intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm

Chia sẻ: Trần Ngọc Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1.274
lượt xem
236
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với bộ "Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm" sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kỳ sắp tới đạt được kết quả tốt hơn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các năm

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Ca dao, dân ca là gì ? A. Các thể loại trữ tình dân gian B. Kết hợp lời và nhạc C. Diễn tả đời sống nội tâm của con người D. Cả ba ý A, B và C Câu 2. Thể thơ gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần (chỉ gieo một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc. Những dòng trên nói về thể thơ nào ? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 3. Văn bản nào sau đây được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? A. Sông núi nước Nam B. Phò giá về kinh C. Qua đèo Ngang D. Bạn đến chơi nhà Câu 4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua đèo Ngang ? A. Cảm thương cuộc sống lam lũ của con người B. Nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước C. Nhớ nước thương nhà, buồn thầm lặng cô đơn D. Buồn thầm lặng cô đơn Câu 5. Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp nên tình yêu thương đó. Bài học thấm thía trên được rút ra từ văn bản nào ? A. Cổng trường mở ra B. Cuộc chia tay của những con búp bê C. Mẹ tôi D. Tiếng gà trưa Câu 6. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai ? A. Vũ Bằng B. Xuân Quỳnh C. Thạch Lam D. Lý Lan Câu 7. Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà. Nhà thơ được nhắc tới trong đoạn văn trên là ai ? A. Đỗ Phủ B. Lý Bạch C. Hạ Tri Chương D. Trần Nhân Tông Câu 8. Thành ngữ là gì ? A. Là từ có cấu tạo cố định B. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh C. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh D. Cả ba ý: A, B và C II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài. Câu 2. (6 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục). --- HẾT --- Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: …………… 1
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I THÁI THỤY NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn : NGỮ VĂN 7 PHẦN I. Trắc nghiệm: 2 điểm Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN D B A C C A B C PHẦN II. Tự luận: 8 điểm Câu Ý Nội dung Điểm Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà Câu 1: thơ, nước ngoài 2,0đ - Nêu đúng khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống 1,0đ ý1 1 nhau hoặc gần giống nhau. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài 1,0đ ý2 - nhà thơ: thi gia, thi sĩ, thi nhân (hs chỉ cần nêu 1 trong ba từ) 0,5đ - nước ngoài: ngoại quốc 0,5đ 2 Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu 6,0đ nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục). Yêu cầu chung: - Học sinh vận dụng Văn biểu cảm để phát biếu cảm nghĩ về hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Bác Hồ. - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về Tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài thơ khác cùng đề tài để làm phong phú thêm bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… 1 Mở bài: 1,0 - Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân 0,5 tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn ... - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: hai bài thơ được Bác 0,5 Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp... nêu cảm nghĩ chung về hai bài thơ. 2
