Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2018 và một số yếu tố liên quan
lượt xem 3
download
Luận văn tiến hành mô tả sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2018 và một số yếu tố liên quan
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------------------------- LÊ THỊ QUỲNH NGA – C00792 SỰ HÀI LÒNG CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 872 0701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Lê Thị Quỳnh Nga Hà Nội - 2018
- 2 Tóm tắt: Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 400 sản phụ sau sinh tại 4 khoa lâm sàng Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa từ tháng 6/2018 đến tháng 7 năm 2018. Nhằm mục đích xác định mức hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ sau sinh. Kết quả cho thấy, mức hài lòng về sự thuận tiện 69,1%; sự minh bạch thông tin 74,9%; cơ sở vật chất 54,2%; thái độ nhân viên 82,3; thời gian chờ 69,8%; chăm sóc mẹ và bé sau sinh 83,7%; dịch vụ hậu cần 56,8%. Có sự liên quan giữa khoa sản phụ nằm điều trị, độ tuổi sản phụ với sự hài lòng về thuận tiện, minh bạch thông tin và dịch vụ hậu cần của Bệnh viện. Trình độ học vấn của sản phụ có liên quan với sự hài lòng về thuận tiện,CSVC, thời gian và dịch vụ hậu cần của Bệnh viện. Từ khóa: Sản phụ sau sinh, sự hài lòng, dịch vụ y tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sự hài lòng của người bệnh là mục đích chính của công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Cải tiến chất lượng khám chữa bệnh tuân thủ nguyên tắc tổ chức, thực hiện việc lấy người bệnh làm trung tâm và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của bệnh viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục. [1],[5]. Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh được tiến hành theo tiêu chí của từng bệnh viện và kết quả cũng đa dạng, phụ thuộc vào các yếu tố đánh giá của từng nghiên cứu. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã có nghiên cứu về sự hài lòng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho kết quả sự hài lòng của người bệnh ở mức trung bình 67,98; SD= 6,25 [4]. Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa là cơ sở khám chữa bệnh cao nhất về Sản – Phụ khoa của cả tỉnh. Trong những năm qua, bệnh viện đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên chất lượng chăm sóc sức khỏe và thái độ phục vụ NB vẫn chưa đáp ứng đủ do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh ngày càng đa dạng và phong phú như hiện nay. Do đó việc đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sản phụ sẽ giúp cho ban lãnh đạo Bệnh viện có cơ sở để lập kế hoạch cải thiện sự hài lòng của sản phụ, nâng cao chất lượng phục vụ sản phụ trong thời gian tới. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “ Sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2018 một số yếu tố liên quan”. Đề tài nghiên cứu gồm 2 mục tiêu sau:
- 3 1. Mô tả sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối Tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sản phụ sau sinh đang được điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng Sản I, Sản II, Sản III và Sản yêu cầu tại BVPS Thanh Hóa từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2018 - Tiêu chuẩn lựa chọn + Sản phụ sau sinh trên 18 tuổi, đang điều trị nội trú + Cả sản phụ sinh thường, sinh can thiệp và sinh mổ. + Sản phụ được thông báo xuất viện + SPSS có khả năng giao tiếp thông thường. + Có đủ năng lực trả lời các câu hỏi điều tra - Tiêu chuẩn loại trừ + Các sản phụ không đủ các yêu cầu ở tiêu chuẩn lựa chọn + Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm: Tại 4 Khoa lâm sàng BVPS Thanh Hóa: sản I, Sản II, sản III, Sản yêu cầu. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu - Thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2018 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức
- 4 p(1- p) n= Z2(1 - α/2) (p.ε)² Trong đó: - n: cỡ mẫu cần thiết - α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% vì thế ta được Z(1 – α/2) = 1,96) - p = 0,5 Tỷ lệ KH hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh dựa trên một nghiên cứu trước của Phạm Nhật Yên về sự hài lòng của người bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu BV Bạch Mai [6] - = 0,1 sai số mong muốn giữa mẫu nghiên cứu và quần thể. Thay vào công thức ta được n = 384 Dự phòng 10% sai số, vậy cỡ mẫu được chọn là 400 đối tượng nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Chúng tôi lựa chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện 2.2.3 Biến số và các chỉ số nghiên cứu - Nhân khẩu học: khoa, tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, kinh tế, hôn nhân, lần sinh, kiểu sinh, bảo hiểm y tế. - Sự hài lòng về: sự thuận tiện, sự minh bạch thông tin, cơ sở vật chất, thời gian chờ, thái độ nhân viên, chăm sóc mẹ và bé sau sinh, dịch vụ hậu cần 2.2.4 Quy trình thu thập thông tin - Tiến hành điều tra thử trên 10 đối tượng nghiên cứu để kiểm tra bộ công cụ và rút kinh nghiệm. - Tiến hành thu thập số liệu: Nghiên cứu viên phát cho đối tượng nghiên cứu bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn, đối tượng tham gia nghiên cứu tự điền vào phiếu điều tra dưới sự hướng dẫn và giám sát của nghiên cứu viên, nếu đối tượng không biết chữ sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên có nhiệm vụ chọn SP theo tiêu chuẩn và phương pháp chọn mẫu đã thống nhất bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. - Nghiên cứu viên kiểm tra và làm sạch số liệu ngay sau khi đối tượng nghiên cứu đưa lại phiếu điều tra, trường hợp thông tin không đầy đủ, nghiên cứu viên gửi lại phiếu để SP bổ sung ngay trước khi ra về.
- 5 2.2.5 Sai số và biện pháp khắc phục sai số - Cỡ mẫu được tính đủ lớn cho toàn bệnh viện nên hạn chế giá trị thống kê khi phân tích theo các nhóm phụ như theo từng khoa. - Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, thống nhất có sự cố vấn của chuyên gia - Điều tra viên là những người có kinh nghiệm khảo sát trong cùng lĩnh vực y tế. - Mã hóa các thuật ngữ cẩn thận trước khi nhập số liệu. 2.2.6 Xử lý và phân tích số liệu - Các số liệu sau khi điều tra được nhập vào máy tính và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20. - Các phép tính được sử dụng trong nghiên cứu như: phân tích mô tả, kiểm định tương quan Pearson, phân tích hồi quy logistics đa biến. - Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ. 2.2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh, không ảnh hưởng đến uy tín hay các mối quan hệ của người bệnh và nhân viên y tế. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- 6 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1: Đặc điểm chung của sản phụ sau sinh (n=400) Đặc điểm Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ % Tuổi ≤ 18 tuổi 3 0,8 18- 30 tuổi 263 65,7 ≥ 30 tuổi 134 33,5 Mean ± sd = 28,42 ± 5,06 ; min = 15 ; max = 49 Dân tộc Kinh 368 92 Khác 32 8 Nơi ở Nông thôn 299 74,7 Thành thị 101 25,3 Trình độ văn hóa Mù chữ, tiểu học 31 7,8 Trung học cơ sở, THPT 214 53,5 Trung cấp, Cao đẳng, Đại 155 38,7 học và sau đại học Nghề nghiệp Nông dân 72 18 Công nhân 162 40,5 Buôn bán, kinh doan 61 15,3 Cán bộ nhà nước 57 14,3 Khác 48 12 Điều kiện kinh tế Có 37 9,3 (có phải hộ nghèo Không 363 90,7 không) Hôn nhân Có chồng 395 98,7 Khác 5 1,3 Bảo hiểm y tế Có 387 96,7 Không 13 3,3 Khoa nằm điều trị Sản I 58 14,5 Sản II 107 26,8 Sản III 97 24,3 Sản yêu cầu 138 34,5 Phương thức sinh Sinh thường 86 21,5 nở Sinh can thiệp 56 14 Mổ lấy thai 258 64,5 Nhận xét: - Tuổi : Có đến 65,7% sản phụ sau sinh có độ tuổi dưới từ 18 đến 30 tuổi, độ tuổi trên 30 chiếm 33,5% và dưới 18 tuổi có 0,8%. Độ tuổi trung bình của sản phụ là 28,42 ± 5,06, sản phụ tuổi trẻ nhất là 15 và cao tuổi nhất là 49.
- 7 - Dân tộc: Dân tộc kinh có tỉ lệ nhiều nhất với 92%, các dân tộc khác chỉ chiếm 8%. - Nơi ở: Đại đa số sản phụ có hộ khẩu ở nông thôn, chiếm tỉ lệ 74,7%, số có hộ khẩu ở thành thị chiếm 25,3%. - Trình độ văn hóa: Khoảng nửa số sản phụ có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông với 53,5%, mù chữ và tiểu học chiếm tỉ lệ ít nhất 7,8%. 3.2. Sự hài lòng của sản phụ sau sinh đối với dịch vụ của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Bảng 3.2: Sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Sự hài lòng chung của SPSS Tỉ lệ % với nhóm yếu tố Không hài lòng Hài lòng Sự thuận tiện 30,9 69,1 Sự minh bạch thông tin 25,1 74,9 Cơ sở vật chất 45,8 54,2 Thái độ nhân viên 17,7 82,3 Thời gian chờ 30,2 69,8 Chăm sóc mẹ và bé 16,3 83,7 Dịch vụ hậu cần 43,2 56,8 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hài lòng của sản phụ với từng nhóm tiêu chí Nhận xét: Kết quả về hài lòng chung của từng nhóm tiêu chí cho thấy tỉ lệ hài lòng cao nhất ở tiêu chí chăm sóc mẹ và bé sau sinh với 83,7%, nhóm thái độ cũng
- 8 gần tương tự với tỉ lệ 82,3%; trong khi sự hài lòng thấp nhất ở nhóm tiêu chí về CSVC bệnh viện với tỉ lệ 54,2%, ngoài ra sự hài lòng về cơ sơ vật chất cũng thấp với 56,8%.3.3. 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Bảng 3.3 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về sự thuận tiện Yếu tố Sự thuận tiện tại bệnh p ORhiệuChỉnh liên quan viện (%) Không hài Hài lòng lòng Khoa Sản I 46,6 53,4 0,02 2,3 Sản II 28 72 0,97 1,0 Sản III 49,5 50,5 0,01 2,44 Sản yêu 27,5 72,5 0,002 1 cầu Tuổi Từ
- 9 - Nhóm tuổi trên 30 mức không hài lòng cao hơn nhóm
- 10 Nhận xét: - Hài lòng của sản phụ ở các khoa về sự minh bạch so với “khoa yêu cầu” được thể hiện rất rõ, mức độ không hài lòng của khoa sản 1 và khoa sản 3 nhiều gấp 2,15 và 3,55 lần khoa “sản yêu cầu”; khoa sản 2 thì tương tự khoa sản yêu cầu. Ở nhóm tuổi cũng chỉ ra những sản phụ có độ tuổi dưới 30 có sự hài lòng cao hơn những sản phụ trên 30 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p 0,05 Bảng 3.5 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về cơ sở vật chất. Yếu tố liên quan Cơ sở vật chất và p ORhiệuChỉnh phương tiện của bệnh viện (%) Không hài Hài lòng lòng Khoa Sản I 55,2 44,8 0,15 1,64 Sản II 42,1 57,9 0,71 1,14 Sản III 53,6 46,4 0,02 2,22 Sản yêu cầu 36,2 63,8 0,04 1 Tuổi Từ
- 11 Nhận xét: - Kết quả về sự hài lòng ở các khoa cho thấy so với “ khoa yêu cầu”, khoa sản 3 có sự không hài lòng nhiều gấp 2,22 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, các khoa sản 1 và sản 2 có sự hài lòng tương tự khoa sản yêu cầu p>0,05. - Sản phụ có trình độ văn hóa trung học cơ sở và trung học phổ thông có sự không hài lòng cao gấp 4,26 lần nhóm có trình độ cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p0,05 Bảng 3.6 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về thời gian chờ Yếu tố Thời gian chờ tại p ORhiệuChỉnh liên bệnh viện (%) quan Không Hài hài lòng lòng Khoa Sản I 36,8 63,2 0,39 1,36 Sản II 29,9 70,1 0,62 0,84 Sản III 42,3 57,7 0,42 1,31 Sản yêu 31,4 68,6 0,32 1 cầu Tuổi Từ
