intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan một số mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu, đánh giá các mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam để từ đó xây dựng một hệ thống các giải pháp, mô hình hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho lao động nữ phi chính thức phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội là quan trọng và cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan một số mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam

  1. TỔNG QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ PHI CHÍNH THỨC TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Lê Anh Vũ 1 1. Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy lao động nữ phi chính thức còn gặp rất nhiều rào cản trong tiếp cận an sinh xã hội như điều kiện lao động không đảm bảo, lương thấp và ít được tham gia các loại hình bảo hiểm. Kết quả phân tích tư liệu sẵn có từ bốn dự án đã triển khai cho thấy các dự án đều xuất phát từ nhu cầu của đối tượng thụ hưởng và triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, hiệu quả của từng dự án là có sự khác nhau. Để nâng cao hiệu quả cũng như duy trì được tính bền vững, chúng tôi đề xuất các dự án khi triển khai cần có sự tham gia và tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Phát triển cộng đồng và cần có sự lồng ghép để hướng đến việc tăng cường năng lực cho đối tượng hưởng lợi và cộng đồng của họ. Từ khóa: dịch vụ xã hội; lao động nữ phi chính thức; mô hình hỗ trợ. 1. GIỚI THIỆU Lao động phi chính thức có một số đặc điểm dễ nhận thấy như: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác. Những người lao động này thường luẩn quẩn trong đói nghèo, hạn chế về năng lực, kiến thức và điều kiện kinh tế, do đó không có nhiều cơ hội để hòa nhập xã hội (Tổng cục Thống kê & ILO, 2016). Tính riêng ở nữ giới, số liệu của báo cáo “Tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam” do Mạng lưới hành động vì lao động di cư (Mnet) công bố năm 2018 cho thấy ở Việt Nam hiện có khoảng 7,8 triệu lao động nữ làm việc trong khu vực phi chính thức (LĐNPCT) với điều kiện lao động không đảm bảo. Khoảng 70% trong số này chưa có được hợp đồng lao động, ít được tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm tự nguyện (BHTN). Trong khu vực phi chính thức này, lao động nữ chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện nhưng loại BHXH này không có các chế độ liên quan đến thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để có thể giúp họ giảm thiểu và ứng phó với những rủi ro trong việc làm và đời sống. Vì thế có thể nói những LĐNPCT dễ bị tổn thương hơn so với những lao động khác trong khu vực chính thức. Gần đây nhất, khi đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam có tính đến yếu tố giới. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm phân tích và dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2020) dưới sự tài trợ của UNDP và UN WOMEN tại Việt Nam đã cho thấy nhóm phụ nữ di cư thuộc khu vực phi chính thức đặc biệt gặp khó khăn khi mang cả 3 đặc tính dễ bị tổn thương: nữ giới – di cư – lao động phi chính thức. Nghiên 194
  2. cứu này cũng cho thấy có đến 56,1% hộ gia đình nhập cư và 58,7% hộ gia đình nữ lao động khu vực phi chính thức không nghèo đã rơi xuống mức nghèo vào thời điểm tháng 4/2020. Người lao động di cư gặp phải thách thức kép: một mặt thu nhập và việc làm của họ bị đe dọa do đã mất việc hoặc giảm lương, mặt khác họ bị chia cắt khỏi gia đình ở quê hương vì các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa. Về mặt tiếp cận chính sách, vẫn còn có những khoảng trống về pháp luật trong chính sách đối với lao động nữ phi chính thức, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động nữ di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản. Các nghiên cứu của Tổng cục thống kê (2016); Mnet (2018); Trung tâm phân tích và dự báo (2020) cũng chỉ ra những rào cản thực tiễn trong tiếp cận an sinh xã hội đối với người lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là đối với lực lượng lao động là nữ giới. Chính vì thế việc tìm hiểu, đánh giá các mô hình hỗ trợ LĐNPCT tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam để từ đó xây dựng một hệ thống các giải pháp, mô hình hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho LĐNPCT phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội là quan trọng và cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN DỮ LIỆU Bài viết này được thực hiện dựa phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: chúng tôi phân tích các mô hình hỗ trợ LDNPCT tiếp cận với dịch vụ xã hội đã được thực hiện tại thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng; thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang với các từ khóa chính: mục tiêu của mô hình; nội dung mô hình; khách thể của hoạt động; khả năng duy trì tính bền vững. Những mô hình được phân tích bao gồm: - Mô hình hỗ trợ tâm lý xã hội thông qua phương pháp quản lý trường hợp cho LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng; - Mô hình Tình thân Foundation hỗ trợ phụ nữ nghèo đô thị tham gia tín dụng vi mô cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững ở TP. Hồ Chí Minh; - Dự án “Trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong dự án cung cấp nước ở khu vực ĐBSCL thông qua các buổi hội thảo thúc đẩy và nâng cao nhận thức cho phụ nữ về giới và kỹ năng lãnh đạo” do Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại học An Giang thực hiện; - Dự án “Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa phụ nữ Chăm với phụ nữ Kinh, Hoa tỉnh An Giang thông qua việc đào tạo tin học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức và bảo tồn văn hóa độc đáo của cộng đồng Chăm An Giang” do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên xã hội AGICHAM-KIMCHI thực hiện. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình hỗ trợ tâm lý xã hội thông qua phương pháp quản lý trường hợp cho lao động nữ phi chính thức tại thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 195
  3. Mục tiêu của mô hình là nhằm đánh giá toàn diện vấn đề và nhu cầu của họ từ đó xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng giá việc thực hiện kế hoạch nhằm giúp LĐNPCT có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý- xã hội, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và chủ động trong việc tiếp cận nguồn lực/DVXH một cách hiệu quả. Chủ thể hoạt động chuyên môn là khoa Xã hội học và Công tác xã hội trường Đại học Đà Lạt. Đơn vị cung cấp dịch vụ là Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Lâm Đồng Khách thể tham gia và đối tượng hỗ trợ: Cán bộ hội phụ nữ tham gia tập huấn; lao động nữ và gia đình của LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt. Nội dung mô hình thử nghiệm bao gồm: Hoạt động một: Tổ chức tập huấn về phương pháp quản lý trường hợp thông quan việc tập huấn cho cán bộ hội những nội dung liên quan đến kiến thức/giá trị/kỹ năng trong thực hành công tác xã hội; nâng cao năng lực cho LĐNPCT bằng việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm giúp LĐNPCT có đủ tự tin và khả năng để tiếp cận với các tài nguyên trong cộng đồng, huấn luyện phương pháp suy nghĩ tích cực. Hoạt động hai: Tập huấn các kỹ năng thực hành hỗ trợ tâm lý xã hội cho LĐNPCT nhằm trang bị một số kỹ năng cần thiết cho cán bộ hội bao gồm: Kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng phản hồi. Kết quả thực hiện mô hình: sau khi triển khai mô hình thử nghiệm đã được thiết kế và thực hiện việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tiếp cận DVXH phần lớn LĐNPCT hài lòng về việc được hỗ trợ tham vấn tâm lý – xã hội (chủ yếu là những vấn đề căng thẳng, lo âu) do dịch bệnh và do mâu thuẫn, xung đột về các mối quan hệ trong gia đình. Việc can thiệp cũng nâng cao năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ và giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm lý – xã hội của LĐNPCT được hỗ trợ. Từ kết quả thực nghiệm, việc triển khai và ứng dụng mô hình được thực hiện hiệu quả và nên tiếp tục được duy trì để có thể cung cấp dịch vụ kịp thời cho LĐNPCT có nhu cầu được hỗ trợ tâm lý – xã hội. Những hoạt động hỗ trợ đáp ứng được mục tiêu trong bảng kế hoạch can thiệp. Việc triển khai mô hình cũng gặp những rào cản do dịch bệnh nên phương thức hỗ trợ cho LĐNPCT được thực hiện thông qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, trong bối cảnh bình thường mới nên kết hợp phương thức hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp nhằm cung cấp dịch vụ cho LĐNPCT một cách hệ thống và hiệu quả. Một số LĐNPCT còn tâm lý e ngại và chưa thực sự chủ động khi tìm kiếm các kênh cung cấp dịch vụ cũng như e ngại khi chia sẻ vấn đề của mình, điều này đòi hỏi cán bộ phụ trách phải thực sự thấu hiểu, tâm huyết và có những kỹ năng nhất định trong việc hỗ trợ LĐNPCT. Giải pháp duy trì mô hình: để có thể duy trì mô hình hỗ trợ tâm lý – xã hội cho LĐNPCT một cách hiệu quả, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ và hệ thống giữa các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ bao gồm chính quyền địa phương (các tổ chức chính trị -xã hội); các tổ chức cung cấp DVCTXH khác (cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngành LĐTBXH, các tổ chức tôn giáo…). 196
