intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu tìm hiểu lợi ích to lớn mà “văn minh kênh rạch” đem lại cho vùng đất Hậu Giang trong nhiều thế kỷ qua, từ lúc sơ khai cho đến nay. Phân tích những bất cập, nguy hại khi con người đối xử với thiên nhiên, trong đó có kênh rạch không đúng mực, san lấp một cách tùy tiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 TRẦN VĂN HUYẾN VĂN MINH KÊNH RẠCH TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. -1- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tám vùng văn hóa Việt Nam thì Tây Nam Bộ - với hệ thống sông nước Cửu Long và mạng lưới kênh rạch chằng chịt, là vùng văn hóa thấm đẫm nước nhiều nhất, mang bản chất văn hóa nước rõ rệt nhất. Và do vậy, hơn đâu hết, người Việt vùng Tây Nam bộ nói chung, người Việt ở Hậu Giang nói riêng cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng xử với nước nhất bằng cách tận dụng nước. Không ở đâu có được cảnh quan sông nước mênh mông, nhất là “kênh rạch” chằng chịt như ở vùng đất Tây Nam Bộ này. Với khối lượng kênh đào dài trên 4.900km, khối lượng đất đào lên đến hàng trăm triệu mét khối. Chính vì đã đổ ra bao công sức lao động của con người để làm nên hàng ngàn cây số kênh đào mà nó xứng đáng được gọi là một nền văn minh: “Nền văn minh kênh rạch Nam Bộ”. Một nền văn minh độc đáo không đâu có. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, mật độ sông rạch khá lớn. Trên địa bàn tỉnh có 16 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V. Tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn. Tuy nhiên, ở Hậu Giang, sự phát triển nóng về không gian đô thị không đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông, thoát nước, xử lý rác thải dẫn đến tình trạng ngập lụt cục
  3. -2- bộ, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái…, trong đó mặt nước có nguy cơ suy kiệt. Hệ thống kênh rạch không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo thoát và chứa nước mưa, nước thải mà còn có giá trị cảnh quan và liên quan mật thiết tới sức khỏe cộng đồng, do đó được coi là một tài sản công quan trọng tại nhiều quốc gia dù nằm trong bất cứ khu đất thuộc sở hữu như thế nào. Có thể thấy rằng, hệ thống đô thị Hậu Giang với đặc trưng sông nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển trở thành một khu vực đô thị năng động của khu vực và cả nước, song cũng chính với những tiềm năng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho chặng đường phát triển trong tương lai. Để có thể phát huy tiềm năng, hạn chế những bất cập, các đô thị Hậu Giang cần hướng tới phát triển theo mô hình sinh thái. Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô thị tương lai nên tôi chọn đề tài “Văn hóa kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang” làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Tại đồng bằng sông Cửu Long, tính đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu về văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang chưa có đề tài nghiên cứu trước đó. diện về văn minh kênh rạch ở Hậu Giang, từ đó giúp các nhà quy hoạch quản lý đô thị có cái nhìn khách quan, toàn diện trong phát triển đô thị mang đặc trưng sông nước ở Hậu Giang thời gian tới.
  4. -3- 3. Mục tiêu nghiên cứu luận văn - Tìm hiểu lợi ích to lớn mà “văn minh kênh rạch” đem lại cho vùng đất Hậu Giang trong nhiều thế kỷ qua, từ lúc sơ khai cho đến nay. - Phân tích những bất cập, nguy hại khi con người đối xử với thiên nhiên, trong đó có kênh rạch không đúng mực, san lấp một cách tùy tiện. - Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong quy hoạch và phát triển đô thị sinh thái, mang đậm nét đặc trưng sông nước. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu luận văn - Khách thể nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái. - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng, đặc trưng và giá trị văn minh kênh rạch trong không gian đô thị. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về văn minh kênh rạch và quy hoạch, phát triển đô thị ở Hậu Giang. - Khảo sát, đánh giá tình hình khai thác, phát huy vai trò và giá trị văn minh kênh rạch ở địa phương trong việc phát triển đô thị. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang
  5. -4- 6. Phạm vi và giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang, giới hạn trong hệ thống kênh rạch và một số đô thị (nghiên cứu sâu đô thị thành phố Vị Thanh); hy vọng góp phần nhỏ cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô thị tương lai. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,lôgic, điền dã, phương pháp lịch sử - cụ thể; lấy ý kiến chuyên gia: trực tiếp trao đổi ý kiến với các cán bộ, kỹ sư để có thêm những thông tin cần thiết, liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 8. Đóng góp của đề tài Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô thị tương lai. Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong quy hoạch và phát triển đô thị sinh thái, mang đậm nét đặc trưng sông nước ở Hậu Giang. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu Phần nội dung nghiên cứu, phần này gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
  6. -5- - Chương 2: Kênh rạch trong đô thị Hậu Giang – Hiện trạng và định hướng phát triển. - Chương 3: Giá trị văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang. Phần kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Khái niệm về kênh: Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999, tr 879, thì kênh là công trình dẫn nước được đào, đắp trên mặt đất để phục vụ thủy lợi, giao thông (đào kênh). 1.1.2. Khái niệm về rạch: Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999, [tr 1398] thì rạch là đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại được (đào kênh, rạch; hệ thống kênh, rạch).
  7. -6- 1.1.3. Khái niệm văn minh kênh rạch 1.1.3.1. Khái niệm về văn minh: Trong các cuốn từ điển cũng như trong các công trình nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ “văn minh” được hiểu như là tổng thể của các kiến thức, khả năng, phương tiện và tổ chức có mục tiêu làm thỏa mãn các nhu cầu của con người và giúp cho con người làm chủ cuộc sống của mình. 1.1.3.2. Vì sao gọi là văn minh kênh rạch? Có người muốn gọi “Văn minh Nam Bộ” là “Văn minh sông nước”, “Văn minh sông rạch” hay “Văn minh sông biển” vì đồng bằng châu thổ Nam Bộ, nhất là châu thổ sông Cửu Long nói chung, tất cả là con đẻ của sông nước mênh mông, của sông ngòi chằng chịt dày đặc, hay con đẻ của sông và biển bao la. Về cảnh quan thiên nhiên đúng như vậy. Nhưng cách gọi này chưa đúng, chưa cụ thể. Đồng bằng châu thổ nào cũng có sông nước, sông rạch hay sông biển hình thành từ sông nước. Có sông nước bồi đắp phù sa phì nhiêu qua hàng vạn năm mới có đồng bằng châu thổ. Nhưng đối với nhiều con sông lớn khác lại không có những nền văn minh tương xứng để lấy tên nó đặt cho nền văn minh ấy. Những con sông thiên nhiên dù dài đến đâu, phù sa màu mỡ đến đâu, hiền lành hay hung dữ đến đâu, cũng giống những yếu tố địa lý thiên nhiên khác, chỉ là tiền đề của sự phát triển đa dạng hóa nền văn hóa văn minh của con người đã sinh sống trong vùng địa lý thiên
  8. -7- nhiên ấy mà thôi. Sông ngòi cũng như mọi hoàn cảnh địa lý thiên nhiên khác chỉ cung cấp khả năng phát triển thuận lợi hay khó khăn hơn của nền văn hóa, văn minh, chứ không có tác dụng quyết định tạo nên nền văn minh riêng của nó. Chỉ khi nào có hoạt động sản xuất vật chất của con người tác động mới tạo thành môi giới cho hoàn cảnh địa lý sông ngòi tự nhiên ấy chuyển từ khả năng thành hiện thực và tùy mức độ cao thấp của hiệu quả lợi ích cho con người nhiều hay ít mới thực sự xuất hiện nền văn hóa hay một nền văn minh. Chỉ có sông núi, dù thuận lợi đến đâu mà chưa có bàn tay con người tác động vào đều chưa có nền văn hóa hay văn minh. Chỉ khi có con người, có hoạt động sản xuất của con người mới có nền văn hóa. Dân tộc nào cũng có nền văn minh của nó và chỉ khác nhau ở mức độ cao thấp, tiến bộ hay lạc hậu. Khi nào nền văn hóa ấy đạt trình độ cao đem lại nhiều lợi ích cho con người với tầm cỡ thế giới cùng thời mới được gọi là nền văn minh 1.1.4. Khái niệm về đô thị Theo Thông tư 31/TTLT, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quy định: Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.
  9. -8- 1.1.5. Khái niệm về phát triển đô thị 1.1.5.1. Chủ thể đô thị: Một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp. 1.1.5.1. Không gian đô thị: Không gian đô thị là không gian hình học ba chiều, trong không gian đó đô thị tồn tại và phát triển. Có hai loại ranh giới không gian đô thị: ranh giới theo cấu trúc đô thị và ranh giới hành chính. 1.1.6. Khái niệm đô thị sinh thái ở Việt Nam. 1.1.6.1. Khái niệm về đô thị hóa. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. 1.1.6.2. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái. Ý tưởng về đô thị sinh thái có nguồn gốc từ những năm 80 của thế kỷ XX và đã được công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức, nó liên quan trực tiếp đến các cuộc tranh cãi về trách nhiệm đối với hệ sinh thái vốn
  10. -9- đã được đưa ra từ những năm 60. Các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lượng, nước, chất thải, khí thải…). 1.1.6.3. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới. Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International Ecocity Standard – IES) được tập hợp từ nhóm các nhà xây dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders),tập hợp các thành viên của các tổ chức từ khắp nới trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển mới của các đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. 1.1.6.4. Tiêu chí đô thị sinh thái ở Việt Nam. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị. 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Những thành phố kênh rạch/ sông nước đẹp nhất thế giới. Một số thành phố tiêu biểu như:Venice, Ý; Tô Châu, Trung Quốc; El Gouna, Ai Cập; St. Peterburg, Liên bang Nga…Những thành phố này đều có một vẻ đẹp và lịch sử của riêng mình trong thế giới của những thành phố sông nước.