- 12 Nhận xét: - Kết quả cho thấy các nhóm trình độ học vấn càng thấp càng thấp sự không hài lòng thể hiện càng rõ, nhóm THCS và THPT với sự không hài lòng là 38,2%; trong khi nhóm mù chữ và tiểu học (45,2%). Sự liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Tìm hiểu các yếu tố đặc điểm chung khác chưa thấy sự liên quan nào cả, p>0,05 Bảng 3.7 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về thái độ của nhân viên Yếu tố Thái độ của p ORhiệuChỉnh liên nhân viên bệnh quan viện (%) Không Hài hài lòng lòng Khoa Sản I 20,7 79,3 0,77 1,13 Sản II 18,7 81,3 0,61 1,24 Sản III 17,5 82,5 0,11 1,97 Sản yêu 11,6 88,4 0,35 1 cầu Tuổi Từ
- 13 Nhận xét: - Sau khi phân tích hồi quy đa biến giữa các nhóm đặc điểm chung gồm: khoa, nhóm tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, kinh tế và bảo hiểm y tế của sản phụ với sự hài lòng về thái độ thì chưa tìm thấy sự liên quan nào cả, với p > 0,05. Bảng 3.8 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về chăm sóc mẹ và bé Yếu tố Chăm sóc mẹ p ORhiệuChỉnh liên và bé (%) quan Không Hài hài lòng lòng Khoa Sản I 19 81 0,55 1,30 Sản II 14,3 85,7 0,45 1,40 Sản III 14,4 85,6 0,31 1,54 Sản yêu 12,4 87,6 0,79 1 cầu Tuổi Từ
- 14 Nhận xét: Kết quả Bảng 3.8 cho thấy, sau khi phân tích hồi quy đa biến giữa các nhóm đặc điểm chung của sản phụ với sự hài lòng về việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh thì chưa thấy sự liên quan nào cả, với p > 0,05. Bảng 3.9 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của sản phụ với hài lòng về dịch vụ hậu cần Yếu tố Dịch vụ hậu cần p ORhiệuChỉnh liên quan của bệnh viện (%) Không Hài hài lòng lòng Khoa Sản I 56,1 43,9 0,34 1,39 Sản II 47,7 52,3 0,96 1,01 Sản III 57,3 42,7 0,02 2,18 Sản yêu 37,2 62,8 0,02 1 cầu Tuổi Từ
- 15 Nhận xét: - Kết quả Bảng 3.9 cho thấy, khoa sản 3 có sự không hài lòng cao gấp 2,18 lần khoa sản yêu cầu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05. - Ở nhóm trình độ văn hóa cũng cho thấy một xu thê rằng, các nhóm có trình độ thấp thì sự không hài lòng càng cao, ở nhóm trình độ THCS và THPT có sự không hài lòng là 52,6 %, trong khi nhóm mù chữ và tiểu học là 71%. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Tìm hiểu các yếu tố khác chưa thấy sự liên quan, p>0,05 IV. BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Sản phụ có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm phần lớn trong số sản phụ điều trị tại bệnh viện với 65,7%. Sản phụ trên 30 tuổi chiếm 33,7% và dưới 18 tuổi là 0,8%. Độ tuổi trung bình của sản phụ sau sinh 28,42 ± 5,06 tuổi. Nghiên cứu của Wanger năm 2016 về “ Sự hài lòng của bệnh nhân với phương pháp giáo dục phụ nữ sau sinh” cho kết quả tương tự với độ tuổi trung bình là 27,8±6,42 [9]. Trình độ học vấn của sản phụ nhiều nhất là nhóm trung học cơ sở và phổ thông trung học với 53,5%; nhóm có tỉ lệ thấp nhất là nhóm mù chữ và tiểu học với 7,8%. Nhóm trình độ được đào tạo từ trung cấp trở lên chiếm 38,7%. Đại đa số sản phụ là người dân tộc kinh với 92%, còn số dân tộc khác là 8%. Sản phụ chủ yếu có hộ khẩu ở vùng nông thôn với 74,7%; còn ở thanh thị là 25,3%. Điều này dễ hiểu rằng, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa là cơ sở khám và điều trị sản phụ khoa lớn đứng đầu tỉnh Thanh Hóa. Nên các ca sản phụ khoa tuyến huyện không điều trị được đều chuyển đến BVPS Thanh Hóa Phương thức sinh chủ yếu là mổ lấy thai với tỉ lệ 64,5%; hình thức sinh thường là 21,5%. Nghiên cứu của Wanger 2016 tại Mỹ cho kết quả ngược lại là tỉ lệ sinh thường chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 70,6% và mổ lấy thai là 29,4% [9].
- 16 4.2 Sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Tỉ lệ sản phụ sau sinh hài lòng với từng nhóm yếu tố có sự khác biệt rất rõ rệt, hài lòng với nhóm tiêu chí thuận tiện 69,1%; hài lòng với nhóm tiêu chí minh bạch 74,9%; hài lòng với tiêu chí cơ sở vật chất 54,2%; hài lòng với tiêu chí thái độ 82,3%; hài lòng với tiêu chí thời gian 69,8%; hài lòng với tiêu chí chăm sóc mẹ và bé sau sinh 83,7%; hài lòng với tiêu chí hậu cần 56,8%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả của một số nghiên cứu khác. Nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Du và cộng sự năm 2016 chỉ ra rằng: 88% hài lòng khi giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế và 89,2% hài lòng về cơ sở vật chất trong khoa. 92% bệnh nhân hài lòng về thời gian tiếp cận dịch vụ y tế [8]. Tác giả Trần Thị Thắm và cộng sự năm 2012 nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng chăm sóc sức khỏe của người bệnh nội trú tại khối xạ trị bệnh viện K Trung ương cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng về thời gian chờ đợi và tiếp cận hoạt động khám bệnh là 60,1%; tỷ lệ hài lòng về nhân viên bệnh viện là 55,5% [7]. Mỗi bệnh viện và mỗi tuyến y tế khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau nên mức độ hài lòng khác nhau là chuyện bình thường. Dựa trên các kết quả có được ở mỗi nghiên cứu mà ban lãnh đạo mỗi bệnh viện có những phương án, kế hoạch điều chỉnh nhất định để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của người bệnh. Chúng tôi nhận thấy rằng ở 7 nhóm tiêu chí hài lòng mà chúng tôi khảo sát trong nghiên cứu này, tiêu chí có kết quả cao nhất là chăm sóc mẹ và bé sau sinh có tỉ lệ 83,7%. Tiêu chí hài lòng thấp nhất là cơ sở vật chất với tỉ lệ 54,2%. Từ đó cho thấy mức độ hài lòng với dịch vụ của Bệnh viện Phụ sản chưa cao, thậm chí một số yếu tố còn thấp. Bệnh viện cần phải kịp thời đưa ra những giải pháp nhất định để khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao sự hài lòng của người bệnh từ các khâu rêng rẽ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy một số việc làm cần thiết như: đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị vào các khoa sản 1, sản 2 và sản 3; đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, điều hòa và hệ thống điện luôn ổn định, nhà vệ sinh sạch sẽ. Biển báo lối đi rõ ràng, có cảnh báo những khu vực dễ trượt ngã cho sản phụ và người nhà. Có kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ nhà ăn, điều chỉnh giá cả hợp lý và đảm bảo vệ sinh.
- 17 Thường xuyên đánh giá tay nghề, thái độ phục vụ của nhân viên và đào tạo nâng cao trình độ 4.3 Một số yếu tố lên quan đến sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Mức độ không hài lòng của sản phụ nằm điều trị ở khoa sản 1 và sản 3 cao gấp 2,3 và 2,44 lần khoa sản yêu cầu, với p < 0,05; trong khi khoa sản 2 có sự hài lòng tương đương với khoa sản yêu cầu, với p > 0,05. Nhóm tuổi trên 30 có mức độ không hài lòng cao gấp 1,76 lần nhóm dưới 30 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Về trình độ học vấn :có sự liên quan giữa trình độ học vấn với sự hài lòng của sản phụ, những sản phụ có trình độ học vấn càng thấp thì mức độ không hài lòng càng cao, p
- 18 V. KẾT LUẬN: 5.1Sự hài lòng của sản phụ sau sinh với dịch vụ y tế của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố thuận tiện trong bệnh viện là 69,1%; sản phụ chưa hài lòng với nhóm này là 31,9%. Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố minh bạch thông tin tại bệnh viện là 74,9%; chưa hài lòng với nhóm này là 25,1%. Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố cơ sở vật chất của bệnh viện là 54,2%; chưa hài lòng với nhóm này 45,8%. Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố thái độ của nhân viên bệnh viện là 82,3%; chưa hài lòng là 17,7%. Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố thời gian chờ tại bệnh viện là 69,8 %; chưa hài lòng là 30,2%. Tỉ lệ sản phụ hài lòng với nhóm yếu tố chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại bệnh viện là 83,7%; tỉ lệ chưa hài lòng là 16,3%. 5.2 Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa Sản phụ nằm ở các khoa sản 1 và 3 có mức không hài lòng cao trong: sự thuận tiện (OR hiệu chỉnh 2,3 và 2,44) và sự minh bạch (OR hiệu chỉnh 2,15 và 3,55)so với sản phụ nằm ở khoa sản yêu cầu. Sản phụ năm ở khoa sản 3 có sự không hài lòng với dịch vụ hậu cần cao gấp 2,18 lần khoa sản yêu cầu. Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sản phụ có độ tuổi dưới 30 hài lòng về sự thuận tiện và sự minh bạch cao hơn nhóm trên 30 tuổi, với p < 0,05. Sản phụ có trình độ học vấn thấp có mức hài lòng về sự thuận tiện,CSVC, thời gian và dịch vụ hậu cần thấp hơn so với các nhóm trình độ cao, với p < 0,05. Sản phụ không có BHYT thì mức không hài lòng cao hơn sản phụ có BHYT (OR = 1,7; p < 0,05) Thời gian chờ có mối tương quan nghịch với sự hài lòng của sản phụ, thời gian chờ càng lâu thì mức hài lòng càng giảm đi và ngược lại, với p
- 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1] Bộ Y tế (2013), "Quyết định về việc phê duyệt và ban hành Đề án “Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công” Số: 4448/QĐ-BYT, ngày 06/11/2013". 2] Chu Hùng Cường (2012), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, năm 2012, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội. 3] Dương Văn Lợt (2016), Sự hài lòng của người bệnh nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei trong tháng 6 năm 2016, Trung tâm Y tế Đăk Glei, Sở y tế Kon Tum. 4] Dương Văn Minh (2016), Đánh giá sự hài lòng của người nhà người bệnh đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. 5] Hà Thị Soạn (2007), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh tại một số Bệnh viện tỉnh Phú Thọ năm 2006 – 2007, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng – Hội nghị Khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tr. 17 – 23. 6] Phạm Nhật Yên (2008), Đánh giá sự hài lòng của NB về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh theo yêuu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng. 7] Trần Thị Thắm và cộng sự (2012), Sự hài lòng về chất lượng chăm sóc sức khỏe của người bệnh nội trú tại khối xạ trị bệnh viện K Trung ương, năm 2012, Tạp chí Y học dự phòng, 27(3), pp. 106-112. 8] Vũ Văn Du (2016), Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng dịch vụ y tế tại khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016, Tạp chí Y học dự phòng, 27 (3), pp. 154-161. 9] Wagner D. L. et al. (2016), "Patient Satisfaction With Postpartum Teaching Methods", J Perinat Educ. 25 (2), pp. 129-136.
- 20 ,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn