Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, năm 2018
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy thông qua mô tả thực trạng hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp, năm 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM VĂN TUÂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN HỘI CHỨNG VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP, NĂM 2018 Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 8720701 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU HÀ HÀ NỘI – 2018
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ Trường Đại Học Thăng Long Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại Học Thăng Long
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng vai gáy là một trong những rối loạn cột sống cổ gây nên ở người trưởng thành [45]; tỷ lệ hiện mắc hội chứng vai gáy trên thế giới dao động từ 16,7% đến 75,1% [17]. Hội chứng vai gáy là nguyên nhân chính gây ra những bất lợi trong cuộc sống hàng ngày và tại nơi làm việc ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng hội chứng vai gáy ngày càng trẻ hóa hơn. Nhất là những nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Những triệu chứng đau lâu ngày ảnh hưởng trược tiếp đến hiệu quả làm việc và chất lượng sống một cách rõ rệt. Đối với người làm văn phòng một ngày với 8 tiếng ngồi làm việc trên máy vi tính, khiến vùng cổ ít hoạt động hoặc hoạt động không có điểm tựạ. Do tính chất của công việc, nên có thể tình trạng ngồi lâu sẽ kéo dài hơn thế và tiếp diễn ở nhà. Như vậy cơ thể sẽ ở một tư thế nhất định trong thời gian dài, các cơ làm việc liên tục sẽ dẫn đến co cơ, đau mỏi. Đặc biệt là các cơ vùng cổ và bả vai sẽ phải hoạt động nhiều cùng với đôi tay, khi các cơ làm việc quá lâu, tư thế làm việc không đúng, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho cơ thể hồi phục. Nếu tình trạng này kéo dài các khối cơ không được thư giãn sẽ dẫn đến tình trạng đình công liên tục, cơ co nhiều, đau mỏi liên tục và người bệnh không thể tiếp tục công việc được. Nghiên cứu của Malchaire J.B. và Cimmino M.A. cho thấy hội chứng vai gáy có nhiều nguyên nhân phức tạp, bao gồm một số yếu tố liên quan môi trường làm việc (ngồi sai tư thế trong thời gian dài, ít chuyển động), cá nhân (tuổi, chỉ số khối cơ thể, hệ gen, tiền sử đau cơ xương), các hành vi (hút thuốc và mức độ hoạt động thể chất), và tâm lý xã hội (sự hài lòng công việc, mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm) [31], [11]. Để tìm hiểu đầy đủ một số yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy ở đối tượng nhân viên văn phòng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp, năm 2018“ với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp, năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy của đối tượng nghiên cứu.
- 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11. TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG VAI GÁY 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hội chứng vai gáy Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu đau (International Association for the Study of Pain) định nghĩa hội chứng vai gáy là thuật ngữ được sử dụng để mô tả người bệnh có cảm giác không thoải mái ở vùng vai gáy, biểu hiện là sự mệt mỏi, căng cơ hay đau tại vùng vai gáy, có thể lan lên đầu hay xuống cánh tay. Đau vai gáy có thể do chấn thương, do bệnh lý cột sống, tuy nhiên có một số lượng không nhỏ liên quan đến nghề nghiệp do các bất hợp lý về tổ chức lao động do căng thẳng.... Theo phân loại ICD 10 Hội chứng vai gáy được phân loại 4 nhóm M54.2; M54.; M50; M5 [32]. 1.1.2. Nguyên nhân và phân loại hội chứng vai gáy Nguyên nhân: Do cấu trúc của vùng cổ rất phức tạp bao gồm nhiều thành phần giải phẫu khác nhau (cơ, xương, dây chằng, đĩa đệm, các khớp), mỗi một thành phần bị ảnh hưởng thì có thể gây đau vai gáy. Phân loại hội chứng vai gáy: Có nhiều cách phân loại hội chứng vai gáy. Dựa vào thời gian, mức độ đau (cấp, mạn tính). 1.1.3. Các vị trí cảm nhận đau ở vùng vai gáy - Đĩa đệm cột sống cổ: Được xác định có nhậy cảm với đau. Vị trí xuất chiếu của đau thoái hóa đĩa đệm là cạnh cột sống. - Hệ thống dây chằng: (1) Dây chằng dọc sau là vị trí nhận cảm đau, nó được phân bố bởi thần kinh quoặt ngược khoang đốt sống. Sự phát sinh đau ở đây có thể do lồi các vòng sợi đĩa đệm phía sau xâm lấn. (2) Dây chằng liên mỏm gai có phân bố thần kinh, có thể là nguồn nhận cảm đau. - Các rễ thần kinh: Các rễ thần kinh trong bao màng cứng (rễ vận động, cảm giác bản thể và giao cảm) là các điểm nhận cảm đau. - Màng cứng được phân bố bởi thần kinh khoang đốt sống. Cơ chế đau là do bị căng hoặc ép ở đầu trong bao rễ các tổ chức trong bao màng.
- 3 - Các khớp mỏm: Diện khớp được phân bố bởi các sợi giao cảm bản thể do vậy đây cũng là vị trí nhận cảm đau. - Các biến đổi thoái hóa cột sống: Như gai xương, có thể chạm vào các rễ thần kinh khi nhô ra qua lỗ gian đốt sống gây đau. - Các cơ cổ là cơ quan nhận cảm đau, 1.2. THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG VAI GÁY (1) Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm công việc: - Các yếu tố về áp lực thể là những yếu tố liên quan đến năng lượng sinh cơ học được tạo ra trong cơ thể. Trong y văn khái niện này được định nghĩa coi như là “sự biểu hiện mang tính cơ học” [46]. - Các yếu tố áp lực về cơ [46]: Phương pháp thông thường nhất là lượng giá áp lực về cơ bằng điện cơ đồ. - Tư thế cơ thể và vận động: Kết quả nghiên cứu tiến cứu của Ariëns và cộng sự đã chỉ ra có mối liên quan giữa ngồi làm việc kéo dài hơn 95% thời gian làm việc với hội chứng vai gáy, giữa tư thế gập cổ với hội chứng vai gáy. - Vấn đề về lực tác dụng: Lực tác dụng lên chuột và bàn phím là một yếu tố nguy cơ gây đau cơ xương ở vai và cánh tay. - Những yêu cầu về nhìn - Thời gian và các thành phần của công việc - Các yếu tố tâm lý xã hội, căng thẳng tâm lý (2) Các yếu tố nguy cơ thuộc về cá nhân: - Giới tính: Hầu hết trong các nghiên cứu đều thấy, tỷ lệ nữ có nguy cơ cao hơn nam kể cả khi không tính đến tính chất công việc hay nghề nghiệp liên quan, điều này cũng không có sự khác biệt đối với nghề sử dụng máy tính. - Kỹ năng làm việc: Sự khác biệt về mặt kỹ năng làm việc với máy tính cũng được quan sát thông qua những nghiên cứu thực nghiệm và các hình thức nghiên cứu khác. - Một số nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy ở nhân viên văn phòng: Nghiên cứu của Malchaire J.B. (2001) và Cimmino M.A. (2011) cho thấy hội chứng vai gáy có nhiều nguyên
- 4 nhân phức tạp, bao gồm một số yếu tố liên quan môi trường làm việc (ngồi sai tư thế trong thời gian dài, ít chuyển động), cá nhân (tuổi, chỉ số khối cơ thể, hệ gen, tiền sử đau cơ xương), các hành vi (hút thuốc và mức độ hoạt động thể chất), và tâm lý xã hội (sự hài lòng công việc, mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm) [31], [11]. Nghiên cứu của Yue P. (2012) tại Trung Quốc đã quan sát thấy những người báo cáo hội chứng vai gáy là những người thực hiện các hoạt động nhiều ở vai, làm việc ở tư thế ngồi hoặc đứng với cổ cong trong thời gian dài [50]. Nghiên cứu Trần Thị Thu Thuỷ (2012) ở đối tượng nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho thấy [3] các yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy bao gồm ngồi ghế không có đệm lót, dùng chung bàn làm việc, không thoải mái với góc làm việc.
- 5 Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp năm 2018 đạt các tiêu chuẩn sau: * Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Đối tượng thuộc độ tuổi lao động - Các đối tượng là nhân viên văn phòng có thời gian làm việc trực tiếp với máy tính ≥4 giờ/ngày. - Người không có các bệnh hoặc thương tật do các nguyên nhân: Chấn thương, tai nạn, các bệnh lý nhiễm trùng, do u lành hoặc ung thư, thoái hóa đốt sống, cột sống, những trường hợp dị dạng cột sống cổ từ nhỏ. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Đối tượng không thuộc độ tuổi lao động. - Các đối tượng là nhân viên văn phòng có thời gian làm việc trực tiếp với máy tính
- 6 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Lựa chọn các đối tượng là nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện đa khoa nông nghiệp đủ tiêu chuẩn chọn, trong thời gian 6/2018-8/2018 cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin - Phiếu đánh giá hội chứng vai gáy của đối tượng nghiên cứu (chi tiết Phụ lục 1). Nghiên cứu áp dụng bộ chỉ số NDI – bộ công cụ chuẩn để đo lường mức độ đau mỏi vai gáy đã được kiểm chứng [1] [44] (phụ lục 1A). - Bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc để phỏng vấn thông tin chung, và một số yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu (chi tiết Phụ lục 2). 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu: Biến số, chỉ số theo 2 mục tiêu nghiên cứu. 2.4. Phân tích và xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1. Số liệu được làm sạch và mã hóa trước khi phân tích. Phân tích số liệu bằng STATA 13.0
- 7 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Thăng Long thông qua. Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp. 2.6. Hạn chế nghiên cứu Nghiên cứu có những hạn chế của một nghiên cứu mô tả cắt ngang, tất cả các yếu tố nghiên cứu đều được xác định cùng tại một thời điểm, khó xác định chính xác yếu tố căn nguyên. Hội chứng vai gáy là vấn đềliên quan trực tiếp với tư thế lao động và tần số thao tác trong hoạt động thực tế hàng ngày. Song nghiên cứu mới chỉ phân tích được theo hướng đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống hội chứng vai gáy. Như vậy sẽ hạn chế phân tích được các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến hội chứng. Ngoài ra, nghiên cứu chưa phân tích đánh giá hội chứng đau vai mặc dù hai hội chứng này thường đi liền với nhau, mà chỉ phân tích đánh giá hội chứng đau gáy.
- 8 Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, năm 2018 Không 21,0% Có 79,0% Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ hội chứng vai gáy của đối tượng nghiên cứu Hầu hết đối tượng có hội chứng vai gáy 391 người (chiếm 79,0%), 21,0% không mắc hội chứng này. Điểm NDI trung bình chung là 19,44±7,52 Biểu đồ 3. 2. Phân loại hội chứng vai gáy (n=391) Tỷ lệ hội chứng vai gáy ở mức độ nhẹ 77,5%; 14,8% ở mức độ trung bình và 7,7% ở mức độ nặng. Điểm NDI trung bình trong nhóm có hội chứng vai gáy là 21,34±11,02.
- 9 80,2 Tỷ lệ % 77,9 Nữ Nam Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ hội chứng vai gáy theo giới (n=495) Tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy ở nam giới 80,2% cao hơn ở nữ giới 77,9% 97,1 90,2 77,7 68,4 Tỷ lệ % 19-29 30-39 40-49 ≥50 Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ hội chứng vai gáy theo nhóm tuổi (n=495) Tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy tăng dần theo nhóm tuổi; cao nhất ở nhóm trên 50 tuổi 97,1%. Bảng 3. 1. Tỷ lệ hội chứng vai gáy theo đặc điểm công việc Hội chứng vai gáy Có Không p Đặc điểm công việc SL % SL % Số năm làm
- 10 Tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy tang dần theo số năm làm việc với máy tính, cao nhất ở đối tượng có trên 10 năm làm việc với máy tính 90,1%; tỷ lệ đối tượng có thời gian làm việc liên tục với máy tính trên 4 giờ mắc hội chứng vai gáy 93,2% cao hơn đối tượng dưới 4 giờ 71,2%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 11 Khả năng mắc nguy cơ hội chứng vai gáy cao hơn ở đối tượng: tuổi trên 35 OR=3,04 (95%CI: 1,81-5,11); đối tượng đã ly hôn (so với đối tượng chưa kết hôn) OR=28,38 (95%CI:3,77-30,84); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
- 12 Bảng 3. 5. Mối liên quan giữa các kiến thức về phòng chống hội chứng vai gáy của đối tượng với hội chứng vai gáy (n=495) Hội chứng vai gáy OR (95%CI) p Kiến thức về Nguyên nhân hội chứng Chưa 6,07
- 13 Khi làm Không việc quan 204 90,7 21 9,3 anh/chị tâm 4,31 khôngcó
- 14 Đạt 223 73,1 82 26,9 Thực Chưa 229 83,3 46 16,7 1,78 0,01 hành đạt (1,13-2,83) Đạt 162 73,6 58 26,4 Chung 391 79,0 104 21,0 Kết quả bảng trên cho thấy khả năng mắc nguy cơ hội chứng vai gáy cao hơn ở đối tượng: kiến thức chung về phòng tránh hội chứng vai gáy chưa đạt OR=8,66 (95%CI: 5,21-14,42); thái độ chung chưa đạt OR=2,81 (95%CI: 1,64-4,68); thực hành chung chưa đạt OR=1,78 (95%CI: 1,13-2,83); mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
- 15 Chương IV. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng hội chứng hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa nông nghiệp, năm 2018 Nghiên cứu của chúng tôi trên 495 đối tượng cho thấy tính điểm từng yếu tố cho thấy điểm trung bình ở yếu tố khả năng nhấc vật nặng là cao nhất 2,55±1,22; khả năng tập trung 2,28±1,22; thấp nhất là yếu tố đọc sách 1,59±1,10. Phần lớn đối tượng có hội chứng vai gáy 391 người (chiếm 79,0%), 21,0% không mắc hội chứng này. Điểm NDI trung bình chung là 19,44±7,52; dao động từ 0-37. Trong những đối tượng có hội chứng vai gáy có 77,5% đối tượng có hội chứng vai gáy mức độ nhẹ; 14,8% ở mức độ trung bình và 7,7% ở mức độ nặng. Điểm NDI trung bình trong nhóm có hội chứng vai gáy là 21,34±11,02. Tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy tăng dần theo nhóm tuổi; cao nhất ở nhóm trên 50 tuổi 97,1%. Tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy ở nam giới 80,2% cao hơn ở nữ giới 77,9%. Một số nghiên cứu trước đây đã xác định rằng nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng vai gáy: Trong các nghiên cứu được tiến hành trước đây từ các quốc gia khác nhau, tỷ lệ hội chứng vai gáy được ước tính từ 10% đến 35% trong số các đối tượng văn phòng [13]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ hiện mắc hội chứng vai gáy ở một số nghiên cứu trên thế giới ở đối tượng nhân viên văn phòng: Nghiên cứu tại Thụy sỹ cho thấy, trong hai thập kỷ gần đây, số lượng người làm việc với máy tính tăng đột biến, năm 1989 ước tính có khoảng 30% thì đến năm 2001 tăng đến 65% và hiện nay thì số này còn tăng nhiều hơn nữa [47]. Kết quả của Gerr F (2001) [18] ở Mỹ cho thấy có 63% đối tượng báo cáo có hội chứng vai gáy, nghiên cứu ở Nicaragua (2011) 30% [19] và Hà Lan (2007) 54% [16]. Nghiên cứu của B. Cagnie (2007) nghiên cứu trên 512 nhân viên văn phòng cho thấy tỷ lệ đối tượng đau vai gáy trong 12 tháng là 45,5% [8]. Theo Zejda JE, Bugajska J và cộng sự [51], tại Ba Lan năm 2009, tỷ lệ đau gáy là 55,6% ở những nhân viên làm việc với máy tính. Nghiên cứu của Farideh Sadeghian (2014) ở các nước châu Âu cho thấy có 54,9% nhân viên văn phòng báo cáo mắc hội chứng vai gáy; tỷ lệ này ở nữ giới (63,6%) cao hơn nam (39,1%), p
- 16 tượng sử dụng máy vi tính trong thời gian dài [49]. Nghiên cứu của Johnston và cộng sự ở viên văn phòng xác định mức độ đau vai gáy – Tỷ lệ không đau vai gáy (32%), nhẹ (53%), vừa phải (14%) và đau cổ nặng (1%) [26]. Nghiên cứu của Đỗ Chí Hùng (2013) về nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở người sử dụng máy tính tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ hội chứng vai gáy là 46,0% (173 người); trong đó nữ là 103 người (59,1%) [2]. Sự khác biệt này được giải thích có thể do có thể do độ tuổi trong các nghiên cứu trên khác so với nghiên cứu của chúng tôi; số năm kinh nghiệm làm việc máy tính cũng khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu khác về chỉ số NDI; tuy nhiên phù hợp với xu hướng với các kết quả nghiên cứu, cụ thể: Nghiên cứu Trần Thị Thu Thuỷ (2012) ở đối tượng nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng vai gáy là 66,9% trong đó 64,6% đau nhẹ, 11,7% đau trung bình và 0,6% bị đau nặng. Chỉ số NDI dao động từ 0-56 với điểm trung bình của quần thể mẫu là 17,2 (SD=10,8). 