intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở An Tảo – Thành phố Hưng Yên năm học 2018−2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mô tả thực trạng tai nạn thương tích của học sinh trường trung học cơ sở An Tảo – Thành phố Hưng Yên năm học 2018–2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học cơ sở An Tảo – Thành phố Hưng Yên năm học 2018−2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG CAO ĐÀI THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN TẢO – THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM HỌC 2018 − 2019 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẶNG CAO ĐÀI THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN TẢO – THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM HỌC 2018 – 2019 Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8720701 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN
  3. LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại lớp YTCC 6.1B tại Trường Đại học Thăng Long đến nay tôi đã hoàn thành khóa học và hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, Ban Giám hiệu trường CĐ Y tế Hưng Yên, Ban Giám hiệu trường THCS An Tảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, các phòng chức năng, Khoa Khoa học sức khỏe, bộ môn YTCC và các bộ môn liên quan thuộc Trường Đại học Thăng Long đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn cơ bản, các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập cũng như triển khai đề tài cao học. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn đã tận tình giúp đỡ tôi tích lũy những kiến thức và phương pháp tư duy khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã nhiệt tình cộng tác, động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Đặng Cao Đài
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực,khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác giả luận văn Đặng Cao Đài
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BCĐ Ban chỉ đạo CĐAT Cộng đồng an toàn ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật HGĐ Hộ gia đình PCTNTT Phòng chống tai nạn thương tích PVS Phỏng vấn sâu THAT Trường học an toàn THCS Trung học cơ sở TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNTT Tai nạn thương tích TYT Trạm Y tế UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới XDCĐAT Xây dựng Cộng đồng an toàn YTNC Yếu tố nguy cơ
  6. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ…….. ................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................3 1.1. Đại cương về tai nạn thương tích .........................................................3 1.1.1. Khái niệm về tai nạn thương tích ......................................................3 1.1.2. Phân loại tai nạn thương tích ...........................................................3 1.1.3. Nguyên nhân gây TNTT ....................................................................4 1.2. Các nghiên cứu về tai nạn thương tích .................................................6 1.2.1. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới .......................................6 1.2.2. Tình hình tai nạn thương tích ở Việt Nam...................................... 10 1.2.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan và phòng tránh tai nạn thương tích tại Việt Nam .....................................................................................…14 1.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ..................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................ 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 24 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 24 2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu .................................................... 24 2.3.1.Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................ 24
  7. 2.3.2. Tiêu chí đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống TNTT ở học sinh .......................................................................... ............. 25 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................ ............. 28 2.4.1. Thực trạng TNTT của học sinh ....................................................... 28 2.4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến TNTT của học sinh............. 29 2.4.3. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 30 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 31 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ................................................. 31 2.6.1. Sai số ............................................................................................... 31 2.6.2. Biện pháp khắc phục sai số ............................................................. 31 2.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................ 31 2.8. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 33 3.1. Thực trạng tai nạn thương tích của học sinh trong 1 năm qua ........... 33 3.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ............. ... 39 3.2.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng tránh tai nạn thương tích của học sinh ................................................................................. ............. 39 3.2.2. Các yếu tố liên quan với tỷ lệ mắc TNTT của học sinh................... 49 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ...................................................................... 54 4.1. Thực trạng tai nạn thương tích học sinh trung học cơ sở An Tảo, thành phố Hưng Yên năm 2019 ................................................................ 54 4.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ... ............. 63 4.2.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng tránh tai nạn thương tích 63 4.2.2. Một yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em ................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................... 73 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1. Tổng số học sinh được nghiên cứu và tỉ lệ TNTT 33 Bảng 3.2. Số lần bị tai nạn thương tích trong 1 năm 34 Bảng 3.3. Phân bố các loại tai nạn theo lớp 34 Bảng 3.4. Nơi xảy ra tai nạn thương tích 35 Bảng 3.5. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích 36 Bảng 3.6. Người đi cùng, ở bên khi bị tai nạn thương tích 37 Bảng 3.7. Tỷ lệ người tham gia sơ cấp cứu cho nạn nhân 37 Bảng 3.8. Khoảng thời gian từ lúc bị TNTT cho đến khi được sơ cấp 38 cứu Bảng 3.9. Nơi nạn nhân điều trị sau khi được sơ cứu 39 Bảng 3.10. Thời gian nằm viện của nạn nhân và ảnh hưởng tới sức 39 khỏe Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh đã nghe nói đến TNTT 40 Bảng 3.12. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh tai 40 nạn giao thông khi đi xe đạp Bảng 3.13. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh tai 41 nạn giao thông khi đi bộ Bảng 3.14. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh ngã 42 Bảng 3.15. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh đuối 43 nước Bảng 3.16. Tỉ lệ học sinh có kiến thức đạt và chưa đạt 43 Bảng 3.17. Tỉ lệ học sinh cho rằng TNTT có nguy hiểm 44 Bảng 3.18. Tỉ lệ học sinh cho rằng TNTT cần được phòng tránh 44 Bảng 3.19. Tỷ lệ học sinh cho rằng tai nạn thương tích có thể phòng 45 tránh Bảng 3.20. Tỷ lệ học sinh sẵn sàng tham gia khi địa phương tổ chức 45 tuyên truyền giáo dục về phòng tránh TNTT
  9. Bảng 3.21. Tỉ lệ học sinh có thái độ đạt và chưa đạt 46 Bảng 3.22. Thực hành của học sinh về phòng tránh TNGT trong 1 46 tháng qua Bảng 3.23. Thực hành của học sinh về phòng tránh ngã trong 1 tháng 47 qua Bảng 3.24. Tỷ lệ học sinh biết bơi theo lớp 49 Bảng 3.25. Tỉ lệ học sinh có thực hành đạt và chưa đạt 49 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc TNTT với khối lớp của học 50 sinh Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc TNTT với giới tính của học 50 sinh Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc TNTT với trình độ học vấn 50 của bố mẹ Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc TN-TT với nghề nghiệp của 51 bố mẹ Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tỷ lệ tai nạn thương tích với khoảng 51 cách từ nhà đến trường Bảng 3.31. Mối liên quan giữa tỷ lệ tai nạn thương tích với phương 52 tiện đến trường Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tỷ lệ tai nạn thương tích với kiến thức 52 đạt về phòng tránh TNTT của trẻ Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tỷ lệ tai nạn thương tích với thái độ đạt 53 về phòng tránh TNTT của trẻ Bảng 3.34. Mối liên quan giữa tỷ lệ tai nạn thương tích với thực hành 53 đạt về phòng tránh TNTT của trẻ
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh bị TNTT theo giới 33 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh có biết bơi 48 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh đã từng học bơi 48
  11. DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Phân bố tử vong trẻ em do TNTT theo nguyên nhân, từ 7 0-17 tuổi trên Thế giới năm 2004 Hình 1.2: Tỷ lệ tử vong do thương tích không chủ ý trên 100.000 8 dân theo nguyên nhân và giới tính trên thế giới năm 2004
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích ngày càng tăng,đặc biệt là ở các nước đang phát triển, gây nhiều tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5,8 triệu người chết, hơn 100 triệu người bị tàn tật do thương tích và tai nạn thương tích chiếm 10% - 30% số trường hợp và gây thiệt hại hàng ngàn tỷ USD. Dự báo đến năm 2020 mỗi năm có khoảng 8 triệu người tử vong do thương tích và thương tích là nguyên nhân thứ tư trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [71], [73]. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hàng năm tai nạn thương tích cũng gây ra cho khoảng 2,7 triệu người tử vong, tức hơn 7.000 người mỗi ngày, chiếm 52% trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Theo tính toán, cứ mỗi trường hợp tử vong có 10 - 20 trường hợp nhập viện, 50 trường hợp phải cấp cứu và trên 100 trường hợp bị thương nhẹ. Nhìn chung, tử vong do tai nạn thương tích ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm trên 90% [13], [65]. Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường năm 2017 cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Tai nạn thương tích không những gây ra khổ đau, mất mát cho nạn nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai nạn có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
  13. 2 (khi tham gia lao động sản xuất, học tập và sinh hoạt...). Do vậy, tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở Lao động, Thương binh & Xã hội), trong năm 2017, toàn tỉnh Hưng Yên có số trẻ em mắc tai nạn thương tích của là 153 trường hợp, số trẻ tử vong là 27 trẻ [17]. Con số không hề nhỏ này gióng lên hồi chuông cảnh báo đến mỗi bậc phụ huynh, mỗi gia đình, nhà trường và cả cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Phường An Tảo – Thành phố Hưng Yên là một phường nằm ở phía bắc thành phố, phường đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng tai nạn thương tích của học sinh của phường là cơ sở cho việc xây dựng chương trình giáo dục cũng như chương trình phòng ngừa tai nạn thương tích của trẻ em ở lứa tuổi học đường, góp phần và nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em của Thành phố trong thời gian tới. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học cơ sở An Tảo - Thành phố Hưng Yên năm học 2018- 2019” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích của học sinh trường trung học cơ sở An Tảo – Thành phố Hưng Yên năm học 2018 – 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2