intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM ĐÔNG XUÂN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM ĐÔNG XUÂN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN TẬP HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và bồi dưỡng kiến thức khi là học viên theo học tại trường. Tôi xin chân trọng cảm ơn Thầy, Cô bộ môn Y tế Công cộng đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Tập, đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi về xác định vấn đề nghiên cứu đến xây dựng luận văn tốt nghiệp. Xin cám ơn quý người bệnh tại bệnh viện đa khoa Nam Anh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tôi đã chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Bình Dương, ngày tháng năm 2019 PHẠM ĐÔNG XUÂN
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn PHẠM ĐÔNG XUÂN
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 4 1.1 Đại cương bệnh tay chân miệng.................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 4 1.1.2 Tác nhân ................................................................................................ 5 1.1.3 Diễn tiến bệnh ....................................................................................... 8 1.1.4 Triệu chứng bệnh tay chân miệng......................................................... 9 1.1.5 Đặc điểm dịch tễ học............................................................................. 9 1.1.6 Các thể lâm sàng ................................................................................. 11 1.1.7 Phòng chống bệnh tay chân miệng ..................................................... 13 1.2 Tình hình bệnh tay chân miệng ................................................................. 16 1.2.1 Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới ...................................... 16 1.2.2 Tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam ..................................... 17 1.2.3 Tình hình phòng chống bệnh tay chân miệng tại các tỉnh/thành phố ....................................................................................................... 18 1.3 Một số nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam...................... 22 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 22 1.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 23 1.4 Đôi nét về địa điểm nghiên cứu ................................................................ 25 1.5 Khung lý thuyết ......................................................................................... 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 28 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................... 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 28 2.3 Kỹ thuật chọn mẫu .................................................................................... 29 2.4 Các biến số và tiêu chí đánh giá................................................................ 30 2.4.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 30 2.4.2 Các chỉ số, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu................................ 42 2.5 Quy trình thu thập thông tin và cơ của nghiên cứu................................... 42 2.5.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 42
  6. 2.5.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................. 42 2.6 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 42 2.7 Sai số và biện pháp hạn chế sai số ............................................................ 43 2.7.1 Sai số ................................................................................................... 43 2.7.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................... 43 2.8 Vấn đề đạo đức nghiên cứu....................................................................... 44 2.9 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 44 Chương 3. KẾT QUẢ ..................................................................................................45 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................... 45 3.2 Kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.......................................................................................................... 48 3.3 Thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.......................................................................................................... 51 3.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành đúng của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng ...................................................................... 56 3.4.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng .................................................... 56 3.4.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng .................................................... 59 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................... 62 4.1. Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................... 62 4.2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng .......................................... 63 4.3. Thực hành của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng .............................. 65 4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ ........................................................................................... 68 KẾT LUẬN ..................................................................................................................71 KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CMTND Chứng minh thư nhân dân DDKK Dung dịch khử khuẩn NVYT Nhân viên y tế TCM Tay chân miệng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TIẾNG ANH BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy) OR Odd Ratio (Tỷ số chênh) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................... 30 Bảng 2.2 Các biến số về kiến thức phòng bệnh tay chân miệng ........................ 33 Bảng 2.3 Các biến số về thực hành phòng bệnh tay chân miệng........................ 36 Bảng 3. 1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 300) .................... 45 Bảng 3. 2: Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=300)...................... 46 Bảng 3. 3: Kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng (n = 300) ......................... 48 Bảng 3. 4: Kiến thức về vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng (n=300) ............... 49 Bảng 3. 5: Thực hành rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ rửa tay (n=300)........ 51 Bảng 3. 6: Thực hành rửa tay của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n=300) ................ 52 Bảng 3. 7: Thực hành lau sàn nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n=300) ......... 53 Bảng 3. 8: Thực hành ngâm rửa đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn (n=300) ... 54 Bảng 3. 9: Thực hành phòng lây lan trong cộng đồng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị bệnh tay chân miệng (n=300) .................................................................. 55 Bảng 3. 10: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng (n=300) .............................................................. 56 Bảng 3. 11: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng (n=300) (tiếp theo) ............................................ 58 Bảng 3. 12: Một số yếu tố liên quan đến thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng (n=300) .............................................................. 59 Bảng 3. 13: Một số yếu tố gia đình liên quan đến thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng (n=300) ........................................... 60 Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n=300) ..................................................... 61
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Một số dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ............................................. 5 Hình 1.3 Cấu trúc và bộ gen của Enterovirus ...................................................... 8
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hơn 80% bệnh gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ sinh hoạt tập thể như đi học tại nhà trẻ, học mẫu giáo là những yếu tố nguy cơ làm lây truyền bệnh và có thể gây bùng phát dịch bệnh tay chân miệng [7]. Bệnh tay chân miệng có tỷ suất lưu hành cao ở nhiều nước trên thế giới, trong những năm gần đây bệnh có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Năm 2013, tại Trung Quốc ghi nhận đến 2.071.237 trường hợp mắc, với 550 trường hợp tử vong, Nhật Bản ghi nhận 67.981 trường hợp và Singapore ghi nhận 36.518 trường hợp mắc. Đặc biệt, năm 2014 tính đến ngày 03/6/2014, Tổ chức Y tế thế giới thông báo số mắc tay chân miệng tại Trung Quốc tăng 92,4%; tại Ma Cao tăng 69% và tại Singapore tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2013 [42]. Bệnh tay chân miệng dễ mắc, dễ lây lan và dễ gây ra các trận dịch lớn, tuy nhiên việc kiểm soát bệnh tay chân miệng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta năm 2016: Bệnh tay chân miệng sẽ lưu hành trên diện rộng, tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp so với các nước trong khu vực nhưng nguy cơ tỷ lệ mắc vẫn tăng cao vào các tháng 4 - 5 và tháng 9 - 11. Dự báo này dựa trên những yếu tố như: tình hình bệnh tay chân miệng trên Thế Giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây; tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 71% trong các ổ dịch, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần có nguy cơ làm mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong cộng đồng; bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi và bệnh do nhiều tuýp vi rút gây ra; Bệnh tay chân miệng hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và biện pháp phòng bệnh đặc hiệu [7]. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là khu vực phía Nam, bệnh thường diễn ra vào tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 hàng năm. Năm 2015, cả nước ghi nhận 59.280 trường hợp mắc tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 06 trường hợp tử vong tại khu vực phía Nam. Số mắc tích lũy
  11. 2 tăng cao tập trung tại một số tỉnh miền Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng và Hà Nội [8]. Theo báo cáo của các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, năm 2011 cả nước ghi nhận 2.857 trường hợp mắc mới tay chân miệng tại 51 địa phương, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại 4 tỉnh là Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng và Hậu Giang, tiếp đó là 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Bình Định và An Giang; 5 trường hợp tử vong tiếp tại Hà Nội, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau. Có 15 địa phương có số mắc tay chân miệng cao (trên 100 trường hợp) là: thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Hòa Bình, An Giang, Khánh Hòa và Thanh Hóa. Theo thống kê của Sở Y tế Long An, tính từ đầu năm 2018 đến ngày 7/10/2018, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.300 ca mắc bệnh tay chân miệng, chưa có trường hợp tử vong. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 9/2018 trên địa bàn tỉnh đã có gần 900 ca mắc tay chân miệng, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn dân cư, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước …[3]. Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng tuy chưa có thuốc và vắc xin đặc hiệu nhưng nếu biết cách phòng chống thì không đáng lo ngại. Với trẻ em, các gia đình cần quan tâm giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nếu nhà, có trẻ em mắc bệnh, cha mẹ phải đeo khẩu trang cho trẻ, phải khử khuẩn cả chăn màn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt bằng đun sôi, ngâm trong dung dịch Chloramin B và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, điều trị. Trong đó, các bà mẹ là người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng như có tác động nhiều đến những người chăm sóc trẻ khác nhưng kiến thức và thực hành của các bà mẹ về phòng ngừa tay chân miệng còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thực hành đúng về bệnh tay chân miệng và các yếu tố liên quan trong việc phòng bệnh là cần thiết và hữu ích. Từ đó góp phần tăng cường công tác tuyên truyền phòng bệnh tay chân miệng và nâng cao sức khoẻ trẻ em, đây chính là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ
  12. 3 có con dưới 5 tuổi tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2019” với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1) Đánh giá kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2019 2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2