23,1% đối tượng không bị đau (chỉ số NDI48, n=2). Trong nhóm đối tượng có bị đau (NDI>8, n=243), chỉ số NDI trung bình là 21,1 (SD=8,99, trung vị 20) [3]. Nghiên cứu của Wasfi A Al Hadid (2018) cho thấy điểm trung bình NDI của các đối tượng nghiên cứu là là 15,61±11,553. Tỷ lệ đối tượng có hội chứng vai gáy chung là 87,0%; trong đó 45,5% đau vai gáy ở mức độ nhẹ, 15,6% ở mức độ vừa, 26,0% ở mức độ nặng [48]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số năm làm việc với máy tính càng tăng thì điểm NDI trung bình càng cao: dưới 5 năm điểm NDI trung bình là 18,22; 5-10 năm là 19,15; trên 10 năm là 20,79 điểm. Ở đối tượng có thời gian làm việc/ngày trên 8h có điểm NDI cao hơn đối tượng dưới 8h (19,49 và 18,60); tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điểm NDI trung bình ở đối tượng có thời gian làm việc liên tục với máy tính trên 4hh là 21,95 cao hơn hẳn đối tượng có thời gian làm việc dưới 4h (18,06); ở đối tượng không nghỉ giữa giờ có điểm NDI là 23,55 cao hơn đối tượng có nghỉ giữa giờ; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 17 nơi làm việc trên 2h mới nghỉ giải lao và làm việc với máy tính liên tục trên 2h mới chuyển sang công việc không cần máy tính; tuy nhiên các nhóm có số giờ làm việc ngoài giờ trung bình lớn hơn 4h/ngày và nhóm hoàn toàn làm việc bằng mayd tính có chỉ số NDI tương đối cao hơn so với nhóm còn lại (25,5 so với 20,67; 23,02 so với 20,74); chỉ số NDI trong nhóm dùng bàn phìm nhiều hơn 6h/ngày cao hơn so với nhóm dùng bàn phím dưới 6h/ngày (21,83 so với 20,85) [3]. Johnston và cộng sự chỉ số NDI trung bình thấp hơn trong nhóm làm việc trên 40h/tuần, dùng máy tính trên 6h/ngày, ngồi tại nơi làm việc trên 2 giờ mới nghỉ giải lao và làm việc với máy tính liên tục trên 2h mới chuyển sang công việc không cần máy tính. Tuy nhiên, các nhóm có số giờ làm việc ngoài giờ trung bình lớn hơn 4h/ngày và nhóm hoàn toàn làm việc với máy tính có chỉ số NDI tương đối cao hơn nhóm đối chứng (25,5 so với 20,67 và 23,02 so với 20,74). Chỉ số NDI trong nhóm dùng bàn phím nhiều hơn 6h/ngày hơi cao hơn so với nhóm dùng bàn phím dưới 6h/ngày (21,83 so với 20,85) [26]. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng hội chứng vai gáy của đối tượng nghiên cứu. Juul-Kristensen B và cộng sự [27] đã nghiên cứu hội chứng vai gáy ở những phụ nữ 45 tuổi sử dụng máy tính cho thấy, nhóm bị hội chứng vai gáy giảm đáng kể hoạt động chức năng vùng vai gáy. Nghiên cứu tại Hồng Kong (2004) cho thấy nguy cơ mắc hội chứng vai gáy đều liên quan đến tư thế khi sử dụng máy tính nhưng nữ chiếm tỷ lệ cao hơn do liên quan đến tư thế ngồi làm việc, tuổi càng cao đau cơ xương càng nhiều, thời gian sử dụng máy tính càng lâu càng hội chứng vai gáy [9]. Nghiên cứu của B. Cagnie (2007) nghiên cứu trên 512 nhân viên văn phòng phân tích đa biến cho thấy nữ giới có nguy cơ đau vai gáy cao gần gấp 2 lần so với nam giới (OR = 1,95, 95%CI 1,22–3,13) [8]. Nghiên cứu của Korhonen T và cộng sự tại Phần Lan nữ mắc cao hơn 6 lần (OR=6,7; CI:1,4–30,9) [28]. Theo Kryger và cộng sự, nữ dễ bị đau vai gáy gấp 2,2 lần so với nam (OR=2,2; CI:1,5–3,1) và đau vai gáy mạn tính gấp 2 lần so với nam giới (OR=2,0; CI:1,4–2,7) [29]. Ekman và cộng sự thấy nữ có nguy cơ mắc đau vai gáy gấp 11,9 lần so với nam tại cộng đồng người sử dụng máy tính trong công việc tại Thụy Điển (OR=11,9; CI:2,5–50) [15].
- 18 Nghiên cứu của Đỗ Chí Hùng (2013) cho thấy có mối liên quan giữa giới với đau vai gáy khi phân tích đơn biến (OR=2,26; CI:1,47–3,36; p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn