ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------------------<br />
<br />
BÙI BÍCH HÀ<br />
<br />
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ<br />
NHU CẦU CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN<br />
SINH HOẠT, LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN<br />
(Nghiên cứu trƣờng hợp thành phố Hà Nội)<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4<br />
1. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................4<br />
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ..............................................................6<br />
2.1. Ý nghĩa lý luận: .................................................................................. 6<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 6<br />
3. Mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu: .....................6<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................... 6<br />
3.2.Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................. 7<br />
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................................... 7<br />
4. Đối tượng, khách thể: .........................................................................................7<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 7<br />
4.2. Khách thể nghiên cứu: ........................................................................ 7<br />
5. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: ....................................................7<br />
6. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................8<br />
6.1. Phân tích tài liệu thứ cấp: .................................................................... 8<br />
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: ............................................................... 9<br />
6.3. Phương pháp thảo luận nhóm: ............................................................. 9<br />
6.4. Phương pháp quan sát: ........................................................................ 9<br />
7. Giả thuyết nghiên cứu: ......................................................................................10<br />
8. Khung lý thuyết: ...............................................................................................11<br />
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................. 12<br />
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 12<br />
1.1. Cơ sở lý luận : ................................................................................................12<br />
1.1.1. Các lý thuyết tiếp cận: .................................................................... 12<br />
1.1.1.1. Lý thuyết phân công lao động: ..................................................... 12<br />
1.1.1.2. Lý thuyết trao đổi xã hội: ............................................................ 13<br />
1.1.1.3. Các lý thuyết liên quan tới di dân: ................................................ 15<br />
1.1.2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: ....................................... 17<br />
1.1.2.1. Khái niệm "Gia đình": ................................................................. 17<br />
1.1.2.2. Khái niệm "Lao động", "Người lao động": ................................... 17<br />
1.1.2.3. Khái niệm "Dịch vụ giúp việc gia đình": ...................................... 18<br />
1.1.2.4. Khái niệm “Người giúp việc gia đình”: ........................................ 18<br />
1.1.2.5. Khái niệm “Hoạt động giúp việc gia đình”: .................................. 19<br />
1.1.2.6. Khái niệm “Nhu cầu”: ................................................................. 19<br />
1.1.2.7. Khái niệm “Chuyên môn”, “Đào tạo", "Đào tạo chuyên môn": ...... 20<br />
<br />
2<br />
<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn: ..............................................................................................21<br />
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ......................................................... 21<br />
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: ....................................................... 25<br />
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI<br />
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................... 30<br />
2.1. Một số đặc trưng nhân khẩu - xã hội của người giúp việc gia đình và hộ gia<br />
đình thuê người giúp việc: ....................................................................................30<br />
2.1.1. Nhóm người giúp việc gia đình: ..................................................... 30<br />
2.1.2. Hộ gia đình thuê người giúp việc: ................................................... 31<br />
2.2. Thực trạng hoạt động giúp việc tại Hà Nội hiện nay: ....................................33<br />
2.2.1. Lý do lựa chọn nghề giúp việc và nguồn giới thiệu: ......................... 33<br />
2.2.2. Các loại hình công việc: ................................................................. 36<br />
2.2.3. Thù lao của người giúp việc gia đình: ............................................. 39<br />
2.2.4. Tiền thưởng, phần thưởng và việc thoả mãn nhu cầu tinh thần của<br />
người giúp việc: ...................................................................................... 44<br />
2.2.5. Điều kiện làm việc của người giúp việc:Error!<br />
Bookmark not<br />
<br />
defined.<br />
2.2.6. Kỹ năng của người giúp việc gia đình:Error!<br />
<br />
Bookmark<br />
<br />
not<br />
<br />
defined.<br />
2.2.7. Những lợi ích và khó khăn của hoạt động giúp việc gia đình:.... Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
Chƣơng 3: NHU CẦU CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
SINH HOẠT, LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN ... Error! Bookmark<br />
<br />
not defined.<br />
3.1. Nhu cầu của người giúp việc với điều kiện sinh hoạt:Error! Bookmark not<br />
defined.<br />
3.2. Nhu cầu của người giúp việc với điều kiện làm việc:Error! Bookmark not<br />
defined.<br />
3.2.1. Mức thù lao: .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2. Thời gian làm việc: ........................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.3. Cách đối xử của người thuê và địa vị của người giúp việc:........ Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
3.2.4. Sự bảo đảm các quyền lợi, cam kết, hợp đồng:Error!<br />
<br />
Bookmark<br />
<br />
not defined.<br />
3.3. Nhu cầu của người giúp việc với đào tạo chuyên môn:Error!<br />
Bookmark<br />
not defined.<br />
3.3.1. Nội dung đào tạo: .......................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2. Người chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn:Error! Bookmark not<br />
<br />
defined.<br />
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3<br />
<br />
1. Kết luận: ............................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2. Khuyến nghị:..................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46<br />
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế,<br />
đất nước chúng ta đã có những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội. Đời<br />
sống vật chất và tinh thần của hầu hết các gia đình đã có sự thay đổi căn bản, nhất là<br />
ở khu vực đô thị. Số lượng các gia đình có mức thu nhập ổn định và đời sống kinh<br />
tế ở mức trung bình ở các thành phố lớn ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, đồng<br />
hành với sự phát triển kinh tế tương đối nhanh là sự phân hóa về thu nhập ngày<br />
càng lớn giữa các nhóm xã hội, đặc biệt giữa nông thôn và đô thị. Trong khi nhiều<br />
gia đình ở đô thị có thu nhập ngày càng được cải thiện và họ có nhu cầu thuê người<br />
giúp việc gia đình để dành thời gian cho những công việc có thu nhập cao ở ngoài<br />
xã hội và nghỉ ngơi, thì nhiều gia đình ở các khu vực nông thôn, dưới tác động của<br />
việc giải thể các hợp tác xã nông nghiệp và khoán hộ gia đình, thu hẹp diện tích đất<br />
sản xuất nông nghiệp nên có thu nhập thấp và thừa lao động.<br />
Kết quả của cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 đã chỉ ra rằng kinh tế là<br />
nguyên nhân có tác động lớn nhất tới việc di cư của người dân [24]. Qui luật về<br />
cung cầu lao động cùng với sự tự do di chuyển được bảo đảm trong nền kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa một làn sóng những người lao động<br />
nông thôn, trong đó có rất nhiều phụ nữ, ra các thành phố tìm việc làm. Một bộ<br />
<br />
4<br />
<br />
phận không nhỏ phụ nữ nông thôn đã ra đô thị để tham gia hoạt động giúp việc gia<br />
đình.<br />
Một khảo sát gần đây của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em, Ủy<br />
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (trước đây) được tổ chức vào năm 2005 cho thấy<br />
nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình ở khu vực đô thị, đặc biệt là tại các thành phố<br />
lớn, ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ giúp<br />
việc gia đình đang diễn ra một cách tự phát. Hoạt động giúp việc gia đình, về mặt<br />
quản lý nhà nước, chưa được coi là một nghề. Các quy định của pháp luật về lao<br />
động giúp việc gia đình còn chung chung, trong khi đây là một hình thức lao động<br />
với những đặc trưng riêng. [21]<br />
Một mặt, các hoạt động giúp việc gia đình đã đáp ứng phần nào nhu cầu kinh<br />
tế - xã hội của cả những gia đình sử dụng dịch vụ giúp việc và những gia đình có<br />
lao động đi giúp việc. Việc sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình ở nhiều gia đình đã<br />
giúp người phụ nữ và các thành viên gia đình giảm bớt gánh nặng công việc gia<br />
đình, có nhiều thời gian hơn cho công việc ở ngoài xã hội, nghỉ ngơi và giải trí. Các<br />
hoạt động giúp việc gia đình cũng góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở<br />
một bộ phận dân cư, trong đó có nhiều phụ nữ nông thôn. Mặt khác, do chưa có<br />
những biện pháp quản lý nhà nước cần thiết, nên có những dấu hiệu cho thấy, đã<br />
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội,<br />
cũng như quyền lợi của các bên liên quan đến hoạt động này. Hiện tượng người<br />
giúp việc bị đối xử thiếu công bằng, bị xâm hại thân thể hay những vụ việc hình sự<br />
như người giúp việc lấy trộm tài sản, hoặc tùy tiện bỏ việc làm hoặc nghiêm trọng<br />
hơn đe dọa tính mạng của gia đình người thuê đang trở thành những vấn đề gây bức<br />
xúc dư luận xã hội<br />
Nguồn cung chủ yếu của hoạt động giúp việc trong gia đình là những phụ nữ<br />
nghèo từ nông thôn, họ có trình độ học vấn tương đối thấp, ít hiểu biết về đời sống<br />
xã hội tại đô thị và hầu như chưa qua đào tạo bài bản về nghề giúp việc gia đình.<br />
Việc gia nhập vào một gia đình khác với lối sống và hệ thống giá trị, chuẩn mực<br />
khác biệt sẽ tạo ra những xung đột giữa gia đình thuê người giúp việc và người giúp<br />
<br />
5<br />
<br />