intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12

Chia sẻ: Nguyen Phuoc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

486
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận dụng kiến thức các em được học để thử sức mình với bộ "Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12" này nhé. Ngoài ôn tập lại kiến thức môn học các em sẽ được làm quen với cách thức ra đề, các dạng câu hỏi. Từ đó, ôn tập chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 12

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : SINH HỌC 12 (thời gian 45 phút) Câu 1: Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất A. Hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. B. Saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. C. Hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac D. Saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic. Câu 2: Trong đại Cổ sinh, Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát, lưỡng cư ngự trị. Xuất hiện ở kỉ nào? A. Silua. B. Đê vôn. C. Các bon. D. Pecmi. Câu 3: . Loài người hình thành vào kỉ nào? A. đệ tam. B. đệ tứ. C. Jura. D. tam điệp. Câu 4: Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng: A. Người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi. B. Người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau. C. Người H. erectus di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens. D. Người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis. Câu 5: Trôi dạt lục địa là hiện tượng A. Di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy. B. Di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại. C. Liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea. D. Tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật. Câu 6: Quá trình tiến hóa hóa học là: A. Tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ. B. Hình thành những dạng sống đơn giản đầu tiên. C. Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ chất vô cơ. D. Hình thành các tế bào đầu tiên. Câu 7: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Câu 8: Đối với nhân tố sinh thái là nhiệt độ, cá rô phi có giới hạn trên – điểm gây chết là: A. 5,60C. B. 200C. C. 300C. D. 420C.
  2. Câu 9: Giới hạn sinh thái nói lên đều gì? A. Đó là khoảng xác định của mỗi nhân tố sinh thái. B. Đó là khoảng giá trị của mỗi nhân tố sinh thái nằm giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. C. Đó là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái. D. Đó là sự tồn tại và phát triển của mỗi loài sinh vật phụ thuộc vào giới hạn sinh thái. Câu 10: Quần thể là một tập hợp cá thể A. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian, thời gian có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng tạo thế hệ mới. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 11: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm: A. Trước sinh sản B. Đang sinh sản C. Trước sinh sản và đang sinh sản. D. Đang sinh sản và sau sinh sản. Câu 12: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do A. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. C. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. Sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. Câu 13: Đặc điểm “khả năng sinh sản của các cá thể thuộc nhóm này quyết định mức sinh sản của quần thể” thuộc nhóm tuổi nào của quần thể? A. nhóm tuổi trước sinh sản. B. nhóm tuổi sinh sản. C. nhóm tuổi sau sinh sản. D. không thuộc nhóm tuổi nào. Câu 14: Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.
  3. Câu 15: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: A. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. Câu 16: Mật độ của quần thể là: A. Số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. Số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể. C. Khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. D. Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Câu 17: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh? A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản. B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung. C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa. D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản. Câu 18: Khả năng sinh ra các cá thể mới do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định gọi là: A. Mức sinh sản. B. Mức tử vong. C. Sự xuất cư. D. Sự nhập cư. Câu 19: Số lượng cá thể của quần thể bị chết vì già hoặc do các nguyên nhân sinh thái khác trong một khoảng thời gian nhất định gọi là: A. Mức sinh sản. B. Mức tử vong. C. Sự xuất cư. D. Sự nhập cư. Câu 20: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là: A. Mức sinh sản. B. Mức tử vong. C. Sự xuất cư. D. Sự nhập cư. Câu 21: Tuổi sinh lí là: A. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. Tuổi bình quân của quần thể. C. Thời gian sống thực tế của cá thể. D. Thời điểm có thể sinh sản. Câu 22. Khoảng thuận lợi là: A. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật. B. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. C. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
  4. D. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được. Câu 23. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 24: Diễn thế sinh thái là gì? A. Là quá trình biến đổi tuần tự quần xã này đến quần xã khác.B. Là quá trình phát triển liên tục của quần xã sinh vật. C. Là quá trình thay thế lien tục từ quần xã này đến quần xã khác. D. Là quá trình phát triển của quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các dạng trung gian để đạt tới quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Câu 25: Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về: A. Khu vực phân bố của quần xã B. Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài. C. Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã. D. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã. Câu 26: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài A. Ưu thế. B. Đặc trưng. C. Đặc biệt. D. Có số lượng nhiều. Câu 27: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế A. Nguyên sinh. B. Thứ sinh. C. Liên tục. D. Phân huỷ. Câu 28. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm. C. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh. Câu 29: Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là A. Quần thể sinh vật. B. Quần xã sinh vật. C. Hệ sinh thái. D. Nhóm sinh vật khác loài. Câu 30: Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
  5. A. Một phần không được sinh vật sử dụng. B. Một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. Một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. Câu 31: Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất? A. Động vật ăn thực vật. B. Động vật ăn động vật. C. Thực vật. D. Sinh vật phân giải. Câu 32: Có các dạng tháp sinh thái nào? A. Tháp số lượng và tháp sinh khối. B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng. C. Tháp năng lượng và tháp số lượng. D. Tháp số lượng, tháp năng lượng và tháp sinh khối.