  11. - 10 - 1.2.2. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang. 1.2.2.1. Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. 1.2.2.2. Diện tích, dân số, dân cư. * Về diện tích: Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 1.607,72km2; có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 10 phường, 12 thị trấn và 54 xã. * Về dân số: Theo cục thống kê tỉnh Hậu Giang, năm 2014 dân số Hậu Giang có khoảng 779.325 người; chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96,4%) và số ít là đồng bào Khmer (chiếm 1,1%), dân tộc Hoa (chiếm 2,4%). Trong đó dân số đô thị là 188.391 người. 1.2.2.3. Lịch sử hình thành. + Tỉnh Hậu Giang (cũ), giai đoạn 1976-1991 Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị
  12. - 11 - hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. + Tỉnh Cần Thơ cũ, giai đoạn 1992-2003 Tỉnh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động trở lại từ tháng 4 năm 1992. Tỉnh Cần Thơ lúc đó có diện tích 2.965,36 km², dân số là 1.832.045 người. + Tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 đến nay Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Hậu Giang chính thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại theo Nghị quyết số 22/2003/QH1, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chương 2. KÊNH RẠCH TRONG ĐÔ THỊ Ở HẬU GIANG – HIỆN TRẠNG, ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 2.1. Hệ thống kênh rạch ở Hậu Giang 2.1.1. Hệ thống sông tự nhiên Tỉnh Hậu Giang có 2 hệ thống sông tự nhiên lớn có liên quan đến việc cấp, thoát nước của các cấp kênh rạch trong tỉnh là: Sông Hậu và sông Cái Lớn có các rạch lớn nhận nước tiêu thuộc đất của tỉnh Hậu Giang, có nguồn nước ngọt phong phú quanh năm, chất lượng nước tốt. 2.1.2. Hệ thống các rạch tự nhiên
  13. - 12 - Các rạch lớn tự nhiên hình thành do quá trình vận chuyển nước mưa lũ và thủy triều từ sông Hậu về phía sông Cái Lớn, bao gồm:Rạch Cái Lớn, rạch Ngọn Nước Trong, rạch Xẻo Chít - Cái Trầu, 2.1.3. Hệ thống kênh trục, kênh cấp I Hệ thống kênh trục cấp I lấy nước tưới tiêu từ sông Hậu: Kênh Cái Côn, kênh Mái Dầm, kênh Cái Dầu, kênh Cái Răng – Cái Tắc, kênh xáng Xà No. 2.1.4. Hệ thống kênh cấp II. Hệ thống kênh cấp II trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khá dầy đặc, đủ để chuyển tải nước từ kênh cấp I vào kênh cấp III và kênh nội đồng. 2.2. Đô thị hoá ở Hậu Giang. 2.2.1. Tình hình chung. Năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 14 đô thị (1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V), đến nay, có 16 đô thị (2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần từ 21,3% năm 2010 lên 24,7% năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 0,68%, đạt mức trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2.2.2. Phân loại đô thị. Phân loại theo tính chất hành chính, năm 2015, Tỉnh Hậu Giang có 1 thành phố tỉnh lị, 2 thị xã thuộc tỉnh, 5 huyện lị, và 12 thị trấn thuộc huyện. Phân theo quy mô đô thị, Tỉnh Hậu Giang bao gồm 2
  14. - 13 - đô thị loại III, 1 đô thị loại IVvà 13 đô thị loại V. 2.2.3. Phát triển đô thị ở Hậu Giang. Hậu Giang có 01 thành phố (thành phố Vị Thanh); 02 thị xã (TX Ngã Bảy và TX Long Mỹ), 12 thị trấn (thị trấn Long Mỹ (nay là phường Thuận An, phường Bình Thạnh – TX. Long Mỹ),thị trấn Nàng Mau, thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Một Ngàn,thị trấn Cây Dương,thị trấn Cái Tắc, thị trấn Mái Dầm,thị trấn Bảy Ngàn, thị trấn Rạch Gòi, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, thị trấn Trà Lồng. 2.3.4. Phân bố dân cư đô thị. Phần lớn dân cư đô thị tập trung tại TP. Vị Thanh và tại các thị trấn phía bắc và gần TP. Cần Thơ. Dân cư đô thị phân bố mang tính tập trung, tạo thành các điểm dân cư đô thị. 2.3.5. Mạng lưới đô thị. Mạng lưới đô thị Tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hướng lớn của đô thị hạt nhân trong vùng là TP. Cần Thơ và mạng lưới giao thông mang tính hướng tâm xung quanh thành phố này. 2.3. Kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang. 2.3.1. Khái quát địa hình các đô thị tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình nơi đây mang đặc điểm chung của toàn vùng. Địa hình toàn tỉnh khá bằng phẳng, phần lớn diện tích tỉnh (khoảng 90% có cao độ phổ biến từ 0,2 m - 1,0 m. 2.3.2. Kênh rạch trong giao thông đô thị ở Hậu Giang (đường thủy). 2.3.2.1. Khái quát.
  15. - 14 - Tỉnh Hậu Giang có khoảng 697 Km sông-kênh-rạch lớn và nhiều kênh rạch nhỏ đảm bảo cho phương tiện giao thông thủy từ 1 - 10 tấn trở lên lưu thông. 2.3.2.2. Một số tuyến đường thủy chính. Sông Hậu, kênh Xà No,sông Cái Nhất,sông Cái Tư, sông Cái Côn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, các tuyến này nằm trên tuyến vận tải thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau. Sông Cái Lớn, rạch Mái Dầm,rạch Nước Trong, kênh Nàng Mau,kênh Lái Hiếu,kênh Tám Ngàn,kênh KH9,kênh Xáng Mới, kênh Một. Mật độ các tuyến kênh rạch được phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh. 2.4. Kênh rạch- một số vấn đề trong phát triển đô thị ở Hậu Giang. 2.4.1. Kênh rạch như là thách thức trong phát triển đô thị ở Hậu Giang. Hậu Giang hiện chưa phát huy được vai trò vị thế trong mối quan hệ và liên kết với vùng ĐBSCL.Thiếu một chiến lược kiểm soát phát triển không gian vùng, kiểm soát môi trường và phát triển bền vững. 2.4.1.1. Kênh rạch trong thoát nước vùng tỉnh Hậu Giang. Hệ thống thoát nước trong các đô thị ở Hậu Giang là hệ thống thoát nước chung giữa nước thải sinh hoạt và nước mưa đổ trực tiếp ra sông rạch. 2.4.1.3. Vấn đề môi trường nước kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang.
  16. - 15 - Qua kết quả quan trắc môi trường nước mặt, có thể đánh giá chung là chất lượng nước mặt tại các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ và có chiều hướng ngày càng tăng lên. 2.4.2. Kênh rạch như là tiềm năng của phát triển đô thị ở Hậu Giang. Hậu giang khai thác vị trí tiếp giáp với trung tâm thành phố Cần Thơ, vị trí trên các trục hành lang kinh tế đô thị của quốc gia để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và thúc đẩy phát triển đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. 2.4.3. Một số quan điểm phát triển đô thị ở Hậu Giang. Bảo tồn các vùng cảnh quan đặc trưng, các trục cảnh quan sông nước, kênh rạch độc đáo. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, phát triển cân bằng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học. Xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu. 2.4.4. Mô hình phát triển. 2.4.4.1. Các tiêu chí lựa chọn mô hình. Dựa trên nền tảng nghiên cứu và lý thuyết đã được cộng đồng quốc tế thực chứng. Bao gồm: Tiêu chí về kiểm soát phát triển;Tiêu chí về hiệu quả kinh tế; Tiêu chí về mục tiêu phát triển;Tiêu chí về thích ứng biến đổi khí hậu; Tiêu chí về khai thác lợi thế vùng; Tiêu chí về môi trường; Tiêu chí về tạo động lực phát triển. 2.4.4.2. Mô hình phát triển đô thị.
  17. - 16 - Mô hình phát triển đô thị vùng tỉnh Hậu Giang phát triển theo mô hình trung tâm toàn vùng và trung tâm các tiểu vùng, các trục hành lang kinh tế đô thị theo tuyến liên kết với thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL. 2.5. Kênh rạch – nét bản sắc văn hóa truyền thống Hậu Giang. 2.5.1. Những nét đẹp văn hoá sông nước Hậu Giang. Xuồng ba lá, đò chợ, Nhà ở của người dân Hậu Giang mang đậm bản sắc văn hóa sông nước Nam Bộ. 2.5.2. Chợ nổi – nơi hội tụ của văn minh kênh rạch Hậu Giang Chợ nổi là nét đẹp riêng của văn minh kênh rạch, Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang) từ lâu đã hình thành chợ trên sông nổi tiếng. 2.5.3. Vị Thanh - thành phố mới của kênh rạch Chỉ một thời gian sau khi tách tỉnh, Hậu Giang và đặc biệt là thị xã Vị Thanh đã có những bước chuyển mình nhanh chóng. Kênh xáng Xà No đi qua Thành phố Vị Thanh tô điểm cho các công trình hai bên bờ của nó tăng thêm vẻ mỹ quan
  18. - 17 - Chương 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN MINH KÊNH RẠCH TRONG ĐÔ THỊ HÓA Ở HẬU GIANG 3.1. Giá trị văn minh kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang 3.1.1. Đảm bảo thoát nước mưa, nước thải.Hệ thống kênh, rạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong thoát nước, chống ngập cho đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Hậu Giang nói riêng. Kênh, rạch vừa đảm nhận chức năng tiêu thoát nước vừa đảm nhận chức năng chứa nước, điều tiết nước cho tỉnh mỗi khi mưa xuống, triều lên. 3.1.2. Bảo đảm giao thông đường thủy. Để đối phó với khoảng cách ở vùng sông nước dầy đặc này, việc làm đường bộ là hết sức vất vả và tốn kém, vì vậy lựa chọn thông minh nhất là tận dụng mạng lưới sông nước, kênh rạch có sẵn để phát triển giao thông đường thủy. 3.1.3. Tạo cảnh quan đô thị và hệ điều hòa sinh thái. Kiến trúc cảnh quan đô thị là sự hài hòa giữa thiên nhiên với tất cả những vật thể do con người tạo ra và đang hoạt động trong đô thị. Sự sắp xếp hợp lý giữa thiên nhiên với các vật thể do con người tạo ra. Thiên nhiên trở thành cái nền cho kiến trúc và kiến trúc như những bông hoa tô điểm cho thiên nhiên thêm xinh đẹp và rực rỡ.
  19. - 18 - 3.1.4. Phát triển các vùng du lịch sinh thái ở Hậu Giang Không chỉ có khí hậu điều hòa, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt, phong cảnh hữu tình, sản vật dồi dào, Hậu Giang còn là vùng đất có sự giao thoa về văn hóa, đa dạng và phong phú về tín ngưỡng. Con người Hậu Giang chất phác hiền hòa. Đây chính là những thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn để Hậu Giang hình thành các trung tâm du lịch trong vùng. 2.6. Văn hóa nhận thức của người dân Hậu Giang với kênh rạch 2.6.1. Trong cư trú 2.6.2.Trong ăn uống 2.6.3. Trong sinh hoạt cộng đồng 3.2. Một số thách thức đối với văn minh kênh rạch trong đô thị hóa ở Hậu Giang. 3.2.1. Mất dần vai trò then chốt của giao thông thủy. Quá trình đô thị hóa sẽ còn đòi hỏi san lấp nhiều diện tích mặt nước hơn nữa, vì vậy một lượng lớn kênh rạch trong tương lai nếu không được kiểm soát chặt chẽ cũng có nguy cơ bị “xóa sổ”, việc này đồng nghĩa với một số tuyến giao thông đường thủy không còn tồn tại trong các đô thị. 3.2.2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường kênh rạch; làm mất cân bằng sinh thái.
  20. - 19 - Môi trường đô thị là một vấn đề vô cùng phức tạp, các hoạt động của con người là nguyên nhân gây nguy hại cho môi trường và làm mất cân bằng sinh thái. 3.2.3. Nguy cơ mất bản sắc văn minh sông nước. Nguy cơ trước mắt là tốc độ đô thị hóa nhanh có khả năng phá đi khá nhiều di sản văn hóa thể hiện bản sắc người Hậu Giang. Có nguy cơ vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền” sầm uất người dân Hậu Giang thường quen thuộc sẽ bị biến mất. 3.3. Một số vấn đề cần quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch nhằm phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang. 3.3.1. Nâng cao nhận thức về giá trị văn minh kênh rạch trong đô thị sinh thái ở Hậu Giang. Để phát triển bền vững, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề duy trì, gìn giữ và bảo vệ hệ thống kênh rạch tự nhiên. Trong vấn đề quy hoạch cần lên danh mục phân loại các sông, kênh rạch được san lấp, bảo vệ cụ thể trong quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết. 3.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý những tiền đề của văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2