intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nhạc lễ tang của người Việt ở Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bến Tre)

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; đồng thời giới thiệu sinh hoạt văn hóa của quê hương Bến Tre thông qua một loại hình nghệ thuật là Nhạc Lễ tang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nhạc lễ tang của người Việt ở Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bến Tre)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 BÙI HỮU NGHĨA NHẠC LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẾN TRE) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.MAI MỸ DUYÊN TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Bùi Hữu Nghĩa -i-
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt luận văn, người viết đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều phía. Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, cán bộ, viên chức trường Đại học Trà Vinh đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người viết có thể thực hiện luận văn đúng theo tiến độ. Đồng thời, gửi lời tri ân đến toàn thể quý thầy, cô giảng viên đã cung cấp những kiến thức rất hữu ích trong quá trình học tập để phục vụ cho luận văn cũng như cho công việc trong tương lai. Người viết xin chân thành cảm ơn bà Trần Thị Kiều Tôn-Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình cung cấp thông tin và số liệu cần thiết. Cảm ơn chức sắc, chức việc của một số tôn giáo như: Quyền Giáo sư Ngọc Niêm Thanh, Linh mục Phao-lô Lê Thanh Dũng, Hòa thượng Thích Giác Mãn và những nghệ nhân Nhạc Lễ: ông Lê Quang Hoằng, ông Đinh Công Trường, ông Nguyễn Văn Quận và Tài tử Nguyễn Thị Ngọc Đặng đã sẵn lòng giúp đỡ, cung cấp những thông tin thực tế, khách quan cho người viết trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa phương. Đặc biệt, người viết xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, người Cô đã tận tình hướng dẫn, động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, Cô còn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin quý báu để có thể thực hiện luận văn một cách thuận lợi; phát hiện và sửa chữa kịp thời những thiếu sót từ lúc lập đề cương đến khi hoàn thành. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, anh, chị em, bạn bè nghiên cứu đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, tư liệu cá nhân khi người viết có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, người viết mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp chân thành từ quý Thầy – Cô, thân hữu gần xa để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Bùi Hữu Nghĩa - ii -
  4. TÓM TẮT Nam Bộ là vùng đất mới được khai khẩn cách đây hơn 300 năm bởi những lưu dân người Việt trên bước đường Nam tiến. Tuy không có bề dày truyền thống văn hóa bằng Thăng Long (Hà Nội), Phú Xuân (Huế) nhưng văn hóa Nam Bộ đã từng bước định hình và tạo được bản sắc riêng. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có Nhạc Lễ tang như một nét chấm phá góp phần làm phong phú bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam. Để có thể bóc tách, giải mã từng lớp văn hóa ẩn chứa bên trong loại hình nghệ thuật đặc biệt, dùng trong nghi lễ cuối cùng của vòng đời con người, người viết đã thực hiện luận văn với những nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Ở phần cơ sở lý luận, người viết trình bày một số khái niệm có liên quan đến đề tài như: văn hóa, di sản văn hóa, âm nhạc truyền thống, Nhạc Lễ và Nhạc Lễ tang. Đây là những khái niệm công cụ, mang tính chất khai mở khi đi sâu tìm hiểu về Nhạc Lễ tang. Trong phạm vi luận văn này, người viết sử dụng hai lý thuyết cấu trúc và chức năng để phân tích những biến đổi của Nhạc Lễ tang trong giai đoạn hiện nay. Tiếp theo, người viết trình bày tổng quan về Nhạc Lễ tỉnh Bến Tre để giúp người đọc có thể hình dung bối cảnh ra đời của loại hình âm nhạc này. Bên cạnh đó, người viết cũng hệ thống lại những thể loại âm nhạc tang