  6. Họ tên.............................................. KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 12 Lớp................................ Ban cơ bản ( Kì 2 Năm học 12 – 13 ) Mã đề 01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 Câu1: Các cơ quan có chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là. a/ Cơ quan tương tự. b/ Cơ quan tương đồng. c/ Cơ quan thoái hóa. d/ Cơ quan chức năng. Câu2: Sự sai khác về các aa trong chuỗi hêmôglôbin giữa người và tinh tinh là. a/ 0. b/ 1. c/ 3. d/ 8 Câu3: Theo quan niệm của Đacuyn các loại biến dị gồm. a/ Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. b/ Biến dị cá thể và biến dị xác định. c/ Biến dị di truyền và biến dị không di truyền d/ Thường biến và biến dị tổ hợp. Câu4: Theo Đacuyn loại biến dị có ý nghĩa nhất đối với tiến hóa là. a/ Biến dị tổ hợp. b/ Biến dị cá thể. c/ Biến dị xác định. d/ Thường biến. Câu5: Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên gọi là a/ Phát sinh tính trạng. b/ Biến dị thường biến, c/ Phân li tính trạng. d/ Chuyển hóa tính trạng. Câu6: Kết quả của chọn lọc nhân tạo là. a/ Tạo ra các loài mới. b/ Tạo ra các chi mới. c/ Tạo ra các nòi mới, thứ mới. d/ Tạo ra các họ mới. Câu7: Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của cây trồng là. a/ Chon lọc tự nhiên. b/ Đấu tranh sinh tồn. c/ Ngoại cảnh. d/ Chọn lọc nhân tạo. Câu8: Nguồn nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp của chọn lọc tự nhiên là. a/ Biến dị và giao phối. b/ Đột biến và cách li sinh sản. c/ Thường biến và đột biến. d/ Đột biến và biến dị tổ hợp. Câu9: Cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là. a/ Quần thể và quần xã. b/ Cơ thể và tế bào. c/ Cá thể và loài. d/ Cá thể và quần thể Câu10: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì các mức độ tác dụng của chọn lọc tự nhiên gồm. a/ Tế bào và cơ thể. b/ Giao tử, tế bào, cơ thể. c/ Quần thể, quần xã, cá thể. d/ Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể. Câu11: Thường biến được xem là biểu hiện của. a/ Thích nghi kiểu hình. b/ Thích nghi kiểu gen. c/ Thích nghi địa lí. d/ Thích nghi di truyền. Câu12: Hiện tượng không phải là thích nghi kiểu hình là. a/ Sự thay đổi hình dạng của lá cây mũi mác. b/ Con bọ que có hình dạng giống cành cây. b/ Cáo bắc cực có bộ lông trắng vào mùa đông. d/ Một số cây rụng lá vào mùa đông. Câu13: Nhóm quần thể kí sinh ở các vật chủ gọi là. a/ Nòi địa lí. b/ Nòi sinh sản. c/ Nòi sinh học. d/ Nòi sinh thái. Câu14: Phương thức hình thành loài mới cho kết quả nhanh nhất là. a/ Con đường địa lí. b/ Con đường sinh thái. c/ Con đường lai xa và đa bội hóa. d/ Cách li tính trạng. Câu15: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới hướng tiến hóa cơ bản nhất là. a/ Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. b/ Ngày càng đa dạng và phong phú. b/ Các cơ quan ngày càng chuyên hóa về chức năng. d/ Thích nghi ngày càng hợp lý. Câu16: Việc tạo ra con lai khác loài bất thụ là do cơ chế.
  7. a/ Cách li sau hợp tử. b/ Cách li nơi ở. c/ Cách li tập tính. d/ Cách li trước hợp tử. Câu17: Dạng vượn người có quan hệ họ hàng gần gũi với chúng ta nhất là. a/ Gôrila. b/ Tinh tinh. c/ Đười ươi. c/ Khỉ đột. Câu18: Hóa thạch cổ nhất trong chi Homo là. a/ Homo sapiens. b/ Homo erectus. c/ Homo habilis. d/ Homo neandectan. Câu19: Theo giả thiết trong giai đoạn tiến hóa hóa học việc hình thành vật chất di truyền ở cấp độ phân tử thì loại nào được hình thành trước. a/ NST. b/ ADN. c/ Protein. d/ ARN. Câu20: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là. a/ Ổ sinh thái. b/ Nơi ở. c/ Giới hạn sinh thái. d/ Môi trường ngoài. Câu21: Động vật sống ở vùng lạnh thường có kích thước các cơ quan nhô ra khỏi cơ thể như thế nào so với động vật cùng loài hay có quan hệ họ hàng với chúng.sống ở vùng nhiệt đới. a/ Như nhau. b/ Lớn hơn. c/ Nhỏ hơn. d/ Không ồn định. Câu22: Các loài cây ưa sáng lá thường có đặc điểm gì. a/ Lá mỏng, nhạt màu. b/ Lá mỏng, màu đậm. c/ Lá dày, đậm màu. d/ Lá dày, nhạt màu. Câu23: Loại nhân tố sinh thái giúp động vật định hướng trong không gian là. a/ Nhiệt độ. b/ Độ ẩm. c/ Hướng gió. d/ Ánh ánh. Câu24: Hiện tượng hai cây thông mọc sát nhau có sự nối liền rễ với nhau có mối quan hệ. a/ Hỗ trợ. b/ Cùng loài. c/ Đối kháng. d/ Cạnh tranh. Câu25: Tuổi thọ sinh lí của một cá thể là. a/ Thời gian sống thực tế của cá thể. b/ Thời gian sống có thể đạt tới của cá thể. c/ Thời gian sống của cá thể đến lúc trưởng thành. d/ Thời gian cá thể có thể sinh sản. Câu26: Sự phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa. a/ Giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể. b/ Tận dụng tối đa nguồn sống có trong môi trường. c/ Tăng sự cạnh tranh trong loài. d/ Hỗ trợ nhau tốt hơn trong các hoạt động sống. Câu27: Nhân tố sinh thái bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể là. a/ Khí hậu. b/ Nhân tố hữu sinh. c/ Nhiệt độ. d/ Nhân tố vô sinh. Câu28: Giao phối không ngẫu nhiên có thể. a/ Làm thay đổi tần số alen của quần thể. b/ Không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể c/ Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. d/ Quần thể xuất hiện gen mới. Câu29: Ở châu âu các loài bướm trắng ở vùng công nghiệp sau một thời gian ta thấy chúng có màu đen vậy do nguyên nhân. a/ Khói nhà máy làm chúng có màu đen. b/ Thân cây vùng này có màu đen. c/ Thường biến. d/ Đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu30: Nếu các cá thể của hai quần thể khác nhau có những đặc điểm hình thái giống nhau cùng sống ở một khu vực nhưng chúng không giao phối với nhau hoặc sinh ra con lai bất thụ thì hai quần thể này là. a/ Khác loài. b/ Cùng loài. c/ Cùng họ. d/ Khác họ.
  8. SỞ GD-ĐT NINH THUẬN ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 2 LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH NĂM HỌC:2011-2012 Môn:Sinh học-Chương Trình Cơ Bản ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Mã đề 01 Câu ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪ N CHẤM BIỂU ĐIỂM 1 A 0.3 2 A 0.3 3 B 0.3 4 B 0.3 5 C 0.3 6 C 0.3 7 D 0.3 8 D 0.3 9 D 0.3 10 D 0.3 11 A 0.3 12 B 0.3 13 C 0.3 14 C 0.3 15 D 0.3 16 A 0.3 17 B 0.3 18 C 0.3 19 D 0.3 20 A 0.3 21 C 0.4 22 C 0.4 23 D 0.4 24 A 0.4 25 B 0.4 26 A 0.4 27 B 0.4 28 C 0.4 29 D 0.4 30 A 0.4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2