intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương, năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương, năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN NGỌC SƠN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM ANH, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN NGỌC SƠN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM ANH, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. Trần Văn Hưởng HÀ NỘI – 2019
  3. i LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bồi dưỡng kiến thức khi là học viên theo học tại trường. Tôi xin trân trọng cám ơn quý Thầy, Cô bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Văn Hưởng, đã nhiệt tình hướng dẫn và định hướng tôi về xác định vấn đề nghiên cứu đến xây dựng luận văn tốt nghiệp. Xin cám ơn quý người bệnh tại Bệnh viện Nam Anh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt, tôi xin kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình của tôi đã chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này. Bình Dương, ngày ….. tháng … năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Ngọc Sơn
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long; - Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long; - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tên tôi là: Nguyễn Ngọc Sơn Học viên: Lớp Cao học YTCC6.BD, chuyên nghành Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long. Mã Học viên: C01010 Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Bình Dương, ngày ….. tháng …. năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Ngọc Sơn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN 3 1.1. Khái niệm về tăng huyết áp 3 1.2. Phân độ tăng huyết áp: 4 1.3. Tình hình và gánh nặng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam 5 1.3.1. Tình hình tăng huyết áp 5 1.3.2. Gánh nặng bệnh tật 5 1.4. Tăng huyết áp và chất lượng cuộc sống 6 1.5. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp 7 1.6. Chất lượng cuộc sống 9 1.7. Đo lường chất lượng cuộc sống 11 1.8. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 12 1.8.1. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh trên thế giới 12 1.8.2. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh tại Việt Nam 13 1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 16 1.10. Giới thiệu về bệnh viện Nam Anh tỉnh Bình Dương 17 CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18
  6. iv 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 18 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu 19 2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 20 2.4 Phương pháp thu thập thông tin 31 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin 31 2.4.2. Quá trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu 32 2.5 Phân tích và xử lý số liệu 33 2.6 Sai số và biện pháp hạn chế sai số 35 2.6.1 Sai số 35 2.6.2 Biện pháp khắc phục 35 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 35 2.8. Hạn chế của nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 37 3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Các đặc điểm dân số xã hội 37 3.1.2. Thói quen sinh hoạt 38 3.1.3. Quá trình bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp 38 3.2. Chất lượng cuộc sống theo thang đo WHOQoL-BREF 41 3.2.1. Điểm chất lượng cuộc sống theo từng nội dung 41 3.2.2. Chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe 42 3.2.3. Điểm chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực 43 3.3 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp 44 3.4. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa điểm CLCS với đặc điểm xã hội 50 CHƯƠNG 4 53 BÀN LUẬN 53
  7. v 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53 4.1.1. Đặc điểm dân số xã hội 53 4.1.2. Thói quen sinh hoạt 55 4.1.3. Đặc điểm về quá trình bệnh và tuân thủ điều trị 56 4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp 58 4.3. Một số yếu tố liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số xã hội, thói quen sinh hoạt, tuân thủ chế độ ăn 60 KẾT LUẬN 63 1. Điểm số chất lượng cuộc sống 63 2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống 63 KHUYẾN NGHỊ 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 1 PL1 PHỤ LỤC 2 PL3
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CLCS Chất lượng cuộc sống CNVC Công nhân viên chức SD Độ lệch chuẩn GTNN Giá trị nhỏ nhất GTLN Giá trị lớn nhất HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu MTS Môi trường sống QHXH Quan hệ xã hội SKTC Sức khỏe thể chất SKTT Sức khỏe tinh thần TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh THA Tăng huyết áp SDD Suy dinh dưỡng TIẾNG ANH AHA American Heart Association (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ) BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) DASH Dietary Approaches to Stop Hypertension (Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp) DALY Disability Adjusted Life Years (Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật)
  9. vii LSD Low Sodium Diet (Chế độ ăn giảm muối) NCDs Non-Communicable Disease (Bệnh không lây) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WHOQoL-100 WHO Quality of life Abbreviated - 100 (Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế Thế giới) WHOQoL-BREF WHO Quality of life Abbreviated (Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống rút gọn của Tổ chức Y tế Thế giới)
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Phân loại tăng huyết áp theo WHO-ISH, khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2010 và hướng dẫn của Bộ Y tế [3], [43] ....................... 4 Bảng 1. 2 Phân độ tăng huyết áp theo AHA/ASA 2017 [38] ........................... 4 Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số ...... 20-25 Bảng 2.2 Các biến số của thang đo tuân thủ chế độ ăn ................................... 26 Bảng 2.3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến thói quen sinh hoạt ..................................................................................................... 28-30 Bảng 2.4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến kết cuộc . 31 Bảng 3.1 Các đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ................... 37 Bảng 3.1 Các đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Đặc điểm thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu ................ 38 Bảng 3.3 Đặc điểm quá trình bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 39 Bảng 3.4 Điểm chất lượng cuộc sống theo từng nội dung của thang đo WHOQoL- BREF ............................................................................................ 41 Bảng 3.5 Điểm chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe tự đánh giá ..... 42 Bảng 3.6 Điểm chất lượng cuộc sống theo lĩnh vực ....................................... 43 Bảng 3.7 Một số đặc điểm dân số học liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp ................................................................................ 44 Bảng 3.8 Một số thói quen sinh hoạt liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp ................................................................................ 47 Bảng 3.9 Một số đặc điểm tuân thủ điều trị liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp ................................................................. 49 Bảng 3.10. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa điểm CLCS với đặc điểm xã hội .............................................................................................. 50
  11. ix Bảng 4.1. So sánh điểm chất lượng cuộc sống với các nghiên cứu trước ...... 59
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới với tần suất mắc bệnh cao ở nhiều khu vực. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2000 ước tính có 972 triệu người tăng huyết áp. Trong đó có 333 triệu người thuộc các nước phát triển, 639 triệu người thuộc các nước đang phát triển. Đến năm 2015, ước tính có 1,13 tỉ người mắc bệnh, dự đoán đến năm 2025 sẽ tăng thêm 25% [25]. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất ở Châu Phi chiếm 46%, thấp nhất ở châu Mỹ 35%. Đến năm 2008, các nước thu nhập thấp tỷ lệ tăng huyết áp chiếm khoảng 35% so với các nước thu nhập cao và trung bình [52]. Tăng huyết áp đã và đang trở thành một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất hiện nay và là một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu [18]. Tại Mỹ, chi phí của chính phủ cho bệnh tăng huyết áp mỗi năm lên đến 46 tỉ đô la, các chi phí này bao gồm các chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc điều trị huyết áp cao và ngày nghỉ làm việc [22]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ y tế, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 33% tổng số các trường hợp tử vong năm 2012, 16,5% tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm và 7,3% tổng số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALY: Disability Adjusted Life Years) mất đi năm 2010. Tăng huyết áp là nguyên nhân rất quan trọng gây ra bệnh tim mạch [2]. Không những gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong, tăng huyết áp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm suy yếu chất lượng cuộc sống về cả thể chất lẫn tinh thần [7], [38], [45], [50]. Vì vậy, để cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp không chỉ đơn thuần tuân thủ điều trị nhằm hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan đích, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp
  13. 2 [16]. Do đó, lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp đang dành được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu khoa học. Năm 1991, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã bắt triển khai dự án Chất lượng cuộc sống (WHOQoL) cùng với đó là sự ra đời của bộ công cụ WHOQoL-BREF với mục đích đo lường chất lượng cuộc sống trên 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội, môi trường sống [47]. Bộ công cụ trên đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) phát triển miễn phí (năm 2002) và được thử nghiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau [19], [20], [37]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp dựa vào bộ công cụ WHOQoL-BREF cũng đã được tiến hành [4], [11], [30]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị nói chung và chế độ ăn nói riêng đến điểm trung bình của chất lượng cuộc sống. Và đa số các nghiên cứu đều giới hạn độ tuổi của đối tượng tham gia (> 50 tuổi), trong khi độ tuổi mắc tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tiến hành trên tất cả các người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nam Anh. Với mong muốn đánh giá chất lượng cuộc sống và khảo sát một số yếu tố của người bệnh đến chất lượng cuộc sống, đề tài “Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương năm 2019” được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống người bệnh được nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1