lễ của các tôn giáo có tác động đến Nhạc Lễ tang dân gian như: Cao Đài, Thiên Chúa, Phật giáo. Chương 2: Lễ tang và Nhạc Lễ tang trong đời sống tinh thần của người Việt ở tỉnh Bến Tre Ở chương này, người viết trình bày quy trình nghi lễ liên quan đến lễ tang thông qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, chính thức, kết thúc. Mặt khác, trong quá trình đi khảo sát, điền dã người viết đã ghi chép lại được những đặc điểm của Nhạc Lễ tang như: bài bản, nhạc cụ, sự kết hợp giữa nghi thức và âm nhạc, các hình thức diễn xướng. Qua đó, giúp người đọc có thể nhận dạng được những nội dung cơ bản, chính yếu của Nhạc Lễ tang. Từ kết quả thu thập được trong thực tế, người viết đã tiến hành phân tích, nhận định , - iii -
  5. đưa ra được 4 giá trị của Nhạc Lễ tang, gồm: tâm linh, nghệ thuật, đạo đức và gắn kết cộng đồng. Đây là những giá trị cơ bản, cốt lõi giúp cho Nhạc Lễ tang có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân tỉnh Bến Tre. Chương 3: Những biến đổi trong Nhạc Lễ tang của người Việt ở tỉnh Bến Tre Trong quá trình phát triển Nhạc Lễ tang hiện nay đã biến đổi so với nguồn gốc ban đầu, biểu hiện trên các phương diện: bài bản, nhạc khí và sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Những biến đổi này đang diễn ra, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn Nhạc Lễ tang. Qua khảo sát thực tế, người viết đã đưa ra được một số nguyên nhân sau: thay đổi bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội; phương thức quản lý của cơ quan quản lý văn hóa địa phương; sự thay đổi về quan niệm, tín ngưỡng và tính cách của cư dân. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, ở góc độ nghiên cứu khoa học người viết đã đề ra một số giải pháp khả thi trên điều kiện thực tế ở tỉnh Bến Tre. Như vậy, sau quá trình khảo sát, điền dã và kế thừa tư liệu của người đi trước, luận văn cơ bản đã giải quyết được những vấn đề nghiên cứu đặt ra. Hi vọng, luận văn sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Nhạc Lễ tang trong đời sống văn hóa cộng đồng. - iii -
  6. ABSTRACT Southern Vietnam was reclaimed over 300 years ago by the Vietnamese migrants on their southward way. In spite of a less rich cultural tradition in comparision with those of Thang Long (Hanoi) and Phu Xuan (Hue), the culture of Southern Vietnam has gradually taken shape and formulated its own identity. The tangible and intangible cultural heritages, among which is Funeral Music, makes a highlight which enriches the mosaic picture of the Vietnamese culture. To be able to identify and analyze cultural layers underlying this special artistic form, performed in the final ritual in a person’s life cycle, the writer (researcher) has conducted this thesis based on the following contents: Chapter 1: Theory and Practice At the theoretical basis, the writer presents some concepts related to thesis such as culture, cultural heritage, traditional music, Ritual music and Funeral music. These are conceptual tools to help achieve an insight on Funeral music. Within the scope of this thesis, the writer has used two theories, namely structuralism and functionalism to analyze the changes of Funeral music in the current period. Next, the writer presents an overview on the Festival music in Ben Tre Province, providing the readers with the establishment context of this music genre. Besides, the writer also systemizes the Funeral music genres of different religions (Caodaism, Christiansm, and Buddhism) that have influence on the traditional Funeral music. Chapter 2: Funeral Rituals and Ritual Music in spiritual life of Vietnamese inhabitants in Ben Tre Province In this chapter, the writer presents the funeral process consisting of 3 stages: preparation, implementation and completion. On the other hand, thanks to the site-visit, the writer took notes on the characteristics of funeral music such as items, musical instruments, combination of rituals and music, and perfomance forms, based on which the readers can identify the basic and major contents of the Funeral music. From the iii
  7. results obtained from reality, the writer has analyzed, evaluated, and arrived at four values of Funeral music, namely spirituality, art, ethics and community consolidation. These are fundamental values that enable Funeral music to play an important role in the spiritual life of the inhabitants of Ben Tre Province. Chapter 3: The changes of Funeral Music of Vietnamese in Ben Tre Province During the development process, the current Funeral music has transformed from its origin in terms of items, musical instruments and some negative changes. These changes are taking place and have impact on the conservation of Funeral music. Through fieldwork activities, the writer has formulated a number of reasons: changes in the cultural, social and economic contexts; management methods of the local culture authorities; changes in concepts, beliefs and personality of the local inhabitans. Having identified these reasons, from a scientific research perspective, the writer has recommended a number of possible solutions in accordance with the actual conditions of Ben Tre Province. Therefore, based on a survey consisting of fieldwork activities and literature review on published documents by authors in the field, the thesis has solved the predefined research questions. Hopefully, the thesis will contribute to the preservation and promotion of good values of Funeral music amongst the cultural life of the community. iii
  8. MỤC LỤC TRANG Trang tựa Quyết định giao đề tài Lời cam đoan ...........................................................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................................................ ii Tóm tắt ................................................................................................................................. iii Mục lục ..................................................................................................................................iv Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................................... v Danh sách các hình................................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 5 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm .............................................................................................................. 6 1.1.1 Văn hóa, di sản văn hóa ............................................................................................ 6 1.1.2 Âm nhạc truyền thống, Nhạc Lễ và Nhạc Lễ tang ................................................... 9 1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 12 1.2 Tổng quan về tỉnh Bến Tre và nguồn gốc Nhạc Lễ tang ............................................... 15 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bến Tre ........................................................ 15 1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ........................................................... 17 - iv -
  9. 1.2.3 Nguồn gốc Nhạc Lễ tang ở tỉnh Bến Tre ................................................................ 23 1.3 Những thể loại âm nhạc tác động đến Nhạc Lễ tang của người Việt ở Bến Tre ........... 26 1.3.1 Nhạc Lễ tang của đạo Cao Đài ............................................................................... 26 1.3.2 Nhạc Lễ tang của đạo Thiên Chúa .......................................................................... 29 1.3.3 Nhạc Lễ tang của Phật giáo .................................................................................... 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: LỄ TANG VÀ NHẠC LỄ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH BẾN TRE 2.1 Quy trình lễ tang của người Việt ở Bến Tre .................................................................. 