intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn này là nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer; tìm hiểu Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù Kê

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 SẾT SÔ PHA NY NHU CẦU VÀ THỊ HIẾU CỦA CÔNG CHÚNG TRÀ VINH ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. TÓM TẮT Cũng như tất cả các dân tộc anh em khác sống trong cộng đồng đại gia đình dân tộc Việt Nam. Dân tộc Khmer cũng có một kho tàng văn hoá - nghệ thuật rất độc đáo và đa dạng góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. Trong đó có nghệ thuật sân khấu cổ truyền Rô băm và nhất là nghệ thuật sân khấu Dù Kê. Chương 1: Theo tư liệu sưu tầm của nhà nghiên cứu Pich Tum Kravel về “Dì Kê và Lkhôn Ba Sắc (Dù Kê)” cho biết: Ca kịch Ba Sắc (Dù Kê) mà chúng ta biết đến ngày hôm nay có nguồn gốc từ “Lkhôn Trơng Khlôôc” (Kịch giàn bầu), được hình thành và phát triển từ một nhóm người có kiến thức hiểu sâu về văn học-nghệ thuật và tôn giáo dưới sự lãnh đạo của nguyên sãi cả chùa Ksắch Con Đal, Ba sắc- Trà Vinh tên là Lục Kru Sour (thầy Sua). Khi đất nước bị chiến tranh xâm lược Mỹ, nhiều đoàn Dù Kê bị tan rã; một số nghệ nhân trở về quê xưa, chốn cũ tiếp tục lao động sản xuất và hoạt động văn nghệ nghiệp dư. Còn một số nghệ sĩ, đào kép có tên tuổi khác thì kéo nhau chạy sang Thủ đô Phnôm Pênh (lúc đó không có chiến tranh) xin gia nhập vào các đoàn Lkhôn Ba Sắc (Dù Kê) của Campuchia để tiếp tục hoạt động. Mặc dù chiến tranh xâm lược Mỹ ngày càng ác liệt, bom đạn của giặc Mỹ ngày càng tàn phá và thiêu huỷ biết bao chùa chiền, phum sóc Khmer Nam bộ nói chung và ở Trà Vinh nói riêng . Nhưng tiếng hát hiên ngang của Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh từ trong các chiến hào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn cứ vang xa. Hiện nay, loại hình nghệ thuật Sân khấu Dù Kê tỉnh Trà Vinh đang trên đà phát triển. Đi đến đâu, đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh đều được khán giả nhiệt tình ủng hộ. Sân khấu Dù Kê có cơ sở của nó là Rô Băm, do sự tiếp thu từ một số làn điệu hát, âm nhạc, vũ đạo của Hí Kịch Trung quốc, cộng với âm nhạc, làn điệu dân ca Khmer Nam Bộ, thông qua bàn tay khéo léo của các nghệ sĩ tài hoa Khmer dưới sự điều hành của thầy Sua đã nhào nặn thành “Nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù Kê”. Tuy trong nhạc lòng bản Dù kê không có làn điệu hát của sân khấu Cải Lương, nhưng xem rất cải lương -iii-
  3. tức thay đổi cho tốt hơn.Thay đổi ở đây là so sánh với nghệ thuật sân khấu Rô Băm, thay đổi cả về mặt ca hát, diễn xuất, hóa trang, tuồng tích hướng theo cách văn minh tiến bộ lúc bấy giờ, nghĩa là theo hướng tư sản hoá ở Nam Bộ. Chương 2: Đề tài và nội dung kịch bản của sân khấu Dù kê rất phong phú, đa dạng, mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Những năm gần đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí may trang phục biểu diễn, mua nhạc cụ dân tộc, xây dựng kịch bản... cho các đoàn Dù kê. Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia và hiện nay Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Cái khó để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù kê hiện nay là các diễn viên này chỉ mới biết đọc, biết viết chữ Khmer; trong khi đó, tiêu chuẩn diễn viên hiện nay là phải học hết lớp 12 phổ thông. Như thế thì phát âm tiếng Khmer không chuẩn, nên rất khó phục vụ cho sân khấu Dù kê, Xuất phát từ công tác thực tế, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của những người làm nghệ thuật Dù kê muốn tiến lên“Sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa”, chúng tôi có vài ý kiến đề xuất và kiến nghị như sau: - Cần đào tạo đội ngũ cán bộ nghệ thuật sân khấu Khmer chuyên môn như: Lý luận phê bình sân khấu, đạo diễn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, biên đạo múa… là người dân tộc Khmer. Để nghiên cứu, sưu tầm, dàn dựng, trang trí mỹ thuật…. - Cần thành lập trường Cao đẳng Văn Hoá-Nghệ Thuật Khmer Nam bộ ở đồng bằng sông Cửu Long . Để khai thác, giảng dạy và đào tạo diễn viên người dân tộc - Cần thành lập Hội Văn Học-Nghệ thuật Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long để sưu tầm, sáng tác, in ấn xuất bản, kiểm tra và quản lý các loại văn hoá phẩm này. Chúng tôi tin chắc rằng những đề xuất và kiến nghị trên đây sẽ được Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Văn Hoá -Thể Thao - Du Lịch chú ý, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ để nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ đạt đến nguyện vọng như trên, để cùng góp thêm đoá hoa tươi thắm đầy hương sắc của mình vào vườn hoa nghệ thuật của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. -iv-
  4. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................................2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài..................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ KHMER NAM BỘ.....................................................................................................................5 1.1 Nguồn gốc ..........................................................................................................5 1.1.1 Sự tiếp thu và chuyển biến từ các loại hình nghệ thuật khác ......................5 1.1.2 Phân biệt giữa Dù Kê và Dì Kê ...................................................................7 1.2 Sự hình Thành ....................................................................................................9 1.3. Sự trưởng thành ..............................................................................................12 1.4 Sự phát triển .....................................................................................................17 1.5. Môi trường diễn xướng hiện nay ....................................................................23 1.6 Sân khấu và tác phẩm Dù Kê trước và sau 1963 .............................................26 1.6.1 Về tình hình ...............................................................................................26 1.6.1.1 Giai đoạn trước năm 1963 ..................................................................26 -v-
  5. 1.6.1.2 Về bố cục của các tác phẩm Dù Kê ...................................................26 1.6.1.3 Về đề tài cốt truyện của tác phẩm Dù Kê ...........................................28 1.6.1.4 Về ca nhạc các vỡ diễn Dù Kê ............................................................28 1.6.1.5 Về vũ đạo và võ thuật sân khấu Dù Kê...............................................31 1.6.1.6 Cách trang trí và phục trang của sân khấu Dù Kê ..............................32 1.6.1.7 Cách diễn xuất của sân khấu Dù Kê ...................................................33 1.7 Giai đoạn sau năm 1963 .................................................................................34 1.7.1 Về bố cục vài tác phẩm Dù Kê ..................................................................35 1.7.2 Về đề tài cốt truyện của tác phẩm Dù Kê ..................................................35 1.7.3 Về ca nhạc của Sân Khấu Dù Kê ..............................................................36 1.7.4 Về vũ đạo – Võ thuật của Sân khấu Dù Kê ...............................................37 1.7.5 Trang trí – trang phục của Sân Khấu Dù Kê .............................................38 1.7.6 Cách diễn xuất trên Sân khấu Dù Kê ........................................................41 1.8 Nhu cầu của công chúng Trà Vinh đối với Nghệ Thuật sân khấu Dù Kê .......42 1.8.1 Các vở diễn Dù Kê của các Đoàn Nghệ Thuật Khmer thuộc hai tỉnh TràVinh và Sóc Trăng đang hoạt động hiện nay ..............................................................42 1.8.2 Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng. Gồm 12 vở diễn với đề tài cổ ...45 1.8.3 Đoàn nghệ thuật quần chúng Sơn Nguyệt Quang tỉnh Sóc Trăng. Gồm 04 vở diễn với đề tài cổ ...........................................................................................45 1.8.4 Đoàn nghệ thuật quần chúng Ron Ron tỉnh Sóc Trăng. Gồm 13 vở diễn với đề tài cổ...............................................................................................................46 1.8.5 Ở đoàn nghệ thuật quần chúng Khmer Ron Ron tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ có 1 tác giả...............................................................................................................51 1.9 Tóm tắt nội dung các vở diễn Dù Kê ...............................................................52 1.9.1 Nhóm vở diễn với đề tài cổ từ truyện Dân gian ........................................52 1.9.2 Những vở diễn từ đề tài truyện cổ tích ......................................................58 1.9.3 Nhóm vở diển với đề tài hiện đại .............................................................85 1.10 Đánh giá vở diễn ............................................................................................90 1.10.1 Ca ngợi cái đẹp, chân, thiện, mỹ .............................................................90 -vi-
  6. 1.10.2 Phê phán cái ác, cái xấu...........................................................................95 1.10.3 Tính giáo dục ...........................................................................................97 CHƯƠNG 2: NHU CẦU THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ CỦA CÔNG CHÚNG HIỆN TẠI CŨNG NHƯ TRONG TƯƠNG LAI ..101 2.1 Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu Dù Kê của công chúng hiện tại cũng như trong tương lai......................................................................................101 2.1.1 Vở diễn phải đáp ứng đúng theo yêu cầu thưởng thức của công chúng là: Mới lạ, hấp dẫn, mang tính nhân văn cao, tính thẩm mỹ tốt ............................101 2.1.2 Tìm hiểu về mới lạ, hấp dẫn, tính nhân văn và thẩm mỹ .......................102 2.2 Khảo sát nhu cầu ............................................................................................109 2.2.1 Môi trường (Khảo sát xã hội học) ...........................................................109 2.2.2 Sân Khấu .................................................................................................110 2.2.3 Nghệ Thuật ..............................................................................................111 2.3 Gỉai pháp phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê đáp ứng nhu cầu công chúng ...113 2.3.1 Thị hiếu hiện nay .....................................................................................113 2.3.1.1 Về mặt mạnh .....................................................................................113 2.3.1.2 Những mặt tồn tại .............................................................................116 2.3.1.3 Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu Dù Kê trong tương lai ..119 2.3.2 Giải pháp phát triển .................................................................................121 KẾT LUẬN ............................................................................................................124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................126 PHỤ LỤC -vii-
  7. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 52 Vỡ diễn đề tài cỗ 42 Bảng 2.2 08 vở diễn với đề tài hiện đại 44 Bảng 2.3 12 vở diễn với đề tài cổ 45 Bảng 2.4 04 vở diễn với đề tài cổ 45 Bảng 2.5 13 vở diễn với đề tài cổ 46 -viii-
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bào dân tộc Khmer trong các tỉnh Nam bộ nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng có nhiều phong tục, lễ nghi và có nền văn hóa- nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo. Trong kho tàng văn hóa ấy, nghệ thuật sân khấu là một trong những giá trị tiêu biểu làm nên nền văn hóa đậm sắc thái Khmer Nam bộ. Nói đến sân khấu của dân tộc người Khmer thì không thể không nhắc đến hai loại hình tiêu biểu là sân khấu Rô băm và Dù kê. Dù kê là sản phẩm văn hóa đáng tự hào của vùng đất Nam Bộ mà đồng bào các dân tộc nơi đây mong muốn lưu giữ, phát triển, giới thiệu rộng rãi với tư cách là một đặc trưng văn hoá của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tỉnh Trà Vinh nói riêng, qua đó sân khấu Dù kê cũng đổi mới không ngừng cùng với sự đổi mới của đất nước. Mặc dù đã có những tác phẩm thực hiện một số công trình , bài viết về sân khấu Dù kê ở các tỉnh của đồng bằng Sông cửu long, song chưa có công trình nào nghiên cứu về Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. Vì vậy tìm hiểu về Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer là yêu cầu cấp thiết. Dẫu biết rằng đây là một đề tài không đơn giản vì còn nhiều vấn đề chưa rõ, nhằm giải quyết những vấn đề ấy nên tôi quyết định chọ đề tài “Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu chung : nghiên cứu Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. + Mục tiêu cụ thể : tìm hiểu Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. -1-