  4. Cán bộ phụ trách có năng lực và kỹ năng chuyên môn trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cho LĐNPCT. Để duy trì mô hình một cách hiệu quả và bền vững, cần thiết phải phân công cán bộ phụ trách tại các tổ chức cung cấp DVCTXH (cấp tỉnh, thành phố, phường, xã) trong việc vận hành hệ thống quản lý thông tin nhằm kịp thời cập nhật các thông tin từ LĐNPCT và có những hoạt động can thiệp và hỗ trợ và cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của LĐNPCT. Việc cung cấp dịch vụ đảm bảo nguyên tắc cá nhân hóa các dịch vụ, trợ giúp mang tính toàn diện, tiết kiệm chi phí, trao quyền cho LĐNPCT, đảm bảo sự khác biệt văn hóa, đảm bảo tính liên tục trong cung cấp dịch vụ và không để ai bị bỏ lại phía sau. 3.2. Mô hình tín dụng vi mô cho người nghèo thành thị tại TP. Hồ Chí Minh Mô hình tín dụng vi mô của chương trình Tình Thân có ý tưởng từ ngân hàng Grameen Bank, Bangladesh (Muhammad Yunus, 1974), các tổ chức ở Đông Nam Á đã “địa phương hóa” mô hình phù hợp với đất nước mình và tiến hành việc tập huấn cho TTF những năm 1997 – 1998. Sau nhiều lần thất bại trong Tín dụng cá nhân, TTF quyết định đi theo mô hình nhóm và đã thành công cho đến hôm nay. Với việc vừa cho mượn tín dụng và vừa nâng cao kỹ năng tiết kiệm, người nghèo thành thị (90% là phụ nữ) đã tham gia và cải thiện cuộc sống của mình.5 Chương trình Tình Thân thành lập năm 1996 làm việc với các cộng đồng nghèo tại TP.HCM, trong những hoạt động phát triển cộng đồng của mình như truyền thông về HIV/AIDS, chống bạo hành gia đình, giảm thiểu đói nghèo… thì Tình Thân có một hoạt động liên quan đến sinh kế vi mô được gọi là “tiết kiệm tín dụng” (TKTD), đơn giản là cho người nghèo mượn vốn để làm ăn, cải thiện cuộc sống của họ. Câu hỏi lớn nhất của chương trình TKTD này là “làm sao cải thiện cuộc sống người nghèo trong bối cảnh họ phải hoàn trả đầy đủ tiền vốn lẫn lãi” (Phạm Trường Sơn, 2020). Chương trình Tình Thân là Chi hội của Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM tập trung vào hoạt động tín dụng vi mô (microfinance) cho người nghèo thành thị tại TP.HCM nhằm giúp phụ nữ và gia đình quản lí tài chính, thoát nợ và sau đó thoát nghèo bền vững. Tính thời điểm tháng 6/2022 có 202 người trong đó 80% là phụ nữ tham gia chương trình tín dụng tiết kiệm. Đội ngũ nhân viên và tình nguyện viên: bốn nhân viên làm việc bán thời gian, năm tình nguyện viên hỗ trợ các hoạt động của tổ chức hàng năm. Chương trình có nhận sinh viên các trường Đại học đến thực tập và đi thực tế về mô hình ở cộng đồng. Nội dung mô hình bao gồm: Hoạt động một: Tập huấn về chi tiêu tiết kiệm cho các thành viên tham gia vay vốn. Trong hoạt động này, nhân viên của chương trình Tình Thân sẽ tập huấn cho tất cả thành viên các nhóm tham gia vay vốn về chi tiêu tiết kiệm tại cộng đồng. Nội dung tập huấn: Trong hoạt động này, nhân viên của chương trình Tình Thân sẽ tập huấn cho tất cả thành viên các nhóm tham gia vay vốn tại cộng đồng về các nội dung: làm việc nhóm; tiết kiệm tài chính cá nhân; thành lập đội ngũ; quản lý tài chính cơ bản và nâng cao cho người nghèo; phát triển bản thân và gia đình. Thời gian tập huấn: Trải đều trong vòng 12 tháng. 5 http://www.philoinhuan.org/to-chuc/tinh-than-foundation-chuong-trinh-tinh-than truy cập ngày 2/6/2022 197
