intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

Chia sẻ: Tien Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

93
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại. Chương 2: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Chương 3: Vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một số góc độ thi pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> -----o0o-----<br /> <br /> NGUYỄN TRÀ MY<br /> <br /> VẤN ĐỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ<br /> TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ<br /> KỶ XIX<br /> (qua một số tác phẩm tiêu biểu)<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> Chuyên ngành: Lý luận văn học<br /> <br /> Hà Nội – 2009<br /> <br /> -1-<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> -----o0o-----<br /> <br /> NGUYỄN TRÀ MY<br /> VẤN ĐỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ<br /> TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX<br /> <br /> (qua một số tác phẩm tiêu biểu)<br /> Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học<br /> Mã số: 602232<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG<br /> <br /> Hà Nội – 2009<br /> -2-<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có những bước phát<br /> triển rực rỡ cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Con người cá nhân<br /> với những sắc thái tình cảm phong phú đã bước vào văn học, cùng sự nở rộ của “thi<br /> duyên tình”, một quan niệm khác biệt so với “thi ngôn chí” vốn ngự trị lâu dài<br /> trước đó. Các thể loại mới mang tính sáng tạo của dân tộc (hát nói, ngâm khúc,<br /> truyện thơ Nôm) phát triển đến đỉnh cao và đạt nhiều thành tựu. Nhân vật trung tâm<br /> của thời đại cũng có nhiều thay đổi, với sự chiếm ưu thế của người tài tử, người<br /> trượng phu và đặc biệt người phụ nữ. Vấn đề thân phận là vấn đề nổi bật nhất gắn<br /> liền với loại hình tượng mới này. Những tác phẩm có giá trị nhất cũng là những tác<br /> phẩm mà ở đó đặt ra những câu hỏi thống thiết, trăn trở nhất về thân phận người<br /> phụ nữ nói riêng và thân phận con người nói chung: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn<br /> Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) (và bản dịch của Đoàn Thị Điểm),<br /> Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, …<br /> Đó là lý do để chúng tôi chọn và triển khai đề tài vấn đề thân phận người phụ<br /> nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX qua một số tác giả và tác phẩm<br /> tiêu biểu.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu<br /> Những công trình nghiên cứu tổng thể về văn học giai đoạn này là vô cùng<br /> phong phú. Mỗi nhà nghiên cứu từ những góc độ nhìn nhận khác nhau đều có nhắc<br /> đến nhân vật người phụ nữ và vấn đề thân phận với một mức độ nhất định.<br /> Từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khẳng định sự ra đời của<br /> một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này, mà một trong những<br /> nội dung của nó là nhu cầu giải phóng tình cảm gắn liền với “sự xuất hiện của hình<br /> ảnh người phụ nữ trong văn học”.<br /> -3-<br /> <br /> Từ góc độ văn hóa học, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chỉ ra triết lý thời đại<br /> nằm trong hai chữ “tài sắc” và “tài tình”, liên quan tới một loại nhân vật văn hóa<br /> giai đoạn này: các ả đào, kỹ nữ.<br /> Từ góc độ loại hình học, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương phân tích các<br /> loại nhà nho, đưa đến kết luận về mẫu hình nhà nho tài tử và cặp đôi tài tử – giai<br /> nhân, hình tượng trung tâm mới của văn học giai đoạn này.<br /> Những công trình nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, tác giả tiêu biểu được<br /> nêu trên cũng vô cùng đa dạng, ở đây chỉ xin đề cập đến những công trình, bài viết<br /> có liên quan tới đề tài (có đề cập đến vấn đề thân phận). Về Nguyễn Du và Truyện<br /> Kiều, có các công trình: Truyện Kiều, xã hội phong kiến và thân phận con người<br /> (Lê Đình Kỵ), Thân phận con người trong Truyện Kiều (Nguyễn Hiến Lê), Quyền<br /> sống của con người trong Truyện Kiều (Hoài Thanh), Thi pháp Truyện Kiều (Trần<br /> Đình Sử), Tấn bi kịch của Thúy Kiều (Lưu Trọng Lư), Xã hội trong Truyện Kiều<br /> (Trần Nho Thìn), Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa (Trần<br /> Nho Thìn), … Về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc: Giá trị hư ảo vô<br /> nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều<br /> (Trần Đình Sử); Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán ngâm khúc (Hoàng<br /> Như Mai); Tâm sự u uất của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn<br /> Quang Khải); Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người cung nữ (Trần Thị Băng<br /> Thanh); Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ (Hoàng Hữu Yên); Cuộc sống<br /> đau khổ của người cung nữ (Nguyễn Lộc)… Về Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm<br /> và Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến<br /> (Nguyễn Lộc); Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm văn học<br /> chống chiến tranh (Văn Tân); Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh<br /> (Phong Châu),… Về Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ<br /> (Nguyễn Lộc), Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Đái Xuân Ninh),<br /> Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thuý) …<br /> <br /> -4-<br /> <br /> Một trong những công trình rất gần gũi về mặt chủ đề với đề tài này là công<br /> trình của tác giả Trần Nho Thìn: “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã<br /> hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, trong đó phân tích khá cặn kẽ<br /> thân phận người phụ nữ trong xã hội, phản ánh qua các tác phẩm Truyện Kiều,<br /> Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký, … nhưng tập trung vào loại nhân vật<br /> kĩ nữ, ả đào mà ông cho là được đặc biệt chú ý qua hình tượng Đạm Tiên, Thúy<br /> Kiều, Tiểu Thanh, cô Cầm đất Long Thành, … Triết lý “hồng nhan bạc mệnh”,<br /> “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều, theo tác giả Trần Nho Thìn, chính là vấn<br /> đề có thực của văn hóa thời đại liên quan đến người kĩ nữ.<br /> Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong<br /> văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích khá kỹ hình<br /> ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về phụ nữ như<br /> giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học<br /> nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông<br /> nhắc đến trên một phổ khá rộng, ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ<br /> Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh<br /> Tốn, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ<br /> trong văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là<br /> mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh người<br /> phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có tài, có tình, có ý<br /> chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên của mình.<br /> Trần Đình Sử qua nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, cũng đã có nhl;ận xét về<br /> luận đề “tài mệnh tương đố”, về chủ đề chính của Truyện Kiều, khẳng định những<br /> cách nhìn nhận mới về chữ “thân” so với các giai đoạn trước. Ông cũng khẳng định<br /> mối liên quan chặt chẽ giữa ý thức cá nhân và nhận thức thân phận con người:<br /> “Cảm nhận về nỗi đau khổ là một biểu hiện của ý thức về cá nhân (…) tiếng mới<br /> “đoạn trường” xót thân, thương mình của Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại”<br /> [17; 118].<br /> -5-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1