông nghiệp có thể có sự khác nhau đôi chút giữa các địa phương và các dòng họ. Để đi sâu tìm hiểu vấn này, chúng tôi chọn đề tài “Lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai (Qua nghiên cứu trường hợp ở thôn Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận)”. Hơn nữa, tác giả luận văn đã công tác lâu năm trong ngành văn hóa ở Ninh Thuận, nhận ra những giá trị văn hóa của văn hóa Raglai. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người thiểu số này ở Ninh Thuận là cần thiết và cấp bách. Việc quan tâm nghiên cứu lễ hội Ăn đầu lúa một cách khoa học nhằm phát huy tính nhân văn của lễ hội và văn hóa Raglai, đồng thời cũng từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ít nhiều còn xuất hiện trong đời sống tộc người Raglai. Qua đây, chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho tỉnh nhà trong lĩnh vực khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dân tộc Raglai sinh sống ở sườn đông cuối dãy Trường Sơn, thuộc những vùng núi cao các tỉnh cực Nam Trung bộ nên điều kiện giao thông đi lại khá khó khăn. Chính vì vậy, so với các tộc người khác, văn hóa Raglai ít được các nhà khoa học quan tâm đầu tư nghiên cứu. Ở Nam Trung bộ, trong khi các nhà khoa học tập trung nghiên cứu văn hóa Chăm, có cả một Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm với hàng nghìn công trình nghiên cứu đã công bố thì ngược lại, văn hóa Raglai vẫn còn như một khu rừng nguyên sinh ít người đặt chân tới, chưa có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu xứng đáng với tầm vóc mà cộng đồng người Raglai cũng như khoa học nghiên cứu văn hóa tộc người đòi hỏi. -2-
- Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa Raglai. Những công trình mang tính nhận diên, giới thiệu khái quát theo góc nhìn dân tộc học như: Công trình Người Raglai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 1991 [58]; công trình Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè của Toan Ánh, Nxb Thanh niên, xuất bản năm 1992 [3]; công trình Văn hóa và xã hội người Raglai Việt Nam của Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện, Nguyễn Văn Huệ, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 1998 [7]. Những công trình mang tính chất nhận diện, giới thiệu khái quát các lĩnh vực chung liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của dân tộc Raglai như: Công trình Luật tục Raglai của Nguyễn Thế Sang, Nxb Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2005 [41] là cuốn sách song ngữ Việt – Raglai, đã khái quát chung nhất về luật tục, quy ước hương ước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội của người Raglai. “Đời sống tâm linh của tộc người Raglai được phản ánh rõ nét trong nghi lễ cầu cúng qua vòng đời người và vòng đời cây lúa, tác động chi phối phong tục tập quán, những điều kiêng cữ, cấm kỵ và nhất là trong luật tục – tức chi phối trực tiếp đến mọi hoạt động của con người” [41, tr. 11]. Công trình Yếu tố biển trầm tích trong văn hóa Raglai của Trầm Kiêm Hoàng (chủ biên), Chamaliaq Riya Tiẻng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2012 [21], giới thiệu khái quát về văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống như lễ vật dâng cúng thần linh, từ đó làm rõ thêm về nguồn gốc, bản chất và nội dung của việc thờ cúng thần linh trong tín ngưỡng – tôn giáo, trong đời sống tâm linh và trong lễ hội dân gian của người Raglai. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hải Liên có những công trình nghiên cứu như: Trang phục cổ truyền Raglai, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001 [26], khái quát chung về vấn đề địa lý, dân cư, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội và trang phục truyền thống, hiện đại của người Raglai hiện nay. Công trình Pô anai tang di tích, lễ hội của người Raglai, Nxb Dân trí, xuất bản năm 2010 [27], ở công trình này, tác giả Nguyễn Hải Liên đã cho ta cái nhìn khá đầy -3-
- đủ về lễ hội dân gian của người Raglai mà trực tiếp là người Raglai ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc người Raglai và tộc người Chăm. Tuy nhiên, công trình này cũng chưa đề cập sâu về Lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai. Công trình Văn hóa gia tộc Raglai góc nhìn từ nghệ nhân, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 2011 [31], tìm hiểu năm gia tộc tiêu biểu của người Raglai ở Ninh Thuận, công trình này chủ yếu ghi nhận về vấn đề văn hóa tâm linh, văn hóa sinh hoạt, văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội và một số gia tộc tổ chức lễ hội Ăn đầu lúa. Công trình Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung bộ của Nguyễn Hải Liên và Hoài Sơn, Nxb Thế giới, xuất bản năm 2010 [29], đề cập sâu đến các loại nhạc cụ truyền thống của người Raglai, giới thiệu sơ bộ về một số lời văn cúng tế trong lễ hội Ăn đầu lúa. Công trình Hát kể truyện cổ Raglai của Nguyễn Hải Liên và Sử Văn Ngọc, Nxb Đại học Quốc gia, xuất bản năm 2010 [30], giới thiệu khái quát về âm nhạc, trang phục, lễ hội, văn chương truyền miệng, đặc biệt giới thiệu khá đầy đủ hai truyện hát – kể về tình yêu đôi lứa, về ước vọng làm giàu, từ nghiệp trao đổi, bán buôn, về cái thiện và cái ác đan xen của một thời đầy rẫy bùa ngải và phép thuật của người Raglai sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Cuốn Văn hóa Raglai những sắc màu của Lê Ngọc Luyến, Xí nghiệp in Phan Rang, xuất bản năm 2005 [34], cho thấy những phát hiện mới về di sản văn hóa của người Raglai và những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa. Công trình Văn hóa Raglai những gì còn lại của Phan Quốc Anh, Nxb Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 [2], là công trình khoa học mang tính chất điều tra, thống kê và có đi sâu vào một số lĩnh vực trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai thuộc phạm vi tỉnh Ninh Thuận, tuy có nêu về lễ hội Ăn đầu lúa nhưng mới ở mức độ giới thiệu khái quát. Công trình Lễ nghi nông nghiệp truyền thống tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu, Thập Liên Trưởng, Phạm Văn Thành, Nxb -4-
- Nông nghiệp, xuất bản năm 2010 [55] đã đi sâu và tập trung nghiên cứu về lễ nghi nông nghiệp thuần túy của tộc người Chăm và Raglai ở Ninh Thuận. Cuốn sách tuy có đề cập đến lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai nhưng cũng mới chỉ nêu khái quát. Ngoài ra có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học giới thiệu đến lễ ăn đầu lúa, ăn mừng lúa mới. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về lễ hội Raglai chỉ dừng lại ở những mức độ miêu tả, ghi chép, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội Ăn đầu lúa. Tuy vậy, những công trình và tài liệu của người đi trước là tư liệu tham khảo để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai với một cái nhìn sâu sắc, toàn diện và đầy đủ hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sâu về quan niệm tín ngưỡng, nhân sinh quan thế giới quan, qua đó hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống vật chất tinh thần của người Raglai. Đề tài hướng đến mục đích nghiên cứu sâu lễ hội Ăn đầu lúa, qua đó xác định những giá trị văn hóa nhân văn, vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống tâm linh của người Raglai. Qua nghiên cứu lễ hội Ăn đầu lúa tác giả luận văn cũng cố gắng tìm ra nguy cơ mai một của bản sắc dân tộc của người Raglai, từ đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để có các phương pháp bảo tồn tốt hơn các giá trị văn hóa của một tộc người chưa thật sự được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm đến. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Khảo sát, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích và lý giải những vấn đề trong lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai qua góc nhìn văn hóa học. -5-
- 4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng đồng bào Raglai cư trú ở Ninh Thuận. Trong đó phạm vi nghiên cứu chính là nghiên cứu trường hợp lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ở palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Tà Nôi là palei Raglai khá hẻo lánh, giao thông đi lại còn khó khăn, cũng là nơi còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống và vẫn còn tổ chức lễ hội Ăn đầu lúa theo định kỳ nên chúng tôi lựa chọn palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để nghiên cứu đề tài này. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai ở palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và một số palei Raglai ở 2 huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là những huyện có đông người Raglai cư trú. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học, trong đó phương pháp nghiên cứu văn hóa học là trọng tâm. Ngoài ra có sử dụng phương pháp hỗ trợ như dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng. Tác giả luận văn sử dụng phương pháp điền dã, ghi chép, phỏng vấn sâu, thu thập tư liệu tại chỗ và sưu tầm các tư liệu thành văn liên quan đến đề tài. Sau đó sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong lễ hội Ăn đầu lúa ở các vùng khác nhau trong cộng đồng dân tộc Raglai ở Ninh Thuận. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua thực hiện đề tài, tác giả luận văn mong muốn tìm hiểu sâu về lễ hội Ăn đầu lúa, hy vọng bổ sung một số tư liệu điền dã vào kho tàng tư liệu khoa học văn -6-
- hóa Raglai. Qua đề tài, tác giả luận văn cố gắng tìm các luận cứ, luận chứng để chứng minh và khẳng định vai trò các giá trị văn hóa, nhân văn của lễ hội Ăn đầu lúa trong hệ thống lễ hội của người Raglai. Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học, tác giả luận văn mong muốn tìm hiểu, bước đầu giải mã những sự vật, hiện tượng diễn ra trong lễ hội Ăn đầu lúa, cũng như quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan của người Raglai. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu (9 trang), phần nội dung (78 trang), phần kết luận (5 trang), phần tài liệu tham khảo (7 trang), phần phụ lục (17 trang), luận văn chính gồm ba chương sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận về lễ hội 1.2. Khái quát về Ninh Thuận 1.3. Khái quát về dân tộc Raglai 1.4. Khái quát về nghi lễ nông nghiệp của người Raglai 1.5. Khái quát palei Tà Nôi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Tiểu kết chương 1 Chương 2: Diễn trình lễ hội Ăn đầu lúa 2.1. Công tác chuẩn bị 2.2. Phần lễ 2.3. Phần hội 2.4. Một vài so sánh với lễ hội Ăn đầu lúa trong địa bàn tỉnh Ninh Thuận Tiểu kết chương 2 Chương 3: Bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa người Raglai 3.1. Những giá trị văn hóa trong lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai -7-
- 3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai 3.3. Những định hướng, giải pháp và khuyến nghị để bảo tồn và phát huy lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai tỉnh Ninh Thuận. Tiểu kết chương 3 -8-
- -5- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về lễ hội 1.1.1. Khái niệm lễ hội và tín ngưỡng dân gian 1.1.1.1. Khái niệm về “lễ” Theo quan niệm của người xưa, lễ được coi là những phép tắc theo khuôn mẫu đã được hình thành và củng cố theo thời gian, được quy định một cách chặt chẽ từ “quan - hôn - tang - tế” đến đi đứng, nói năng, cư xử hàng ngày của mọi người dân. Trong “Từ điển hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000) thì “Lễ được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi” [51, tr. 5]. Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng. 1.1.1.2. Khái niệm về “hội” Tác giả Bùi Thiết cho rằng: “Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống” [51, tr. 5]. Hội chỉ sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức có chung mục đích hoặc các mục đích gần giống nhau. Hội còn được coi là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người đến dự theo phong tục tập quán, hay phong trào, trào lưu ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển xã hội. Hội bao giờ cũng
- -6- mang tính chất công cộng cả về tư cách tổ chức lẫn mục đích cần đạt được của những người tổ chức và tham dự. 1.1.1.3. Khái niệm Lễ hội Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là lễ và hội. Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương để thông qua đó con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. 1.1.1.4. Khái niệm về tín ngưỡng dân gian Có nhiều khái niệm về tín ngưỡng dân gian mà đến nay chưa thống nhất. Có người cho rằng: Tín ngưỡng là niềm tin vào cõi thiêng, thuộc về đời sống tinh thần của con người, tín ngưỡng hình thành trên cơ sở sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng” đó. GS.TS Ngô Đức Thịnh, cho rằng: “Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay gọi là “cái thiêng” cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được [54, tr. 207]. Theo tác giả Trần Bình Minh, cho rằng: “Tín ngưỡng dân gian là những hình thái tôn giáo sơ khai, chúng được hình thành trên cơ sở những tâm cách nguyên thủy để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các kỷ xảo” [35, tr.23].
- -7- 1.1.2. Phân loại Lễ hội Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, cho rằng: “từ nhiều góc độ khác nhau, cố gắng đưa ra một cách phân loại lễ hội sao cho thỏa đáng nhất... căn cứ vào thời gian mở hội để chia ra lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu, hay nơi tổ chức ở chùa, đền hay đình... Cách phân chia nào cũng có mặt hợp lý, nhưng cũng đều không tránh được những chồng chéo, bất hợp lý của nó [53, tr. 303]. Việc phân loại lễ hội tùy thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí đưa ra của mỗi nhà nghiên cứu. Chúng tôi, phân chia theo nội dung phản ánh của lễ hội: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và nghi lễ vòng đời người. Phân loại lễ hội sẽ giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá về nội dung lễ hội Ăn đầu lúa của người Raglai tốt hơn. 1.2. Khái quát về Ninh Thuận Ninh Thuận nằm ở giữa vĩ tuyến 11o 18 và 120 02, giữa kinh tuyến 1080 35 và 109015; phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp Lâm Đồng. Dân số 596.048 người; có 6 huyện, 1 thành phố; 27 dân tộc thiểu số, trong đó có 2 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ dân số cao là dân tộc Chăm 12%, dân tộc Raglai 9%, còn lại các dân tộc thiểu số khác có số lượng không nhiều. Người Việt sống bằng nghề nông nghiệp và ngư nghiệp. Người Chăm chiếm 50% dân số Chăm ở Việt Nam, sống ở đồng bằng, chủ yếu là trồng lúa nước, nghề thủ công và chăn nuôi gia súc. Người Raglai sống ở miền núi, trồng lúa rẫy, bắp, đậu và chăn nuôi gia súc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn