intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại TTYT thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020; phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Văn Quang Tân HÀ NỘI – 2020
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. [45] Trên toàn thế giới, theo báo cáo của WHO, vào cuối năm 2018 có 37,9 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, 1,7 triệu người nhiễm mới và 770 ngàn người chết do các nguyên nhân liên quan tới AIDS. Hiện chỉ có 79% người nhiễm HIV biết tình trạng của họ, 21% còn lại (trên 8 triệu người) vẫn cần tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Tổng chi phí đầu tư vào chương trình phòng chống AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình lên tới 19 tỉ USD. Chính điều này đã tạo nên một gánh nặng không nhỏ cho mỗi quốc gia và từng khu vực trên toàn thế giới. [33] [45] Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phải gánh chịu đại dịch HIV/AIDS lớn thứ hai thế giới, trong đó, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất. Theo ước tính đến ngày 9/2018 số ca nhiễm HIV được báo cáo là 208.750 người đang nhiễm HIV tập trung ở nhóm có hành vi nguy cơ cao: nghiện chích ma tuý, quan hệ tình dục đồng giới. Tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh từ 5,1% năm 2015 lên 7,4 % năm 2016 và 12,2% năm 2017. Trong số người nhiễm HIV được báo cáo, chỉ có khoảng 80% số trường hợp quản lý và theo dõi được. Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, có xu hướng giảm tốc độ gia tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao ở cộng đồng. [5] Trong nghiên cứu HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang sử dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt khi HIV/AIDS đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài. Vấn đề chất lượng cuộc sống đã được nhấn mạnh bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là về đánh giá và đo lường, cả ở cấp độ cá nhân và cộng đồng. Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS, sự sống còn của bệnh nhân tăng lên và chất lượng cuộc sống của họ đã trở thành một mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà chăm sóc sức khoẻ[22]. Việc nâng cao chất lượng
  4. 2 cuộc sống hiện nay không còn tập trung nhiều vào việc kéo dài tuổi thọ cho một con người hay tăng kỳ vọng sống của một cộng đồng, mà thay vào đó là việc nghiên cứu cải thiện mức độ thụ hưởng và sự thoải mái trong cuộc sống hằng ngày một cách tốt nhất[2]. Những người nhiễm HIV/AIDS đến từ tất cả các tầng lớp trong xã hội, từ các vùng văn hoá xã hội khác nhau, giới tính khác nhau, họ phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các vấn đề không chỉ là triệu chứng mà còn là các vấn đề xã hội. Những vấn đề này đã tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người nhiễm HIV[3]. Dựa trên những khía cạnh đó, việc đo lường sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV là những bằng chứng cần thiết trong qua trình đánh giá hiệu quả can thiệp, và đóng góp đáng kể vào quy trình quản lý bệnh nhân và phân bổ nguồn lực. Từ đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể có được các thông tin hữu ích để đề ra những biện pháp định hướng, khắc phục giúp nâng cao cuộc sống của người nhiễm HIV. Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, với nền kinh tế công nông nghiệp luôn tăng trưởng ở mức cao, đã thu hút nhiều nguồn nhân lực từ các tỉnh khác về đây lập nghiệp. Với những vấn đề đặt ra ở trên cũng như mối quan tâm về chất lượng cuộc sống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này, với hai mục tiêu 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại TTYT thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 Giới thiệu về HIV/AIDS 1.1.1 Lịch sử HIV/AIDS 1.1.2 Khái niệm về HIV 1.1.3 Đường lây nhiễm 1.2 Dịch tễ học HIV/AIDS 1.2.1 Thế giới 1.2.2 Việt Nam 1.3 Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) 1.3.1 Mục đích 1.3.2 Lợi ích của việc điều trị ARV sớm 1.3.3 Nguyên tắc điều trị 1.3.4 Tiêu chuẩn điều trị 1.4 Chất lượng cuộc sống và các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống 1.4.1 Khái niệm chất lượng cuộc sống 1.4.2 Thang đo chất lượng cuộc sống 1.4.2.1 Phân loại thang đo 1.4.2.2 Thang đo chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV 1.4.2.3 Bộ câu hỏi sử dụng cho đề tài 1.4.2.4 Đặc điểm của bộ câu hỏi WHOQOL-HIV BREF 1.5 Chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS 1.5.1 Trên thế giới 1.5.2 Tại Việt Nam 1.6 Một số yếu tố liên quan đến CLCS của người nhiễm HIV/AIDS 1.7 Khái quát về TTYT thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 1.7.1 Lịch sử cơ cấu 1.7.2 Chức năng 1.7.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu
  6. 4 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tương, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương trong thời gian nghiên cứu Hồ sơ bệnh án điều trị * Tiêu chuẩn chọn vào Tất cả bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại TTYT thành phố Thuận An có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ Không đủ sức khoẻ tham gia nghiên cứu (rối loạn tâm thần, bệnh nặng không đủ sức trả lời câu hỏi). 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Phòng khám ngoại trú ARV - Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Tháng 12 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020 Thời gian thu thập số liệu: Tháng 5 – 6 năm 2020 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, kết hợp hồi cứu số liệu (hồ sơ điều trị) 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 2.2.2.1 Cỡ mẫu: Công thức tính mẫu 2 𝑍1−𝛼 2 n=( ∗ 𝜎) d Trong đó: n: Mẫu cần điều tra Z: Trị số phân phối chuẩn, 𝑍1−𝛼/2 = 1,96 α: Xác xuất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 d: Độ chính xác mong muốn, d=0,2
  7. 5 𝜎: Độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số, 𝜎=2,1 Áp dụng công thức tính được n = 423,3. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 424 người. Phòng khám ngoại trú ARV – Trung tâm y tế thành phố Thuận An hiện đang quản lý 532 đối tượng nhiễm HIV, những chỉ có 485 đối tượng theo danh sách quản lí thỏa tiêu chí chọn vào (không có mặt tại thời điểm nghiên cứu) vì vậy chúng tôi tiến hành lấy mẫu toàn bộ những đối tượng này 2.2.2.2 Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện tất cả tất cả người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại TTYT thành phố Thuận An, đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ. 2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2 2.3.2 Tiêu chí đánh giá Chuyển điểm đối với B3, B4, B5, B8, B9, B10 và B31 các mục tiêu cực (1 = 5) (2 = 4) (3 = 3) (4 = 2) (5 =1) Sức khỏe thể chấT:(B3 + B4 + B14 + B21)/4 * 4 Sức khỏe tâm thần: (B6 + B11 + B15 + B24 + B31)/5 * 4 Mức độ độc lập: (B5 + B20 + B22 + B23)/4 * 4 Cách tính điểm cho Các mối quan hệ xã hội: (B17 + B25 + B26 + từng lĩnh vực B27) /4 * 4 Môi trường: (B12 + B13 + B16 + B18 + B19 + B28 + B29 + B30)/8 *4 Niềm tin cá nhân: (B7 + B8 + B9 + B10)/4 * 4 2.4 Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin Bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 4 phần: Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học gồm tuổi, giới, nơi ở hiện tại, dân tộc, tình trạng hôn nhân, học vấn, tình trạng kinh tế, hiện đang sống với ai, tiết lộ việc nhiễm bệnh, sử dụng chất gây nghiện, đường lây nhiễm
  8. 6 Phần B: Bộ câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống WHOQOL- HIV BREF dành cho người nhiễm HIV phiên bản tiếng việt gồm 31 câu, đo lường trên 6 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội, môi trường, niềm tin cá nhân. Phiếu trích xuất thông tin lâm sàng: (Phụ lục 2) Thời gian nhiễm HIV, thời gian điều trị ARV, CD4 lúc bắt đầu điều trị, bệnh đi kèm, tuân thủ điều trị 2.4.2 Các kĩ thuật thu thập thông tin Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đến khám bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Thu thập số liệu về quá trình điều trị của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án bằng phiếu trích xuất thông tin lâm sàng 2.4.3 Quy trình thu thập thông tin. Bước 1: Chọn thời điểm và vị trí phỏng vấn Bước 2: Trong lúc bệnh nhân ngồi chờ khám, tư vấn và uống thuốc, các điều tra viên tiếp cận với bệnh nhân đến khám, tư vấn và nhận thuốc ARV hàng tháng thông qua sự giới thiệu của trung tâm và bác sĩ điều trị. Sau đó nói rõ thông tin về nghiên cứu mời họ tham gia vào nghiên cứu Bước 3: Nếu họ đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn bệnh nhân bằng bộ câu hỏi soạn sẵn Bước 4: Kiểm tra toàn bộ thông tin để tránh bỏ sót câu hỏi sau khi hoàn tất cuộc phỏng vấn Bước 5: Cảm ơn sự hợp tác của bệnh nhân Bước 6: Sau khi hoàn tất một ngày phỏng vấn, người điều tra trích xuất thông tin lâm sàng trong hồ sơ bệnh án từ những người đã được phỏng vấn trong ngày hôm đó. 2.5 Phân tích và xử lí số liệu 2.5.1 Nhập liệu và làm sạch số liệu Kiểm tra số liệu: Mỗi bảng câu hỏi được kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lý. Làm sạch số liệu: Những phiếu trả lời do đối tượng không muốn trả lời trên 70% nội dung của bộ câu hỏi thì phiếu sẽ bị loại bỏ. Các dữ liệu sau khi thu thập được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 2.5.2 Test thống kê mô tả Tần số và phần trăm đối với các biến định tính. Trung bình và độ lệch chuẩn với các biến số định lượng có phân phối bình thường. Trung vị và khoảng tứ phân vị với các biến số định lượng có phân phối không bình thường.
  9. 7 2.5.3 Test thống kê phân tích Test χ2 để xác định mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với chất lượng cuộc sống. T-test và kiểm định Anova để đo lường mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với điểm số từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống. Hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối liên quan thực sự với điểm số chất lượng cuộc sống bằng cách đưa những yếu tố sau khi xét đơn biến ý nghĩa p < 0,05 vào mô hình hồi quy tuyến tính. 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 2.6.1 Sai số Sai số thông tin Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi một số thông tin nhạy cảm như sử dụng chất gây nghiện và CLCS. Sai số trong quá trình hồi cứu bệnh án: điều tra viên ghi khác thông tin trong bệnh án Sai số trong quá trình nhập liệu 2.6.2 Biện pháp khắc phục Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số. Sử dụng các thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị. Chọn lựa phỏng vấn viên có kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp với người dân được tập huấn kỹ trước khi tiến hành nghiên cứu, biết cách hướng dẫn người tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi. Kiểm soát thông tin trên phiếu điều tra ngay sau mỗi ngày điều tra, số liệu nghi ngờ phải xác minh ngay. Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn Khuyến khích bệnh nhân nói thật, không ép bệnh nhân phải trả lời. Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời, cấu trúc bộ câu hỏi chặt chẽ. Giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho người được phỏng vấn. 2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu
  10. 8 Nghiên cứu được sự thông qua và cho phép bởi Hội đồng xét duyệt đề cương thông qua. Các đối tượng được mời tham gia vào nghiên cứu đều dựa trên tinh thần tự nguyện và có sự đồng ý tham gia bằng việc kí nhận tham gia vào nghiên cứu. Các câu hỏi liên quan đến chủ đề nghiên cứu không xâm phạm đến quyền tự do cá nhân người được phỏng vấn trong quá trình thu thập thông tin. Các thông tin thu thập hoàn toàn được giữ bí mật cho từng cá nhân và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Quyền lợi người cung cấp thông tin được bảo đảm bằng cách giải thích rõ:  Mục tiêu nghiên cứu  Việc sử dụng kết quả nghiên cứu  Có quyền từ chối tham gia hoặc bỏ ngang cuộc phỏng vấn  Giải thích tính bảo mật thông tin  Chỉ tiến hành thu thập thông tin các đối tượng đã được giải thích rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.8 Hạn chế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên không tìm hiểu được mối liên quan nhân quả giữa các đặc điểm dân số - xã hội, quá trình điều trị của người nhiễm HIV với điểm số chất lượng cuộc sống vì vậy cần có thêm các nghiên cứu thiết kế dọc để tiện theo dõi sự thay đổi của các biến số ảnh hưởng đến CLCS người nhiễm HIV. Do nguồn kinh phí còn hạn chế, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành lấy mẫu tại TTYT thành phố Thuận An, chưa đánh giá được cho số người nhiễm HIV sống trên toàn tỉnh Bình Dương, cần có thêm nghiên cứu thực hiện trên tất cả các phòng khám ngoại trú toàn tỉnh Bình Dương để có được sự đánh giá chính xác và cái nhìn toàn diện về CLCS của người bệnh. Nghiên cứu sử dụng một số câu hỏi nhạy cảm như tình hình sử dụng chất gây nghiện như ma túy, heroin, thuốc lắc. Điều này có thể dẫn đến sai lệch thông tin do người nhiễm HIV cố tình che giấu vì vậy người phỏng vấn viên cần có kỹ năng giao tiếp để có thể thu thập thông tin một cách chính xác.
  11. 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=485) Số đối tượng tham gia nghiên cứu là 485, trong đó nam giới chiếm đa số với hơn 60%. Nơi sinh sống của các đối tượng giữa thuê trọ và nhà riêng với tỉ lệ gần như là ngang nhau. Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 34,3 ± 6,86. Trong đó hơn 57% đối tượng nằm trong độ tuổi từ 35 trở xuống. Trình độ học vấn tập trung nhiều ở nhóm cấp 2 và cấp 3. Nhóm đối tượng nghiên cứu đã kết hôn chiếm tỉ lệ cao nhất với 55,1%. Phần lớn những đối tượng nghiên cứu đang sống chung với người thân, chỉ có một số lượng ít sống một mình hoặc sống với bạn bè. Đa số các đối tượng có nền kinh tế tự chủ dựa vào bản thân chiếm hơn 80%. Đa số các đối tượng đều tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác chiếm gần 80%. Số lượng đối tượng có sử dụng và không sử dụng chất gây nghiện lần lượt là 41,9% và 58,1%. Bảng 3.2 Đặc điểm tiền sử bệnh và quá trình điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (n=485) Đặc điểm tiền sử bệnh và quá trình Số lượng Tỷ lệ (%) điều trị ARV Tiêm chích 83 17,1 Đường lây Quan hệ tình dục 234 48,2 nhiễm HIV Đường khác 18 3,7 Không biết 150 30,9 < 1 năm 45 9,3 Thời gian 1 – 5 năm 240 49,5 nhiễm HIV > 5 năm 200 41,2 < 1 năm 51 10,5 Thời gian 1 – 5 năm 264 54,4 điều trị > 5 năm 170 35,1 Số lượng tế ≤ 350 351 72,4 bào CD4 > 350 134 37,6 Bệnh kèm Có 83 17,1
  12. 10 theo Không 402 82,9 Các bệnh Viêm gan 63 77,7 kèm theo Lao 12 14,8 (n=81) Bệnh khác 6 7,5 Tác dụng Có 35 7,2 phụ Không 450 92,8 Tuân thủ Có 430 88,7 điều trị Không 55 11,3 Nguyên nhân nhiễm HIV chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm quan hệ tình dục với tỷ lệ là 48,2% và nguyên nhân nhiễm HIV do quan hệ tình dục cao hơn nhiều so với tiêm chích ma túy gần 3 lần. Thời gian nhiễm HIV của các đối tượng đa số là từ 1 năm trở lên. Trong đó, nhóm đối tượng có thời gian nhiễm HIV từ 1 đến 5 năm và từ 5 năm trở lên gần như tương đồng (chiếm 49,5% và 41,2%). Cũng giống như thời gian nhiễm HIV thì thời gian điểu trị HIV của các đối tượng đa số từ 1 năm trở lên chiếm gần 90% và hơn ½ đối tượng nghiên cứu có thời gian đều trị từ 1 đến 5 năm chiếm 54,4%. Nhóm đối tượng có số lượng tế bào CD4 mới bắt đầu điểu trị ARV từ 350 tế bào/mm3 trở xuống chiếm hơn 70%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu chưa phát hiện có bệnh kèm theo, trong 17,1% đối tượng có bệnh kèm theo. Trong nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7,2% số đối tượng có tác dụng phụ khi điều trị ARV và gần 90% đối tượng nghiên cứu tuân thủ điều trị. 3.2 Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3 Điểm số chất lượng cuộc sống từng lĩnh vực Trung bình Giá trị Giá trị Khía cạnh sức khỏe ± Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất chuẩn Sức khỏe thể chất 14,8 ± 2,65 6,0 20,0 Sức khỏe tinh thần 14,0 ± 2,30 5,6 20,0 Mức độ độc lập 14,1 ± 2,34 7,0 20,0 Mối quan hệ xã hội 12,5 ± 2,17 6,0 20,0 Môi trường sống 13,0 ± 1,88 7,5 19,5 Niềm tin cá nhân 14,6 ± 2,75 7,0 20,0 Chất lượng cuộc sống chung 13,8 ± 3,01 6,0 20,0
  13. 11 Các thang điểm chất lượng cuộc sống có phân phối bình thường. Điểm trung bình cao nhất ở lĩnh vực sức khỏe thể chất: 14,8 ± 2,65 trên thang điểm 4 đến 20 (tức vào khoảng 74% nếu tính trên thang điểm 100). Thấp nhất ở lĩnh vực mối quan hệ xã hội: 12,5 ± 2,17 (khoảng 62,5%). Lĩnh vực niềm tinh cá nhân có điểm số trung bình gần như tương đương lĩnh vực sức khỏe thể chất là 14,6 ± 2,75 (khoảng 73%). Lĩnh vực sức khỏe tinh thần và mức độ độc lập có điểm số trung bình gần tương đương nhau (khoảng 70%). Lĩnh vực môi trường sống và chất lượng cuộc sồng chung có điểm trung bình lần lượt là 13,0 ± 1,88 và 13,8 ± 3,01 (tức vào khoảng 65% và 69%). Bảng 3.4 Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Chất lượng cuộc sống Tần số Tỷ lệ (%) Tốt 252 52,0 Không tốt 233 48,0 Trong 485 đối tượng nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm đối tượng có chất lượng cuộc sống tốt và nhóm có chất lượng cuộc sống không tốt là gần như tương đồng (chiếm 52% và 48%) 3.3 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.5 Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan Chất lượng cuộc sống OR OR Đặc điểm Không tốt (KTC 95%) p Tốt (KTC 95%) dân số học hiệu chỉnh SL % SL % Nhóm tuổi ≤ 35 153 55,2 124 44,8 1,36 1,12 0,625 > 35 99 47,6 109 52,4 (0,95-1,95) (0,71-1,78) Dân tộc Kinh 243 53,9 208 46,1 3,24 2,84 (1,48-7,11) 0,02 Khác 9 26,5 25 73,5 (1,16-6,97) Trình độ học vấn ≤ THCS 111 39,6 169 60,4 0,29 0,25 THCS 141 68,8 64 31,2 (0,20-0,44) (0,16-0,39) Tình trạng hôn nhân
  14. 12 Kết hôn/ Sống chung 169 63,3 98 36,7 bạn tìnhtình 2,80 2,81
  15. 13 Không 238 52,9 212 47,1 (0,29-1,19) (0,42-2,51) Trong mô hình hồi quy đa biến hiệu chỉnh theo nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sống chung, kinh tế, tiết lộ việc nhiễm bệnh, sử dụng chất gây nghiện, đường lây nhiễm HIV, thời gian nhiễm HIV, tác dụng phụ liên quan đến chất lượng cuộc sống, kết quả cho thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa dân tộc và chất lượng cuộc sống. Dân tộc kinh có tỷ số số chênh về chất lượng cuộc sống tốt cao gấp 2,845 lần so với dân tộc khác với khoảng tin cậy 95% 1,160 – 6,975. Tỷ số số chênh chất lượng cuộc sống tốt giữa nhóm trình độ học vấn ≤ THCS so với nhóm >THCS là 0,252, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% 0,159 – 0,399 Nhóm kết hôn/sống chung với bạn tình có tỷ số số chênh chất lượng cuộc sống tốt cao gấp 2,811 lần so với nhóm độc thân/ ly dị/ ly thân/ góa, khoảng tin cậy 95% 1,737 – 5,458. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng kinh tế với chất lượng cuộc sống. Những người có kinh tế tự chủ dựa vào bản thân có tỷ số số chệnh chất lượng cuộc sống tốt cao gấp 10,581 lần so với những người kinh tế phụ thuộc vào gia đình, xã hội, với khoảng tin cậy 95% 5,630 – 20,913. Không có mối liên quan giữa tỉ số số chênh chất lượng cuộc sống tốt với giới tính, tình trạng sống chung, tiết lộ việc nhiễm bệnh, sử dụng chất gây nghiện, đường lây nhiễm HIV, thời gian nhiễm HIV, tác dụng phụ.
  16. 14 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm về dân số xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam giới chiếm phần lớn hơn 60%, đặc điểm này tương đồng với các nghiên cứu về đối tượng nhiễm HIV đang điều trị ARV tại Việt Nam và trên thế giới [6] [7] [18] [41] [55]. Kết quả này cũng tương đồng với tỉ lệ nhiễm HIV chung của nữ giới tại Việt Nam và trong những năm gần đây trong báo cáo tình hình dịch bệnh cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng, số lượng nữ giới nhiễm HIV có xu hướng gia tăng [4]. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy tỉ lệ nữ giới lớn hơn nam giới [52]. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 34,3 ± 6,86 tuổi, thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 61 tuổi, trong đó nhóm tuổi ≤ 35 tuổi chiếm ưu thế với 57,1%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới [7] [11] [43] [61].Tuy nhiên một vài nghiên cứu khác ở Finland và Brazil lại cho thấy độ tuổi trung bình là cao hơn [19] [55]. Tình trạng nơi ở của đối tượng nghiên cứu có sự tương đương giữa thuê trọ và ở nhà riêng. Điều này có thể lý giải dựa trên Bình Dương là nơi có nhiều khu công nghiệp, thu hút nguồn lao động, nên dân số ở đây tập trung phần lớn là công nhân đến lập nghiệp, từ đó việc thuê trọ trở nên khá phổ biến. Phần lớn người nhiễm HIV đều có nền kinh tế tự chủ dựa vào bản thân, một số ít phải phụ thuộc vào gia đình và trợ cấp xã hội nhưng không đáng kể. Kết quả này cho thấy tương đồng với nghiên cứu tại Bình Phước [11]. Những đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn thấp, phần lớn từ cấp 2 trở xuống chiếm gần 60%. Kết quả này cũng được tìm thấy tương tự ở các nghiên cứu trên thế giới [17] [47] [48] [49]. Tuy nhiên ở một nghiên cứu khác thì kết quả cho thấy phần lớn đối tượng là những người có học vấn từ cấp 2 trở lên [59]. Về tình trạng hôn nhân, đa số các đối tượng nghiên cứu đã kết hôn hoặc sống chung với bạn tình. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới [11] [21] [61]. Điều này cũng lý giải được rằng các đối tượng tham gia nghiên cứu chiếm phần lớn là sống chung với người khác.
  17. 15 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các đối tượng tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác. Kết quả khảo sát này phù hợp với đặc điểm của quần thể người nhiễm HIV tại Việt Nam có sự thay đổi. Tuy nhiên ở một vài nghiên cứu cho thấy người nhiễm HIV vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối xử. Những người bị nhiễm HIV thường bị cộng đồng xa lánh, với tâm lý chung sợ mất các mối quan hệ xung quanh, sợ mất việc làm, sợ ảnh hưởng đến gia đình dẫn đến sợ người khác biết tình trạng của mình nên vẫn còn có xu hướng che giấu bệnh đối với người khác, đặc biệt là những người không phải là người thân hay bạn tình [5] [14]. Về tình trạng sử dụng chất gây nghiện, gần một nửa đối tượng nghiên cứu có sử dụng chất gây nghiện, kết quả này tương đối phù hợp với đặc điểm dân số của nghiên cứu chúng tôi chủ yếu là nam giới, là những đối tượng có trình độ học vấn thấp và chủ yếu là công nhân. 4.1.2 Đặc điểm tiền sử bệnh và quá trình điều trị ARV Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân nhiễm HIV chiếm gần một nửa là do quan hệ tình dục. So với tiêm chích ma túy thì nguyên nhân nhiễm HIV do quan hệ tình dục là cao hơn nhiều, kết quả phù hợp với nhiều y văn cũng như báo cáo của nước ta ghi nhận đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục có xu hướng tăng lên, tiêm chích ma túy giảm dần [4] [55]. Thời gian nhiễm HIV phần lớn từ 1 năm trở lên, kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại Estonia cho thấy hơn 80% đối tượng có thời gian nhiễm HIV từ 1 năm trở lên [59]. Thời gian điều trị của các đối tượng chủ yếu cũng từ 1 năm trở lên, kết quả này cho thấy phù hợp với thời gian nhiễm HIV, đa số đối tượng nhiễm HIV đều tham gia điều trị trong thời gian khá sớm và kết quả cũng tương đồng với các nghiên cứu khác [61]. Với việc mở rộng nhanh chóng chương trình điều trị ARV tại Việt Nam, bệnh nhân được tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị nên số lượng tế bào CD4 cao trong nghiên cứu là kết quả tích cực cho thấy hiệu quả của chương trình điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ người nhiễm HIV có bệnh đi kèm là 13,2%, trong đó chủ yếu là viêm gan B, C chiếm phần lớn, ngoài ra một số bệnh nhân có tình trạng mắc lao kèm theo. Kết quả có một ít khác biệt so với nghiên cứu tại Bình Phước năm 2015, khi tỉ lệ người nhiễm HIV có bệnh đi kèm cao hơn
  18. 16 là 21% và số lượng mắc bệnh viêm gan B, C và lao chiếm đa số. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân mắc bệnh lao tương đương với viêm gan B, C [11]. Tuân thủ điều trị ARV là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong công tác điều trị ARV. Tuân thủ điều trị kém hơn sẽ có khả năng dẫn đến HIV kháng thuốc và làm thất bại điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ không tuân thủ điều trị đối tượng tham gia nghiên cứu là 11,3%. Việc này có thể do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi uống, hoặc do tính chất công việc khiến bệnh nhân không thể đến tái khám đúng hẹn. 4.2 Đánh giá chất lượng cuộc sống người nhiễm HIV Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ chất lượng cuộc sống tốt của người nhiễm HIV là 52,0%. Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu đã tìm thấy trước đây, nghiên cứu tại Lebanon và Georgia cho thấy chất lượng cuộc sống tốt dưới 50% [13] [44] Kết quả này cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV tại Việt Nam mặc dù còn thấp nhưng vẫn ở mức độ trung bình. Điều này có thể là một dấu hiệu đáng khích lệ cho những nỗ lực của nền y tế Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân HIV. Trong 6 lĩnh vực chất lượng cuộc sống và đánh giá chất lượng sống chung của bộ câu hỏi WHOQoL – HIV BREF từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm số cao nhất của người nhiễm HIV thuộc về lĩnh vực sức khỏe thể chất với 14,8 ± 2,6 tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vân Anh và nghiên cứu của Quách Thị Minh Phượng [1] [9]. Tuy nhiên các nghiên cứu ở Nigeria và Burkina Faso lại cho kết quả khác khi lĩnh vực có điểm số cao nhất là niềm tin cá nhân [21] [34]. Trong nghiên cứu này, điểm trung bình sức khỏe thể chất cao nhất có thể do bệnh nhân nhiễm HIV tích cực điều trị ARV đã làm cho cuộc sống của người nhiễm HIV tốt hơn, giấc ngủ được cải thiện, không phải lo lắng và khó chịu những cơn đau về thể chất, có đủ sức khỏe cho hoạt động cuộc sống thường ngày. Nghiên cứu cũng ghi nhận điểm số thấp nhất thuộc về lĩnh vực mối quan hệ xã hội là 12,5 ± 2,17, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vân Anh và Trần Xuân Bách [1] [61]. Điểm lĩnh vực mối quan hệ xã hội thấp nhất có thể lý giải khi mà cộng đồng chung tại Việt Nam vẫn còn đang có sự kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, bệnh nhân thường có sự mặc
  19. 17 cảm, lo sợ người khác biết về tình trạng bệnh của mình nên điểm số ở lĩnh vực này còn hạn chế. Bên cạnh đó, điểm số niềm tin cá nhân thấp thứ nhì, thấp hơn là sức khỏe tinh thần, mức độ độc lập, môi trường sống và chất lượng sống chung. Điều này do bệnh nhân nhiễm HIV đa số nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và thông cảm của người thân khiến họ cảm thấy thoải mái về tinh thần, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, ngoài ra việc điều trị ARV cũng cải thiện tình trạng sức khỏe nên họ không thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực, không còn lo sợ nhiều về cái chết. Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn người bệnh không có đủ tiền tiêu theo nhu cầu, hoặc tham gia các hoạt động giải trí cũng như sự tự kỳ thị đối với bản thân khi bị nhiễm HIV dẫn đến điểm số môi trường sống thấp. 4.3 Mối liên quan giữa đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 4.3.1 Một số yếu tố đặc điểm dân số xã hội liên quan đến chất lượng cuộc sống Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa dân tộc với chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Với người nhiễm HIV là dân tộc kinh có chất lượng cuộc sống tốt hơn dân tộc là 2,8 lần. Tuy nhiên nghiên cứu tại Estonia lại không có mối liên quan giữa dân tộc với chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS [59]. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Kết quả cho thấy những người nhiễm HIV/AIDS có trình độ học vấn trên cấp 2 thì có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người nhiễm HIV/AIDS học vấn từ cấp 2 trở xuống. Nghiên cứu tại Georgia về chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS cho thấy những người có học vấn cao có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người có học vấn thấp là 1,51 lần [44]. Giáo dục có khả năng mang lại việc nhận thức về HIV, cơ hội nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ xã hội do đó có thể góp phần mang lại cho người nhiễm HIV/AIDS chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên nghiên cứu tại Estonia lại không có mối liên quan giữa trình độ học vấn với chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS [59]. Chúng tôi cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Với
  20. 18 người nhiễm HIV/AIDS đã kết hôn hoặc có bạn tình có chất lượng cuộc sống tốt hơn gấp 2,8 lần so với những người nhiễm HIV/AIDS còn độc thân, ly dị, ly thân hoặc góa. Qua đây có thể thấy người thân, hay nói đúng hơn là những người thân cận, gần gũi có thể chia sẻ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp bệnh nhân tích cực hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên nghiên cứu của James Osei Yeboah tại Ghana và Sri Handayani tại Idonesia về chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS cho thấy tình trạng hôn nhân hiện tại không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS [39] [56]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS có kinh tế tự chủ dựa vào bản thân có chất lượng cuộc sống tốt nhiều hơn. Với mô hình hồi quy đa biến đã kiểm soát các yếu tố trong nghiên cứu cho thấy những người nhiễm HIV/AIDS tự chủ kinh tế có chất lượng cuộc sống tốt cao hơn 10,58 lần so với những người nhiễm HIV/AIDS kinh tế phụ thuộc vào gia đình/người khác. Chúng ta thường thấy những người tự chủ về kinh tế thường là người có việc làm, nghề nghiệp và kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy với những người có công việc thì chất lượng cuộc sống tốt hơn so với những người thất nghiệp [24] [56] [59] [71]. Nghiên cứu tại Estonia cho thấy với những người nhiễm HIV/AIDS có nghề nghiệp có chất lượng cuộc sống cao hơn 2,27 lần so với những người nhiễm HIV/AIDS không có nghề nghiệp [59]. 4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến từng lĩnh vực của thang đo chất lượng cuộc sống 4.3.2.1 Liên quan giữa yếu tố dân số xã hội với các lĩnh vực của thang đo chất lượng cuộc sống Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa giới tính với chất lượng cuộc sống của các lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và mức độ độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới có điểm số các lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và mức độ độc lập cao hơn nam giới và sự khác biệt này có ý nghĩa. Một vài nghiên cứu tại Addis Ababa, Burkina Faso cũng cho thấy kết quả giới tính có mối liên quan với các lĩnh vực chất lượng cuộc sống của bộ công cụ WHOQOL-HIV BREF, tuy nhiên các nghiên cứu này lại chỉ ra nam giới có điểm số chất lượng cuộc sống từng lĩnh vực cao hơn nữ giới [21] [49]. Một nghiên cứu khác tại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2