intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Áp lực công việc và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá thực trạng áp lực công việc ở điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến áp lực công việc của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Áp lực công việc và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ NGUYỄN PHI KHANH ÁP LỰC CÔNG VIỆC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA : KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN : Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ NGUYỄN PHI KHANH ÁP LỰC CÔNG VIỆC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019 Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: VĂN QUANG TÂN HÀ NỘI – 2018
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1 Khái niệm về áp lực công việc 3 1.1.1 Khái niệm áp lực công việc .......................................................................... 3 1.1.2 Dấu hiệu nhận biết áp lực công việc ............................................................ 4 1.2 Nguồn nhân lực tại bệnh viện 5 1.3 Thực trạng áp lực công việc của điều dưỡng 6 1.3.1 Trên thế giới ................................................................................................. 6 1.3.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. 10 1.4 Một số yếu tố liên quan đến áp lực công việc của điều dưỡng 11 1.5 Phương pháp đánh giá áp lực trong công việc 11 1.6 Bộ công cụ MBI 12 1.7 Giới thiệu về bệnh viện Đa Khoa Bình Dương 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 15 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 15 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 15 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 15 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 15 2.2 Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 15 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................................... 15 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu ..................................................................................... 16 2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 17 2.3.1 Định nghĩa biến số...................................................................................... 17 2.3.2 Các chỉ số, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu ....................................... 25
  4. 2.4 Phương pháp thu thập thông tin 26 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin ......................................................................... 26 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin......................................................................... 26 2.5 Phân tích và xử lý số liệu 27 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 28 2.6.1 Sai số .......................................................................................................... 28 2.6.2 Biện pháp khắc phục .................................................................................. 28 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 28 2.8 Hạn chế của đề tài 29 Chương 3: KẾT QUẢ ....................................................................................... 30 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30 3.2 Áp lực công việc trên điều dưỡng bệnh viện 34 3.3 Một số yếu tố liên quan kiệt sức tinh thần ở điều dưỡng 35 3.4 Một số yếu tố liên quan đến thái độ tiêu cực ở điều dưỡng 41 3.5 Một số yếu tố liên quan đến thành tích cá nhân ở điều dưỡng 47 3.6 Một số yếu tố liên quan đến áp lục công việc ở điều dưỡng 53 Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 59 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 59 4.2 Áp lực công việc trên điều dưỡng bệnh viện 61 4.2.1 Tỷ lệ kiệt sức trong công việc trên ba khía cạnh ...................................... 61 4.2.2 Tỷ lệ kiệt sức công việc trên ba khía cạnh ở điều dưỡng........................... 62 4.3 Một số yếu tố liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng 63 4.3.1 Kiệt sức về tinh thần và các yếu tố liên quan............................................. 63 4.3.1 Thái độ tiêu cực và các yếu tố liên quan .................................................... 66 4.3.3 Giảm thành tích cá nhân và các yếu tố liên quan ....................................... 68 4.3.4 Một số yếu tố liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng ..................... 69 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 71 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 72 1. Đối với bệnh viện ............................................................................................ 72
  5. 2.Đối với điều dưỡng .......................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ALCV Áp lực công việc NVYT Nhân viên y tế TIẾNG ANH BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) OR Odd Ratio (Tỷ số số chênh) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) PA Làm giảm hiệu năng DP Thái độ tiêu cực EE Kiệt sức về tinh thần
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số ............... 17 Bảng 2.2 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số (tt)…….22 Bảng 2.3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số (tt) ......... 23 Bảng 2.4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số (tt) ......... 24 Bảng 2.5 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số (tt) ......... 25 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu (n=348)………….. 30 Bảng 3.2 Đặc điểm tính chất công việc của đối tượng nghiên cứu (n=348) ...... 32 Bảng 3.3 Áp lực công việc ở điều dưỡng (n=348).............................................. 34 Bảng 3.4 Đặc điểm dân số học liên quan đến kiệt sức tinh thần ở điều dưỡng .. 35 Bảng 3.5 Đặc điểm dân số học liên quan đến kiệt sức tinh thần ở điều dưỡng (tiếp theo) ............................................................................................................ 37 Bảng 3.6 Tính chất công việc liên quan đến kiệt sức tinh thần ở điều dưỡng .... 38 Bảng 3.7 Tính chất công việc liên quan đến kiệt sức tinh thần ở điều dưỡng (tt) theo) ..................................................................................................................... 39 Bảng 3.8 Đặc điểm dân số học liên quan đến thái độ tiêu cực ở điều dưỡng ..... 41 Bảng 3.9 Đặc điểm dân số học liên quan đến thái độ tiêu cực ở điều dưỡng (tiếp theo) ..................................................................................................................... 42 Bảng 3.10 Tính chất công việc liên quan đến thái độ tiêu cực ở điều dưỡng ..... 43 Bảng 3.11 Tính chất công việc liên quan đến thái độ tiêu cực ở điều dưỡng (tiếp theo) ..................................................................................................................... 45 Bảng 3.12 Đặc điểm dân số học liên quan đến thành tích cá nhân ở điều dưỡng ............................................................................................................................. 47 Bảng 3.13 Đặc điểm dân số học liên quan đến thành tích cá nhân ở điều dưỡng ............................................................................................................................. 48 Bảng 3.14 Tính chất công việc liên quan đến thành tích cá nhân ở điều dưỡng 49 Bảng 3.15 Tính chất công việc liên quan đến thành tích cá nhân ở điều dưỡng 51 Bảng 3.16 Đặc điểm dân số học liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng . 53
  8. Bảng 3.17 Đặc điểm dân số học liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng (tiếp theo) ............................................................................................................ 54 Bảng 3.18 Tính chất công việc liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng ... 56 Bảng 3.19 Tính chất công việc liên quan đến áp lực công việc ở điều dưỡng (tiếp theo) ..................................................................................................................... 57 Bảng 4.1 So sánh điểm trung bình ở ba khía cạnh kiệt sức trong công việc ở điều dưỡng tại một số quốc gia trên thế giới [34], [44]:…………………………... 62
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Áp lực trong công việc (Burnout) được định nghĩa là kết quả của một quá trình kéo dài khi phải tiếp xúc với các căng thẳng về tình cảm, quan hệ cá nhân trong công việc và được xác định bởi ba khía cạnh bao gồm kiệt sức về tinh thần, thái độ tiêu cực và giảm hiệu năng. Áp lực công việc là một trạng thái suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần khi các biện pháp đối phó không hiệu quả trong công việc, nó là kết quả của quá trình phơi nhiễm kéo dài với căng thẳng liên quan đến công việc và được xác định dựa vào ba khía cạnh: kiệt sức tinh thần, thái độ tiêu cực và thành tích cá nhân [31]. Đặc trưng của áp lực công việc là tình trạng mệt mỏi, kiệt sức về thể chất, tình cảm hoặc tâm thần kết hợp với những nghi ngờ về khả năng làm việc hay giá trị công việc của bản thân [21]. Trong các hoạt động của bệnh viện thì hoạt động chăm sóc, theo dõi diễn tiến, lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh là một trong các hoạt động quan trọng hàng đầu. Trong đó, điều dưỡng là nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống y tế, thực hiện và chịu trách nhiệm hơn 70% việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh [3]. Hầu hết các chỉ định của bác sĩ điều trị cần phải thông qua điều dưỡng để thực hiện trên người bệnh [1]. Do đó, hầu hết sự cố y khoa không mong muốn đều bắt nguồn từ điều dưỡng. Áp lực công việc trên điều dưỡng là một hiểm hoạ nơi làm việc được công nhận trong ngành chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc người bệnh đồng thời làm giảm hiệu suất và doanh thu cho cơ sở y tế [11]. Vì vậy, cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời để giảm thiểu tối đa hậu quả do áp lực công việc gây nên. Sự hiểu biết về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết áp lực công việc cũng như các yếu tố liên quan đến áp lực công việc là điều cần thiết cho điều dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy thực trạng kiệt sức chiếm tỉ lệ cao ở bác sĩ và điều dưỡng. Trên thế giới, thực trạng áp lực trong công việc của các điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện ngày càng cao, có tỷ lệ áp lực cao khoảng từ dưới 30% - trên 40% và tỷ lệ hài lòng với công việc của họ thấp [9], [12], [40], [41].
  10. 2 Tại Hoa Kỳ, các cuộc khảo sát quốc gia từ năm 2011 đến 2014 cho thấy tỉ lệ mắc phải kiệt sức trong công việc chiếm 40% - 60% và có xu hướng gia tăng ở các bác sĩ [42]. Tại 41 quốc gia Châu Âu (2017), thực trạng kiệt sức trong công việc cho kết quả tương đồng trên đối tượng điều dưỡng với tỉ lệ kiệt sức dao động từ 52% đến 84% [12]. Tại châu Á, Trung Quốc và Thái Lan là hai nước tiên phong nghiên cứu hội chứng kiệt sức ở bác sĩ và điều dưỡng cho kết quả có sự khác biệt các nguy cơ mắc phải trên cùng đối tượng giữa những nước châu Á và Âu Mỹ [27], [46]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình trạng áp lực trong công việc dẫn đến kiệt sức trên đối tượng điều dưỡng và nữ hộ sinh nhưng các nghiên cứu chỉ tập trung mô tả thực trạng nên chưa có nhiều phát hiện các yếu tố liên quan nhằm mục đích tham khảo và so sánh với các y văn trong khu vực. Hoạt động đặc thù của nghề nghiệp đã trở thành nguyên nhân làm giảm sức khỏe người điều dưỡng như giảm cân, mất ngủ; điều dưỡng rất thường xuyên bị ngột ngạt, khó chịu vì mùi của bệnh viện [7]. Nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện nói chung và quản lý điều dưỡng nói riêng để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh với thái độ tích cực và hòa đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Áp lực công việc và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, năm 2019” với 2 mục tiêu như sau: 1. Đánh giá thực trạng áp lực công việc ở điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến áp lực công việc của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1