intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến thể lao tại huyện Thanh Miện – Hải Dương giai đoạn 2015-2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng bệnh lao tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến lao phổi và lao ngoài phổi tại huyện Thanh Miện – Hải Dương giai đoạn 2015-2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến thể lao tại huyện Thanh Miện – Hải Dương giai đoạn 2015-2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ------------------------------------------ NGUYỄN VĂN CƯỜNG THỰC TRẠNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LAO TẠI HUYỆN THANH MIỆN – HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG -------------------------------------- NGUYỄN VĂN CƯỜNG – C01384 THỰC TRẠNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LAO TẠI HUYỆN THANH MIỆN – HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BẠCH KHÁNH HÒA Hà Nội - 2020
  3. CHỮ VIẾT TẮT AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) AFB Acid Fast Bacilli (Trực khuẩn kháng toan) BCG Bacillus Calmette-Guerin (Vaccin phòng lao) BCVKH Bằng chứng vi khuẩn học BK Bacille de Koch (Vi khuẩn lao) BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế CC Công chức CTCL Chương trình chống lao CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia DOTS Directly Observed Treatment Short-Course (Hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu E (EMB) Ethambutol H (INH) Isoniazide HIV Human Immunodeficiency Virus (Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người) HS Học sinh HTĐT Hoàn thành điều trị KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KTV Kỹ thuật viên KTVXN Kỹ thuật viên xét nghiệm LP Lao phổi MDR-TB Multiple drug-resistant tuberculosis (Lao đa kháng) QĐ Quyết định R (RMP) Rifampicine SL Số lượng SV Sinh viên
  4. TCMR Tiêm chủng mở rộng TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới TP Thành phố TS Tổng số TTYT Trung tâm y tế TX Thị xã TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân VC Viên chức VK Vi khuẩn WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) XDR-TB Extensively drug-resistant tuberculosis (Lao siêu kháng thuốc) Xpert MTB/RIF Xét nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để nhận diện vi khuẩn lao kể cả vi khuẩn lao kháng Rifampicin XN Xét nghiệm XQ X quang
  5. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm bệnh lao 3 1.2. Dịch tễ học bệnh lao 3 1.3. Triệu chứng bệnh lao 4 1.4. Chẩn đoán bệnh lao 5 1.5. Điều trị bệnh lao 7 1.6. Phòng bệnh lao 9 1.7. Tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam 10 1. 8. Một số nghiên cứu về yếu tố liên quan đến lao phổi và 17 lao ngoài phổi 1.9. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 20 1.10. Khung lý thuyết nghiên cứu 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 23 2.4. Phương pháp thu thập thông tin 28 2.5. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 29 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục 30 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 30 2.8. Hạn chế của nghiên cứu 30
  6. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số thông tin chung về bệnh lao tại huyện Thanh 32 Miện - Hải Dương giai đoạn 2015-2019 3.2. Thực trạng bệnh lao tại huyện Thanh Miện-Hải Dương giai 36 đoạn 2015 – 2019 3.3. Một số yếu tố liên quan đến lao phổi và lao ngoài phổi 46 tại huyện Thanh Miện-Hải Dương giai đoạn 2015-2019 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Một số thông tin chung về người bệnh lao tại huyện Thanh 49 Miện, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015- 2019 4.2. Về thực trạng bệnh lao tại huyện Thanh Miện- Hải 50 Dương giai đoạn 2015 – 2019 4.3. Về một số yếu tố liên quan đến lao phổi và lao ngoài phổi 59 tại huyện được nghiên cứu. KẾT LUẬN 63 KHUYẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Đào Xuân Vinh và Cô PGS.TS. Bạch Khánh Hòa - những người Thầy, người Cô đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phổi Hải Dương, Ban lãnh đạo và cán bộ Tổ chống lao Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện, Trạm Y tế các xã/thị trấn đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn các các anh, chị và các bạn học viên lớp Thạc sỹ Y tế công cộng 7.1 và 7.2, trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
  8. Hà Nội, tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Văn Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Văn Cường, học viên lớp thạc sỹ khóa 2018 – 2020, Trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Đào Xuân Vinh và Cô PGS.TS. Bạch Khánh Hòa. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực khách quan, đã được sự chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Văn Cường
  9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới theo khu vực năm 2018 11 Bảng 1.2. Ước tính tình hình dịch tễ lao tại Việt Nam năm 2018 13 Bảng 1.3. Tình hình bệnh lao tại Hải Dương giai đoạn 2015–2019 17 Bảng 2.1. Biến số và các chỉ số nghiên cứu 24 Bảng 3.1. Phân bố người bệnh lao theo nhóm tuổi theo năm 31 Bảng 3.2. Phân bố người bệnh lao theo giới tính theo năm 32 Bảng 3.3. Phân bố người bệnh lao theo nghề nghiệp theo năm 32 Bảng 3.4. Phân bố người bệnh lao theo địa dư 33 Bảng 3.5. Phân bố người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao theo năm 33 Bảng 3.6. Phân bố người bệnh lao theo tiền sử gia đình có người mắc lao 34 theo năm Bảng 3.7. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng ở các thể bệnh lao 35 Bảng 3.8. Tỷ lệ phát hiện lao/100.000 dân theo năm 36 Bảng 3.9. Tỷ lệ phát hiện lao mới/100.000 dân theo năm 37 Bảng 3.10. Tỷ lệ phát hiện người bệnh lao theo theo các tuyến theo năm 38 Bảng 3.11. Tỷ lệ phát hiện các thể bệnh lao theo năm 39 Bảng 3.12. Xét nghiệm HIV ở người bệnh lao và kết quả 40 Bảng 3.13. Tỷ lệ người bệnh lao đồng nhiễm HIV theo năm 40 Bảng 3.14. Tỷ lệ người bệnh lao kháng thuốc theo năm 41 Bảng 3.15. Phác đồ điều trị lao 41 Bảng 3.16. Kết quả điều trị lao các thể theo năm 42 Bảng 3.17. Kết quả điều trị lao phổi AFB(+) theo năm 43
  10. Bảng 3.18. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh lao theo dân số theo năm 44 Bảng 3.19 Tỷ lệ trẻ tiếp xúc nguồn lây lao được điều trị dự phòng INH 44 theo năm Bảng 3.20 Liên quan của nhóm tuổi với mắc các thể lao 45 Bảng 3.21 Liên quan của giới tính với mắc các thể lao 45 Bảng 3.22 Liên quan của nghề nghiệp với mắc các thể lao 46 Bảng 3.23 Liên quan của tiền sử điều trị lao với mắc các thể lao 46 Bảng 3.24 Liên quan của một số bệnh kèm theo với mắc các thể lao 47 Bảng 3.25 Liên quan tiền sử gia đình có người bị lao với mắc các thể lao 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 . Phân bố người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao 34 Biểu đồ 3.2 . Tỷ lệ xét nghiệm AFB ở người bệnh lao phổi 36 Biểu đồ 3.3 . Tỷ lệ lao các thể và lao phổi AFB(+)/100.000 dân 37 Biểu đồ 3.4 . Tỷ lệ phát hiện lao các thể tại các tuyến 38 Biểu đồ 3.5 . Tỷ lệ phát hiện các thể lao 39
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, khoảng 1,7 tỷ người trên thế giới bị nhiễm lao (chiếm 23% dân số toàn cầu). Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng (sau HIV/AIDS) với khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm. Đặc biệt hơn, đại dịch HIV/AIDS kéo theo sự gia tăng và gia tăng trở lại của bệnh lao và lao kháng thuốc ở hầu hết các quốc gia. Sự tiến bộ của khoa học với nhiều phương pháp và thiết bị phục vụ cho chẩn đoán, nhiều loại thuốc chống lao được phát hiện và đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hơn nửa thế kỉ qua đã giúp nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao. Tuy nhiên, việc điều trị lao hiện tại vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, tỉ lệ lao mới, lao tái phát và lao kháng thuốc còn cao, nhiều người bệnh lao không theo dõi được (bỏ) điều trị. Ở Việt Nam theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát lao trên toàn cầu (WHO report 2018 - Global Tuberculosis Control), nước ta đứng thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [13], [14], [54]. Mặc dù hoạt động của Chương trình chống lao quốc gia ở nước ta trong những năm vừa qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng những số liệu trên cho thấy việc phát hiện, chẩn đoán và quản lí điều trị bệnh lao tại nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này có thể do yếu tố tâm lý xã hội, sự kỳ thị của người dân, sự mặc cảm của người bệnh, cũng có thể do yếu tố kinh tế, nhận thức và hành vi chưa phù hợp của người dân, sự tiếp cận với dịch vụ y tế, sự quan tâm của chính quyền các cấp,… với bệnh lao. Cùng với việc Chương trình chống lao quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với việc triển khai tới tuyến quận huyện công tác chẩn đoán cũng như sự hỗ trợ người bệnh trong việc điều trị, hoạt động chống lao của huyện Thanh Miện, tỉnh
  12. 2 Hải Dương những năm gần đây đã ghi nhận được một số kết quả nhất định. Song ghi nhận tại các cơ sở điều trị cho thấy số bệnh nhân hàng năm vẫn không giảm nhiều, tỷ lệ lao tái phát và lao kháng thuốc vẫn cao, vẫn còn nhiều người bệnh lao không theo dõi được (bỏ điều trị). Điều này gợi ý tình trạng có nguy cơ lây nhiễm và mắc lao cao trong cộng đồng. Để có bằng chứng và cơ sở cho các biện pháp can thiệp về y tế công cộng, ghi nhận cụ thể các chỉ số dịch tễ cũng như các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng trở thành một đòi hỏi khách quan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến thể lao tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2019” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng bệnh lao tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 – 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến lao phổi và lao ngoài phổi tại huyện được nghiên cứu. CHƯƠNG 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2