Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng tại một số trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội năm 2019
lượt xem 7
download
Mục tiêu của luận văn mô tả kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên Điều dưỡng tại một số trường Cao đẳng Y tế trên địa bàn Hà Nội năm học 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng tại một số trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- HOÀNG THỊ VÂN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM DO VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - 2019
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vật sắc nhọn (VSN) là bất cứ vật nào có khả năng gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da [10] . Tổn thương do vật sắc nhọn (TTVSN) đối với nhân viên y tế (NVYT) là một trong những tổn thương xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất trên thế giới dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT [29]. Sinh viên điều dưỡng nói chung và sinh viên trường Cao đẳng y tế nói riêng thời gian thực hành lâm sàng chiếm thời lượng lớn trong chương trình đào tạo, cơ hội tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ là tương đối cao. Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về phòng và xử lý phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền trên SV. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên Điều dưỡng tại một số trường Cao đẳng Y tế trên địa bàn Hà Nội năm học 2019 ” với hai mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên Điều dưỡng tại một số trường Cao đẳng Y tế trên địa bàn Hà Nội năm học 2019”. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên
- 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những khái niệm và định nghĩa [10, 31, 51] 1.2. Cơ sở lý luận chung 1.2.1. Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu và nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp đối với NVYT [10] 1.2.2. Dự phòng trước khi bị phơi nhiễm do vật sắc nhọn gây tổn thương 1.2.3. Xử trí và dự phòng sau phơi nhiễm do VSN gây tổn thương 1.3. Thực trạng tổn thương nghề nghiệp do VSN ở nhân viên y tế, sinh viên điều dưỡng trên Thế giới và Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới Kết quả nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy Điều dưỡng cũng như sinh viên Điều dưỡng là đối tượng hàng đầu trong số NVYT, Sinh viên khối ngành sức khỏe thường bị tổn thương do VSN. Theo thống kê của CDC trên 64 bệnh viện của nước Mỹ từ năm 1995 - 2007 đã có 30.945 lượt người làm việc tại các cơ sở y tế bị phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Đối tượng chính bị phơi nhiễm đó là Điều dưỡng chiếm 42%, Bác sĩ chiếm 30%, Kỹ thuật viên chiếm 15% và Sinh viên chiếm 4% [29]. Các yếu tố liên quan đến TTNN là: thời gian làm việc, kinh nghiệm, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và đào tạo an toàn lao động [19], giới (nữ), tuổi (trẻ), sinh viên thường xuyên làm việc ban đêm, SV không tham gia đào tạo an toàn và SV không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân [54], 1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Đối tượng hàng đầu thường bị tổn thương do VSN là nhân viên Điều dưỡng. Theo kết quả của Dương Khánh Vân tần suất bị phơi nhiễm do VSN ở Điều dưỡng là (19/100 người/năm), đứng thứ 2 là nhóm bác sĩ (11/100 người/năm) [18].
- 3 Có nhiều vật sắc nhọn gây tổn thương như các loại kim: kim tiêm dưới da, lấy máu tĩnh mạch, khâu phẫu thuật…lưỡi mổ, dao mổ, mảnh thủy tinh, trong đó dụng cụ gây tổn thương nhiều nhất là kim hoặc dao 74,8% [17]. Về tình trạng báo cáo sau phơi nhiễm theo Hoàng Văn Khuê tỷ lệ báo cáo với người có trách nhiệm sau khi bị tổn thương thấp, chỉ có 24,3% [5] Từ các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vấn đề dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp cho thấy vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn là một vấn đề đáng quan tâm ở NVYT mà đặc biệt là các đối tượng sinh viên điều dưỡng còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình thực tập lâm sàng tại bệnh viện. 1.4. Thực trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên điều dưỡng về phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới Tại trường Đại học Lander (Mỹ) 2007, nghiên cứu trên 96 sinh viên điều dưỡng cho thấy có 9 sinh viên bị tổn thương do VSN chiếm 9,4%, trong số SV bị tổn thương có 10,4% không biết phải báo cáo; 44,8% biết một số yêu cầu; 27,1% biết tốt; 17,7% biết rất tốt về thủ tục báo cáo sau chấn thương [27]. 1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Về kiến thức: Theo nghiên cứu của Hồ Văn Luyến tại trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang (2014), trên 393 sinh viên của 4 chuyên ngành cao đẳng: điều dưỡng, hộ sinh, nha khoa, y học dự phòng có 57,8% SV có kiến thức đạt về phòng ngừa và xử trí tổn thương do VSN Về thực hành: Theo Nguyễn Thị Hoàng Thu tỷ lệ SV thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp chưa đạt là 20,47% trong đó các thao tác phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp khi tiêm truyền SV thực hiện chưa tốt là không dùng gạc/gòn để bẻ ống thuốc/nước cất 30,9%; không đậy nắp kim tiêm sau sử dụng 34,56%, không giải thích hướng dẫn NB về kỹ thuật và tư thế tiêm 35,23% [15].
- 4 Về thái độ: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà trên 438 SV điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho kết quả 77,6% SV có thái độ tích cực về phòng và xử trí phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền. Có 96,1% tỷ lệ SV cho rằng cần được đào tạo thêm về kiến thức và kỹ năng phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền [3] 1.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên điều dưỡng về phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền Tuổi nghề là yếu tố có liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn theo nghiên cứu của Nsubuga FM (2005) [41]; Thái độ về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN là một yếu tố liên quan đến thực hành của điều dưỡng. Theo Honda, điều dưỡng có thái độ chưa đạt về phòng chống chấn thương do VSN có nguy cơ mắc tổn thương cao gấp 1,86 lần CI 95% (1.03 – 3.38) so với điều dưỡng có thái độ đạt. 1.6. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu: Cả 3 trường Cao đẳng đều là những cơ sở đào tạo điều dưỡng còn non trẻ cho nên nhu cầu về hoàn thiện chương trình giảng dạy, nhân lực luôn được các lãnh đạo chú ý, với chủ đề dự phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền đã được ban giám hiệu của cả 3 trường rất quan tâm và tạo điều kiện để cho nghiên cứu được tiến hành thuận lợi và thu được kết quả chính xác, trung thực nhất.
- 5 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng tại 3 trường trên đại bàn Hà Nội 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Sinh viên Điều dưỡng đang học năm thứ 2 (đối với hệ đào tạo liên thông) và năm thứ 3 (đối với hệ đào tạo chính quy) 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian Nghiên cứu được thực hiện từ 02/01/2019 đến 02/07/2019 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 2.3. Thiết kế nghiên cứu Đề tài được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích 2.4. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài được tính theo: Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính một tỷ lệ trong quần thể 2 𝑝(1−𝑝) n = 𝑍(1−𝛼 ⁄2) x 𝑑2 Như vậy cỡ mẫu cần thiết là: 251 sinh viên 2.5. Phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu theo tiêu chí 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Phỏng vấn kiến thức và thái độ dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Bộ câu hỏi (Phụ lục 1) được xây dựng dựa trên Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn của Bộ y tế. Hướng dẫn tiêm an toàn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [2, 10].
- 6 2.6.2. Quan sát mũi tiêm Sử dụng bảng kiểm quan sát (Phụ lục 2) để đánh giá thực hành tiêm của SV, điền vào bảng kiểm đầy đủ các thông tin theo 30 tiêu chí đánh giá và ghi chú khi cần thiết. 2.6.3. Tổ chức thu thập số liệu 2.7. Chỉ số và biến số nghiên cứu 2.7.1. Nhóm thông tin chung 2.7.2. Nhóm biến số về kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 2.7.3. Nhóm biến số về thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 2.7.4. Nhóm biến số về thái độ dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 2.7.5. Nhóm biến số về tình trạng bị tổn thương và một số yếu tố liên quan 2.8. Tiêu chuẩn đánh giá 2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của SV Sử dụng phiếu phỏng vấn kiến thức, thái độ về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của SV. Bộ câu hỏi (Phụ lục 1) được xây dựng dựa trên Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn của Bộ y tế. Hướng dẫn tiêm an toàn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [2, 10], Chi tiết về cách đánh giá cho điểm trong Phụ lục 1 và Phụ lục 3 2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của SV Bảng kiểm đánh giá dự phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền dùng trong nghiên cứu dựa trên nội dung Hướng dẫn tiêm an toàn của Bộ Y tế [10], Tài liệu phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn – Bộ Y tế
- 7 [2], Quy trình dự phòng sau phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp (QT. 69. HT) - Bệnh viện Bạch Mai [13] .9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sau khi thu thập số liệu xong sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các test thống kê y sinh học. Phân tích số liệu: Số liệu được nhập bằng chương trình Microsoft Excel, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng test 2 để so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ và tính mối liên quan giữa các biến qua tính tỷ suất chênh OR, CI95% và p. 2.10. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện khi có sự đồng ý tham gia của cán bộ giảng dạy học phần Điều dưỡng cơ bản và sinh viên của 3 trường. Tất cả các thông tin thu thập được chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này. 2.11. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số - Hạn chế của nghiên cứu này trong phần phỏng vấn kiến thức, thái độ bằng bộ phiếu tự điền - Biện pháp khắc phục: Trước khi tiến hành phỏng vấn kiến thức, NCV giải thích rõ mục tiêu của nghiên cứu và động viên khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời câu hỏi
- 8 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung Bảng 3.1. Một số thông tin chung của sinh viên nghiên cứu n = 251 Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Nam 60 23,9 Giới tính Nữ 191 76,1 20 - 29 173 68,9 Tuổi 30 - 39 69 27,5 40 trở lên 9 3,6 Thời gian thực tập Buổi sáng 183 72,9 trong ngày Buổi chiều 68 27,1 Tổng thời gian đi Dưới 3 tháng 189 75,3 thực tập tính đến khi 3 - 6 tháng 62 24,7 được quan sát: Nhận xét: - Trong 251 SV nghiên cứu, SV nữ chiếm 76,1% cao hơn so với SV nam 23,9%. - Có 68,9% SV ở độ tuổi từ 20-29; SV nhóm tuổi từ 30-39 chiếm 27,5% và từ 40 tuổi trở lên chiếm 3,6%. - Số SV thực tập buổi sáng chiếm 72,9%, SV thực tập buổi chiều 27,1%. - Số SV có tổng thời gian đi thực tập tính đến khi được quan sát dưới 3 tháng chiếm 75,3%; từ 3- 6 tháng là 24,7%. 3.2. Kiến thức của SV NC về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 3.2.1. Kiến thức chung của SV NC về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền
- 9 Bảng 3.13. Tỷ lệ SV NC có kiến thức đạt (từ 18 điểm) về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Chính quy L. thông Chung Kiến thức n = 62 n = 189 n = 251 SL % SL % SL % Đạt 40 64,5 163 86,2* 203 80,9 Không đạt 22 35,5 26 13,8 48 19,1 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy có 80,9% SV đạt về kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền, SV hệ liên thông có kiến thức đạt là 86,2% cao hơn SV hệ chính quy 64,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không đạt 19,1% Đạt 80,9% Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SV NC có kiến thức đúng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền (n = 251) 3.3. Thực hành của SVNC về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Bảng 3.23. Thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền
- 10 Chính quy Liên thông Chung Thực hành n = 62 n = 189 n = 251 SL % SL % SL % Đạt ( 37 điểm) 46 74,2 161 85,2 207 82,5 Không đạt (< 37 điểm) 16 25,8 28 14,8 44 17,5 Nhận xét: Bảng trên cho thấy tỷ lệ SVNC thực hành đạt về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền chiếm 82,5%; số SV không đạt 17,5%. SV hệ liên thông đạt 85,2% cao hơn số SV hệ chính quy 74,2%, Không đạt Đạt 17,5% 82,5% .Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SV NC có kỹ năng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền (n = 251) 3.4. Thái độ của SVNC về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Bảng 3.28. Thái độ về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của SV nghiên cứu Chính quy Liên thông Chung Thái độ n = 62 n = 189 n = 251 SL % SL % SL % Đạt ( 35 điểm) 44 70,97 157 83,07 201 80,08 Không đạt (< 35 điểm) 18 29,03 32 16,93 50 19,92
- 11 Nhận xét: 80,08% SV NC có thái độ đạt từ 35 điểm trở lên về xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền, còn 19,92% SVNC dưới 35 điểm Không đạt 19,92% Đạt 80,08% .Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ SV NC có thái độ về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền (n = 251) Bảng 3.29. Tỷ lệ sinh viên NC bị VSN đâm và báo cáo sau khi bị tổn thương Nội dung SL Tỷ lệ % Tình trạng bị tổn thương do - Có tổn thương 42 16,7 VSN (n = 251) - Không tổn thương 209 83,2 Tình trạng báo cáo sau tổn - Không báo cáo 18 42,9 thương (n = 42) - Có báo cáo 24 57,1 Nhận xét: - Có 16,7% SVNC bị tổn thương do VSN đâm trong khi quan sát bằng bảng kiểm và 83,2% không bị tổn thương do VSN. - Có 57,1% sinh viên sau khi bị tổn thương do VSN có báo cáo và như vậy còn 42,9% SV bị tổn thương nhưng không báo cáo. 3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Bảng 3.34. Mối liên quan giữa thời gian đi thực tập (tính đến thời điểm điều tra) với kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền Thời gian N Kiến thức đạt p OR, CI95% SL % Dưới 3 tháng 189 163 86,2 3,5 < 0,05 Từ 3-6 tháng 62 40 64,5 (1,7 – 6,7)
- 12 Nhận xét: Bảng 3.34 cho thấy SV thực tập tại bệnh viện đến thời điểm điều tra dưới 3 tháng (hệ liên thông) có kiến thức đúng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền đạt 86,2% cao hơn SV thực tập 3-6 tháng (hệ chính quy). Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05; OR = 3,5, CI95% (1,7-6,7) Bảng 3.35. Mối liên quan giữa thời gian đi thực tập (tính đến thời điểm điều tra) với thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền Thời gian N Thực hành đạt p OR, CI95% SL % Dưới 3 tháng 189 161 85,2 2 < 0,05 Từ 3-6 tháng 62 46 74,2 (1 – 4,0) Nhận xét: Bảng 3.35 cho thấy SV thực tập tại bệnh viện đến thời điểm điều tra dưới 3 tháng (hệ liên thông) thực hành đúng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền đạt 85,2% cao hơn SV thực tập 3- 6 tháng (hệ chính quy) chiếm 74,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05; OR = 2; CI95% = (1 - 4). Bảng 3.36. Mối liên quan giữa tình trạng bị tổn thương do VSN với kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền Kiến thức đạt N Bị tổn thương p OR, CI95% SL % Không 48 16 33,3 3,4 < 0,05 Đạt 203 26 12,8 (1,6-7,0) Nhận xét: Bảng 3.36 cho thấy SV có kiến thức không đạt về dự phòng và xử trí phơi nhiễm VSN trong tiêm truyền có khả năng bị tổn thương cao hơn nhóm SV có kiến thức đúng. Nhóm kiến thức không đạt có khả năng bị tổn thương
- 13 với VSN trong tiêm truyền cao 3,4 lần nhóm có kiến thức đạt. Sự khác biệt với p < 0,05; OR=3,4; CI95% = (1,6 - 7,0). Bảng 3.37. Mối liên quan giữa số tình trạng bị tổn thương do VSN với thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm vật sắc nhọn trong tiêm truyền Thực hành đạt N Bị tổn thương p OR, CI95% SL % Không 44 20 45,4 7,0 < 0,05 Đạt 207 22 10,6 (3,3 - 14,7) Nhận xét: Bảng 3.37cho biết có 45,4% SV NC thực hành không đạt bị tổn thương do VSN trong tiêm truyền cao hơn nhóm SV thực hành đạt 10,6%. Khả năng bị tổn thương với VSN của nhóm thực hành không đạt cao gấp 7 lần so với nhóm thực hành đạt, p < 0,05; OR=7; CI95% = (3,3 - 14,7).
- 14 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Điều dưỡng là một ngành đặc thù cần kỹ năng khéo léo, tỷ mỉ và cũng là công việc thường do phụ nữ đảm nhiệm. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy điều này. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 251 SV tham gia, thì SV nữ chiếm 76,1% gấp trên 3 lần SV nam 23,9%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại BV đa khoa Hà Đông (2012) nữ 87,2%, nam 12,8% 4.2. Kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên về phòng và xử lý phơi nhiễm do vật sắc nhọn trong tiêm truyền 4.2.1. Kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 4.2.1.1. Kiến thức của SV Cao đẳng Điều dưỡng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Theo kết quả nghiên cứu số SV có kiến thức đạt về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền chiếm 80,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Kulkarni và cs tại Ấn Độ thực hiện trên 268 SV y khoa năm 2013 (56%) [35]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Thu tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 36,91% (2015) [4]; tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ tại trường Đại học Y khoa Vinh - 81% (2015). Có sự khác biệt này theo chúng tôi có thể do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là SV hệ liên thông chiếm 75,3% - là đối tượng ít nhiều đã có kinh nghiệm nghề nghiệp từ 2-3 năm. 4.2.2. Kỹ năng của SV Cao đẳng Điều dưỡng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 4.2.2.1.Kỹ năng của SV Cao đẳng Điều dưỡng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền
- 15 Trong quá trình thu thấp số liệu không ghi nhận được trường hợp nào bị VSN có nguy cơ phơi nhiễm đâm nên 5 tiêu chí cuối của mục thực hành được bỏ ra khỏi phần kết quả, do vậy phần thực hành chỉ còn 6 phần với 25 tiêu chí, điểm tối đa cho phần này là 50 điểm, điểm đạt từ 37 điểm trở lên.Theo nghiên cứu có 82,5% SV đạt về kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền, số SV không đạt chiếm 17,5% thấp hơn 20,47% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Thu (2015) [15]; 45,6% Đặng Thị Thanh Thủy (2016) [16]. Có sự khác biệt với nghiên cứu của các tác giả trên có thể do sự khác nhau về đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. 4.2.2. Thái độ của SV Cao đẳng Điều dưỡng về dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 80,08% SV tham gia nghiên cứu đều có thái độ đúng về công tác dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong quá trình tiêm truyền, điều này cho thấy SV rất quan tâm và hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác này trong quá trình học nghề điều dưỡng cũng như hành nghề điều dưỡng sau khi ra trường. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền Liên quan giữa thời gian đi thực tập (tính đến thời điểm điều tra) với kiến thức, kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN ở SV điều dưỡng Kết quả bảng 3.34, bảng 3.35 cho thấy có mối liên quan giữa thời gian đi thực tập (tính đến thời điểm nghiên cứu) với kiến thức, kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN. Liên quan giữa yếu tố tình trạng bị tổn thương với kiến thức, kỹ năng, dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN ở SV điều dưỡng Có mối liên quan giữa tình trạng bị tổn thương do VSN với kiến thức [(p
- 16 KẾT LUẬN 5.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ dự phòng và xủ trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của sinh viên. 5.1.1. Kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của sinh viên. - Có 80,9% SV tham gia nghiên cứu đạt về kiến thức dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền 5.1.2. Kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của sinh viên. Có 82,5% SV tham gia nghiên cứu đạt về kỹ năng thực hành dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền. 5.1.3. Thái độ dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của sinh viên. 80,08% số SV tham gia nghiên cứu có thái độ đúng về công tác dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN. 5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, kỹ năng dự phòng và xử trí phơi nhiễm do VSN trong tiêm truyền của sinh viên. - Có mối liên quan giữa thời gian đi thực hành với kiến thức và kỹ năng của SV NC - Nhóm SV có kiến thức không đạt có khả năng bị tổn thương với VSN trong tiêm truyền cao 3,4 lần nhóm có kiến thức đạt. Sự khác biệt với p< 0,05; OR=3,4; CI95% = (1,6 - 7,0). - Nhóm SV thực hành không đạt có khả năng bị tổn thương với VSN cao gấp 7 lần so với nhóm SV thực hành đạt, p
- 17 KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với các trường cao đẳng đào tạo điều dưỡng: - Khuyến khích, động viên SV nên đi làm đầy đủ các xét nghiệm về HIV,HBV, HCV; tiêm phòng HBV trước khi đi thực tập lâm sàng. 2. Đối với các bệnh viện thực tập trong nghiên cứu: - Tăng cường thêm khay chữ nhật nhỏ, kẹp bẻ ống tiêm trên mỗi xe tiêm nếu có thể . 3. Đối với SV cao đẳng điều dưỡng của 3 trường trong nghiên cứu - Quan tâm đến sức khỏe bản thân nhiều hơn bằng cách khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm viêm gan B, C và HIV cùng như tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước khi đi thực tập lâm sàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn