intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang

Chia sẻ: Ta La La Allaa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

95
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một cách khái quát về văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang. Đồng thời, luận văn chỉ ra nét riêng về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang so với các vùng khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN THỊ HƯƠNG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày 15 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Thị Hương -i-
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tư liệu và giúp đỡ cho tôi hoàn thành công trình luận văn này. Quý thầy cô bộ môn văn hóa học viện phát triển nguồn lực, Trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập. Ban chủ nhiệm trường cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi học tập. Cùng gia đình, bạn bè, đã động viên hỗ trợ cho tôi trong quá trình làm luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, học tập và nghiên cứu. Do thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Hương -ii-
  4. TÓM TẮT Đề tài “Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang” đã nghiên cứu những món ăn đặc trưng của tỉnh Hậu Giang có từ thời khai hoang lập ấp cho đến nay. Trong đề tài người viết đã nêu lên cơ sở lí luận và điều kiện hình thành ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Trong đó, nêu các ý kiến của các nhà nghiên cứu về khái niệm văn hóa, khái niệm văn hóa ẩm thực, ẩm thực Hậu Giang. Từ đó rút ra khái niệm chung nhất với đề tài nghiên cứu, nêu những điều kiện tác động đến việc hình thành nên ẩm thực ở Hậu Giang như điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường văn hóa. Bên cạnh đó người viết cũng nêu và làm rõ giá trị cơ bản của ẩm thực ở Hậu Giang: Giá trị vật chất (nguyên liệu ẩm thực – sản vật, các món ăn thức uống trong đời sống) giá trị về tinh thần (văn hóa giao tiếp, phong tục, lễ tết…). Những người chế biến và trồng cây ăn quả thực tế ở địa phương đã giúp cho người viết hoàn thành công trình nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. -iii-
  5. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 5 4. Phạm vi đề tài .................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................8 1.1. Văn hóa và văn hóa ẩm thực ............................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực ..................................................................... 13 1.1.3. Ẩm thực Hậu Giang ................................................................................. 15 1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hậu Giang ................................... 20 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 20 1.2.2. Địa lí và dân cư ........................................................................................ 21 1.2.2.1. Địa lí .................................................................................................. 21 1.2.2.2. Dân cư ............................................................................................... 22 1.2.2.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................... 24 Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG TỪ GÓC ĐỘ VẬT CHẤT ...........................................................................27 2.1. Nguyên liệu ẩm thực - sản vật ........................................................................ 27 -iv-
  6. 2.1.1. Lúa, gạo và các loại rau, quả ................................................................... 27 2.1.2 Các loại thủy hải sản ................................................................................. 36 2.1.3. Gia súc, gia cầm và các loài động vật khác ............................................. 39 2.2. Những món ăn truyền thống của người Việt ở Hậu Giang ............................ 42 2.2.1. Món canh ................................................................................................. 43 2.2.2. Món kho ................................................................................................... 46 2.2.3. Mắm ......................................................................................................... 48 2.2.4. Các loại bánh ........................................................................................... 51 2.2.5. Các món khác .......................................................................................... 54 2.3.Thức uống trong đời sống người Việt ở Hậu Giang ....................................... 58 2.3.1. Trà ............................................................................................................ 58 2.3.2. Rượu ........................................................................................................ 60 2.4. Gia vị, dụng cụ ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang ................. 62 2.4.1. Gia vị ....................................................................................................... 62 2.4.2. Dụng cụ ẩm thực ...................................................................................... 67 Chương 3: VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG TỪ GÓC ĐỘ TINH THẦN .........................................................................71 3.1. Quan niệm về việc ăn và văn hóa giao tiếp .................................................... 71 3.1.1. Quan niệm ăn ........................................................................................... 71 3.1.2. Văn hóa giao tiếp gắn với văn hóa ẩm thực ............................................ 75 3.1.3. Thói quen hàng ngày gắn với ẩm thực .................................................... 82 3.2. Ẩm thực gắn với phong tục ............................................................................ 84 3.2.1. Ẩm thực gắn với thờ cúng, lễ Tết ............................................................ 84 3.2.2. Ẩm thực gắn với cưới hỏi ........................................................................ 91 3.2.4. Ẩm thực với đời sống tình cảm ............................................................... 94 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104 PHỤ LỤC -v-
  7. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT NXB : Nhà xuất bản TP : Thành phố -vi-
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ăn uống vốn là chuyện diễn ra hằng ngày rất gần gũi và rất đời thường. Ngay từ xưa, ông bà ta đã xem trọng việc ăn uống, thế nên mới có những câu tục ngữ như: “Có thực mới vực được đạo”, “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ở mỗi thời đại khác nhau ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau, thời xưa ăn uống chỉ để cung cấp dinh dưỡng, duy trì cuộc sống ngày nay khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao việc ăn uống nhờ đó cũng trở nên hoàn thiện hơn. Nó vượt ra khỏi giới hạn “ăn, mặc, ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp” Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng. Qua cách ăn uống, người ta có thể đoán biết được tính nết, cốt cách trình độ học vấn của người ăn. Tìm hiểu về ẩm thực chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử của một đất nước góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người. Ăn uống là một nghi thức, gia đình truyền thống của người Việt Nam là nhiều thế hệ, có những gia đình tồn tại ba thế hệ, bốn hệ, cùng sống chung, ăn chung, trong bữa ăn gia đình, người Việt thường thể hiện những đạo lý quan trọng thông qua hoạt động ăn uống là tình cảm nồng thắm, thủy chung, giản dị nhưng có tình có nghĩa “Râu tôm nấu với ruột bầu; chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”. Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện tính cộng đồng cùng ăn chung thức ăn, bát nước chấm, tính thứ bậc dành cho người lớn là miếng ngon. Vì vậy trong ăn uống người ta phải biết phân biệt “mâm trên, mâm dưới”…Ngoài xã hội thì “một miếng ngon giữa làng hơn sàng xó bếp”. Ăn phải có mời, có gọi “ Ăn có mời, làm có khiến” trước khi vào ăn, người ta thường mời nhau “ lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong khi ăn thì phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, sau khi ăn thì “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. -1-
  9. Việt Nam là một đất nước thuộc về xứ nóng vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình đa dạng như đồng bằng, đồi núi sông biển nền nông nghiệp lúa nước ở đây cũng khá phát triển. Đồng thời, với diện tích lãnh thổ biển rộng lớn và trải dài, hệ thống kênh rạch sông ngòi chằng chịt, nên việc sử dụng các loài thủy hải sản làm thực phẩm cũng đa dạng và phong phú. Người Việt Nam sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp và ngư nghiệp làm thức ăn chính lãnh thổ Việt Nam được chia thành 3 miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam chính các đặc điểm về địa lí và văn hóa, khí hậu và lịch sử đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một phong cách khẩu vị đặc trưng, miền Bắc có phong cách ẩm thực đa dạng, cầu kì, trong khi miền Trung thì giới quý tộc kiểu cách cầu kì, còn giới bình dân lại ăn đậm và no, còn miền Nam thì thích ăn ngon, ăn no. Nhắc đến miền Nam, người ta gọi đây là vựa lúa của cả nước một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, sông suối khá nhiều, khí hậu ôn hòa, tạo nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên cho ẩm thực địa phương “dưới sông có cá trên bờ có rau” có lẽ chính vì đi đến đâu trong miền Nam cũng tìm được thực phẩm đa dạng, phong phú, nên có các món ăn miền Nam luôn mang đậm phong cách thoải mái, cũng như tính cách của người dân miền Nam. Đa số dân miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung di cư đến đây hòa nhập cùng cộng đồng người Khmer người Chăm, nên ẩm thực miền Nam, miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Khmer, Chăm. Xưa Hậu Giang chung với tỉnh Cần Thơ, được tách ra từ năm 2004, hơn 11 năm phát triển Hậu Giang có những chuyển biến quan trọng về văn hóa kinh tế. Nhưng nhìn chung vẫn mang nét đặc trưng của Cần Thơ, về phương diện ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang có những nét tương đồng với các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ, nhưng bên cạnh đó cũng có những khác biệt đã tạo nên một Hậu Giang hôm nay tự hào là thành phố trẻ. Với tư cách là người con của vùng đất Hậu Giang người viết muốn nghiên cứu một khía cạnh trong đời sống văn hóa của người Việt ở Hậu Giang, và có niềm đam mê ẩm thực dân tộc. Người viết quyết định chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực của người -2-
  10. Việt ở Hậu Giang”, làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang được lưu lại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu màu mỡ, có nhiều loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quyển “Ẩm thực văn hóa các món ăn Việt Nam” do Xuân Huy sưu tầm và giới thiệu in lần thứ 2 có hiệu đính và bổ sung của NXB Trẻ 2004. Sách có 10 chương và 2 phần phụ lục, trong đó có một chương tổng quát, 9 chương còn lại bàn về những phong tục tập quán liên quan đến ăn uống. Những thức ăn chính của người Việt Nam chung quanh chuyện ăn uống; hương hoa đất Bắc phong vị miền Trung, hào phóng miền Nam; ăn chay, Sài Gòn ăn uống các giai thoại. Công trình là tập hợp bài viết của các nhà nghiên cứu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nên không tránh khỏi sự thiếu thống nhất trong công trình. Trong các bài viết, đáng chú ý là bài “Quan niệm về miếng ăn” của Lưu Văn. Ở đây tác giả đã đưa ra những quan niệm về miếng ăn của người Việt, miếng ăn mang tính dân tộc, miếng ăn phát hiện được tình cảm của con người, miếng ăn hay là triết lí cuộc đời. Ngoài ra, cuốn sách Xuân Huy còn sưu tập một số lượng đáng kể tục ngữ ca dao nói về ẩm thực người Việt. Bộ phận ca dao này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Qua đây, người nghiên cứu có thể tìm thấy phong tục tạp quán cũng như văn hóa giao tiếp trong bữa ăn của họ. Trong quyển “Triết lý Việt trong văn hóa ẩm thực” là tiểu luận của Trần Văn Đoàn báo cáo trong hội thảo thường niên của Viện Triết đạo năm 2005. Như các bài viết khác tiểu luận bắt đầu với công việc phân tích và xếp loại những cách nghĩ về lối ăn uống cũng như về phong tục, quy luật ăn uống của người Tây Nam Bộ. Do người viết chỉ có thể tìm hiểu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang qua những quyển sách -3-
  11. viết về ẩm thực chung của Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với việc đi thực tế để làm cơ sở nghiên cứu. Người viết đi xa hơn, đào sâu vào những nguyên lí đằng sau những thói quen, phong tục, quy luật này, phần này giải thích tại sao người Việt ở Hậu Giang lại chọn một loại thực phẩm nào đó cho buổi lễ, tết giỗ…, tại sao họ phải tuân theo cách thức ăn uống vào những dịp hay những nơi công cộng như đình, chùa, tại sao họ lại nấu nướng, chế biến thức ăn như vậy. Đây là điểm đáng ghi nhận của công trình này. Theo tác giả “ triết lí Việt không chỉ có thấy trong những tác phẩm của giới tri thức, đặc biệt với nho sĩ hay tăng sĩ, mà thôi. Nó còn sâu đậm hơn trong chính những nền văn hóa dân gian như nền văn học bình dân, nền nghệ thuật nông thôn, và nhất là qua cách ăn, cách nói, cách sống, cách cư xử của người Việt. Chính cuộc sống Việt mới là cọi nguồn của nền văn hóa Việt” [19;1] Ngoài mặt nói ẩm thực nhưng khi đi sâu vào phân tích người viết chỉ chú ý đến phần “thực”, “ẩm” ít được người viết đề cập đến. Việc này làm công trình không đều đặng về nội dung, mất cân đối. Món ăn dân dã của người Bạc Liêu là công trình của Hồ Xuân Tuyên (nhà xuất bản Dân Trí in năm 2010). Ở công trình này, người viết nêu vài nét về thiên nhiên, con người, văn hóa ẩm thực, giới thiệu món ăn nhẹ và món ăn đậm của người Bạc Liêu. Theo tác giả “món ăn phản ánh đặc điểm vùng đất, con người, phong tục tập quán, văn hóa, dân tộc…Nghiên cứu món ăn một địa phương tức là nghiên cứu về cuộc sống con người của địa phương đó. Nó cho ta biết về nguồn gốc vùng đất, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của vùng đất, đặc điểm cộng đồng dân tộc, phong tục tập quán, đời sống văn hóa - xã hội của địa phương” [102;12]. Điều này chứng tỏ, nghiên cứu văn hóa ẩm thực không chỉ là nghiên cứu cách ẩm thực mà còn nghiên cứu văn hóa ở gốc nhìn khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hàng loạt món ăn, có chú thích thành phần, quy trình chế biến. Điều này làm người đọc mơ hồ nghĩ đến một quyển sách dạy nấu ăn. Nhưng dù sao công trình cũng đã phần nào khái quát được khẩu vị, thói quen ăn uống của người Bạc Liêu giúp tôi có thêm tài liệu để hoàn thành luận văn. -4-
  12. Nếu Văn hóa ẩm thực ở An Giang cho chúng ta hiểu biết thêm về văn hóa ẩm thực, cuộc sống người An Giang thì quyển sách của Hồ Xuân Tuyên cũng cho ta hiểu thêm về văn hóa ẩm thực, cuộc sống người Bạc Liêu. An Giang và Bạc Liêu là những địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long - một phần của Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang, Bạc Liêu cũng là nghiên cứu văn hóa ẩm thưc Đồng bằng sông Cửu Long trong phạm vi hẹp Văn hóa ẩm thực dân gian là công trình tập hợp bài nghiên cứu của Lò Ngọc Duyên, Đỗ Duy Văn, Đoàn Việt Hùng, Lê Quang Nghiêm, Nguyễn Hữu Hiệp, do Nguyễn Hữu Hiệp sưu tầm (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2012). Sách gồm 5 phần ứng với từng tên tác giả: Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái đen Mường Thanh Điện Biên Phủ, văn hóa ẩm thực Quảng Bình, hương vị đồng quê Phú Yên, rượu và nghề nấu rượu ở Khánh Hòa, văn hóa ẩm thực ở An Giang. Điểm quan trọng đáng ghi nhận của công trình này là phần 5, sau khi trình bày đặc điểm địa lí, con người, người viết đã xoay quanh cách chế biến và thưởng thức các món ăn. Đồng thời, tác giả còn nêu lên một đặc điểm ăn uống nơi đây như: Khẩu vị “gì ăn nấy” (mặn thì quéo lưỡi, cay thì phải cay xé) nguyên liệu ẩm thực hoang dã, không gian rộng, thoáng đãng (bờ ruộng hoặc výờn cây) “Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở An Giang ngày càng phong phú, đa dạng. Từ đó, miếng ăn và “thói quen”của người An Giang có những cái rất đặc sắc, rất riêng. Nhưng cái riêng ấy không ngoài cái chung của người Nam Bộ, hay nói rộng hơn là cái chung của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến” [24;485]. Vì vậy để nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang, nên người viết nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang cũng tức là nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long nói rộng hơn là ở Nam bộ. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Với đề tài này, luận văn muốn trình bày một cách khái quát về văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang. Đồng thời, luận văn chỉ ra nét riêng về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang so với các vùng khác. -5-
  13. 4. Phạm vi đề tài Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những món ẩm thực được những người Hậu Giang chế biến. Thời gian: Từ thời khai hoang lập ấp cho đến nay một số món ẩm thực của Hậu Giang đã có từ thời này. Ngày nay, mặt dù tỉnh Hậu Giang được chia chia tách từ Cần Thơ cũng đã trải qua giai đoạn khó khăn, gian khổ của thời khai phá, khẩu vị của con người cũng thay đổi theo thời gian nhưng một số món ăn ghi đậm dấu ấn thời khai hoang thì vẫn còn và hiện diện trong đời sống của người dân và trở thành những món tiêu biểu của người Việt ở Hậu Giang. Do thời gian có giới hạn nên người viết chỉ thực hiện nghiên cứu văn học dân gian Nam bộ, điền dã thực tế, những công trình nghiên cứu đã có tư liệu. Thực hiện đề tài người viết nghiên cứu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang và quan tâm đặc biệt đến những lời ca dao, dân ca được chính người Việt ở Hậu Giang sáng tác và lưu truyền cụ thể. Người viết chỉ đề cập đến một số nét vật chất cũng như tinh thần của người Việt ở Hậu Giang. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu nội dung của đề tài người viết đi sâu vào phân tích nội dung, nghệ thuật, hình thức giới thiệu sự có mặt của các yếu tố ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Ngoài ra, để tìm hiểu những đặc điểm về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang, người viết có sự vận dụng và tìm hiểu thêm một số công trình nghiên cứu có liên quan. Trong đó, người viết có sự so sánh với ẩm thực ở các vùng miền khác. Từ đó, người viết có thể rút ra được những kết luận khách quan, chính xác trong việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết tham khảo những công trình nghiên cứu có liên quan để viết dưới góc độ văn hóa học. Với đề tài “văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang” người viết kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như sau: -6-
  14. Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang là mảng văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu (so sánh văn hóa ẩm thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ, Bắc Bộ hoặc so sánh với các tộc người khác Hoa, Khmer để t́m nét đặc trưng của ẩm thực Hậu Giang. Phân tích tổng hợp: trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả thống kê, phân loại người viết tiến hành nhận xét, phân tích các số liệu để làm nổi bật nguyên nhân xuất hiện của một số yếu tố ẩm thực mà tác giả dân gian nhắc đi nhắc lại nhiều lần và lí giải nhiều vấn đề có liên quan. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Với phương pháp này, người viết sử dụng những kiến thức khác nhau như: Địa lí, lịch sử…để vận dụng, giải quyết khi tìm hiểu những vấn đề liên quan. Những phương pháp nghiên cứu như trên sẽ được người viết vận dụng kết hợp xuyên suốt quá trình làm luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận), phần nội dung có ba chương. Chương thứ nhất, những vấn đề chung, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề lí thuyết về văn hóa, ẩm thực, văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang nói riêng. Chương thứ hai, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ góc độ vật chất, ở chương này chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang: nguyên liệu ẩm thực, các món ăn, thức uống, gia vị và dụng cụ ẩm thực. Chương thứ ba, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ góc độ tinh thần, chúng tôi tập trung tìm hiểu văn hóa của người Việt ở Hậu Giang có yếu tố ẩm thực: quan niệm về việc ăn, văn hóa giao tiếp trong ẩm thực, phong tục tập quán liên quan đến ẩm thực. -7-
  15. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tìm đến với ca dao Nam Bộ là để tìm tòi, khám phá thêm những nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt ở Nam Bộ. Vì ca dao vừa là tiếng nói tâm tình ghi nhận lại những nét sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, đồng thời qua đó gửi gắm những kinh nghiệm về đối nhân xử thế. Ca dao cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa của đời trước cho đời sau. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ninh Viết Giao trong Hát phường vải, do NXB Văn hóa thông tin và trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 1961 đã đề cập : Tình yêu của trai gái của nhân vật trữ tình hiện lên với nhiều cung bậc khác nhau, có khi nồng nàn tha thiết, mãnh liệt không có gì có thể ngăn cản nổi “ lễ giáo không cho phép thì họ vượt qua ngoài vòng lễ giáo, họ phá tan xiềng xích lễ giáo. Trước mắt họ, trong lòng họ chỉ có người yêu” [ 36, Tr.80]. Chu Xuân Diên trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục 1962, ở phần “ Ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả đề cập đến những nội dung phong phú của ca dao nói chung: phản ánh lịch sử, phong tục tập quán tiếng hát trữ tình của con người. Tác giả khảo sát hai loại đề tài lớn: trong đời sống riêng tư, gia đình và đời sống xã hội. Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in năm
  16. -2- 1984. Công trình chia thành 2 phần: Chuyên luận và công bố các sưu tầm ca dao – dân ca Nam Bộ. “Ca dao- dân ca Nam Kì lục tỉnh “do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản lần 1 năm 1998. Đây là công trình tập hợp lại các xuất bản của các nhà nhà nghiên cứu công bố từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế XX ở Nam Bộ bao gồm: “Câu hát góp” do Huỳnh Tịnh Của sưu tập và công bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901. “Hát và hò góp” do Nguyễn Công Chánh biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn. “Hò xay lúa” do Hoàng Minh Tự sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát đối đáp” do Nguyễn Bá Thời sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát huê tình” do Trần Đình Thái Sơn sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn. - “Văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long”, do khoa Ngữ văn Trường Đại Học Cần Thơ sưu tầm và biên soạn ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản lần 1 năm 1997, tái bản lần 2 năm 2002). Đây là công trình biên soạn, công bố những tài liệu sưu tầm điền dã ở Đồng bằng sông Cửu Long sau những năm 1980. Công trình giới thiệu tương đối bao quát các thể loại chính của văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó phần ca dao chiếm số lượng tương đối nhiều. - Đoàn Xuân Kiên trong “Ca dao Miệt vườn” - 1982 nói về công tác bước đầu sưu tầm ca dao, dân ca Nam Bộ.
  17. -3- - Sở văn hóa và thông tin Tiền Giang có “Văn học dân gian Tiền Giang”– 1985 – giới thiệu và sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang. - Nguyễn Vạn Niên “Ca dao dân ca Châu Đốc” – 1988 – đã sưu tầm, ca dao phân loại giới thiệu ca dao vùng đất này. - Thạch Phương chủ biên với “Địa chí Long An” 1989 đã dành một phần để giới thiệu ca dao Long An. - Đoàn Tứ, Thạch Phương ( chủ biên) với “Địa chí Bến Tre” ( 1991) đã dành một phần để giới thiệu và sưu tầm ca dao – dân ca Bến Tre. - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với “Tục Ngữ - Phong dao”( 2000). - Nguyễn Xuân Kính (chủ biên ) “Kho tàng Tục ngữ người Việt”, (1995). - Chu Xuân Diên (chủ biên) với “Văn học dân gian Bạc Liêu” ( 2005 ). - “Thơ văn Đồng Tháp”, tuyển tập I do trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Sư Phạm Đồng Tháp biên soạn ( Nhà xuất bản Đồng Tháp in năm 1986). Như vậy, dù là “ Thơ văn Đồng Tháp” ( nhất là phần văn học dân gian) những cũng là của Nam Bộ; dù là tính cách con người Đồng Tháp nhưng cũng là tính cách con người Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, 1990, trang 62 đăng bài của Nguyễn Trọng Hoàn, “Đến với ca dao Đồng Tháp
  18. -4- Mười; với vẻ đẹp của bài ca dao sông nước”. Chiếc xuồng giăng câu Đậu ngang cồn cát Đậu sát mé nhà Anh thấy em có một mẹ già Muốn vô phụng dưỡng biết là được chăng? - “Ca dao Đồng Tháp” do Đỗ Văn Tân chủ biên ( nhà xuất bản Văn hóa – thông tin Đồng Tháp in năm 1984). So với các công trình kể trên thì Ca dao Đồng Tháp Mười có quy mô nhỏ, số lượng ít hơn nhiều, chỉ tập trung vào thể loại ca dao. - “Cảm nhận ca dao Nam Bộ” của Trần Văn Nam ( nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM, in năm 2007). “ - “Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ” của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh ( nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1992). - “Văn hóa dân gian Nam Bộ”, những phác thảo là chuyên luận của Nguyễn Phương Thảo ( nhà xuất bản Giáo dục in năm 1994). Sach được tập hợp từ 14 bài viết đã được công bố trước đó của tác giả. - “Văn hóa sông nước Cần Thơ “do Trần Văn Nam chủ biên ( nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, in nă 2009). “Văn hóa sông nước Cần Thơ” tập hợp các bài viết đã đăng rải rác trên các báo địa phương của một số tác giả ở Cần Thơ. Nội dung công trình chia làm bốn phần: mở đầu, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực....
  19. -5- Về tục ngữ Nam Bộ chủ yếu là các công trình tổng hợp tục ngữ của các tác giả: - “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” của Nguyễn Văn Hầu , Nhà xuất bản trẻ năm 2012. - Kết quả khoa học công nghệ đề tài: “ Sưu tầm văn học dân gian Cần Thơ”, Các chuyên đề : Ca dao và tục ngữ Cần Thơ, tiến sĩ Trần Văn Nam năm 2011. Công trình này tác giả tổng hợp các cấu ca dao, tục ngữ về Cần Thơ. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài Nghiên cứu về đề tài “Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam bộ” người viết sẽ được nghiên cứu sâu hơn về ca dao, tục ngữ Nam bộ, thể hiện tình cảm gia đình qua góc nhìn văn hóa. Tìm ra hướng tiếp cận mới về ca dao mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ca dao, tục ngữ được sưu tầm ở Nam Bộ . Phạm vi nghiên cứu: Các bài ca dao, tục ngữ Nam Bộ có liên quan đến ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính khi thực hiện đề tài: - Phương pháp thống kê, phân tích - Phương pháp tổng hợp so sánh - Phương pháp tiếp cận liên ngành 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm ba phần ( mở đầu, nội dung, kết luận)
  20. -6- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về ca dao, tục ngữ 1.2 . Khái niệm 1.2.1. Khái niệm về ca dao Như vậy, về khái niệm ca dao hiện nay chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu nhưng tựu trung lại có thể nói: Ca dao là tiếng nói của tâm tư, tình cảm về cuộc sống của nhân dân lao động. Ca dao là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác. 1.2.2. Khái niệm về tục ngữ Tục ngữ là những câu ngắn gọn, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất về con người và đời sống xã hội. Về hình thức: Tự thể hiện một câu Về cấu trúc : Tục ngữ có từ hai vế trở lên giữa hai vế thường có sự hòa hợp về nhịp điệu, âm vận. Về nội dung: Tục ngữ thể hiện phán đoán ( thành ngữ thể hiện khái niệm) Về ngữ nghĩa: mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Về thể loại: tuc ngữ là một thể loại sáng tác văn học dân gian ( ngang với ca dao dân ca) gắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động). Ý nghĩa của những câu tục ngữ thường khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì và nặng về lí trí ( ca dao thiên về tình cảm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2