37 2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị của lễ tang ................................................................................ 37 2.1.2 Giai đoạn chính thức của lễ tang ............................................................................ 39 2.1.3 Giai đoạn kết thúc của lễ tang ................................................................................. 42 2.2 Đặc điểm Nhạc Lễ tang .................................................................................................. 44 2.2.1 Bài bản và nhạc cụ .................................................................................................. 44 2.2.2 Mối quan hệ giữa nghi thức và âm nhạc ................................................................. 49 2.2.3 Hình thức diễn xướng ............................................................................................. 53 2.3 Giá trị của Nhạc Lễ tang ................................................................................................ 58 2.3.1 Giá trị tâm linh ........................................................................................................ 58 2.3.2 Giá trị nghệ thuật .................................................................................................... 60 2.3.3 Giá trị đạo đức ........................................................................................................ 63 2.3.4 Giá trị xã hội ........................................................................................................... 65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG NHẠC LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH BẾN TRE 3.1 Thực trạng ...................................................................................................................... 68 3.1.1 Biến đổi các thành tố âm nhạc của Nhạc Lễ tang ................................................... 68 3.1.2 Biến đổi không gian Nhạc Lễ tang ......................................................................... 73 - iv -
  10. 3.1.3 Biến đổi chủ thể Nhạc Lễ tang ............................................................................... 77 3.2 Nguyên nhân tác động đến sự biến đổi Nhạc Lễ tang ................................................... 80 3.2.1 Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội Bến Tre.............................................................. 80 3.2.2 Quan điểm quản lý về văn hóa của địa phương ...................................................... 83 3.2.3 Quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và tính cách của cư dân .................................. 86 3.2.4 Nhu cầu sinh kế của người làm nghề Nhạc Lễ ....................................................... 90 3.3 Bảo tồn và phát huy Nhạc Lễ ở tỉnh Bến Tre ................................................................ 93 3.3.1 Giải pháp bảo tồn .................................................................................................... 93 3.3.2 Giải pháp phát huy .................................................................................................. 96 3.3.3 Khuyến nghị ............................................................................................................ 98 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................................... 102 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................106 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 112 - iv -
  11. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP: thành phố NXB: nhà xuất bản UNESCO: The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization -v-
  12. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1 Không ảnh tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre) năm 1968 1 Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 1 Hình 1.3 Vườn dừa Bến Tre 1 Hình 1.4 Lễ hội Kỳ yên đình Phú Lễ 1 Hình 1.5 Hát Sắc bùa 2 Hình 1.6 Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần IV-2015 2 Hình 1.7 Bàn thờ Tổ nhạc 2 Hình 1.8 Tang lễ theo nghi thức đạo Cao Đài 2 Hình 1.9 Dàn Nhạc Lễ Cao Đài 3 Hình 1.10 Nhịp sanh 3 Hình 1.11 Cha xứ cử hành thánh lễ tại đám tang 3 Hình 1.12 Ca đoàn nhà thờ 3 Hình 1.13 Nhà sư tụng kinh tại đám tang 4 Hình 1.14 Pháp khí mõ, khánh, chuông 4 Hình 1.15 Bàn thờ Phật 4 Hình 2.1 Cúng phát tang 4 Hình 2.2 Cúng cơm 5 Hình 2.3 Thức ăn dâng cúng 5 Hình 2.4 Cúng cáo từ đường 5 Hình 2.5 Cúng cáo đạo lộ 5 Hình 2.6 Di quan 6 - vi -
  13. Hình 2.7 Cúng hậu Thổ 6 Hình 2.8 Hạ huyệt 6 Hình 2.9 Đám tang ngày xưa 6 Hình 2.10 Hoành, vãng 7 Hình 2.11 Nhà vàng 7 Hình 2.12 Trống Chiến 7 Hình 2.13 Trống Tiều 7 Hình 2.14 Bạt lớn 8 Hình 2.15 Bạt nhỏ 8 Hình 2.16 Kèn Thau và kèn Mộc 8 Hình 2.17 Đẩu 8 Hình 2.18 Tum 9 Hình 2.19 Đầu đường 9 Hình 2.20 Mõ 9 Hình 2.21 Trống Bồng 9 Hình 2.22 Trống cơm 10 Hình 2.23 Đàn Tranh 10 Hình 2.24 Đàn Kìm 10 Hình 2.25 Đàn Cò 10 Hình 2.26 Đàn Bầu 11 Hình 2.27 Đàn Gáo 11 Hình 2.28 Nghi thức Dựng giá 11 Hình 2.29 Hát tiễn biệt 11 Hình 2.30 Múa phá quàn 12 - vi -
  14. Hình 3.1 Ban Nhạc Lễ tang 12 Hình 3.2 Trống Đội trong dàn Nhạc Lễ 12 Hình 3.3 Đàn Ghi-ta điện trong dàn Nhạc Lễ 12 Hình 3.4 Sử dụng loa công suất lớn 13 Hình 3.5 Trống Chiến không được đặt trên giá 13 Hình 3.6 Đàn Oc-gan trong dàn Nhạc Lễ 13 Hình 3.7 Nhạc Tây trong đám tang 13 Hình 3.8 Tôn Ngộ Không biểu diễn cùng ban Nhạc Tây 14 Hình 3.9 Người chuyển giới đang biểu diễn 14 Hình 3.10 Biểu diễn xiếc, tạp kĩ 14 Hình 3.11 Văn nghệ trong đám tang 14 Hình 3.12 Khóc mướn 15 Hình 3.13 Múa phá quàn “công nghệ cao” 15 Hình 3.14 Nghi thức bái quan 15 Hình 3.15 Nghệ nhân Lê Quang Hoằng đang chơi trống Bồng 15 - vi -
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống thường nhật, âm nhạc không chỉ có tác dụng giải trí mà còn gắn với các lễ thức quan trọng của cá nhân và cộng đồng. Một số quốc gia Châu Á theo chế độ phong kiến trước kia đều có hệ thống âm nhạc nghi lễ cung đình và dân gian được quy định trong các điển chế. Ở Việt Nam, từ xa xưa đã từng tồn tại dàn Nhạc Lễ của các triều đại phong kiến, còn gọi là nhạc cung đình hay Nhã nhạc. Ban đầu Nhã nhạc chủ yếu phục vụ trong những buổi tế lễ quan trọng và những nghi thức khác gắn với sinh hoạt cung đình. Tuy nhiên, theo những biến động lịch sử, dòng Nhạc Lễ cung đình lan tỏa vào đời sống văn hóa dân gian, gắn bó với người Việt qua những chặng đường lịch sử, cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa vùng, miền. Nam Bộ là vùng đất mới được khai khẩn cách đây hơn 300 năm. Trong quá trình đi khẩn hoang, Nhạc Lễ đã theo dòng người Nam tiến hiện diện trên vùng đất mới. Ở đây, dòng Nhạc Lễ thẩm thấu trong đời sống dân gian, hòa vào các sinh hoạt cộng đồng như lễ hội, ma chay, tế tự. Nhạc Lễ được sử dụng rộng rãi trong lễ tang nên khi nghe tiếng trống, tiếng kèn người ta thường cho rằng đó là “nhạc đám ma”. Họ không biết rằng một số bản “nhạc đám ma” ấy có nguồn gốc từ nhạc cung đình – một dòng âm nhạc được xem là cổ điển, bác học của dân tộc Việt Nam. Người xưa đã nói: “sống dầu đèn, chết kèn trống”. Đối với Lễ tang, Nhạc Lễ có vai trò rất quan trọng không chỉ làm cho không khí trở nên trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính, thương tiếc người quá cố mà còn là một tập quán sinh hoạt tinh thần gắn chặt chẽ với phong tục lâu đời của cộng đồng ở mỗi địa phương. Bến Tre là một tỉnh nằm ở hạ lưu sông Tiền và là vùng đất cù lao với nhiều bãi bồi, kênh rạch chằng chịt. Đầu thế kỉ XVII, Bến Tre về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX nơi đây đã tiếp nhận nhiều luồng lưu dân miền Trung đến lập nghiệp. Những - 1 -
  16. lớp tiền nhân ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú về tri thức dân gian, thói ăn nếp ở, phong tục tập quán và các hình thức diễn xướng dân gian. Riêng đối với Nhạc Lễ tang, những ghi chép trong Địa chí Bến Tre cho thấy những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhạc cổ truyền ở đây phát triển. Cho đến hiện nay, ở tỉnh Bến Tre, Nhạc Lễ được sử dụng ở hầu hết các đám tang. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Nhạc Lễ tang của người Việt ở Nam Bộ đang biến đổi và Bến Tre cũng không ngoại lệ. Những thay đổi này là tất yếu, cho phù hợp với cuộc sống nhưng phần lớn là biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Chẳng hạn, bài bản ít nhiều bị cắt xén, cải biên, lai tạp với những thể loại âm nhạc khác như nhạc Cải lương, nhạc Tài tử, dân ca và tân nhạc gây phản cảm trong dư luận. Biên chế dàn nhạc cũng có sự thay đổi, ngoài những nhạc cụ cổ truyền còn thêm vào đàn Oc-gan (Organ), Ghi-ta điện, Hạ-uy-di. Trang phục của nhạc công không phải là áo dài khăn đóng như xưa mà mặc trang phục thường ngày, có khi quá sơ sài. Không ít dàn Nhạc Lễ đã lạm dụng kỹ thuật âm thanh điện tử làm ầm ỉ, náo động, vi phạm nghiêm trọng giờ giấc sinh hoạt cộng đồng đã được quy định trong các văn bản pháp quy do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành. Và một thực trạng khác đang ở mức báo động của Nhạc Lễ: những nghệ nhân lão thành của làng Nhạc Lễ Bến Tre tuổi đã cao, sức đã yếu; những bài bản và hình thức diễn tấu theo đúng phong cách Nhạc Lễ cổ truyền dần bị thất truyền; nhiều nhạc công trẻ không được đào tạo căn cơ, một số từ tân nhạc chuyển qua, một số học “lóm” vài bản nhạc chưa thuần thục đã lo việc kiếm sống… Từ thực trạng nêu trên, cho thấy việc nghiên cứu Nhạc Lễ tang là rất cần thiết; đồng thời, đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi sẽ có những giải pháp căn cơ, giúp định hướng tốt việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung. Mặt khác, nghiên cứu Nhạc Lễ tang là nghiên cứu một phần diện mạo văn hóa dân tộc; qua đó, hiểu thêm về văn hóa của quê hương mình; càng thêm yêu đất nước để có những động thái tích cực hơn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. Đó là những lý do chính để người viết - 2 -
  17. chọn đề tài “Nhạc Lễ tang của người Việt ở Nam Bộ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bến Tre)” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhạc Lễ tang là đề tài đã được một số nhà nghiên cứu tiếp cận: Quyển Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam (1972) của nhạc sĩ Phạm Duy NXB Hiện Đại, khảo tả từng loại âm nhạc dân gian của người Việt và các dân tộc ở Việt Nam. Quyển Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam (2004) của GS.TS Trần Văn Khê, đã chỉ ra một vài đặc điểm về cách đàn, cách hát, cái hay cái đẹp và đôi nét độc đáo trong nhạc cụ nhạc khí của người Việt. Quyển Nhạc lễ tang Nghi thức và nhạc lễ cúng đình, tang ma của người Việt ở Đồng Nai (2005) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Quyết, Phạm Lan Hương, Lâm Nhân, đề cập đến những nghi thức chủ yếu trong lễ cúng đình và tang ma của người Việt ở Đồng Nai và một số bài bản của Nhạc Lễ. Luận án Nhạc Lễ dân gian người Việt ở Nam Bộ (2006) của TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Luận án trình bày quá trình hình thành của Nhạc Lễ và các bài bản gắn với nghi lễ dân gian ở Nam Bộ, trong đó có Nhạc Lễ tang. Bài viết Nhạc Lễ Nam bộ tồn tại hay không tồn tại của Nguyễn Thị Mỹ Liêm đăng trên Tạp chí Văn hóa-Nghệ thuật tháng 12/2004. Tác giả nêu lên những thay đổi về biên chế dàn nhạc, bài bản, cách thức diễn tấu và đưa ra một số giải pháp để bảo tồn. Quyển Nhạc Lễ tỉnh Bến Tre của tác giả Lư Hội xuất bản vào tháng 12/2013. Tác giả miêu thuật lại trình tự diễn xướng của Nhạc Lễ trong Lễ Kỳ yên, Nhạc Lễ tang, hệ thống lại số lượng các ban Nhạc Lễ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Khóa luận Nhạc Lễ tang của người Việt dưới góc độ quản lý văn hóa - qua nghiên cứu trường hợp tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (2013) của Bùi Hữu Nghĩa nêu thực trạng hoạt động của Nhạc Lễ tang và một số giải pháp bảo tồn, phát huy. Ngoài ra, còn có những sách viết về văn hóa Nam Bộ, trong đó có phần nói đến lễ tang và Nhạc Lễ như: Gia Định thành thông chí (1998) của Trịnh Hoài Đức; Đình miếu và lễ hội dân gian Miền Nam: Đình miếu và lễ hội dân gian, Lăng Ông Bà Chiểu - 3 -
  18. và lễ hội văn hoá dân gian, Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam (2002) của Sơn Nam, Tang lễ người già (2002) của Lư Văn Hội; Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ (2014) của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh... Từ những công trình nghiên cứu nêu trên, cho thấy số lượng đề tài nghiên cứu Nhạc Lễ tang vẫn còn hạn chế. Do vậy, người viết nhận thấy rằng cần nghiên cứu sâu hơn về sự biến đổi của Nhạc Lễ tang trong giai đoạn hiện nay. Người viết hy vọng sự cố gắng sưu tầm tài liệu, khảo sát điền dã kết hợp với việc kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước sẽ giải quyết cặn kẽ các vấn đề đặt ra của đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; đồng thời giới thiệu sinh hoạt văn hóa của quê hương Bến Tre thông qua một loại hình nghệ thuật là Nhạc Lễ tang. Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: - Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước để hệ thống (một cách tương đối) đặc điểm của Nhạc Lễ tang. Qua đó đánh giá vai trò của Nhạc Lễ trong đám tang nói riêng và trong đời sống văn hóa cộng đồng nói chung. - Khảo sát việc thực hành Nhạc Lễ tang trong đời sống cộng đồng để xác định những yếu tố bị biến đổi…. Những yếu tố đó xuất phát từ những nguyên nhân nào đã làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của Nhạc Lễ hiện nay. - Phân tích chức năng của Nhạc Lễ, những tác động khách quan và chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến Nhạc Lễ tang dựa trên khung lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa, từ đó đề ra các khuyến nghị về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Nhạc Lễ tang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy Nhạc Lễ tang của người Việt ở Nam Bộ làm đối tượng nghiên cứu. Nhạc Lễ tang được nghiên cứu về đặc điểm và giá trị văn hóa đối với cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu hệ thống bài bản, nhạc khí, các loại dàn nhạc và những đặc trưng của Nhạc Lễ tang. Người viết nhận thấy đề tài rất rộng nên chỉ giới hạn nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa học. Đó là nghiên cứu Nhạc Lễ theo hệ tọa độ không gian, thời gian, chủ - 4 -
  19. thể, đặc trưng, giá trị và các tác động khách quan và chủ quan, không đi sâu vào vấn đề âm nhạc học, nghệ thuật học. Do Nhạc Lễ tang phủ cả một vùng Nam Bộ rất rộng lớn nên người viết chọn cách nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bến Tre. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc trưng, giá trị văn hóa của Nhạc Lễ tang. Hy vọng với sự nỗ lực của người viết thì đây sẽ là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu sâu hơn văn hóa dân gian của người Việt ở Nam Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu, người viết lý giải nguyên nhân của sự biến đổi. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị có tính chất tham khảo mang tính dự báo, giúp cho việc bảo tồn giá trị văn hóa của Nhạc Lễ tại tỉnh Bến Tre. Bằng kết quả nghiên cứu nếu được phổ biến, luận văn còn góp phần giúp Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre có căn cứ thực tiễn để định hướng hoạt động cho các ban Nhạc Lễ tang. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết chọn phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua các thao tác cụ thể, như: điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, tổng hợp, phân tích tư liệu, v..v.. Đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học: sử học, nhân học văn hóa, xã hội học... Đặc biệt, là áp dụng lý thuyết cấu trúc, chức năng. Đây là cơ sở lý thuyết căn bản để lý giải sự biến đổi của Nhạc Lễ tang hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Lễ tang và Nhạc Lễ tang trong đời sống tinh thần của người Việt ở Bến Tre Chương 3: Những biến đổi trong Nhạc Lễ tang tỉnh Bến Tre - 5 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0