Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh năm 2020
lượt xem 3
download
Luận văn với mục tiêu mô tả thực trạng stress ở sinh viên Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020; phân tích một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM KẾ THUẬN THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM KẾ THUẬN THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. BS. Nguyễn Văn Tập HÀ NỘI – 2020
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay thương tật”, nhưng trong thực tế hiện nay sức khỏe tâm thần vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Mặc dù các rối loạn tâm thần đã và đang chiếm một tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt có ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhóm vị thành niên và thanh niên. Nhiều nghiên cứu trên đối tượng học sinh - sinh viên đã chỉ ra rằng ngày càng gia tăng về tỷ lệ và mức độ stress trong thời kì này cao hơn hẳn các giai đoạn khác trong cuộc đời [33], [65]. Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, làm giảm chất lượng công việc, học tập [46]. Hiện nay, stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong môi trường Y khoa, nơi tỷ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất [32], [47]. Năm 2014, Mỹ có khoảng 2500 người bị stress liên quan đến các vấn đề sức khỏe và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cộng đồng [42]. Theo một nghiên cứu khác ở Mỹ, được thực hiện vào năm 2008 bởi Associated Press chỉ ra rằng có 1 trên 10 sinh viên thường xuyên bị
- 2 stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy căng thẳng trong phần lớn thời gian. Tỷ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trước đó [58]. Ở Canada, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate Student của Đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử nhân của trường và phát hiện 45% sinh viên có các vấn đề về stress trong vòng 12 tháng qua [38]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Đào tại khoa Y tế Công cộng – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có 46,8% sinh viên Y tế công cộng và 44% sinh viên khối Y học dự phòng có dấu hiệu stress [4]. Một nghiên cứu trên 346 sinh viên khoa Y tế Công cộng – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Hoàng Thanh Nhung (2017) theo thang đo DASS-21. Nghiên cứu cho thấy có 17,6% sinh viên có dấu hiệu stress mức độ nhẹ, 18,2% mức độ vừa, 7,8% mức độ nặng và 0,9% mức độ rất nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy các nguyên nhân đưa đến tỷ lệ stress trên đối tượng này là gồm các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố học tập [13]. Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn có chức năng đào tạo cả lĩnh vực Y và Dược, trình độ cao đẳng và một số chương trình ngắn hạn khác liên quan đến sức khỏe theo chiến lược của Ban Giám Hiệu nhà trường về sự phát triển dài lâu trong việc mở rộng danh mục ngành đào tạo cho Khoa trong thời gian tới. Với Chức năng nhiệm vụ: Duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phát triển hợp tác quốc tế
- 3 trong đào tạo ngành điều dưỡng theo chuẩn quốc tế (Hợp tác với tổ chức Jica – Nhật Bản, Đức...) và Mục tiêu: đáp ứng kịp thời xu thế hội nhập và nhu cầu xã hội, Khoa Y Dược không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành sức khỏe, giúp học sinh cập nhật kiến thức mới, rèn luyện tay nghề vững vàng sau tốt nghiệp[9], nên cả Thầy và trò đều tích cực dạy và học sao cho “ Làm việc được – Được việc làm”. Với những mục tiêu trên, sinh viên đang theo học tại trường đều yên tâm học tập vì nhận ra có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh các thuận lợi là các áp lực căng thẳng, cần được quan tâm của nhà trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời đưa ra những biện pháp kịp thời và phù hợp với xu hướng tâm lý của các sinh viên, giúp hạn chế được tình trạng stress nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao kết quả học tập, mở rộng cơ hội hành nghề sau khi tốt nghiệp. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng stress ở sinh viên Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu.
