ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
KHOA XÃ HỘI HỌC<br />
----o0o----<br />
<br />
HOÀNG THU HẰNG<br />
<br />
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA<br />
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
HIỆN NAY<br />
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
QUỐC DÂN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ<br />
NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)<br />
<br />
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC<br />
Mã số : 60 31 30<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. TRỊNH VĂN TÙNG<br />
<br />
HÀ NỘI -2009<br />
<br />
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là mối đe doạ<br />
đến hoà bình và trật tự của loài người. Do vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đương<br />
đầu với vấn đề này. Tệ nạn hút ma tuý đang ngày càng lan rộng. Sản xuất ma tuý khá phổ biến<br />
khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn lậu ma tuý đang hoành hành trên khắp mọi nơi. Các<br />
nhóm tội phạm ma tuý đã mang tính chất xuyên quốc gia và liên quốc gia. Ba Công ước quốc tế<br />
về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc (Công ước thống nhất về các chất gây nghiện năm<br />
1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp<br />
pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988) thể hiện sự đồng tâm nhất trí của<br />
cộng đồng quốc tế trong việc phòng, chống lại hiểm hoạ ma tuý. Tháng 4 năm 2000, lần đầu<br />
tiên vấn đề ma tuý được đưa vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên hợp<br />
quốc. Điều đó cho thấy rằng, thế giới ngày nay coi tệ nạn ma tuý là một trong những mối đe<br />
doạ lớn đối với an ninh nhân loại.<br />
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo,<br />
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế<br />
hội nhập với thế giới, tiếp cận nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân<br />
dân. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại, là hàng loạt những vấn đề xã<br />
hội nảy sinh. Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh mà chúng ta cần quan tâm đó là tệ nạn ma<br />
tuý. Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý những năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm<br />
chỉ đạo thực hiện. Từ năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP về tăng cường công<br />
tác phòng chống và kiểm soát ma tuý. Ngày 01/09/1997, Chủ tịch nước ra quyết định về việc<br />
Việt Nam tham gia ba Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc. Các chương<br />
trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 liên tục<br />
được xây dựng và triển khai thực hiện. Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội khoá X thông<br />
qua và có hiệu lực từ ngày 01/06/2001 đã tạo cơ sở pháp lý để hoạt động phòng ngừa, ngăn<br />
chặn và đấu tranh với ma tuý đạt được hiệu quả cao hơn. Trong luật phòng chống ma tuý đã chỉ<br />
rõ: "Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi<br />
giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật<br />
tự, an toàn xã hội và an ninh Quốc gia” [16,tr.7]. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố<br />
gắng về mặt lập pháp và hành pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng chống các tệ nạn nói<br />
chung và tệ nạn ma tuý nói riêng với những kết quả đáng khích lệ, nhưng tệ nạn ma tuý vẫn<br />
chưa có xu hướng giảm mà lại gia tăng. Cùng với sự gia tăng của tội phạm về ma tuý, tình hình<br />
nghiện hút ma tuý trong xã hội, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng tăng mạnh<br />
(có khoảng 70% số người nghiện ma tuý mới ở độ tuổi thanh thiếu niên) [39] . Vì thế, đấu tranh<br />
ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý là một nội dung quan trọng, là một trong những mục tiêu<br />
của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.<br />
Để ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý, cần phải có các giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh<br />
của toàn dân. Một trong những vấn đề cốt lõi trong đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý không<br />
chỉ dừng lại ở việc bắt và xử lý thật nhiều các đối tượng vi phạm, mà phải tích cực phòng ngừa<br />
không để tệ nạn ma tuý xảy ra, xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn về<br />
ma tuý. Hay nói cách khác, dấu nhấn của công tác này cần được đặt ở khía cạnh “phòng ngừa”.<br />
Để công tác “phòng ngừa” đạt hiệu quả cao, thì việc nắm bắt nhận thức của các tầng lớp trong<br />
xã hội, đặc biệt là của sinh viên, để thông qua đó có những biện pháp đúng đắn hơn, thiết thực<br />
hơn nhằm giáo dục, rèn luyện, nhận thức của họ để họ trở thành lực lượng nòng cốt, tích cực<br />
tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan trọng.<br />
Nhằm tìm hiểu thực trạng và mức độ nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn<br />
thành phố Hà nội, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài "Nhận thức của sinh viên về tệ nạn<br />
<br />
ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh<br />
Tế Quốc Dân và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
2<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
2.1 Ý nghĩa khoa học<br />
Nghiên cứu nhằm vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên<br />
cứu và các lý thuyết Xã hội học vào việc mô tả, giải thích về thực trạng nhận biết, kiến thức,<br />
hiểu biết và tâm thế hành vi đối với ma tuý của sinh viên hiện nay.<br />
2.2 Ý nghĩa thực tiễn<br />
Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội<br />
hiện nay” còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích một cách nhìn<br />
khoa học, chúng tôi mong muốn nắm bắt kịp thời những nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm<br />
thế hành vi đúng đắn/sai lệch về ma tuý của sinh viên và những nhu cầu của họ trong việc nâng<br />
cao nhận thức về ma tuý. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp thiết thực<br />
cho việc nâng cao hiểu biết của sinh viên các trường Đại học về ma tuý<br />
<br />
3<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức (nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi) của sinh<br />
viên về ma túy<br />
- Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có những nhận thức đầy đủ và<br />
đúng đắn hơn đối với tệ nạn ma tuý cũng như đối với cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý<br />
<br />
4<br />
<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.<br />
<br />
5<br />
<br />
Khách thể nghiên cứu<br />
<br />
Sinh viên hệ chính quy của các trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và trường<br />
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
6<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009<br />
Địa bàn nghiên cứu:<br />
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu này giới hạn ở việc đo lường, đánh giá mức độ nhận thức của<br />
sinh viên trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu hai trường Đại học đại diện. Trên cơ sở<br />
đó, chúng tôi cố gắng tìm ra một vài nguyên nhân cốt lõi để giải thích mức độ nhận thức của<br />
nhóm tác nhân này đứng trước một tệ nạn nghiêm trọng của Việt Nam ngày nay.<br />
<br />
7<br />
<br />
Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin<br />
<br />
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu<br />
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu trong việc<br />
phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và hình thành giả thuyết nghiên cứu, đồng thời<br />
được sử dụng trong quá trình đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu này đã phân tích nhiều tài liệu thu thập được trong nước và ngoài nước có liên quan<br />
đến vấn đề ma tuý nhằm so sánh đối chiếu và thu thập thêm thông tin.<br />
7.2 Phương pháp quan sát<br />
Quan sát thái độ của người được phỏng vấn để biết được độ tin cậy của thông tin.<br />
Quan sát lối sống, hoạt động học tập, vui chơi giải trí của sinh viên, đặc biệt quan sát thực tế<br />
thái độ, hành vi của sinh viên đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý.<br />
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu<br />
Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng một khung hướng dẫn phỏng<br />
vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong nghiên cứu này. Để đảm bảo các<br />
nhóm tác nhân đều thể hiện được biểu tượng hay hình ảnh của nhóm mình về nhận thức của<br />
sinh viên về tệ nạn ma tuý, chúng tôi tiến hành 16 phỏng vấn sâu với cơ cấu như sau: 10 sinh<br />
viên (05 sinh viên/trường, 02 nhà quản lí cấp trường (01 nhà quản lí/trường) và 04 đại diện tổ<br />
chức đoàn thể xã hội gần gũi với sinh viên và gia đình).<br />
7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi<br />
Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng bảng<br />
hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về nhận thức của sinh viên đối với ma<br />
tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí<br />
trên phần mềm SPSS 15.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi phỏng<br />
vấn.<br />
Giới thiệu mẫu nghiên cứu<br />
- Phương pháp chọn mẫu<br />
Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống vì khi đo nhận thức của một lượng<br />
khách thể lớn, chúng tôi tin rằng, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống không loại trừ cơ<br />
hội của bất kì chủ thể nào trong nhóm lớn. Hay nói cách khác, phương pháp này đảm bảo rằng,<br />
không sinh viên nào bị mất cơ hội có thể được lựa chọn vào mẫu.<br />
- Kết quả chọn mẫu và cơ cấu mẫu<br />
Cuộc khảo sát xã hội học được tiến hành chọn mẫu trên cơ sở danh sách sinh viên của hai<br />
trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, 201 sinh viên được chọn ngẫu nhiên ngẫu nhiên hệ thống bao gồm 95 nam<br />
sinh viên và 106 nữ sinh viên, đảm bảo điều kiện các sinh viên này là sinh viên học hệ chính<br />
quy để phỏng vấn. Vì thế 201 sinh viên này có tính chất đại diện cao cho sinh viên của hai đơn<br />
vị đào tạo trên và thông tin thu được có tính chất khách quan.<br />
Cơ cấu mẫu:<br />
Tiêu chí<br />
Tần xuất Tỷ lệ<br />
Biểu đồ<br />
(%)<br />
Nam<br />
95<br />
47<br />
Nữ<br />
<br />
Biểu 1: Cơ cấu theo giới tính<br />
<br />
106<br />
<br />
53<br />
<br />
Giới tính<br />
47<br />
53<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Nội trú<br />
<br />
80<br />
<br />
40<br />
<br />
Biểu 2: Cơ cấu theo nơi ở hiện tại<br />
<br />
Nơi ở<br />
hiện tại<br />
Nội trú<br />
40%<br />
<br />
Ngoại trú<br />
<br />
Trường<br />
Đại học<br />
<br />
Khoa học Xã<br />
hội và Nhân<br />
văn<br />
<br />
121<br />
<br />
60<br />
<br />
Ngoại<br />
trú<br />
60%<br />
<br />
Biểu 3: Cơ cấu theo trƣờng<br />
<br />
101<br />
<br />
50<br />
50<br />
50<br />
<br />
Kinh tế Quốc<br />
dân<br />
<br />
100<br />
<br />
50<br />
<br />
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
8<br />
<br />
Giả thuyết nghiên cứu<br />
Sinh viên hiện nay nói chung có nhiều thông tin về ma tuý, nhưng nhận thức của họ phần lớn<br />
dừng lại ở mức độ cảm tính.<br />
Nhận thức lý tính của một số sinh viên (những hiểu biết để chuẩn bị hành động) về vấn đề ma<br />
túy còn thấp.<br />
Môi trường thông tin về ma tuý để nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên là phong phú,<br />
nhưng vẫn chưa có một cơ chế thông tin phù hợp cho đối tượng đặc thù này.<br />
<br />
Đặc điểm cá nhân (Giới tính) có ảnh hưởng đến nhân thức của sinh viên về ma tuý.<br />
<br />
9<br />
<br />
Khung lý thuyết<br />
<br />
Điều kiện kinh tế xã<br />
hội<br />
<br />
Nhận thức<br />
Đặc điểm cá nhân<br />
<br />
Thực trạng về<br />
<br />
của sinh viên<br />
<br />
tệ nạn ma tuý<br />
<br />