  3. 2 Thân bài: 4,0 Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu). + Phát biểu cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu 2,0 nặng của Bác Hồ: - Nêu cảm nghĩ chung về hai bài thơ: đều miêu tả cảnh trăng ở chiến 1,0 khu Việt Bắc, hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ với âm thanh, hình ảnh trong trẻo ở bài Cảnh khuya và khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng ở bài Rằm tháng giêng... - Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ 1,0 sỹ, chiến sĩ - đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của lòng yêu nước, của cốt cách người chiến sĩ ở Bác Hồ. Nêu cảm nghĩ chung về tâm hồn người chiến sĩ, nghệ sĩ ở Bác Hồ: tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước... + Phát biểu cảm nghĩ về tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung 2,0 dung, lạc quan của Bác Hồ: - Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của kháng chiến, Bác 1,0 vẫn bình tĩnh, chủ động lạc quan. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước (qua âm thanh, hình ảnh, qua cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp...) - Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, 1,0 nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng ... Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng giữa không gian bao la; phong thái ấy toát ra từ giọng thơ vưa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung ...hai bài thơ làm cho người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác. 3 Kết bài : 1,0 + Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về hai bài thơ. 0,5 HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề mà các em đã được học và đọc… + Học sinh có thể rút ra cho mình bài học sâu sắc về Bác Hồ ( gắn 0,5 với việc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) đó chính là: tình yêu thiên nhiên, niềm vui sống chan hoà giữa thiên nhiên, là lòng yêu nước sâu sắc, là tinh thần vượt khó, tinh thần lạc quan cách mạng ... * VẬN DỤNG CHO ĐIỂM ( Câu 2 - Phần tự luận ) 5,0 – 6,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về hai bài bài thơ, bài làm có cảm xúc, giàu chất văn, diễn đạt tốt. 3
  4. 3,0 – 4,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về hai bài bài thơ, có thể còn một số lỗi về diễn đạt. 1,0 – 2,0 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi hai bài thơ, còn mắc lỗi về diễn đạt . 0 điểm: bỏ giấy trắng . Lưu ý: - Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học đòi hỏi hs phải hiểu và có cảm xúc với tác phẩm văn học nên hs cần sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt khi làm bài. Phần hướng dẫn chấm trên đây chỉ nêu những ý khái quát, khi làm bài, học sinh có thể phát biểu cảm nghĩ theo các ý lớn (như HD trên) hoặc có thể phát biểu cảm nghĩ theo từng bài thơ, nếu đủ các ý cơ bản như trên vẫn cho điểm tối đa. - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả…) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. - Trân trọng những cảm xúc, suy nghĩ có tính sáng tạo của học sinh, nhất là những bài viết có mở rộng, so sánh với các bài thơ khác có cùng đề tài, có liên hệ với thực tế sinh động... * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ). 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012 DUY XUYÊN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào? A. Lí Lan. B. Khánh Hoài. C. Thạch Lam. D. Minh Hương. Câu 2: Văn bản nào khuyên chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ? A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Sau phút chia ly. Câu 3: Bài thơ “Cảnh khuya ”của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ nào? A. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật B. Thể thơ song thất lục bát C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu 4: Văn bản“Những câu hát than thân ” có đặc điểm nghệ thuật nào sau đây? A. Sử dụng cách nói giễu nhại B. Sử dụng cách nói hàm ý C. Sử dụng cách nói châm biếm D. Sử dụng cách nói: thân em, thân phận... Câu 5: Văn bản nào ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận của họ? A. Sau phút chia ly B. Bánh trôi nước C. Mẹ tôi D. Cổng trường mở ra. Câu 6: Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, tâm trạng cô đơn thầm lặng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện ở câu thơ nào? A. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, B. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. C. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, D. Một mảnh tình riêng, ta với ta. Câu 7: Ba bài thơ sau đây có điểm chung nào? (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê; Xa ngắm thác núi Lư.) A. Đều là thơ của các tác giả nước ngoài. B. Đều là thơ trung đại Việt Nam
  6. C. Đều là thơ hiện đại Việt Nam D. Đều là thơ trữ tình Việt Nam. Câu 8: Điền từ nào sau đây vào chỗ trống trong câu sau? Câu: “Cô giáo... khuyên tôi .” A. nhè nhẹ B. nhẹ nhõm C. nhẹ nhàng. D. nhẹ tay. Câu 9: Câu sau đây mắc lỗi gì về việc sử dụng quan hệ từ? “Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.” A. Dùng thừa quan hệ từ B. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa D. Dùng thiếu quan hệ từ Câu 10: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập? A. lác đác B. xôn xao C. sách vở D. khăn quàng. Câu 11: Từ Hán Việt nào đồng nghĩa với từ “gan dạ”? A. thủy chung B. đảm đang C. dũng cảm D. quyết tâm Câu 12: Trong văn biểu cảm, yếu tố nào có tác dụng gợi ra câu chuyện và cảm xúc về nhân vật? A. yếu tố tự sự, miêu tả B.yếu tố liên tưởng C. yếu tố hồi tưởng D. yếu tố tự sự, hồi tưởng. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (1điểm) Chép bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ của Xuân Thủy). Bài thơ đó toát lên vẻ đẹp gì? Câu 2: (1điểm) Thành ngữ “Một nắng hai sương”có nghĩa hàm ẩn, trừu tượng hay nghĩa suy ra trực tiếp của các yếu tố tham gia? Đặt câu với thành ngữ đó? Câu 3 (5 điểm) Cảm nghĩ về mùa em yêu thích nhất. ------------ Hết----------
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012 DUY XUYÊN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 A. Trắc nghiệm: (3 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CHỌN A B D D B D A C C C C A B. Tự luận: (7 điểm) CÂU KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 Chép bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ của Xuân Thủy). Bài thơ đó toát lên vẻ đẹp gì? 1 điểm - Chép bài thơ “Rằm tháng giêng” 0,75 Rằm xuân lồng lộng trăng soi, điểm. Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ( sai mỗi từ trừ 0,25 điểm; trừ tối đa 0,75 điểm) - Bài thơ toát lên vẻ đẹp thiên nhiên… hoặc vẻ đẹp tâm hồn Bác… (tâm hồn 0,25 yêu thiên nhiên…) ( chỉ cần hs trả lời đúng một trong hai ý) điểm. Câu 2 Thành ngữ “Một nắng hai sương”có nghĩa hàm ẩn, trừu tượng hay 1điểm nghĩa suy ra trực tiếp của các yếu tố tham gia? Đặt câu với thành ngữ đó? - Thành ngữ “ Một nắng hai sương” có nghĩa hàm ẩn, trừu tượng 0,5 điểm - Đặt câu đúng về cấu trúc, đúng nghĩa của thành ngữ ( nói về nỗi vất vả trong 0,5 điểm công việc nhà nông) Câu 3 Cảm nghĩ về mùa em yêu thích nhất. 5 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng:
  8. - Viết bài văn biểu cảm rõ bố cục ba phần. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, gợi được cảm xúc. - Thể hiện được cảm nghĩ về mùa bằng các cách lập ý; sử dụng cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp; các yếu tố miêu tả, tự sự để gợi ra câu chuyện và cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết, sự yêu thích về một mùa nào đó và vận dụng cách viết văn biểu cảm, thí sinh có thể diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau theo gợi ý sau: - Giới thiệu về mùa … và nêu được cảm nghĩ chung. 0,5 điểm - Trình bày cảm nghĩ: 4 điểm  Cảm nghĩ về vẻ đẹp đặc trưng của mùa… 1 điểm  Cảm nghĩ về quang cảnh: cây cối, mặt đất, bầu trời, con đường, sinh 1 điểm hoạt…  Cảm nghĩ về kỉ niệm của tuổi thơ gắn với sự yêu thích mùa đó. 1 điểm  Suy nghĩ, nhớ mong, chờ đợi… 1 điểm - Khái quát cảm nghĩ về mùa em yêu thích. 0,5 điểm * Lưu ý: - Giám khảo cần đánh giá tổng quát bài làm (kĩ năng, kiến thức) không chấm đếm ý, tính phần cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Sự trao đổi, thống nhất của tổ chuyên môn không làm thay đổi tinh thần chung của Hướng dẫn chấm này.
  9. TRƯỜNGTHCS Nguyễn Quốc Phú ĐỀ THI HỌC KÌ I(2011-2012) Môn:Ngữ văn 7 Thời gian:90 phút (không kể phát đề) I/TRẮC NGHIỆM:( 3điểm) Em hãy ghi lại chữ cái đứng đầu mỗi câu sau đây mà em cho là đúng nhất.(0,25đ/câu) Câu 1:Văn bản “Cổng trường mở ra”viết về nội dung gì ? A/Miêu tả quang cảnh ngày khai trường . B/Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường . C/Ghi lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trườngđầu tiên . D/Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Câu 2:Truyện Ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”kể về việc gì? A/Cuộc chia tay của những con búp bê. B/Cuộc chia tay của hai anh em. C/Cuộc chia tay giữa hai anh em với mẹ. D/Cuộc chia tay giữa hai anh em với bố. Câu 3:Bài thơ”Qua Đèo Ngang “được làm theo thể thơ nào? A/Lục bát. B/Song thất lục bát. C/Thất ngôn bát cú. D/Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 4:Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là : A/ Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại . B/ Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. C/ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. D/ Cả A,B,C đều đúng Câu 5: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? A/Giới thiệu các nội dung của một văn bản. B/Giới thiệu sự vât ,sự việc ,nhân vật . C/Nêu diễn biến của sự việc . D/Nêu kết quả của sự việc ,câu chuyện . Câu 6:Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm? A/Sử dụng cách biểu cảm trực tiếp. B/Sử dụng cách biểu cảm gián tiếp. C/Sử dụng các biện pháp tự sự ,miêu tả để khơi gợi tình cảm . D/Cả A,B,C đều đúng. Câu 7:Bố cục của một văn bản là gì ? A/Là ý lớn ,ý bao trùm của văn bản . B/Là sự bố trí ,sắp xếp các phần ,các đoạn theo một trình tự ,một hệ thống rành mạch. C/Là tất cả các ý trình bày trong văn bản . D/Cả A,B,C đều đúng. Trang 1
  10. Câu 8:Trong những từ sau,từ nào là từ láy tòan bộ ? A/Đẹp đẽ B/Đèm đẹp . C/Lành lạnh. D/Lạnh lẽo. Câu 9:Dòng nào diễn đạt khái niệm từ đồng nghĩa ? A/Là những từ có nghĩa giống nhau . B/Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C/Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn tòan. D/Là những từ có nghĩa gần giống nhau. Câu 10:Dòng nào sau đây không nói đúng về từ trái nghĩa? A/Những từ có nghĩa trái ngược nhau. B/Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. C/Được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản ,gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động . D/Dùng nhiều từ để diễn tả cùng một đối tượng,khiến cho lời nói thêm phong phú. Câu 11:Trong những dòng sau đây ,dòng nào không phải là thành ngữ? A/Lời ăn tiếng nói . B/Một nắng hai sương . C/Học ăn học nói ,học gói ,học mở. D/No cơm ấm áo . Câu 12:Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ? A/Hành quân. B/Chiến đấu. C/Tổ quốc. D/Xóm làng. II/Tự luận :( 7 điểm) Câu 1:Nêu ý nghĩa bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh Câu 2: Em hãy phát biểu cảm về bài thơ “Cảnh Khuya” “của Hồ Chí Minh. Giáo viên bộ môn NGUYỄN THỊ HIỀN A Trang 2
  11. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I(2011-2012) Môn :Ngữ Văn 7 Thời gian:90 phút I/Trắc nghiệm :(3 điểm) Mỗi câu đúng(0,25điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đápán C B C D B C B C B D C D II/Tự luận:(7 điểm) 1/câu 1:Học sinh nêu đúng ý nghĩa bài thơ”Rằm Tháng Giêng”(1 điểm) 2/câu 2:Yêu cầu học sinh phát biểu đúng kiểu bài biểu cảm,diễn đạt mạch lạc,không sai chính tả.Chữ viết rõ ràng,trình bày sạch đẹp. a/Mở bài:( 1 điểm) -Giới thiệu sơ lược về tác giả ,tác phẩm và hòan cảnh sáng tác bài thơ”Cảnh khuya”(0,5đ) -Cảm nhận khái quát về bài thơ”(0,5 điểm) b/Thân bài: (4 điểm) -Hai câu đầu tả cảnh khuya nơi núi rừng ở chiến khu Việt Bắc: +Tác giả dùng phép so sánh(Câu 1) điệp từ “lồng”,hai vế tiểu đối ở câu 2.(1 đ) +Cảnh thiên nhiên rất đẹp và đầy chất thơ,có âm thanh trong trẻo,có ánh sáng lung linh huyền ảo.(1 đ) -Hai câu cuối diễn tả tâm tình của Bác. +Điệp ngữ chuyển tiếp là cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng triền miên như dòng chảy cảm xúc(1 đ) +Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu nước trong tâm hồn Bác.(1 đ) C/ Kết bài :( 1 điểm) -Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác.(0,5 điểm) -Đọc bài thơ ta càng yêu kính và biết ơn Bác hơn.(0,5 điểm) Giáo viên bộ môn NGUYỄN THỊ HIỀN A Trang 3
  12. ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút * Phần trắc nghiệm: (3 đ) Câu 1: Tình cảm của tác giả trong bài thơ “Tiếng gà trưa” : A. Yêu quý những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm lo cho cháu. B. Yêu thiên nhiên đất nước tươi đẹp, nguyện xây dựng đất nước ngày càng đi lên, phát triển. C. Yêu quý tiếng gà trưa. D. Yêu quý người bà. Câu 2: Tuỳ bút gần với các thể bút kí, kí sự ở những yếu tố: A. Đều là thể văn tự sự kết hợp với biểu cảm. B. Yếu tố ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. C. Yếu tố ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. D. Yếu tố miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Câu 3: Qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Đỗ Phủ đã thể hiện: A. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. B. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà vừa to vừa đẹp. C. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà xây bằng gạch, lợp ngói thật kiên cố. D. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có ngói để lợp lại ngôi nhà. Câu 4: Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” của tác giả: A. Nguyễn Tuân B. Minh Hương C. Thạch Lam D. Vũ Bằng Câu 5: Vũ Bằng là một nhà báo già dặn, là một cây bút viết văn có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí: A. Sai B. Đúng Câu 6: Vẻ đẹp của cảnh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” là: A. Ánh trăng giống như người bạn tâm tình của tác giả, trăng gắn bó với người rất đỗi thân tình. B. Trăng sáng lồng lộng trên bầu trời, trên sông nước, khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sức xuân. C. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây, tạo nên vẻ đẹp rất cụ thể , chính xác. D. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây tạo nên bóng hoa, lung linh, huyền ảo, ấm áp tình người. Câu 7: Hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” biểu hiện: A. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. B. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng vì đất nước vẫn trong vòng nô lệ. C. Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước trong con người Bác. D. Bác yêu thiên nhiên say đắm nên không ngủ được. Câu 8: Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu không sử dụng từ trái nghĩa là: A. Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà. B. Chị em như chuối nhiều tàu/ Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Câu 9: Thành ngữ “An cư lạc nghiệp” có nghĩa là: A. Đóng cửa, không giao lưu với bên ngoài. B. Cai quản, trông coi việc nước để dân sống yên ổn. C. Bình yên , không có việc gì xấu xảy ra. D. Sinh sống yên ổn, làm ăn vui vẻ. Câu 10: (Điền vào chỗ trống) …………………………………… là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Câu 11: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn là: A. Ăn, nhậu B. Bỏ mạng, bỏ xác C. Ngoan cường, ngoan cố D. Mua, mượn Câu 12: Trong luật thơ lục bát, những tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A. 1, 3, 5, 7 B. 1, 2, 5, 7 C. 2, 4, 6, 8 D. 2, 3, 6, 8 …………………………………………………………………………………………………………………………. * Tự luận: (7 đ) Câu 1: (2 đ) Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giác mơ thôi.” (Khánh Hoài) Câu 2: (5 đ) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
  13. ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút * Phần trắc nghiệm: (3 đ) Câu 1: Qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Đỗ Phủ đã thể hiện: A. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà xây bằng gạch, lợp ngói thật kiên cố. B. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có ngói để lợp lại ngôi nhà. C. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. D. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà vừa to vừa đẹp. Câu 2: Hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” biểu hiện: A. Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước trong con người Bác. B. Bác yêu thiên nhiên say đắm nên không ngủ được. C. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. D. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng vì đất nước vẫn trong vòng nô lệ. Câu 3: Vẻ đẹp của cảnh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” là: A. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây, tạo nên vẻ đẹp rất cụ thể , chính xác. B. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây tạo nên bóng hoa, lung linh, huyền ảo, ấm áp tình người. C. Ánh trăng giống như người bạn tâm tình của tác giả, trăng gắn bó với người rất đỗi thân tình. D. Trăng sáng lồng lộng trên bầu trời, trên sông nước, khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sức xuân. Câu 4: Tình cảm của tác giả trong bài thơ “Tiếng gà trưa” : A. Yêu quý tiếng gà trưa. B. Yêu quý người bà. C. Yêu quý những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm lo cho cháu. D. Yêu thiên nhiên đất nước tươi đẹp, nguyện xây dựng đất nước ngày càng đi lên, phát triển. Câu 5: Tuỳ bút gần với các thể bút kí, kí sự ở những yếu tố: A. Yếu tố ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. B. Yếu tố ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. C. Yếu tố miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. D. Đều là thể văn tự sự kết hợp với biểu cảm. Câu 6: Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” của tác giả: A. Thạch Lam B. Vũ Bằng C. Nguyễn Tuân D. Minh Hương Câu 7: Vũ Bằng là một nhà báo già dặn, là một cây bút viết văn có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí: A. Đúng B. Sai Câu 8: Thành ngữ “An cư lạc nghiệp” có nghĩa là: A. Bình yên , không có việc gì xấu xảy ra. B. Sinh sống yên ổn, làm ăn vui vẻ. C. Đóng cửa, không giao lưu với bên ngoài. D. Cai quản, trông coi việc nước để dân sống yên ổn. Câu 9: (Điền vào chỗ trống) …………………………………… là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Câu 10: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn là: A. Ngoan cường, ngoan cố B. Mua, mượn C. Ăn, nhậu D. Bỏ mạng, bỏ xác Câu 11: Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu không sử dụng từ trái nghĩa là: A. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. C. Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà. D. Chị em như chuối nhiều tàu/ Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời. Câu 12: Trong luật thơ lục bát, những tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A. 2, 4, 6, 8 B. 2, 3, 6, 8 C. 1, 3, 5, 7 D. 1, 2, 5, 7 …………………………………………………………………………………………………………………………. * Tự luận: (7 đ) Câu 1: (2 đ) Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giác mơ thôi.” (Khánh Hoài) Câu 2: (5 đ) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
  14. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vdụng thấp Vdụng cao Tổng số Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài ca nhà tranh bị 1c/0.25 gió thu phá Cảnh khuya 1c/0.25 VĂN Rằm tháng giêng 1c/0.25 7c/1.75 Tiếng gà trưa 1c/0.25 Một thứ quà của lúa 1c/0.25 non: Cốm Sài Gòn tôi yêu 1c/0.25 Mùa xuân của tôi 1c/0.25 Từ đồng nghĩa 1c/0.25 TV Từ trái nghĩa 1c/0.25 Từ đồng âm 1c/0.25 4c/1đ Thành ngữ 1c/0.25 Điệp ngữ 1c/2đ 1c/2đ TLV PBCN về 1 TPVH 1c/5đ 1c/5đ ( Qua Đèo Ngang) Làm thơ lục bát 1c/0.25 1c/0.25 Tổng 6c/1.5đ 6c/1.5đ 1c/2đ 1c/5đ 12c/3đ 2c/7đ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM * Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án đúng C A D C B D A B Từ đồng âm D B A * Phần tự luận: Câu 1: - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . (0.5 đ) - Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng) (0.5 đ) - Điệp ngữ trong đoạn trích: xa nhau, một giấc mơ (0.5 đ) - Tác dụng của điệp ngữ trên: Làm nổi bật nỗi buồn đau ở nhân vật Thành khi hai anh em sắp xa nhau.(0.5 đ) Câu 2: - Hình thức : 1 đ + Bố cục rõ ràng, đủ ý + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc + Dùng từ chính xác, đúng chính tả, đúng ngữ pháp - Nội dung(Bố cục): 4 đ (I) MB: Giới thiệu tác giả, bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.(0.5 đ) (II) TB: Nêu cảm nghĩ của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ theo bố cục đề , thực, luận , kết.(3.0 đ) (III) KB: Tình cảm của em đối với bài thơ.(0.5 đ)
  15. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vdụng thấp Vdụng cao Tổng số Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài ca nhà tranh bị 1c/0.25 gió thu phá Cảnh khuya 1c/0.25 VĂN Rằm tháng giêng 1c/0.25 7c/1.75 Tiếng gà trưa 1c/0.25 Một thứ quà của lúa 1c/0.25 non: Cốm Sài Gòn tôi yêu 1c/0.25 Mùa xuân của tôi 1c/0.25 Từ đồng nghĩa 1c/0.25 Từ trái nghĩa 1c/0.25 Từ đồng âm 1c/0.25 4c/1đ Thành ngữ 1c/0.25 Điệp ngữ 1c/2đ 1c/2đ TLV PBCN về 1 TPVH 1c/5đ 1c/5đ (Qua Đèo Ngang) Làm thơ lục bát 1c/0.25 1c/0.25 Tổng 6c/1.5đ 6c/1.5đ 1c/2đ 1c/5đ 12c/3đ 2c/7đ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM * Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án đúng A C A B B B C D D Từ đồng âm B C * Phần tự luận: Câu 1: - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . (0.5 đ) - Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng) (0.5 đ) - Điệp ngữ trong đoạn trích: xa nhau, một giấc mơ (0.5 đ) - Tác dụng của điệp ngữ trên: Làm nổi bật nỗi buồn đau ở nhân vật Thành khi hai anh em sắp xa nhau.(0.5 đ) Câu 2: - Hình thức : 1 đ + Bố cục rõ ràng, đủ ý + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc + Dùng từ chính xác, đúng chính tả, đúng ngữ pháp - Nội dung(Bố cục): 4 đ (I) MB: Giới thiệu tác giả, bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.(0.5 đ) (II) TB: Nêu cảm nghĩ của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ theo bố cục đề , thực, luận , kết.(3.0 đ) (III) KB: Tình cảm của em đối với bài thơ.(0.5 đ)
  16. PGD&ĐT TÂN UYÊN TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH GVBM: Nguyễn Phương Thúy KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn 7 - Thời gian: 90 phút Năm học: 2013-2014 I- TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng đánh dấu X vào ô của phiếu II- TỰ LUẬN: (7 điểm) SƠ ĐỒ MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Chủ đề Thấp Cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Văn Nhớ lại Hiểu được bản các đặc các bài thơ Tác phẩm trữ điểm của đã học: tình, ca dao-dân tác phẩm Tiếng Gà ca, thơ Đường, trử tình, trưa, hồi thơ hiện đại Việt ca dao- hương ngẫu Số câu: 4 Nam dân ca thư (TN) Số câu: 4 2 2 Số điểm: Số điểm: 1 0,5 0,5 1 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2: Tiếng Xác định Hiểu nghĩa Phân việt: được từ và cách sử biệt ý Số câu: Các lớp từ, nghĩa Hán việt, dụng từ như nghĩa 6(5TN- của từ, cụm từ từ đồng thế nào đúng quan 1TL) nghĩa nghĩa hệ từ Số điểm: Số câu: 6 2 3 1 3,25 Số điểm: 3,25 0,5 0,75 2 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 32,5% 32,5% Chủ đề 3: Tập Nắm được Biết được Viết làm văn tính liên các bước tạo bài Những vấn đề kết trong lập văn bản văn chung về văn văn bản, biểu bản và tạo lập nhớ lại cảm văn bản, các kiểu đặc điểm Số câu: 4 văn bản văn bản (3TN- - Viết bài văn biểu cảm 1TL) biểu cảm Số điểm: Số câu: 4 1 1 5,75 Số điểm: 5,75 2 0,25 5 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 57,5% 0,5 57,5% Số câu: 14 Số câu: 6 Số câu: 6 Số câu: 2 Số câu: 14 Số điểm: 10 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 70% Tỉ lệ:100% Người ra đề
  17. PGD&ĐT TÂN UYÊN TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH Đề tham khảo KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn 7 - Thời gian: 90 phút Năm học: 2013-2014 I- TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Câu 1: Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản viết bằng thơ B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động C. Thơ và tùy bút D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả Câu 2: Ý nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa “ Ca dao, dân ca”? A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay C. Đó là những bài thơ- bài hát trữ tình dân gian D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên Câu 3: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “ Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là: A. Quả trứng hồng B. Tiếng gà trưa C. Người chiến sĩ D. Người bà Câu 4: Bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư” ghi lại sự việc gì? A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc thăm quê sau bao năm xa cách B. Ghi lại sự việc của tác giả lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê C. Ghi lại tâm trạng của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê D. Ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về quê mình Câu 5: Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt? A. Mưa gió C. Chiếu chăn B. Chinh phụ D. Xanh xanh Câu 6: Chọn từ đồng nghĩa với từ “ trong” trong câu thơ: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa” A. Trong sáng C. Trong trắng B. Trong trẻo D. Tinh khiết Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “ Phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo công việc”? A. Tận tâm tận lực B. Trí dũng song toàn C. Văn ôn võ luyện D. Tâm đầu ý hợp Câu 8: Nếu viết “ Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xóa, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào dùng không đúng nghĩa? A. Hương vị B. Giọt sữa C.Man mác D. Trắng xóa Câu 9: Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Gần mục thì đen, gần đèn thì sáng C. Lừ đừ như ông từ vào đền
  18. D. Bán chị em xa mua láng giềng gần Câu 10: Liên kết là gì? A. Là một tính chất quan trọng B. Là một trong những tính chất quan trọng C. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản D. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản có nghĩa trở nên dễ hiểu Câu 11: Thế nào là một văn bản biểu cảm? A. Kể lại một câu chuyện cảm động B. Bàn luận về một hiện tượng đời sống C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đới với thế giới xung quanh để khiêu gợi sự đồng cảm của người đọc. D. Được viết bằng thơ Câu 12: Quá trình tạo lập văn bản được sắp xếp theo thứ tự như thế nào? A. Tìm ý, định hướng, kiểm tra, viết bài B. Viết bài, tìm ý, kiểm tra, định hướng C. Định hướng, tìm ý, viết bài, kiểm tra D. Định hướng, viết bài, kiềm tra, tìm ý II- TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1: (2điểm) Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây: - Nó gầy nhưng khỏe - Nó khỏe nhưng gầy Câu 2: (5điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của chủ tịch Hồ Chí Minh Người ra đề Nguyễn Phương Thúy
  19. PGD&ĐT TÂN UYÊN TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn 7 Năm học: 2013-2014 I- TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C B A B B C D A D C C II- TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1: (2điểm) “ Nhưng” biểu thị ý khen “ Nhưng” biểu thị ý chê Câu 2: (5điểm) * Hình thức: (1điểm) Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Nội dung: (4điểm) a- Mở bài: (0,5điểm) - Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya (tác giả, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác…). - Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. - Cảm nhận khái quát về bài thơ. b- Thân bài: (3 điểm). - Hai câu đầu tả cảnh khuya nơi núi rừng ở chiến khu Việt Bắc. + Tác giả dùng phép so sánh (câu 1), điệp từ “lồng”, hai vế tiểu đối (câu 2). + Cảnh thiên nhiên rất đẹp và đầy chất thơ, có âm thanh trong trẻo, có ánh sáng lung linh, huyền ảo. - Hai câu cuối diễn tả tâm tình của Bác. + Điệp ngữ chuyển tiếp làm cho âm điệp vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc. + Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu nước trong tâm hồn Bác. c- Kết bài (0,5 điểm): - Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác. - Đọc thơ Bác, ta càng yêu và biết ơn Bác hơn Người ra đề Nguyễn Phương Thúy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0