  9. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích những mặt tích cực và hạn chế về Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer .Từ đây ta có thể có những kiến nghị để cho Dù kê Trà Vinh ngày một phát triển. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Dân tộc Khmer ở nước ta hiện nay có khoảng 1,4 triệu người. Đồng bào sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, CầnThơ, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh.... Nhưng tập trung đông nhất là ở 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Là một tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam , dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, người Khmer đã sinh sống lâu đời ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Đồng bào Khmer có văn hóa, tiếng nói, chữ viết riêng; nhưng cùng chung một lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng bào Khmer sống xen kẻ với đồng bào Kinh, Hoa, Chăm trong các phum sóc, ấp, khóm.... Đồng bào Khmer Nam Bộ hầu hết theo đạo Phật thuộc hệ phái Nam Tông (Tiểu thừa), không có Ni sư và chỉ thờ một đức Phật duy nhất, mỗi ấp đều có một ngôi chùa. Xưa nay, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội của người Khmer. Trong mỗi chùa đều có một vị sư trụ trì đứng đầu được gọi là “Sư cả” chăm lo về văn hóa-giáo pháp, Ban quản trị chùa chăm lo về đời sống và Achar lo về các cuộc lễ nghi. Nam thanh niên Khmer trước khi trưởng thành đa số vào chùa tu học để trao dồi đạo đức và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có 462 chùa Khmer, riêng ở Trà Vinh có 141 ngôi chùa Khmer. Chùa là nơi dạy chữ Khmer, phong tục lễ nghi, đạo làm người; dạy nghề truyền thống và nghệ thuật kiến trúc dân tộc Khmer. Dân tộc Khmer có nhiều phong tục, lễ nghi và có nền văn hóa- nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo. Các chùa lớn thường có giàn nhạc Pưn Péat (ngũ âm), đội trống Chhay Dăm, đội nhạc dây, đội ghe Ngo... . Về sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật dân gian trong quần chúng của đồng bào Khmer thì có đội Rô Băm; Dù Kê; Di Kê; À Day; Chòm riêng Chà pây; đội ca múa nhạc bao gồm Lăm Thôn, Saravan, Lăm Leo, Rom -2-
  10. Kbắch... Về các trò chơi dân gian gồm có Đánh cờ Ốc, cờ gánh, giấu khăn, đánh con diều hâu, cọp bắt heo, giật trứng quạ, nhảy rào... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày lễ, ngày hội khác nhau. Đặc biệt là 3 dịp lễ hội lớn trong năm như: lễ Sen Đôn Ta, lễ hội Oc Om Bốc và tết Chôl Chhnăm Thmây; trong đó vui nhất là lễ hội Oc Om Bốc - cúng trăng, đua ghe Ngo đã trở thành ngày lễ hội lớn vui chung cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật dân gian và lễ nghi lành mạnh của đồng bào Khmer nói trên.Nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa - nghệ thuật dân gian và lễ nghi quí báu đó. Tôi xin đi sâu vào “Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer”cùng với sự đổi mới của đất nước trong tình hình hiện nay. Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi mà xã hội loài người đã và đang phát triển như vũ bão cả về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ…và cùng với sự đổi mới của xã hội. Hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù Kê không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của người Khmer Nam bộ nói chung và Tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng đổi mới không ngừng cùng với nhịp sống của xã hội, cả hình thức lẫn nội dung và đặc biệt là từ khi cả nước tiến hành công cuộc đổi mới đến nay.Trong năm qua (12/11/2013), tại trường Đại học Trà Vinh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ-Di sản ăăn há âân tộc”.(Đăng trên tạp chí Khoa Học Trường Đại Học Trà Vinh, số 13, tháng 3/2014; chuyên đề nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ-Di sản văn hoá dân tộc.Cho tới nay cũng chưa có một công trình đầy đủ về Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Những tác phẩm, cốt truyện của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh. -3-
  11. Phạm vi nghiên cứu : Đổi mới từ Nghệ thuật sân khấu Rô Băm thành Nghệ thuật sân khấu Dù kê. Đề tài tập trung vào Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài Luận văn làm rõ những mặt tích cực và hạn chế về Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer . Qua đây có những kiến nghị đề án đến các ngành các cấp có những Nhu cầu và thị hiếu của công chúng Trà Vinh đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được triển khai bằng nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp điền dã, phân tích tổng hợp. Từ đó, nhằm làm sáng tỏ nội dung chủ yếu của Luận văn. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn gồm 3 chương. -4-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2