intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp các công cụ kiểm toán xã hội tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổng hợp các công cụ kiểm toán xã hội tại Việt Nam" đưa ra một cách nhìn tổng quan về mỗi công cụ kiểm toán xã hội được đề xuất, trong đó bao gồm một phần mô tả chung về những thông tin mà công cụ đó tạo ra, chỉ ra đâu là những lĩnh vực và những chủ đề liên ngành mà có thể sử dụng mỗi công cụ phù hợp để theo dõi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp các công cụ kiểm toán xã hội tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TỔNG HỢP CÁC CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM SUMMARY OF SOCIAL AUDIT TOOLS IN VIETNAM ThS. Vũ Thị Vân Anh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, các công cụ kiểm toán xã hội có thể tạo ra những dữ liệu bổ trợ cho dữ liệu hành chính được thu thập một cách thường kỳ và dữ liệu từ khảo sát hộ gia đình bằng những đánh giá định tính của cơ quan cung cấp dịch vụ và của người sử dụng về chất lượng dịch vụ, về mức độ mà các chính sách được thực hiện hoặc không được thực hiện, hoặc được thực hiện hiệu quả đến mức nào và đánh giá mức độ tác động của chúng. Với những dữ liệu định tính và định lượng được tạo ra có thể giúp tăng cường công tác đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dẫn tới cải thiện công tác lập ngân sách và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, từ đó giúp cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (cấp quốc gia và cấp tỉnh) trở nên nhạy bén hơn trong việc đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân Từ khóa: Kiểm toán xã hội, Công cụ, Định lượng, Định tính ABSTRACT In the context of Vietnam's socio-economic development, social audit tools can generate data and collect administrative data and household survey data. With the generated qualitative and quantitative data, it is possible to enhance the assessment of socio-economic development planning and lead to improved budgeting and implementation of the socio-economic development plan, thereby helping socio-economic development plans (national and provincial levels) become more responsive to the needs and aspirations of the people. Key words: Socal audit, tools, qualitative, quantitative 1. Kiểm toán xã hội là gì? Kiểm toán xã hội (Social Audit) là một cuộc đánh giá chính thức về những nỗ lực, thủ tục và quy tắc ứng xử của một công ty liên quan đến trách nhiệm xã hội và tác động của công ty đối với xã hội. Kiểm toán xã hội là một đánh giá về mức độ hiệu quả mà công ty đạt được các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Kiểm toán xã hội đầu tiên được thực hiện ở Thụy Điển (1985–88) bởi John Fry và Ulla Ressner , các nhà nghiên cứu về cuộc sống công việc tại Trung tâm Đời sống lao động Thụy Điển (Arbetslivscentrum) và được xuất bản tại Thụy Điển vào năm 1988 bởi Allmäna Förlaget, Stockholm (332 trang) dưới sự tiêu đề “Bản sửa đổi xã hội av ett Ämbetsverk”. Đó là kết quả của một nghiên cứu kéo dài ba năm về cơ quan hành chính trung ương của Thụy Điển – Ủy ban Thị trường Lao động Quốc gia (Arbetsförmedlingen). Nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi với hơn 1.000 nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức trong cả nước và trở thành chủ đề tranh luận trong Riksdag (Quốc hội) Thụy 1491
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Điển. Trọng tâm của nó là đánh giá sự tương ứng giữa một bên là kinh nghiệm làm việc của nhân viên và ban quản lý, và các mục tiêu được lập pháp và thống nhất chung cho các chính sách về dịch vụ, môi trường làm việc và quản lý trong định nghĩa về tính hiệu quả tại nơi làm việc. Tóm lại, đó là một đánh giá về việc thể chế hóa một Cơ chế Dân chủ . Thuật ngữ Kiểm toán xã hội sau đó cũng được sử dụng để chỉ một hình thức tham gia của công dân tập trung vào hiệu quả hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Trong bối cảnh đó, kiểm toán xã hội là một cách đo lường, hiểu biết, báo cáo và cuối cùng là cải thiện hoạt động xã hội và đạo đức của tổ chức. Nó khác về chất so với các hình thức kiểm toán khác và sự tham gia của người dân , với mục đích chính là thể hiện tiếng nói của công dân và thúc đẩy một chính phủ hòa nhập hơn , chẳng hạn như các cuộc biểu tình công khai, vận động và vận động hành lang và / hoặc các sáng kiến điều trần công khai. Mục tiêu trọng tâm của kiểm toán xã hội là giám sát, theo dõi, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của chính phủ, do đó khiến các quan chức công chịu trách nhiệm về các hành động và quyết định của họ. Là một hoạt động đánh giá hoạt động của chính phủ, kiểm toán xã hội có thể được coi là một cơ chế giám sát xã hội: nghĩa là, sự kiểm soát mà công dân có thể thực hiện đối với các quan chức chính phủ của họ để đảm bảo rằng họ hành động minh bạch, có trách nhiệm và hiệu quả. Kiểm toán xã hội đóng nhiều vai trò khác nhau. Các quy trình kiểm toán xã hội có thể giúp tập trung vào kết quả hoạt động và / hoặc hành vi tồi tệ của chính phủ và cũng bằng cách tố cáo các quan chức công chức tham nhũng hoặc phổ biến thông tin về việc kê khai tài sản của một công chức trước một cuộc bầu cử. Kiểm toán xã hội cũng có thể góp phần đáng kể trong việc thông báo cho chính phủ về tác động tiềm tàng và hậu quả của các chính sách công . Hơn nữa, kiểm toán xã hội cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cộng đồng được thông báo về các chính sách và hành động của chính phủ và trong việc nêu rõ các yêu cầu và nhu cầu của công dân mà có thể không được truyền tải thông qua các kênh thông thường hơn, chẳng hạn như bầu cử. 2. Những đặc điểm chung của các Công cụ Kiểm toán Xã hội Các công cụ kiểm toán xã hội thường bao gồm một loạt các phương pháp nhằm thu thập dữ liệu định tính và định lượng như khảo sát, thảo luận nhóm trọng tâm, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn v.v.. Những công cụ này có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc được kết hợp với một số lượng bất kỳ (không giới hạn số lượng các công cụ được kết hợp với nhau) trong một cuộc kiểm toán toàn diện, gồm các lĩnh vực – từ thu gom rác thải tới đường giao thông, rồi đến các dịch vụ xã hội, cũng như các lĩnh vực phi xã hội khác như là cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, thuế v.v.. Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán xã hội Giai đoạn 1: Thiết kế và thu thập dữ liệu • Làm rõ trọng tâm mang tính chiến lược của cuộc kiểm toán và các công cụ kiểm toán sẽ được sử dụng • Thiết kế các công cụ và thực hiện kiểm tra thí điểm công cụ (đối với tất cả các công cụ ) • Thu thập thông tin từ những người sử dụng, các hộ gia đình, đại diện cộng đồng trong một mẫu điều tra lặp lại gồm đại diện của những người sử dụng và cộng đồng. Giai đoạn 2: Đối thoại dựa trên bằng chứng và phân tích • Phân tích các phát hiện theo hướng giúp chỉ ra hành động cần thực hiện 1492
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Trình bày các phát hiện cho các cộng đồng để lấy ý kiến của họ về cách thức cải thiện tình hình – thu hút các thành viên của cộng đồng tham gia vào cuộc thảo luận về bằng chứng cùng với các cơ quan cung cấp dịch vụ/các cán bộ kế hoạch (cách làm này đặc biệt hiệu quả đối với công cụ kiểm toán như Thẻ cho điểm Cộng đồng. Lưu ý rằng đối với công cụ PETS và công cụ Thẻ Báo cáo Công dân thì không thể làm như thế này trước khi các phát hiện được công bố.) Giai đoạn 3: Phổ biến bằng chứng để đảm bảo trách nhiệm giải trình của khu vực công • Tổ chức các cuộc hội thảo với chính quyền, với các cơ quan cung cấp dịch vụ và cộng đồng nhằm trình bày các phát hiện, khuyến nghị và đưa ra kế hoạch hành động • Phổ biến các phát hiện, các khuyến nghị và kế hoạch hành động cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. • Thường xuyên cập nhật cho công chúng biết về tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động. Các kĩ thuật được sử dụng trong các công cụ kiểm toán xã hội có đặc điểm chung là đều có sự tham gia của người dân, nhằm đưa ra những dữ liệu chính xác và cụ thể theo từng bối cảnh về những cảm nhận và ưu tiên của người dân và cộng đồng. Các kĩ thuật đó cũng tạo điều kiện để các thành viên cộng đồng được đối thoại trực tiếp với chính quyền và yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ ở địa phương và trung ương cũng như chính quyền trung ương và địa phương giải trình về các mục tiêu chính sách cũng như về việc cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ. Các kĩ thuật kiểm toán xã hội giúp các nhà hoạch định chính sách đảm bảo rằng các chính sách được đưa ra là thiết thực và các chỉ số được sử dụng là chính xác và phù hợp. Các công cụ kiểm toán xã hội có cấu phần về phổ biến kết quả cho công chúng và lấy ý kiến phản hồi, với chức năng vừa là phương tiện để kiểm chứng lại cảm nhận của nhóm dân số được đưa vào mẫu nghiên cứu, vừa là phương tiện để tạo ra một môi trường đảm bảo việc thực thi trách nhiệm giải trình trước công chúng. Việc xuất bản/công bố các phát hiện về TD&ĐG có sự tham gia thể hiện sự sẵn lòng của chính quyền trong việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và sự sẵn lòng thực hiện trách nhiệm giải trình, từ đó có thể giúp khẳng định lại tính hợp pháp của chính quyền cũng như giúp chính quyền giành được sự ủng hộ rộng rãi. Mặc dù các công cụ kiểm toán xã hội tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên liên quan và thu thập thông tin về cảm nhận của người sử dụng, nhưng cần phải triển khai các công cụ đó một cách chặt chẽ và khoa học. Chẳng hạn, cần đảm bảo rằng các công cụ đó mang tính khách quan, minh bạch và độc lập ở mức tối đa có thể. Các đặc điểm chính của các công cụ kiểm toán xã hội bao gồm: ● Sự chú trọng tới người sử dụng và các khía cạnh mang tính định tính trong chính sách và trong cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như mức độ hài lòng của người sử dụng (đặc biệt là với các công cụ kiểm toán xã hội như là Thẻ cho điểm Cộng đồng và Thẻ Báo cáo công dân). Ở mức có thể, các chỉ số và các cuộc khảo sát có liên quan trong các công cụ kiểm toán xã hội được thiết kế với ý kiến đóng góp của người dân, nhằm nắm bắt được các khía cạnh quan trọng nhất đối với những người sử dụng cuối cùng. Như vậy cũng có thể cung cấp đầu vào cho việc xây dựng các tiêu chí về sự tham gia và trách nhiệm giải trình. ● Việc sử dụng Phương thức tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt là khi có sự tham gia của người dân, nhóm người dân, các cộng đồng và sự tham gia đó không chỉ dừng ở các cuộc khảo sát hộ gia đình. Các công cụ kiểm toán xã hội giúp bộc lộ nhận thức của những người sử dụng mà có 1493
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thể họ không được hỏi hoặc ngại không muốn bày tỏ trong một cuộc điều tra chính thức kể cả là qua một cuộc khảo sát hộ gia đình thông thường,. Với việc tạo cơ hội để người dân cùng nhau tập hợp lại và đánh giá các dịch vụ hoặc tác động của chương trình – hoặc là thông qua các nhóm trọng tâm hay thông qua các cuộc họp nhằm phổ biến chia sẻ kết quả và lấy ý kiến phản hồi giữa các nhóm và với một nhóm đối tượng lớn hơn Ở đó những người tham gia có thể bày tỏ một cách rõ ràng hơn về cảm nhận của họ, hoặc các vấn đề nếu họ có sự ủng hộ từ phía các thành viên trong nhóm, hoặc họ có thể nhận ra rằng mối quan tâm lo ngại của họ cũng là mối lo ngại chung. Phương thức tiếp cận có sự tham gia cũng giúp tăng sự ủng hộ và tăng cường trách nhiệm giải trình. ● Thúc đẩy trách nhiệm giải trình một cách năng động, thông qua các cơ chế tích cực về phổ biến thông tin và lấy ý kiến phản hồi, đặc biệt là thông qua việc công bố về mức độ thỏa mãn của người sử dụng trên các phương tiện truyền thông. Từ đó tạo ra cuộc thảo luận trong công chúng về sự hài lòng của người sử dụng thông qua việc tập hợp những người ra quyết định, các cơ quan cung cấp dịch vụ và cộng đồng ngồi lại cùng nhau. ● Các công cụ kiểm toán xã hội có thể tạo ra cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính về sự hài lòng, cảm nhận và mong đợi của người sử dụng, hoặc là về tính hiệu quả của các chính sách và chương trình trong việc thúc đẩy và thực hiện quyền con người (chẳng hạn trong các lĩnh vực về giới, quyền của trẻ em và quyền của người dân tộc thiểu số). 3. Tổng quan về các Công cụ được đề xuất cho Việt Nam Phần này đưa ra một cách nhìn tổng quan về mỗi công cụ được đề xuất, trong đó bao gồm một phần mô tả chung về những thông tin mà công cụ đó tạo ra, chỉ ra đâu là những lĩnh vực và những chủ đề liên ngành mà có thể sử dụng mỗi công cụ phù hợp để theo dõi. Những vấn đề được nêu dưới đây không phải là toàn bộ mà mục đích chính là đưa ra một phần mô tả chung và chỉ ra sự khác nhau giữa các công cụ xét về phương thức tiếp cận, phương pháp luận và những loại dữ liệu được tạo ra từ mỗi công cụ. - Thẻ báo cáo công dân (CRC) Thẻ báo cáo công dân (CRC) là một công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu nhằm cung cấp cho các cơ quan công quyền những ý kiến phản hồi có hệ thống từ những người sử dụng dịch vụ công. Một cuộc khảo sát được thiết kế, trong đó bao gồm các chỉ số do các cộng đồng lựa chọn và ý kiến phản hồi được thu thập từ một mẫu nghiên cứu gồm những người sử dụng dịch vụ. Sau đó các kết quả này được tổng hợp lại để đưa ra một cái nhìn tổng quan về (các) dịch vụ. Bằng việc thu thập ý kiến phản hồi của những người sử dụng thực tế về chất lượng và mức độ thích đáng của dịch vụ, Thẻ báo cáo công dân đưa ra những bằng chứng xác đáng và một chương trình nghị sự mang tính chủ động để tạo điều kiện cho các cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền địa phương cùng đối thoại với các cơ quan cung cấp dịch vụ, nhằm cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ công. Công cụ này cũng đo lường mức độ nhận thức của công chúng về quyền và nghĩa vụ của người dân. CRC đo lường cảm nhận của những người sử dụng dịch vụ về chất lượng và mức độ hài lòng về các dịch vụ, cũng như những thách thức hoặc vấn đề về cung cấp dịch vụ. Các kết quả có thể được chính quyền sử dụng nhằm cân nhắc những vấn đề mang tính xã hội, chính trị và những vấn đề “thuộc phần mềm” khi lập kế hoạch và phân bổ ngân sách, khiến cho quy trình trở nên minh bạch và đảm bảo trách nhiệm giải trình hơn. Các kết quả cũng có thể được người dân sử dụng nhằm nêu lên quan điểm của họ, từ đó nâng cao nhận thức về tình hình cung cấp dịch vụ và yêu cầu chính quyền phải giải trình. 1494
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Có thể đưa vào các CRC những chỉ số chuẩn tùy theo từng lĩnh vực đang xem xét. Những chỉ số này có thể được đưa trực tiếp vào khung đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ví dụ như “mức độ hài lòng tổng thể của người sử dụng đối với dịch vụ” hoặc là “mức độ hài lòng đối với khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ”. Có thể đề ra các chỉ tiêu về cải thiện mức độ hài lòng đối với các chỉ số này. Điều hết sức quan trọng là các chỉ số này sẽ phản ánh những yếu tố mà những người sử dụng dịch vụ cho là quan trọng, và do đó chúng là những thước đo hữu hiệu về sự phát triển xã hội. - Thẻ cho điểm Cộng đồng (CSC) Thẻ cho điểm cộng đồng (CSCs) là một công cụ theo dõi có sự tham gia, trong đó những người sử dụng dịch vụ và các cơ quan cung cấp dịch vụ đưa ra đánh giá của họ về một dịch vụ nhất định dựa trên các chỉ số được chuẩn hóa và cả các chỉ số do chính họ lựa chọn. Sau khi mỗi bên đã đánh giá về dịch vụ một cách độc lập thì cả hai bên ngồi lại với nhau để thảo luận xem tại sao họ lại lựa chọn các chỉ số khác nhau và/hoặc thảo luận về bất cứ sự khác biệt nào về điểm số cho cùng một chỉ số (tức là như sau: có thể khi đánh giá về dịch vụ y tế, cả những người sử dụng và các bác sĩ đều lựa chọn chỉ số “Mức độ có mặt của các bác sĩ tại trung tâm y tế” nhưng mỗi bên lại có thể cho điểm tương đối khác nhau cho trung tâm y tế đang được đánh giá). Việc cho điểm đánh giá và thảo luận như vậy tạo thuận lợi để các bên hiểu rõ hơn xem các dịch vụ đó đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng như thế nào, nhưng cũng có thể giúp đưa ra các giải pháp do cộng đồng khởi xướng về cách thức cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ tại địa phương. CSC là một công cụ quan trọng giúp thúc đẩy trách nhiệm giải trình và thực sự gây tác động tạo ra thay đổi tại địa phương cũng như tác động tới việc thực hiện các giải pháp. CSC đo lường mức độ mà các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, mặc dù CSC không đưa ra một thước đo tốt về những tác động tạo thay đổi trong cung cấp dịch vụ. CSC cung cấp dữ liệu cho biết người dân có cảm thấy rằng các dịch vụ (dù tốt dù xấu) có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không, và cho biết họ đánh giá như vậy là theo những khía cạnh cụ thể nào. Các kết quả đầu ra của Thẻ cho điểm cộng đồng bao gồm chỉ số do cộng đồng đưa ra, cộng đồng và nhà cung cấp dịch vụ cùng đưa ra thông tin về những chỉ số này. Các chỉ số này bao gồm cả việc định lượng sự hài lòng của người dân và cơ quan cung cấp dịch vụ cũng như các thông tin định tính về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ cùng các khuyến nghị và kế hoạch hành động. Thẻ cho điểm cộng đồng có thể được sử dụng để đánh giá trang thiết bị, nguồn lực và xác định mức độ rò rỉ nguồn lực hay tham nhũng. Thẻ cho điểm cộng đồng đưa ra các cách thức đo lường mang tính định lượng và định tính để đánh giá thông tin định tính một cách hiệu quả. Thông tin này được cung cấp dưới cả hai hình thức định lượng và định tính: • Các thông tin định lượng bao gồm cả việc thống kê đại diện về mức độ hài lòng của người sử dụng theo các chỉ số chính. • Các thông tin định tính bao gồm cả bằng chứng cụ thể về cách mà các thành viên cộng đồng cho điểm theo các chỉ số mà họ đã đưa ra Các chỉ số chuẩn có thể được sử dụng trong CSC tùy theo lĩnh vực được xem xét, và các chỉ số đó có thể được đưa trực tiếp vào khung TD&ĐG KH PTKT-XH, chẳng hạn như “mức độ hài lòng tổng thể của người sử dụng đối với các dịch vụ” hoặc “mức độ hài lòng về khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ”. Có thể đề ra các mục tiêu về cải thiện mức độ hài lòng ở những chỉ số này. 1495
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Kiểm toán Giới (GA) Mục tiêu của Kiểm toán Giới (GA) là nhằm xác định mức độ mà những nhu cầu, quyền và hoàn cảnh thực tế của nam giới và nữ giới, trẻ em trai và trẻ em gái được lồng ghép cả về mặt lý thuyết và trên thực tế vào trong thiết kế và quá trình thực hiện chính sách. Các cuộc kiểm toán giới thông thường có sự kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm trọng tâm, các cuộc phỏng vấn và các bảng câu hỏi tự đánh giá. Các cuộc kiểm toán giới thường là có sự tham gia, chú trọng tới sự tự đánh giá để thúc đẩy thay đổi từ bên trong. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán giới là nhằm thúc đẩy tinh thần học tập của tổ chức về cách thức thực hiện lồng ghép giới một cách hiệu quả vào các chính sách, chương trình và cơ cấu, cũng như nhằm đánh giá xem các chính sách đó đã được thể chế hóa ở cấp độ tổ chức, đơn vị làm việc hay cá nhân hay chưa. Kiểm toán Giới là công cụ đánh giá mang tính định tính, nhưng cũng giống như các công cụ kiểm toán xã hội khác, có thể đưa vào một khía cạnh mang tính định lượng nhằm tạo ra những dữ liệu có thể so sánh được và dễ đọc. Kết quả chính của kiểm toán giới là một báo cáo trong đó có các khuyến nghị về cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động và những hành động cụ thể mà đơn vị/cơ quan được kiểm toán cần thực hiện thông qua một kế hoạch hành động. Cách tiếp cận dựa trên sự tham gia đảm bảo rằng những người tham gia học được cách thức đánh giá một cách có phản biện về thái độ và cách làm thông thường của họ và nhằm xây dựng các ý tưởng về cách thức nâng cao hiệu quả đảm bảo bình đẳng giới. Các cuộc kiểm toán giới có thể có nhiều đầu ra xét về khía cạnh thay đổi và đánh giá. Kiểm toán Giới đánh giá mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép một cách có hệ thống vào các chính sách và chương trình ở giai đoạn thiết kế cũng như mức độ mà vấn đề giới được lồng ghép trong chính sách ở bất cứ giai đoạn thực hiện nào. - Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em (CRBSA) Kiểm toán Xã hội dựa trên Quyền của Trẻ em (CRBSA) là một công cụ kiểm toán xã hội nhằm tối đa hóa các cơ hội và kết quả phát triển cho trẻ em thông qua việc hỗ trợ cho chính phủ và các đối tác trong việc: • Thực hiện thống kê có sự tham gia về mức độ mà các quyền, nhu cầu và lợi ích của trẻ em được cân nhắc trong các chính sách và chương trình của quốc gia ở các cấp độ khác nhau; • Xác định những khoảng trống tiềm ẩn trong các kế hoạch cũng như trong thực hiện các kế hoạch, và; • Nhận thức về các ưu tiên hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động. Công cụ này đảm bảo rằng các chỉ số thay đổi và đánh giá mang tính nhạy bén đối với quyền trẻ em (thông qua các biện pháp, bao gồm biện pháp đưa ra các dữ liệu bóc tách liên quan tới các lĩnh vực quan trọng về quyền của trẻ em), đồng thời đảm bảo rằng các chỉ số đó dựa trên các kết quả hơn là các kết quả đầu ra; cung cấp bằng chứng được tạo ra làm đầu vào cho các quy trình lập kế hoạch tiếp theo; hài hòa hóa giữa những bằng chứng do các cơ quan phi chính phủ thu thập được; thu hút sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động thay đổi và đánh giá. - Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) Khảo sát Theo dõi Chi tiêu công (PETS) là các kĩ thuật nhằm đánh giá tính hiệu quả trong 1496
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chi tiêu công và chất lượng cũng như số lượng trong cung cấp dịch vụ. Cũng giống như các công cụ kiểm toán xã hội khác, PETS thúc đẩy trách nhiệm giải trình về chi tiêu công. PETS có thể cho biết liệu rằng đồng tiền mà đã được lên kế hoạch để đạt được một kết quả cụ thể nào đó có thực sự mang lại kết quả đó hay không và liệu rằng nó có mang lại lợi ích cho nhóm dân số mục tiêu như dự kiến hay không. PETS theo dõi dòng tiền khi nguồn lực đó đi qua nhiều tầng quản lý hành chính khác nhau của chính phủ cho tới khi đến tay các cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm xác định xem bao nhiêu nguồn lực trong tổng nguồn lực được phân bổ ban đầu đến được từng cấp và phải mất bao nhiêu thời gian để nguồn lực tới được cấp đó. Công cụ này có thể giúp xác định vị trí và mức độ của những yếu tố gây trở ngại cho dòng nguồn lực (ví dụ về tài chính, con người, thiết bị). Do vậy nó có thể đánh giá được các cơ chế và động cơ tạo ra những rò rỉ trong chi tiêu công và nắm bắt được những trở ngại trong quá trình triển khai nguồn lực. PETS tập trung vào nghiên cứu hành vi của cơ quan cung cấp dịch vụ, những động cơ của họ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ với các nhà hoạch định chính sách và những người sử dụng. Mặc dù chủ yếu là công cụ định lượng nhưng PETS đưa ra các kết quả đo lường vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng nhằm đánh giá hiệu quả và hiệu suất trong chi tiêu công, bao gồm việc xác định những nguyên nhân có thể gây ra những ách tắc và vấn đề trong quá trình chuyển giao nguồn lực. Loại dữ liệu này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần đánh giá hệ thống quản lý tài chính công cũng như cung cấp thông tin cho cộng đồng để họ có thể yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ và các cán bộ địa phương giải trình. • Dữ liệu định lượng về dòng chảy chi tiêu, mức độ rò rỉ. • Dữ liệu định tính bao gồm thông tin về các vấn đề trong hệ thống có liên quan tới việc chuyển giao và đảm bảo sử dụng kinh phí một cách hiệu quả. Kết luận: Các công cụ kiểm toán xã hội có thể được sử dụng một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau. Trong những nghiên cứu trường hợp được trình bày dưới đây, Thẻ cho điểm cộng đồng (CSC) và Thẻ báo cáo công dân(CRC) được thực hiện trên cùng một địa bàn ở Việt Nam với bản chất là những đợt khảo sát thí điểm độc lập về chất lượng của dịch vụ y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các phát hiện trong CRC và CSC về mức độ hài lòng của người sử dụng đối với các dịch vụ y tế dành cho các gia đình là tương tự như nhau (xét về điểm số đánh giá) nhưng cũng mang tính bổ sung cho nhau (CSC cho phép tổ chức đối thoại giữa những người sử dụng dịch vụ với các cơ quan cung cấp dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tại địa phương). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com [2] http://vssr.org.vn [3] http://m.tamnhin.net/news-9740.html [4] http://www.facebook.com [5] http://maxbrands.net [6] http://xahoihoc.info [7] http://tusach.thuvienkhoahoc.com 1497
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2