intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu các giá trị văn hóa miệt vườn trong phát triển DLST của tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các giá trị văn hóa miệt vườn hiện có trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy tối đa các giá trị văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái, giật dậy tiềm năng du lịch từ đặc trưng văn hóa miệt vườn. Đồng thời, nghiên cứu vấn đề này góp một phần thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 10/6/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 VÕ THỊ MỸ TRANG VĂN HÓA MIỆT VƯỜN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hậu Giang là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các tài nguyên để phục vụ du lịch chưa xứng với tiềm năng hiện có. Số lượng các điểm du lịch ít; sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch đơn điệu; hoạt động du lịch rời rạc, không bền vững; nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên. Mong muốn góp ý tưởng vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và thực hiện định hướng phát triển du lịch của tỉnh, tôi chọn đề tài “Văn hoá miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp. Tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, ghi hình ảnh, thu thập tài liệu, phiếu khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp...để nghiên cứu. Luận văn thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2015 tại tỉnh Hậu Giang gồm 3 phần: Phần Mở đầu; Phần Nội dung; Phần Kết luận. Chương 1 là phần những vấn đề chung, các lí luận làm cơ sở nghiên cứu gồm: khái niệm về văn hóa, văn hóa miệt vườn, du lịch, du lịch sinh thái; nêu cơ sở thực tiễn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm du lịch sinh thái ở Hậu Giang. Chương 2 đi vào mô tả, phân tích, đánh giá các giá trị văn hoá miệt vườn ở Hậu Giang. Trong đó có yếu tố con người, các giá trị vật chất (cư trú, ẩm thực, trang phục, buôn bán), các giá trị tinh thần (văn học nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục lễ hội....) trong văn hóa miệt vườn của người Việt ở Hậu Giang. Chương 3 nêu thực trạng hoạt động du lịch ở Hậu Giang hiện nay, đánh giá hiệu quả hoạt động chưa cao. Tuy nhiên, Hậu Giang hiện có những thuận lợi cơ bản để phát triển du lịch miệt vườn. Trước hết đó là điều kiện tự nhiên nhiều sông ngòi, kênh rạch, khí hậu ôn hòa, diện tích vườn tược rộng khắp thích hợp trồng nhiều loại cây ăn trái. Thứ hai, Hậu Giang có những đặc trưng về văn hóa độc đáo như con người, ẩm thực, cư trú....Đặc biệt là chủ trương phát triển du lịch của tỉnh thông qua Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch. Bên cạnh đó còn những khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng du lịch, các hoạt động và sản phẩm du lịch chưa được đầu tư thích đáng. -iii-
  3. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp phát triển du lịch miệt vườn ở Hậu Giang như sau: Về nguồn nhân lực: yếu tố con người được chú trọng. Ngoài việc đào tạo nguồn lao động du lịch chuyên nghiệp, cần bồi dưỡng tính cách đặc trưng người miệt vườn Hậu Giang dân dã, hiếu khách, phóng khoáng, chân thành. Đồng thời đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch. Về các giá trị văn hóa miệt vườn: khôi phục, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống như phong tục lễ hội, cư trú (ven sông, trên sông), ẩm thực (các món đặc sản như cá thát lát, bánh khọt, bánh ít trần...), trang phục (áo bà ba), văn học, nghệ thuật (đờn ca tài tử), phương tiện đi lại (xuồng ba lá)... Kết hợp Miệt vườn - Kênh rạch - Lúa nước trong phát triển du lịch miệt vườn: Mô hình "Du lịch xanh" thích hợp phát triển tại Hậu Giang. Đây là mô hình du lịch kết hợp giữa sản xuất và du lịch, yếu tố tự nhiên, bảo vệ môi trường là ưu tiên và cũng là lợi thế đối với mô hình này. Chọn những sản phẩm đặc trưng riêng có như quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc, bưởi năm roi Phú Hữu, cam xoàn Ngã Bảy làm những khu vực trung tâm du lịch miệt vườn, đồng thời kết hợp với hoạt động sản xuất (bắt cá, làm vườn, làm rẫy, hái rau...), sản phẩm đặc trưng của kênh rạch (ghe, xuồng), lúa nước (các món ăn truyền thống: bánh xèo, bánh khọt...) tạo sự phong phú, hấp dẫn du khách. Chọn xuồng ba lá và áo bà ba làm sản phẩm du lịch biểu trưng cho ngành du lịch tỉnh Hậu Giang. Liên kết theo loại hình sản phẩm chuyên đề; liên kết tạo sản phẩm du lịch đa dạng – sản phẩm du lịch tổng hợp; liên kết theo không gian: không gian tương đồng; liên kết liên vùng; liên kết trong Tiểu Vùng Mekong; liên kết các loại hình dịch vụ tạo sự khác biệt là giải pháp rất cần thiết trong phát triển du lịch. -iv-
  4. THESIS ABSTRACT Hau Giang province has many advantages to develop the ecotourism. However, the exploitation of the resource values for tourism is not commensurate with the existing potentials such as the number of tourist sites is few. Cultural products for tourism are monotonous; tourism activities are sporadic and unsustainable; many traditional cultural values are forgotten. Desiring to contribute ideas on the preservation of traditional cultural values and to implement of tourism- oriented development of the province, so I decide to select the theme “Hick culture in developing ecotourism in Hau Giang” for my thesis. The author used the actual survey methodology, recording images, collecting documents, questionnaire, statistics, comparison, integrated analysis, ... to study. The thesis has been conducted from March to September in 2015 in Hau Giang province, consist of three parts- including the preamble, content, and conclusions. Chapter 1 is part of the general problems, the theory as a basis for study- including concepts of culture, hick culture, tourism, ecotourism and shows factual basis of natural conditions, economic-social conditions, and ecotourism features in Hau Giang. Chapter 2 is to describe, analyze, and evaluate the hick cultural values in Hau Giang. They include human factor, physical values (in residence, cuisine, dress, trade), the spiritual values (literary arts, beliefs, customs, festivals,….) in the Vietnamese hick culture in Hau Giang. Chapter 3 is the real situation of tourism activities in Hau Giang today, and is to evaluate the effect is not high. However, Hau Giang is the basic advantages to develop hick tourism. First of all, it’s natural conditions such as many rivers, canals, mild climate, wide area, which is suitable for planting types of fruit trees. Second, Hau Giang has original characteristics of culture as humans, cuisine, residence,… Especially, tourism development policy in the province with passing the Resolution -v-
  5. of the Executive Committee of the Provincial Party of tourism development. Besides, the difficulties in human resources, tourism infrastructure, activities and tourism products have not invested appropriately. Since then, the author proposes solutions to develop the hick tourism in Hau Giang as follow: For human resources, human factor is attached special importance. In addition to the training of professional tourism workers, we need cultivate specific personalities of Hau Giang people, hospitable, generous, and sincere. Also, we must invest in tourism infrastructure comprehensively. The next factor is the hick cultural values. We must be restore, preserve, and promote the traditional values as customs, festivals, residence (riverside, on the river), cuisine (That Lat fish, mini-pancakes, it tran cakes - naked small stuffed glutinous rice flour balls,….) dress (ao ba ba), literature and art (traditional music), transportation (dinghy). Combining hick- canals- rice in hick tourism development, model “green tourism” is appropriate to develop in Hau Giang. This is a tourism model combining between manufacturing and tourism, natural elements, protecting the environment in priority, which is the advantages of this model. Choose special products as Long Tri tangerine, Cau Duc pineapple, Phu Huu grapefruits, Nga Bay oranges,… to make tourism centers; simultaneously, combining with productive activities (catching fishing, gardening, farming, harvesting vegetables,…) featured products of canal (boats, canoes), rice (traditional dishes such as pancakes, mini-pancakes, …), which creates abundance, attracts tourists. Select dinghy and ao ba ba to be tourism logos for Hau Giang tourism. Lingking in the form of special products, linking to create diversified tourism products-integrated tourist products, linking the space with similar space, inter- regional links, Mekong sub-region links, linking the services to make a difference is the essential solution for tourism development. -vi-
  6. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii THESIS ABSTRACT................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................xi DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xii DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................5 3. Giới hạn đề tài .....................................................................................................6 4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................7 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................7 7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................8 9. Bố cục luận văn ...................................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..............................................................9 1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm văn hóa .....................................................................................9 1.1.2 Văn hóa miệt vườn....................................................................................12 1.1.2.1 Khái niệm miệt vườn .........................................................................12 1.1.2.2 Văn minh miệt vườn .........................................................................13 1.1.3 Khái niệm du lịch sinh thái .......................................................................15 -vii-
  7. 1.1.3.1 Khái niệm du lịch ...............................................................................15 1.1.3.2 Du lịch sinh thái ................................................................................17 1.1.2.3 Du lịch miệt vườn .............................................................................19 1.1.4 Văn hóa và du lịch ....................................................................................20 1.1.4.1 Văn hóa du lịch ..................................................................................20 1.1.4.2 Vai trò của văn hóa du lịch ................................................................20 1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................21 1.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ................................................................21 1.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội .....................................................................24 1.2.3 Điều kiện và tiềm năng du lịch sinh thái ở Hậu Giang .............................28 1.2.3.1 Tài nguyên du lịch..............................................................................28 1.2.3.2 Các điểm du lịch sinh thái ..................................................................28 1.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang ............................34 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA MIỆT VƯỜN Ở HẬU GIANG ...................................37 2.1 Định vị văn hoá miệt vườn ở Hậu Giang ........................................................37 2.1.1 Không gian văn hoá miệt vườn................................................................37 2.1.1.1 Địa lý hành chính tỉnh Hậu Giang xưa .............................................37 2.1.1.2 Khu vực địa lý miệt vườn ..................................................................38 2.1.2 Thời gian văn hoá miệt vườn ...................................................................40 2.1.2.1 Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang ...................................................40 2.1.2.2 Quá trình hình thành miệt vườn .........................................................42 2.1.3 Chủ thể văn hoá miệt vườn .......................................................................44 2.1.3.1 Người Chăm .......................................................................................44 2.1.3.2 Người Khmer .....................................................................................46 2.1.3.3 Người Hoa ..........................................................................................47 2.1.3.4 Người Việt (Kinh) ..............................................................................48 2.2. Tâm thức miệt vườn của người Việt ở Hậu Giang .........................................50 2.2.1 Tính cách người miệt vườn .......................................................................50 2.2.1.1 Người miệt vườn có nếp sống phóng khoáng, bình dân ....................51 -viii-
  8. 2.2.1.2 Người miệt vườn có tính trọng nghĩa.................................................52 2.2.1.3 Người miệt vườn sống dung hòa ........................................................53 2.2.1.4 Người miệt vườn hiếu khách, trọng khách ........................................53 2.2.1.5 Tính thực tế và linh hoạt ....................................................................54 2.2.2 Miệt vườn trong đời sống vật chất của người Việt ở Hậu Giang .............54 2.2.2.1 Văn hóa miệt vườn trong Cư trú ........................................................54 2.2.2.2 Văn hóa miệt vườn trong Lao động sản xuất .....................................55 2.2.2.3 Văn hóa miệt vườn trong Phương tiện đi lại ......................................57 2.2.2.4 Văn hóa miệt vườn trong Ẩm thực ....................................................57 2.2.2.5 Văn hóa miệt vườn trong Trang phục ................................................58 2.2.2.6 Văn hóa miệt vườn trong Buôn bán ...................................................59 2.2.3 Miệt vườn trong đời sống tinh thần của người Việt ở Hậu Giang............61 2.2.3.1 Văn hóa miệt vườn trong Phong tục tập quán, lễ tết..........................61 2.2.3.2 Văn hóa miệt vườn trong Tín ngưỡng ..............................................63 2.2.3.3 Văn hóa miệt vườn trong Văn học, nghệ thuật .................................64 2.2.3.4 Văn hóa miệt vườn – tính đa văn hoá (Khmer – Chăm - Hoa – Việt) ...65 2.2.3.5 Văn hóa miệt vườn trong Hội nhập quốc tế hiện nay ........................66 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƯỜN Ở HẬU GIANG .. 68 3.1 Hoạt động du lịch ở Hậu Giang .......................................................................68 3.1.1 Khách du lịch ............................................................................................68 3.1.2 Thu nhập du lịch .......................................................................................70 3.1.3 Lao động du lịch .......................................................................................72 3.1.4 Sản phẩm du lịch sinh thái .......................................................................73 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề phát triển du lịch ở Hậu Giang ...73 3.2.1 Thuận lợi ...................................................................................................73 3.2.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang ................73 3.2.1.2 Điều kiện phát triển du lịch ................................................................75 3.2.2 Khó khăn ...................................................................................................76 3.3 Giải pháp phát triển du lịch miệt vườn ở Hậu Giang ......................................78 -ix-
  9. 3.3.1 Phát huy nhân tố con người ......................................................................78 3.3.1.1 Về nguồn nhân lực .............................................................................78 3.3.1.2 Về công tác quản lý ............................................................................79 3.3.1.3 Về hạ tầng du lịch ..............................................................................80 3.3.2 Phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng miệt vườn ....................................81 3.3.3 Miệt vườn - Kênh rạch - Lúa nước trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang .........................................................................................................84 3.3.3.1 Mô hình "Du lịch xanh" .....................................................................84 3.3.3.2 Các hình thức liên kết trong phát triển du lịch ...................................89 3.3.3.3 Sản phẩm biểu trưng du lịch miệt vườn ở Hậu Giang .......................92 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103 PHỤ LỤC ...............................................................................................................107 -x-
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DLST : Du lịch sinh thái 2. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long 3. GRDP : Tổng sản phẩm quốc nội 4. KT-XH : Kinh tế - xã hội 5. QL : Quốc lộ 6. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 7. TP : Thành phố 8. UBND : Ủy ban nhân dân 9. HĐND : Hội đồng nhân dân 10. VNĐ : Việt Nam đồng 11. USD : Đô la -xi-
  11. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 1.1 So sánh các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật, văn minh 11 Bảng 3.1 Hiện trạng khách du lịch đến Hậu Giang giai đoạn 2010-2014 68 Bảng 3.2 Lượng khách du lịch của Hậu Giang so với một số địa phương 69 Bảng 3.3 Tổng thu ngân sách nhà nước trong tỉnh (nội địa) 70 Bảng 3.4 Thu nhập từ du lịch của tỉnh Hậu Giang 71 Bảng 3.5 Doanh thu từ các cơ sở lưu trú 71 Bảng 3.6 Lao động du lịch tỉnh Hậu Giang 2010 - 2014 72 -xii-
  12. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1 Biểu đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang 21 Hình 2.1 Biểu đồ khu vực địa lý miệt vườn 40 Hình 3.1 Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch và doanh thu lưu trú 72 -xiii-
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng và được xem là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa giúp phân biệt sự khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng miền này với vùng miền khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Do ảnh hưởng lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, nên mỗi quốc gia, dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa, điều này làm cho văn hóa trở nên phong phú và đa dạng. Văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ,...mỗi yếu tố có giá trị nhất định và tác động trực tiếp đến đời sống con người. Không chỉ để phân biệt sự khác nhau, văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Xét cho cùng, văn hóa góp phần hoàn thiện nhân cách con người, bởi chính văn hóa giúp điều chỉnh hành vi con người, hướng con người đến với chân, thiện, mỹ, tạo mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người, con người với tự nhiên và con người với xã hội. Với những điều kiện địa lý đặc thù của vùng đất chằng chịt kênh rạch, sông nước tác động mạnh mẽ đến vấn đề định cư và phân bố dân cư tỉnh Hậu Giang. Người dân tỉnh Hậu Giang Nam bộ ban đầu ở trên các miệt giồng, các gò đất cao, về sau mở rộng địa bàn cư trú ở miệt vườn, miệt kênh…hoặc ở một dạng khác là sống theo tuyến (sông, kênh rạch, đường lộ) và tỏa tia. Cùng với việc trồng lúa, cư dân tỉnh Hậu Giang ngay từ những ngày đầu khai khẩn vùng đất mới này đã biết lập vườn trồng cây ăn trái. Đào mương lên liếp lập vườn là những sáng tạo độc đáo của cư dân đồng bằng trong việc vừa trồng vườn kết hợp với nuôi cá tôm. Vườn thường ở sát nơi cư trú, gần nhà. Những vùng đất phù sa có nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là địa bàn của các vườn tược, người ta gọi đó là miệt vườn hay văn minh miệt vườn. -1-
  14. Chuồn chuồn bay thấp Nước ngập ruộng vườn Nghe lời nói lại càng thương Thương em anh muốn lập vườn cưới em (Ca dao) Mẹ mong gả thiếp về vườn Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh (Ca dao) Ngoài những cây chính, người ta còn trồng xen một số loại cây khác hoặc trồng kiểu vườn tạp. Một số nơi trong các nhà vườn, trên cao là dừa, rồi đến cây ăn trái, kết hợp với các thùng ong, trồng nấm, rau xanh, chuồng heo, dưới mương là tôm càng xanh, cá. Trong các vườn, do chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, người ta tiến hành đào mương, lên liếp để lập vườn. Mương sâu trên 1m, rộng 2m, liếp rộng 4-5m. Đất đào mương dùng để đắp cao phần còn lại, làm thành liếp hình chữ nhật. Các mương nối với nhau và thông với kênh rạch qua cổng đóng mở gọi là bọng. Bọng đóng lại để giữ nước vào mùa khô và mở ra để thay nước khi triều lên để khỏi ứ phèn. Ở nơi triều cường, người ta đắp bờ bao để bảo vệ vườn khỏi ngập. Để thêm nguồn lợi, người ta dùng đăng chặn lại ngay cống bọng, nước lớn cá từ sông rạch vào mương, nước ròng cá không ra được mắc kẹt lại trong mương. Những tháng mùa khô, tận dụng nước triều để trữ nước trong mương, vài ba ngày lại dùng thùng, gàu vầy để tưới nước cho cây. Ngoài việc tưới nước, xới đất, làm cỏ, họ dùng len gàu (len thùng) vét bùn ở mương, kênh để đắp lên mặt liếp. Lớp phù sa này là phân hữu cơ tốt cho cây trong vườn. Trong vườn, nông dân trồng các loại cây khác nhau, từ các loại cây ăn quả như cau, dừa, chuối, cam, quýt, chanh, bưởi, mãng cầu, thơm, nhãn...đến những loại cây lấy gỗ hoặc vật liệu làm nhà như dầu, sao, tre...và cả những loại cây thuốc. Ngoài những vườn cây nhỏ có tính chất gia đình, Hậu Giang còn có những vườn cây ăn trái nổi tiếng như các vườn xoài, chuối, bưởi, măng cụt, sầu riêng, nhãn, chôm chôm. Ngoài việc nuôi các loại cá, người dân vùng sông nước Hậu Giang còn trồng các loại cây mọc dưới nước như sen, súng, rau nhút, kèo nèo,... Sen thường mọc ở các ao, hồ, đầm, bàu. Hoa sen trắng (hay hồng) thuộc loại hoa có giá trị cả sắc lẫn hương, được xếp vào loại hoa “quân tử” (Gần bùn mà chẳng -2-
  15. hôi tanh mùi bùn). Nhụy sen được dùng để ướp trà hảo hạng. Hạt sen, củ sen là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Màu sắc và hương thơm ngào ngạt làm tăng thêm vẻ quyến rũ đối với du khách. Đây cũng là nơi trú ngụ của các loài cá đen, lươn, rùa, ếch...Những đàn le le đông hàng ngàn con về đây bơi lội, tìm mồi. Câu ca dao như một lời mời chào thiết tha về một “đặc sản” của mùa lũ. Cây bông súng, loài cây hương đồng cỏ nội có sắc hoa, màu lá rất mộc mạc, ngâm mình giữa trời nước mênh mông, nắng gió. Lá bông súng có hình phiến tròn, mọc nổi trên mặt nước, màu xanh lục, nhưng mặt trái lại có màu tía, được dùng để gói đồ trên vùng nước nổi. Bông súng khi còn búp tương tự búp sen, nhưng nhỏ hơn và không mùi, khi nở xòe ra nhiều cánh hình thuôn mũi mác, có màu tím tươi pha sắc hường ửng, cũng có loại màu xanh lơ hoặc trắng. Khi thu hoạch dùng xuồng hái những cuốn bông dài đôi ba thước trầm mình dưới nước. Gỏi bông súng có thể ăn với mắm kho, cá linh kho lạt hoặc thịt kho tàu, tôm càng nướng xé ra trộn. Hoặc nấu canh chua với cá rô, cá sặc, cá he, cá linh đều ngon. Những khi khó khăn, người dân bứt bông súng quấn thành từng lọn tròn đưa ra chợ bán kiếm tiền mua gạo cũng sống qua ngày. Ấu có mặt ở ĐBSCL từ lâu, nhưng gần đây mới được gieo trồng và nay nó đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu. Người dân nơi đây biết tận dụng mùa lũ để trồng ấu. Nhiều hộ đã bỏ lúa chuyển sang trồng ấu, kinh tế gia đình được cải thiện nhiều. Trang phục, ẩm thực, cư trú ở tỉnh Hậu Giang đều thể hiện rõ tính chất văn minh miệt vườn trong việc thích nghi với môi trường sinh thái của những cư dân nơi đây. Trong đời sống văn hoá tinh thần, phương ngữ tỉnh Hậu Giang có nhiều từ ngữ, khái niệm liên quan đến văn minh miệt vườn và cả trong cách nói năng cũng vậy. Sinh hoạt văn hoá nghệ thuật để lại nhiều dấu ấn văn minh miệt vườn trong ca dao, dân ca, hò vè…Sự tác động đó mang tính lịch sử và vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều trong tương lai, chỉ khác đi ở mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên khi những điều kiện sống ngày càng được nâng cao. -3-
  16. Ngày nay, nhiều giá trị văn hóa miệt vườn chưa có điều kiện phát huy hoặc phát huy chưa hết các giá trị vốn có của nó. Trong khi chính các giá trị văn hóa làm nên bản sắc của quốc gia, của dân tộc, của vùng miền, của tỉnh và còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển trên nhiều mặt. Các giá trị văn hóa miệt vườn có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực, nổi bật là lĩnh vực du lịch. Xu hướng khám phá đặc điểm mới, lạ được con người ưa chuộng. Đồng thời, những giá trị văn hóa truyền thống không kém phần thú vị trong hành trình khám phá của du khách, tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần. Phát triển du lịch còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Đối với Hậu Giang, tỉnh được thành lập vào năm 2004, ở vị trí giáp thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của toàn vùng ĐBSCL. Vì vậy, Hậu Giang có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Mặt khác, là tỉnh thuần nông, sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, nước ngọt quanh năm nên nguồn thủy sản dồi dào, cây trái tươi tốt, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn: như Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang, Chợ nổi Ngã Bảy, Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Di tích Chiến thắng Chương Thiện, Di tích Chiến thắng Tầm Vu... Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc khai thác giá trị các tài nguyên để phục vụ du lịch chưa xứng với tiềm năng và lợi thế. Sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn du khách. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên. Tìm hiểu về văn hóa của địa phương, đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa để tìm ra giải pháp thiết thực, phát huy các giá trị ấy phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh nhà. Một mặt, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mặt khác, tái tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nhất là đối với các giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa miệt vườn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh, văn hóa và lịch sử của người dân Hậu Giang. Đây là một tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của tỉnh nhà, do đó tôi chọn đề tài “Văn hoá miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang ” làm đề tài luận văn với mong muốn khai thác có hiệu quả đặc -4-
  17. trưng văn hóa miệt vườn của Hậu Giang, làm cho các giá trị văn hóa đó trở thành công cụ đắc lực trong phát triển du lịch. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Miệt vườn là chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Sản phẩm về miệt vườn được đông đảo đọc giả biết đến là quyển "Văn minh miệt vườn" của nhà nhà văn vùng đất Nam bộ Sơn Nam, do nhà xuất bản Văn hóa tái bản năm 1992. Quyển "Đồng bằng sông Cửu Long hay là văn minh miệt vườn (1970) cũng làm bật bức tranh vùng ĐBSCL với đặc trưng miệt vườn. Lê Quốc Sử (1999), "Những khía cạnh kinh tế của Văn minh kênh rạch Nam bộ" có phần viết về miệt vườn, tính cách người miệt vườn, đặc trưng miệt vườn. Tác giả của quyển sách "Tìm hiểu về đất và người Hậu Giang" (2006), Nhâm Hùng đã định vị được thời gian, không gian văn hóa miệt vườn ở Hậu Giang. Nhà khoa học Trần Ngọc Thêm trong "Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ (2014) đã đi sâu nhiều vấn đề về văn hóa miệt vườn của người Việt trong nhận thức, trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, nhiều bài viết về miệt vườn như: Miệt vườn qua cái nhìn của nhà văn Sơn Nam của Trần Xuân An; bút luận Về lại vùng đất "Văn minh miệt vườn" ngày xưa của cố nhà văn Sơn Nam của tác giả Vương Liêm. "Văn minh sông Cửu Long - một cấu trúc mới của văn minh sông nước" của nhà khoa học Nguyễn Tri Nguyên. Về lĩnh vực du lịch, DLST được không ít các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như Bửu Ngôn (1998) "Du lịch ba miền tập 1 Đất phương Nam", nhiều bài viết về phát triển du lịch trong quyển "Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kông" của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh, Đại học SILPAKORN (2015), hay "Kỷ yếu Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2015" (2015) do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức. Riêng khía cạnh quản lý du lịch có các luận văn sau: Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Công Minh Trường năm 2000. Đề tài “Giải pháp phát -5-
  18. triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Trần Sơn Hải năm 2005. Đề tài này nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch nói chung và quản lý phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tác giả luận văn tham khảo đề tài này ở góc độ tìm hiểu lý luận liên quan đến nguồn nhân lực du lịch và một số giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” của Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, năm 2009. Đề tài "Giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy Chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn" do Nguyễn Văn Hoàng chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh. Các bài viết, tạp chí chuyên ngành du lịch có đánh giá về tình hình quản lý nhà nước về du lịch nhưng ở một số khía cạnh liên quan đến du lịch và địa phương cụ thể nên tác giả luận văn xem đây là nguồn tham khảo tốt, có những ý tưởng mang tính định hướng và gợi ý cho việc nghiên cứu luận văn này. Văn hóa miệt vườn và DLST ở Hậu Giang đã được nghiên cứu nhưng nhiều khía cạnh, phương diện, phạm vi khác nhau. Tác giả thiết nghĩ, nghiên cứu văn hóa miệt vườn để phát triển DLST ở một tỉnh non trẻ như Hậu Giang vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 3. Giới hạn đề tài Do thời gian có hạn, đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu một số giá trị văn hóa miệt vườn đặc trưng, những yếu tố cơ bản về du lịch tác động nhiều nhất đến hoạt động DLST trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến nay. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các giá trị văn hóa miệt vườn trong phát triển DLST của tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các giá trị văn hóa miệt vườn hiện có trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy tối đa các giá trị văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch sinh thái, giật dậy tiềm năng du lịch từ đặc trưng văn hóa miệt vườn. Đồng thời, nghiên cứu vấn đề này góp một phần thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 10/6/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. -6-
  19. Mục tiêu thực hiện đề tài này là khơi dậy các giá trị văn hóa miệt vườn mang đặc trưng của tỉnh, đặc biệt là văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch đang là tiềm năng chưa được khai thác hết hiệu quả. Quảng bá các đặc trưng văn hóa ở Hậu Giang đến với bạn bè trong và ngoài nước. Góp phần nâng cao vai trò văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa miệt vườn và du lịch, DLST. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. Đặc trưng về văn hóa, DLST tại địa bàn nghiên cứu. - Khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa miệt vườn trong phát triển DLST của tỉnh. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng giá trị văn hóa miệt vườn phục vụ hoạt động du lịch. Đề xuất các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa miệt vườn hiện có, tạo ra mô hình, sản phẩm văn hóa mới phục vụ cho phát triển DLST. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là văn hóa miệt vườn và du lịch tỉnh Hậu Giang. - Đối tượng nghiên cứu là các giá trị văn hóa miệt vườn bao gồm, con người, giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phục vụ trong phát triển DLST của tỉnh. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành, khảo sát thực tế, ghi hình ảnh, thu thập tài liệu có liên quan, phỏng vấn (phiếu khảo sát), thống kê, so sánh để có được những số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá; sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, định lượng, định tính để xử lý các dữ liệu và đưa ra những đánh giá, kết luận cho luận văn. Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề về cơ sở lý luận, lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng văn hóa miệt vườn trong phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang. Tiếp cận liên ngành: Có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như: khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, văn hóa học, quản lý văn hóa… -7-
  20. Phương pháp nghiên cứu định tính: Quan sát, thu thập thông tin từ những người miệt vườn và khách du lịch đến tham quan Hậu Giang; nắm bắt sở thích, mức độ hài lòng của du khách về các hoạt động du lịch bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng các số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương lân cận để đánh giá thực trạng ngành du lịch của Hậu Giang. Phương pháp tổng hợp, phân tích các tư liệu sơ cấp, so sánh các vấn để nghiên cứu giữa các đối tượng được chọn lựa. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của địa phương, góp phần đánh giá văn hóa miệt vườn tại địa phương. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở tổng kết thực tiễn đề ra những giải pháp phù hợp góp phần phát huy các giá trị văn hóa miệt vườn phục vụ trong phát triển du lịch. 9. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: phần Mở đầu, phần Nội dung, phần Kết luận. Phần Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Văn hoá miệt vườn ở Hậu Giang Chương 3: Vấn đề phát triển du lịch miệt vườn ở Hậu Giang Ngoài ra, luận văn có phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục . -8-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2