  5. Hoạt động hai: Lựa chọn hạt nhân nòng cốt để phát triển thành các trưởng nhóm và tổ chức tập huấn. Thông qua hoạt động tập huấn về chi tiêu tiết kiệm cũng như thực tế hoạt động của các nhóm ở cộng đồng, chương trình Tình Thân sẽ lựa chọn các thành viên nòng cốt như là những “hạt nhân thay đổi” để tập huấn giúp họ có những kỹ năng cần thiết trong tổ chức và duy trì hoạt động nhóm. Nội dung tập huấn: kiến thức cộng đồng và kỹ năng làm việc nhóm. Những người lãnh đạo này cũng dễ dàng được tạo điều kiện để lập thêm các nhóm theo nhu cầu của cộng đồng nghèo và họ trở thành một mạng lưới của hoạt động TKTD. Thời gian tập huấn: Trải đều trong vòng 12 tháng Hoạt động ba: Cấp vốn cho các nhóm có nhu cầu và đã được tập huấn triển khai từ việc cung cấp thông tin đơn giản dễ hiểu để phụ nữ nghèo hiểu về cách thức hoạt động, giải quyết áp lực “sợ hãi” do phải trả lãi khi trễ đáo hạn. Nội dung cụ thể là: (1) số tiền cần mượn và số tiền cần trả là đúng một con số và không thay đổi; (2) người mượn có thể trả chậm mà không bị tính lãi cho đến khi đủ tiền và có thể tiếp tục mượn sau đó; (3) số tiền lãi là 10% tính trên tổng số tiền vay; (4) hình thức vay là vay theo nhóm các nhóm sẽ chọn các thành viên của mình rất kỹ càng, có “uy tín” hay đơn giản có “khả năng trả nợ” để tham gia, mỗi nhóm sẽ chọn một nhóm trưởng là người có trách nhiệm thu tiền các thành viên hàng tuần/tháng để hoàn trả cho nhân viên Chương trình Tình Thân. Ngoài ra, các nhóm phải cam kết là nếu có một thành viên không trả thì các thành viên còn lại phải chia đều số tiền đó để trả lại cho TKTD. Tất cả các thành viên và trưởng nhóm đều sử dụng các sổ tay do Tình Thân cung cấp và hướng dẫn họ sử dụng để tránh việc gian lận xảy ra giữa các thành viên cũng như trưởng nhóm và các thành viên với nhau. Hoạt động bốn: Mở rộng hoạt động ra các khu vực khác: Với uy tín có được trong cộng đồng, hoạt động TKTD đã mở rộng ra một số khu vực khác như quận 5 và quận 7 chủ yếu là do các trưởng nhóm/lãnh đạo cộng đồng giới thiệu. Trong trường hợp này, nhân viên của Tình Thân sẽ xác minh thông tin về người vay, mạng lưới xã hội, nhu cầu và khả năng trả nợ của họ. Với chiều dài hoạt động 23 năm, mô hình tiết kiệm tín dụng của Tình Thân đã chứng minh được tính bền vững và tạo niềm tin của nhà tài trợ cũng như những người sử dụng dịch vụ. Theo số liệu được cung cấp của chương trình, nguồn quỹ ban đầu từ 200 – 300 triệu đã tăng lên 2,7 tỷ như hiện nay và với số vốn tăng lên này thì hoạt động TKTD đã có thể xoay vòng cũng như hoạt động bền vững, đủ để trả lương cho hai nhân sự của Chương trình Tình Thân, họ cũng áp dụng cơ chế khuyến khích để cho mượn số tiền lớn hơn ở các nhóm đã có “lịch sử trả nợ tốt”, hiện nay có nhóm đã vay lên tới 100 – 200 triệu đồng. Tính đến tháng 6/2022, số người được hưởng lợi từ chương trình là 202 người. Trong đại dịch Covid 19 ở Tp. Hồ Chí Minh, một số anh chị tham gia vay vốn đã mất vì nhiễm vi rút SARS – CoV – 2 hoặc có lý do đặc biệt rời bỏ nơi ở, chương trình đã trừ đi số vốn mà họ đã vay để giúp nhóm tiếp tục hoạt động mà không phải gánh thêm nợ của người đã mất. Điều này cho thấy được tính nhân văn của mô hình. Nguyên nhân dẫn đến thành công của mô hình là chuyển từ cho vay cá nhân sang cho vay theo nhóm. Áp lực nhóm và lựa chọn có cân nhắc là thành công của hoạt động TKTD theo nhóm. Theo ông P.T.S. là phụ trách chương trình Tình Thân những bài học rút ra để mô hình bền vững là: 198
  6. “áp dụng cơ chế thông tin rõ ràng đơn giản giúp người vay hiểu rõ về cơ chế vận hành của mô hình; tạo cơ chế khuyến khích giúp người nghèo thay đổi hành vi nhằm giảm rủi ro trả nợ; áp dụng nguyên tắc nhóm và áp lực nhóm để giảm thiểu rủi ro thất bại; khi ra quyết định không chắc chắn là dựa theo quy trình và sự giới thiệu của trưởng nhóm nhằm có quyết định sáng suốt hơn. Thiết kế được khung giám sát hoạt động của mô hình” PVS01, nam, phụ trách chương trình, TP. Hồ Chí Minh 3.3. Dự án “Trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong dự án cung cấp nước ở khu vực ĐBSCL thông qua các buổi hội thảo thúc đẩy và nâng cao nhận thức cho phụ nữ về giới và kỹ năng lãnh đạo” Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Khmer, đặc biệt là bình đẳng giới thông qua hoạt động hiệu quả trong nhận thức về giới và tạo ra các chương trình/diễn đàn lãnh đạo của phụ nữ để truyền thông về các vấn đề giới trong các cộng đồng được chọn ở huyện Tịnh Biên, An Giang địa bàn tỉnh. Mục tiêu của dự án: Tăng cường sự tham gia và trao quyền của phụ nữ trong các dự án cấp nước, có thể tạo ra cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với kiến thức, kỹ năng và nguồn lực; tăng sự tự tin và năng lực của phụ nữ là người Khmer, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của họ trong cộng đồng; trao quyền cho phụ nữ khi cả nam và nữ cùng làm việc và thừa nhận tầm quan trọng của các vai trò và trách nhiệm của nhau, cũng như tầm quan trọng của việc chia sẻ những vai trò và trách nhiệm này. Chủ thể hoạt động là Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại học An Giang. Khách thể tham gia và đối tượng hưởng lợi bao gồm 100 phụ nữ, 60 nam giới trong các địa điểm dự án tại các xã An Cư và An Hảo thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Trong đó, trẻ em gái và trẻ em trai dưới 18 tuổi trong các cộng đồng này cũng được hưởng lợi từ việc thực hiện dự án. Dự án mang lại lợi ích cho những người tham gia và kỳ vọng họ có tiềm năng để phổ biến những gì họ học được từ dự án cho những người khác trong gia đình của họ và cộng đồng. Đặc biệt, những người này không chỉ được tiếp cận với các nguồn nước sạch từ giếng khoan, cũng có được thông tin và kiến thức liên quan đến nhận thức về giới và nước quản lý thông qua hội thảo và đào tạo. Nội dung của mô hình bao gồm các hoạt động Hoạt động một: Thu thập và tổng hợp các báo cáo và nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề giới trong quản lý nước. Lập hồ sơ nghiên cứu liên quan đến giới và các vấn đề trong quản lý nguồn nước trong thời gian từ 01/05/2018 – 30/07/2018 do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông thôn, Đại học An Giang thực hiện. Hoạt động hai: Tổ chức 01 hội thảo các bên liên quan chia sẻ những kết quả nghiên cứu về giới và quản lý nước trong thời gian từ 01/08/2018 đến 30/09/2018 với sự tham gia của cán bộ đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách về mảng giới, xã hội và môi trường (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Môi trường…). Hoạt động ba: Thực hiện chuyến khảo sát thực tế và làm việc với chính quyền địa phương để chuẩn bị cho các tập huấn tiếp theo trong thời gian từ 01/10/2018 đến 30/10/2018 với sự tham gia của cán bộ đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách về mảng giới, xã hội và môi trường (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Môi trường…). 199
  7. Hoạt động bốn: Tổ chức 02 buổi tập huấn về nhận thức giới tại các điểm dự án thông qua phương pháp “Người lớn kể cho trẻ em nghe những câu chuyện về nguồn nước và đời sống sinh hoạt với nguồn tài nguyên nước thông qua tranh vẽ” trong thời gian từ 01/11/2018 đến 30/12/2018 với sự tham gia của phụ nữ và trẻ em dân tộc Khmer tại các điểm dự án. Hoạt động năm: Thành lập tổ quản lý nước tại các điểm dự án với 4 tổ quản lý nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo tại 4 thôn thuộc xã An Hảo và An Cư tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang trong thời gian từ 01/01/2019 đến 30/02/2019 với sự tham gia của cán bộ và phụ nữ và nam giới Khmer địa phương. Hoạt động sáu: Tăng cường năng lực cho phụ nữ và cán bộ địa phương thông qua cuộc họp tại điểm nghiên cứu trong thời gian từ 01/03/2019 đến 30/03/2019 với sự tham gia của cán bộ và phụ nữ và nam giới Khmer địa phương. Kết quả cho thấy dự án đã tổ chức thành công các hội thảo các bên liên quan và nâng cao năng lực cho phụ nữ và cán bộ dân tộc Khmer trong quản lý nước tại cộng đồng. Đã thành lập được các nhóm/tổ quản lý nước trong đó phụ nữ địa phương là người lãnh đạo nhóm (có sự ghi chép trong quản lý tổ). Đã tổ chức thành công hội thảo trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái và các em học sinh thông qua vẽ tranh phát họa đời sống sinh hoạt truyền thống và cách thức quản lý nước của cộng đồng dân tộc Khmer. Chủ nhiệm dự án đã thành công khi nộp và xin thêm nguồn tài trợ từ Quỹ Mạng lưới Châu Á – Thái Bình Dương cho các vấn đề toàn cầu trong lĩnh vực giới và nước. Hoạt động của dự án cũng nhằm tăng cường phổ biến vai trò của giới trong quản lý nước và các tác động đến người thực thi chính sách trong lĩnh vực này. Giải pháp duy trì tính bền vững được đề xuất là cộng đồng người dân tộc Khmer tại hai xã An Hảo và An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được mời tham gia vào chương trình hội thảo tập huấn tăng cường năng lực cho cộng đồng, dự án còn là cơ hội lớn khi phụ nữ nông thôn được khuyến khích tham gia trực tiếp sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước cộng đồng. Hơn thế nữa, phụ nữ sẽ nhận được lời mời tham gia và được đề cử để trở thành lãnh đạo nhóm phụ nữ trong các cuộc thảo luận nhóm cùng với nhóm nghiên cứu và cán bộ xã tại địa phương khóa tập huấn kết thúc. Tăng cường vai trò, năng lực và quyền lực của phụ nữ trong việc sử dụng và quản lý các giếng nước cộng đồng. Đây được xem như là kết quả và sự tác động phát triển lâu dài và có sức lan tỏa của dự án đến địa phương, vì những người phụ nữ với vị trí lãnh đạo nhóm, họ sẽ tự nhận thức rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng cũng như sự đóng góp của mình trong việc sử dụng, quản lý, duy trì và bảo quản các giếng nước, khi mà phụ nữ được biết đến như là người có tính kỹ lưỡng và chu đáo trong công việc mà họ đảm nhận. Thực tế, nhóm quản lý nước tại địa phương bao gồm cả sự tham gia của nam và nữ giới, và điều này rất cần thiết khi phụ nữ là người trực tiếp tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước sinh hoạt, vậy nên họ cũng có thể là người phát hiện sớm các vấn đề hư hỏng liên quan đến nước. Trong khi đó, nam giới là người phụ trách các công việc nặng hơn sẽ có thể giúp nhóm nữ trong việc sửa chữa những hư hỏng về mặt kỹ thuật trong khả năng giới hạn của phụ nữ. Thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các bên liên quan như cán bộ quản lý cấp tỉnh và huyện, và đặc biệt là cán bộ xã tại hai điểm nghiên cứu. Sau khi dự án hoàn tất, cán bộ xã tăng cường được năng lực chuyên môn và các kỹ năng giao tiếp; cụ thể, khi họ đã chủ động làm việc 200
  8. với nhóm nghiên cứu, người dân địa phương và các đối tác khác liên quan đến dự án. Giúp cán bộ địa phương cấp xã sẽ có sự hiểu biết nhiều hơn về các vấn đề khó khăn mà cộng đồng đang phải đối mặt thông qua sự tương tác và làm việc với người dân địa phương trong thời gian 01 năm thực hiện dự án. Tăng tính gắn kết xã hội giữa các thành viên trong cộng đồng, khi các khóa tập huấn, hội thảo và các cuộc họp địa phương là nơi mà họ có thể gặp gỡ, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc mang tính chất cộng đồng như thế này. 3.4. Dự án “Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa phụ nữ Chăm với phụ nữ Kinh, Hoa tỉnh An Giang thông qua việc đào tạo tin học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức và bảo tồn văn hóa độc đáo của cộng đồng Chăm An Giang” Mục tiêu dài hạn của dự án hướng đến trợ phụ nữ Chăm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển của chị em giữa vùng dân tộc Chăm với vùng dân tộc Kinh, Hoa tỉnh An Giang nói riêng và toàn quốc nói chung. Thúc đẩy sự hiểu biết, tri thức, thúc đầy phát triển kinh tế xã hội, chủ động tiếp nhận chính sách pháp luật, phòng chống các tình huống gây mất an ninh, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, kinh tế và văn hóa, bình đẳng giới, phụ nữ Chăm dễ dàng tham gia vào các hoạt động xã hội, trao quyền cho cộng đồng phụ nữ dân tộc Chăm , bảo tồn phát huy văn hóa Chăm. Dự án còn hướng đến các mục tiêu ngắn hạn như: (1) tiếp cận công nghệ thông tin để cải thiện thu nhập hộ gia đình cho phụ nữ Chăm khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh; (2) thiết kế mẫu mã, nắm bắt thị hiếu khách hàng, mở rộng thị trường, sử dụng cổng thương mại điện tử, bán hàng qua mạng xã hội; (3) trang bị thêm kiến thức, cải thiện các kỹ năng mềm và tận dụng tốt các nguồn tài nguyên sẵn có tại cộng đồng họ đang sinh sống; (4) tăng quyền cho phụ nữ Chăm thông qua việc thành lập tổ liên kết sản xuất và kinh doanh – một môi trường để phụ nữ học tập và phát triển các kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong lĩnh vực sản xuất của họ. Chủ thể hoạt động là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Xã Hội AGICHAM-KIMCHI. Nội dung của mô hình bao gồm các hoạt động: Hoạt động một: Trang bị máy vi tính cho lớp học thông qua việc thực hiện chuyến khảo sát thực tế và làm việc với chính quyền địa phương về các mục tiêu và hoạt động dự án; cụ thể trong việc cung cấp và chuyển giao các trang thiết bị máy vi tính. Kết quả là trang bị được 30 máy vi tính để bàn. Hoạt động hai: Tập huấn tin học cơ bản với 30 phụ nữ Chăm đào tạo các kỹ năng Ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống: truyền tải, tiếp nhận thông tin về, chính sách pháp luật, thời tiết, môi trường, kỹ năng sử dụng mạng xã hội thế nào có hiệu quả. Lớp tập huấn diễn ra từ 02/01/2020 đến 01/03/2020 với sự tham gia của 30 phụ nữ Chăm ở xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hoạt động ba: Tổ chức seminar tập huấn về các kỹ năng mềm (tiếp cận thị trường, công nghệ, giao tiếp, quản lý và lãnh đạo) như: thành lập các trang mạng xã hội để duy trì, quảng bá, kinh doanh và mở rộng thị trường cho các sản phẩm thêu may; phụ nữ Chăm được tăng cường và thực hành các kỹ năng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao; thiết kế mẫu mã, kỹ năng tiếp cận thị trường, bán hàng online quản lý và lãnh đạo một cơ sở sản xuất nhỏ …; khuyến khích phụ nữ Chăm tham gia vào tổ liên kết sản xuất và kinh doanh; bước đầu khởi nghiệp. Phụ nữ 201
  9. tại điểm dự án được tập huấn về nâng cao năng lực để trở thành người lãnh đạo trong cộng đồng. Hoạt động này diễn ra từ 15/05/2020 15/08/2020 với sự tham gia của 30 phụ nữ Chăm ở xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hoạt động bốn: Tập huấn Thương mại điện tử - Sử dụng mạng xã hội trong việc marketing. Sau khi tập huấn, công ty đã tiếp nhận phụ nữ Chăm làm việc và tạo ra việc làm mới cho đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, dự án đã lập báo cáo việc kiểm tra tiến độ và kết quả đạt được của dự án; soạn văn bản và gửi các kết quả dự án cho chính quyền địa phương xã Đa Phước và các huyện, xã lân cận trên địa bàn tỉnh An Giang; các tổ chức NGOs và các viện trường có quan tâm trong lĩnh vực này. Dự án thực hiện một hội thảo để tổng kết và chia sẻ các kết quả đạt được của dự án. Hoạt động này diễn ra từ 15/08/2020 đến 15/11/2020 với sự tham gia của 30 phụ nữ Chăm ở xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang và chính quyền địa phương xã Đa Phước và các huyện, xã lân cận trên địa bàn tỉnh An Giang; các tổ chức NGOs và các viện trường có quan tâm trong lĩnh vực này. Do tác động của Đại dịch COVID -19, các hoạt động của dự án là trễ so với tiến độ. Tính đến tháng 12/2022, dự án đã chuẩn bị được trang thiết bị và cơ sở vật chất cho tập huấn. Việc tập huấn các nội dung sẽ tiến hành trong thời gian tới khi lượng khách tham quan và đặt hàng tại cơ sở tăng lên và trở lại hoạt động sản xuất bình thường. Điều này, đảm bảo được việc tạo việc làm cho các phụ nữ Chăm tham gia vào dự án. Mặc dù dự án đang triển khai và chưa có đánh giá cuối kỳ, tuy nhiên, tính bền vững của dự án có thể dự báo được khi chủ thể của dự án là Công ty TNHH Một Thành Viên Xã hội AGICHAM-KIMCHI là một đơn vị có giám đốc công ty là nghệ nhân ưu tú ngành thủ công và là nữ doanh nhân tiêu biểu trong nước và khu vực, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, sáng tạo và phát triển ngành nghề truyền thống. Đồng thời, cũng là người tâm huyết truyền nghề tinh xảo và sáng kiến cho thế hệ sau để góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc khi có 30 phụ nữ Chăm tham gia vào mô hình đều được công ty nhận vào làm việc sau khi tập huấn. Tính lan tỏa và bền vững của các kết quả dự án sẽ đạt được bởi cách áp dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng từ việc nghiên cứu và thiết kế kế hoạch đến việc đào tạo và tập huấn cho phụ nữ Chăm và khâu thị trường tiêu thụ. Kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ được thiết kế cho Tổ liên kết kinh doanh sẽ được phát triển ở giai đoạn cuối của dự án. Kết quả dự án mang lại không chỉ tăng cường năng lực cho đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án thông qua các khóa tập huấn và hội thảo; mà còn là cơ hội nâng cao năng lực cho các tổ chức liên quan như: Hội phụ nữ địa phương xã, huyện và tỉnh; và các cán bộ trong công tác xóa đói giảm nghèo. Sau khi dự án kết thúc, nhóm đối tượng này sẽ có tiềm năng rất lớn trong việc truyền đạt lại những kiến thức và kỹ năng nhận được từ dự án cho các thành viên trong gia đình, các tổ chức và cá nhân khác tại các xã, huyện và tỉnh lân cận. Từ đó sẽ nhân rộng cho bảy làng Chăm còn lại, vùng dân tộc Khmer của tỉnh. 4. KẾT LUẬN Từ việc tổng quan bốn mô hình/dự án hỗ trợ NLĐPCT ở TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và An Giang. Chúng tôi nhận thấy những điểm chung như sau: 202
  10. Tất cả các mô hình/dự án đều xuất phát từ nhu cầu của đối tượng hưởng lợi thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của đối tượng hưởng lợi. Các mô hình hỗ trợ tiếp cận NLĐPCT ở Lâm Đồng là dựa vào khảo sát định lượng. Các mô hình còn lại là dựa vào báo cáo và quan sát thực tế ở địa phương. Điểm chung nữa có thể nhận ra là, các mô hình đều quan tâm đến việc tập huấn và nâng cao năng lực của đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, cách thực hiện của mô hình tín dụng tiết kiệm của chương trình Tình Thân là rất đáng chú ý khi mô hình bên cạnh việc triển khai vay vốn theo nhóm còn lồng ghép tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực một cách thiết thực và gần gũi. Điểm đáng chú ý là các hoạt động này được tập huấn ngay tại cộng đồng mà đối tượng thụ hưởng đang sinh sống. Trong dự án hướng đến việc trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong dự án cung cấp nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các buổi hội thảo thúc đẩy và nâng cao nhận thức cho phụ nữ về giới và kỹ năng lãnh đạo. Nhóm thực hiện dự án không chỉ tập trung vào phụ nữ mà còn là nam giới để nâng cao nhận thức của nhóm này. Đây là một cách thực hiện rất phù hợp để thay đổi định kiến giới. Về tính bền vững của dự án, các hoạt động tại 3 mô hình đã triển ở Đà Lạt chú trọng vào tập huấn chuyển giao cho nhóm cán bộ hội phụ nữ trên địa bàn thành phố Đà Lạt nên chưa thật sự rõ được khả năng tiếp cận của LĐNPCT, kết quả thực nghiệm tại văn phòng tư vấn phường 8 cũng cho thấy tỷ lệ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng là không cao. Tuy nhiên, mô hình tín dụng tiết kiệm của chương trình Tình Thân với thời gian hoạt động được 23 năm đã cho thấy được tính bền vững của mô hình này. Đại dịch Covid 19 đã có những tác động đáng kể đến hoạt động của các dự án và đã có những cách thích nghi như mô hình tư vấn tâm lý thực hiện ở Đà Lạt chuyển sang tư vấn trực tuyến. Mô hình tín dụng tiết kiệm của chương trình Tình Thân đã quyết định cắt số vốn vay của cá nhân đã qua đời vì Covid 19 hoặc rời bỏ khỏi nơi ở để giảm số tiền cho các nhóm vay. Đại dịch Covid 19 cũng cho thấy các mô hình/dự án cần tính đến những phương án ứng phó với rủi ro dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian đến. Từ những mô hình đã tổng quan, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Cần phải xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của mô hình một cách đầy đủ và có căn cứ trước khi tiến hành mô hình thực nghiệm; - Xác định một cách cụ thể đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp. Mô tả thật kỹ những vấn đề hoặc nhu cầu của đối tượng hưởng lợi. Những hệ quả nếu vấn đề hoặc nhu cầu đó không được giải quyết; - Xây dựng khung đánh giá, giám sát một cách chi tiết và cụ thể cho từng hoạt động; - Thống nhất quy trình và biểu mẫu trước khi tiến hành; - Ứng dụng mạng xã hội và công nghệ thông tin một cách phù hợp đối tượng hưởng lợi; - Mô hình nên được thiết kế, tổ chức, giám sát và lượng giá có sự tham gia của đối tượng hưởng lợi và các bên liên quan để đảm bảo tính bền vững; 203
  11. - Mô hình nên có sự tham gia và tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Phát triển cộng đồng; - Nội dung không chỉ tập trung vào các mục tiêu cụ thể mà cần có sự lồng ghép hướng đến việc tăng cường năng lực cho đối tượng hưởng lợi và cộng đồng của họ; - Cần chú trọng đến việc chuyển giao mô hình đến các đơn vị có chuyên môn phù hợp để duy trì tính bền vững của mô hình cũng như đáp ứng được nhu cầu của đối tượng hưởng lợi; - Cần mô tả thật kỹ những rủi ro có thể đối diện và những cách thức khắc phục một cách khả thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Xã Hội AGICHAM-KIMCHI (2022). Dự án Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa phụ nữ Chăm với phụ nữ Kinh, Hoa tỉnh An Giang thông qua việc đào tạo tin học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức và bảo tồn văn hóa độc đáo của cộng đồng Chăm An Giang (Báo cáo giữa kỳ). An Giang. 2. Khoa Xã hội học và Công tác xã hội (2022). Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Báo cáo tổng kết đề tài). Trường Đại học Đà Lạt. Lâm Đồng. 3. Mạng lưới hành động vì lao động di cư (2018). Tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Mạng lưới hành động vì lao động di cư (Mnet). 4. Phạm Trường Sơn (2020). Kinh tế học quản lý:Vi mô (tiểu luận). Trường chính sách công Fulbright. TP. Hồ Chí Minh. 5. Tổng cục Thống kê & ILO (2016). Báo cáo Lao động phi chính thức 2016. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. 6. Trung tâm phân tích và dự báo (2020). Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam – Phân tích có tính tới yếu tố giới. Hà Nội: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2