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa stress 1.2 Biểu hiện của stress. 1.3 Phân loại stress 1.4 Các yếu tố dẫn đến stress 1.5 Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên 1.5.1 .Tuổi 1.5.2 .Giới tính 1.5.3 .Năm học 1.5.4 .Kinh tế tài chính 1.5.5 .Các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội 1.5.6 .Yếu tố về học tập 1.5.7 .Nơi ở hiện tại 1.6 Quản lý stress 1.7 Công cụ sàng lọc stress 1.8 Tác động của stress đến con người 1.9 Các nghiên cứu về stress trên thế giới và tại Việt Nam 1.9.1 Nghiên cứu trên thế giới 1.9.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
- 5 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên đang theo học tại khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí lựa chọn Sinh viên đang theo học Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên vắng mặt trong thời điểm nghiên cứu và quay lại lần 2 nhưng không gặp. 2.2. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1.Địa điểm nghiên cứu Khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Dịch tễ học với thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ. p là tỷ lệ ước lượng kết cuộc trong dân số p=0,45. lấy theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái
- 6 Sang, tỷ lệ stress ở sinh viên Y học dự phòng đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh là 45% [16]. d: sai số cho phép (d = 0,05) Như vậy cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu là: 380 người nhưng trên thực tế chúng tôi đã khảo sát là 443 người. 2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ sinh viên Khoa Y dược đáp ứng đủ tiêu chuẩn chọn. 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 2.4.1.Định nghĩa biến số - Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1 - Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2 2.4.2.Tiêu chí đánh giá : 2.5. Phương pháp thu thập thông tin 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn, đã được hiệu chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu, với cấu trúc gồm 4 phần: (phụ lục 2) Phần A: Thông tin cá nhân gồm 7 câu hỏi, nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm dân số, kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu. Phần B: Đặc điểm cá nhân về học tập gồm 8 câu hỏi nhằm thu thập các thông tin về học tập của sinh viên. Phần C: đặc điểm về xã hội gồm 7 câu hỏi nhằm thu thập các đặc điểm xã hội của sinh viên. Phần D: Công cụ DASS-21 gồm 21 câu hỏi nhằm thu thập các mức độ các tình huống của bản thân sinh viên
- 7 2.5.2.Kĩ thuật thu thập thông tin. Giai đoạn 1: Chuẩn bị Bước 1: Liên hệ Ban giám hiệu xin sự chấp thuận để được tiến hành nghiên cứu tại Trường (Giấy chấp thuận – kèm theo). Bước 2: Liên hệ các Giảng viên chủ nhiệm và lớp trưởng của các lớp trước khi tiến hành khảo sát để cung cấp thông tin về nghiên cứu, xin sự hỗ trợ của lớp, cũng như hẹn thời gian, không gian cụ thể. Đồng thời, chuẩn bị số lượng phiếu khảo sát theo số liệu sinh viên hiện có của mỗi lớp. Giai đoạn 2: Thu thập dữ kiện Bảng câu hỏi tự điền. Tiến hành khảo sát vào thời gian học lí thuyết của sinh viên tại trường. Bước 1: Nghiên cứu viên giải thích lý do tiến hành nghiên cứu, phát phiếu khảo sát, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của đối tượng, quan sát đối tượng. Phát vấn vào phiếu khảo sát. Bước 2: Tiến hành thu lại phiếu khảo sát sau 15 phút. Bước 3: Liên hệ và thu thập lại những đối tượng vắng mặt trong lúc khảo sát hoặc có việc đột xuất chưa hoàn thành phiếu khảo sát. Những sinh viên sau khi quay lại lần 2 nhưng không gặp sẽ được loại mẫu. 2.6. Phân tích và xử lý số liệu Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
- 8 Thống kê mô tả: thống kê số lượng, tỷ lệ các biến số. Thống kê phân tích: xác định mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: Sử dụng kiểm định Chi bình phương hoặc kiểm định Fisher chính xác nếu tỷ lệ các ô có vọng trị < 5 là quá 20%. Mức độ kết hợp giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được xác định bằng tỷ số số chênh OR với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%).
- 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là sinh viên nữ (80,1%), gấp gần 4 lần số sinh viên nam. Độ tuổi từ 20 trở lên chiếm 74,5%. Có khoảng 1/2 số sinh viên có hoạt động tôn giáo. Trong đó hầu hết là Đạo Phật, chỉ một lượng rất nhỏ theo Thiên chúa giáo hoặc tôn giáo khác. Hầu như toàn bộ sinh viên là người Kinh, có 5,2% sinh viên là người dân tộc thiểu số. Chủ yếu sinh viên đang sống tại chính nhà của gia đình mình, có 25,7% sinh viên đang sống ở nhà trọ hoặc kí túc xá, 10,4% sinh viên đang sống sống nhờ ở nhà người thân. Bảng 3. 1: Đặc điểm xã hội của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (n=443) (tiếp theo) Phần Đặc tính Số lượng trăm Rất hài lòng 69 15,6 Hài lòng về Hài lòng 332 75,0 mối quan hệ Không hài lòng 13 2,9 với bạn bè Rất không hài 1 0,2 lòng Không ý kiến 28 6,3
- 10 Rất hài lòng 179 40,4 Hài lòng về Hài lòng 242 54,6 mối quan hệ Không hài lòng 8 1,8 với với người Rất không hài thân 0 0 lòng Không ý kiến 14 3,2 Tham gia Có 202 45,6 hoạt động ngoại khóa Không 241 54,4 Có 243 54,9 Làm them Không 200 45,1 Về đặc điểm xã hội của đối tượng nghiên cứu, mức độ hài lòng mối quan hệ với bạn bè có tỷ lệ sinh viên hài lòng rất cao là 75,0%. Đối với mức độ hài lòng và không hài lòng về mối quan hệ với với người thân, là: 54,6% hài lòng và 1,8 % không hài lòng. Gần ½ sinh viên khoa Y dược tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động câu lạc bộ. Trong tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu có 54,9% sinh viên có đi làm thêm. Bảng 3.2: Tỷ lệ stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (n=443) Đặc tính Số lượng Phần trăm Có 168 37,9 Stress Không 275 62,1
- 11 Nhẹ 56 12,6 Mức độ Vừa 44 9,9 stress Nặng 50 11,3 Rất nặng 18 4,1 Kết quả bảng trên chỉ ra tỷ lệ có biểu hiện stress là 37,9%. Mức độ các dấu hiệu stress nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở lần lượt 12,6%; 9,9%: 11,3% và 4,1% ở sinh viên tham gia nghiên cứu. Như vậy, đối với tình trạng xuất hiện các dấu hiệu stress, đa phần sinh viên biểu hiện ở mức nhẹ và vừa. Đặc biệt, tình trạng stress rất đáng được quan tâm vì tỉ lệ stress ở mức độ nặng và rất nặng khá cao (11,3% và 4,1%). 3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3.3: Đặc điểm dân số liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (n=443) Stress Có Không OR (KTC Đặc tính p n=168 n=275 95%) SL % SL % 18-20 32 28,3 81 71,7 Nhóm tuổi >20 0,56 136 41,2 194 58,8 0,02 (0,35-0,90)
- 12 Nam 36 40,9 52 59,1 Giới tính 1,17 Nữ 132 37,2 223 62,8 0,52 (0,73-1,88) Kinh 159 37,9 261 62,1 Dân tộc 0,95 Khác 9 39,1 14 60,9 0,90 (0,40-2,24) Không theo 90 34,9 168 65,1 Tôn đạo giáo Phật 0,69 61 43,6 79 56,4 0,09 giáo (0,46-1,06) 0,88 Khác 17 37,8 28 63,2 0,71 (0,46-1,69) Ở cùng gia 116 41,0 167 59,0 đình Nơi ở Ở cùng 1,76 hiện người 13 28,3 33 51,7 0,10 (0,89-3,49) tại thân Ở trọ, 1,34 ký túc 39 34,2 75 65,8 0,21 (0,85-2,10) xá Kết quả ở bảng trên cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress với nhóm tuổi, cụ thể là nhóm tuổi trên 20 tuổi có tỷ lệ stress cao hơn nhóm dưới 20 tuổi 0,56 lần với p=0,02. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm
- 13 thấy sự chệnh lệch về tỷ lệ stress với giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại, tuy nhiên sự chệch lệch này lại không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.4: Đặc điểm cá nhân liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (n=443) Stress Có Không OR (KTC Đặc tính p n=168 n=275 95%) SL % SL % Năm 38 26,0 108 74,0 nhất 0,46 Năm Năm 2 117 43,5 152 56,5 0,00 (0,29-0,71) đang học 0,41 Năm 3 13 46,4 15 53,6 0,03 (0,18-0,93) Điều 142 44,9 174 55,1 Ngành dưỡng học 3,48 Dược 26 20,5 111 79,5 0,00 (2,15-5,64) Chính 58 29,7 137 70,3 Hệ đào quy tạo Liên 0,53 110 44,4 138 55,6 0,00 thông (0,36-0,79) Có 21 32,3 44 67,7 Chức vụ Không 147 38,9 231 63,1 0,75 0,31
- 14 (0,43-1,31) Giỏi 30 33,7 59 66,3 0,75 Khá 105 40,4 155 59,6 0,26 Học lực (0,45-1,24) Trung 0,96 33 35,1 62 64,9 bình (0,52-1,76) 0,88 Đối với tỷ lệ stress trên sinh viên, kết quả bảng trên cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với năm đang học. Trong đó, sinh viên học năm 2 có tỷ lệ strees cao bằng 0,46 lần so với các sinh viên năm nhất (p=0,00), với sinh viên năm 3 có tỷ lệ stress thấp hơn năm nhất 0,41 lần với p=0,03. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa ngành học với tỷ lệ stress, cụ thể là những sinh viên Ngành Dược có tỷ lệ stress cao gấp 3,48 lần so với những sinh viên Ngành Điều dưỡng (p=0,00). Những sinh viên học theo hệ đào tạo Liên thông có tỷ lệ stress cao hơn những sinh viên chính quy 0,53 lần (p=0,00). Nghiên cứu không tìm ra mối liên quan giữa tỷ lệ stress với các yếu tố: Giữ chức vụ trong lớp và học lực của các sinh viên trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.
- 15 Bảng 3.5: Đặc điểm xã hội liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (n=443) Stress Có Không OR (KTC Đặc tính p n=168 n=275 95%) SL % SL % HLvề Hài lòng 146 36,4 255 63,6 mối Không 0,16 11 78,6 3 21,4 0,001 quan HL (0,04-0,57) hệ với Không 0,88 11 39,3 17 60,7 0,76 bạn bè ý kiến (0,40-1,94) Hài Hài lòng 160 38,0 261 62,0 lòng về Không 0,37 5 62,5 3 37,5 0,16 MQH HL (0,09-1,56 với với Không 2,25 người ý kiến 3 21,4 11 78,6 0,21 (0,62-8,18) thân HĐ Có 60 29,7 142 70,3 ngoại 0,52 Không 108 44,8 133 55,2 0,001 khóa (0,35-0,77) Có 91 37,4 152 62,6 Làm 0,96 thêm Không 77 38,5 123 61,5 0,82 (0,65-1,40) Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hài lòng về mối quan hệ với bạn bè với tỷ lệ stress, cụ thể là những sinh viên không hài lòng về mối quan hệ với bạn bè có tỷ
- 16 lệ stress bằng 0,16 lần so những sinh viên có sự hài lòng về về mối quan hệ với bạn bè. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ stress với những sinh viên có hoặc không tham gia hoạt động ngoại khóa và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001 Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ stress với hài lòng về mối quan hệ với với người thân và làm thêm.
- 17 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu Qua nghiên cứu, chúng tôi thu được một số đặc điểm nghiên cứu như sau: Trong tổng số 443 sinh viên tham gia nghiên cứu, số lượng sinh viên trên 20 tuổi (74,5%) gấp gần 3 lần so với sinh viên ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi. Những sinh viên tham gia nghiên cứu phân bố giới tính không đồng đều. Sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm 80,1% số lượng sinh viên, gấp 4 lần so với sinh viên nam. Kết quả này gần với nghiên cứu của Lê Thu Huyền (2011) trên sinh viên khoa YTCC Đại học Y Dược TP HCM với tỷ lệ sinh viên nữ là 68,1%, nhưng so với nghiên cứu của Trần Kim Trang (2012) trên sinh viên năm thứ hai khoa y và răng hàm mặt Đại học Y Dược TP HCM thì tỷ lệ sinh viên nữ là 42,7% , thấp hơn so với sinh viên nam [23]. Sự khác biệt này do nghiên cứu trên các khoa khác nhau của trường, nên sự lựa chọn của sinh viên cũng khác nhau đối với mỗi ngành học. Có sự phân phối không đồng đều giữa số lượng sinh viên qua các năm học, số lượng sinh viên năm 1 và năm 2 cao hơn năm 3. Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu là Điều dưỡng và Dược có thời gian học khác nhau nên có sự chênh lệch số lượng sinh viên giữa các năm học và trong thực tế , hiệu suất đào tạo năm sau thường thấp hơn những năm trước trong cùng khóa học.
- 18 Tóm lại, đặc điểm của dân số mẫu có tính đại diện cho dân số mục tiêu. Những yếu tố về giới tính, năm đang học, chức vụ đều phù hợp với cơ cấu sinh viên của một trường. Tuy nhiên, cũng có những khía cạnh khác biệt do tính chất đặc thù của từng trường. 4.2. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ biểu hiện stress ở sinh viên Khoa Y Dược là 37,9%. Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thành Trung thực hiện năm 2017 [24]. Tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn kết quả các nghiên cứu của Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2010) [14]. Sự khác biệt này có thể được lý giải do sự khác nhau về công cụ thu thập thông tin và thời điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, các kết quả của nghiên cứu trên sinh viên y khoa nói chung của Lê Minh Thuận (2011) [21], Vũ Khắc Lương (2013), Đặng Đức Nhu (năm 2015) [12], Phạm Thanh Tâm (2017) đều cho thấy tỷ lệ có dấu hiệu stress ở mức trên 60%, cao gần gấp đôi so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể được lý giải là do sự khác nhau trong đối tượng nghiên cứu, điều kiện kinh tế xã hội giữa Miền Bắc và Miền Nam và công cụ thu thập số liệu. Các nghiên cứu về stress ở sinh viên y khoa trên thế giới cho thấy tỷ lệ xuất hiện dấu hiệu stress ở sinh viên khá cao từ 45% đến 63%. Sự chênh lệch này có thể do khác biệt về đối tượng nghiên cứu, công cụ đo lường, chương trình học, văn hóa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn