intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng Thiếu máu thiếu sắt

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù lượng sắt có trong cơ thể rất ít (khoảng 3.5-4g ~ 0,005% trọng lượng cơ thể) nhưng vi lượng này có vai trò hết sức quan trọng cho sự sống. Trẻ mới sinh, hàm lượng sắt ít hơn nhiều, vào khoảng 250mg. Hàng ngày, mặc dù sắt được ăn vào từ thức ăn tương đối nhiều nhưng chỉ có một lượng sắt gần như cố định (khoảng 1mg) được chuyển hóa luân chuyển ra vào trong cơ thể trong chu trình chuyển hóa sắt. Quá trình hấp thu sắt sẽ tăng lên một khi trữ lượng sắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng Thiếu máu thiếu sắt

  1. Thiếu máu thiếu sắt Tổng quan: Mặc dù lượng sắt có trong cơ thể rất ít (khoảng 3.5-4g ~ 0,005% trọng lượng cơ thể) nhưng vi lượng này có vai trò hết sức quan trọng cho sự sống. Trẻ mới sinh, hàm lượng sắt ít hơn nhiều, vào khoảng 250mg. Hàng ngày, mặc dù sắt được ăn vào từ thức ăn tương đối nhiều nhưng chỉ có một lượng sắt gần như cố định (khoảng 1mg) được chuyển hóa luân chuyển ra vào trong cơ thể trong chu trình chuyển hóa sắt. Quá trình hấp thu sắt sẽ tăng lên một khi trữ lượng sắt trong cơ thể sụt giảm (như khi cho con bú, mất máu do nhiều nguyên nhân như giun sán gây xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, ...), và ngược lại quá trình hấp thu sắt sẽ giảm đi hoặc đào thải sắt tăng lên sau khi truyền máu hoặc cung cấp chất sắt quá nhiều. Sắt từ thức ăn là các sắt dưới dạng Fe+++, chúng cần có các loại axit nhẹ trong men tiêu hóa để chuyển thành Fe++ để có thể hấp thu vào bên trong cơ thể Thiếu máu thiếu sắt là gì?
  2. Thiếu máu có nghĩa là không đủ số lượng các tế bào hồng hoặc các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường do cơ thể thiếu hụt chất sắt- thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Những hậu quả do thiếu máu thiếu sắt: Thiếu máu là một bệnh lý hệ thống và gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm: * Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm phát triển tâm thần vận động và có những trục trặc về hành vi. Những hậu quả này có thể kéo dài về sau ngay cả khi thiếu máu thiếu sắt đã được phát hiện & điều trị. * Thiếu máu thiếu sắt làm giảm khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể do hoạt tính của các enzyme trong bạch cầu bị giảm theo với lượng sắt thiếu hụt. Một số bệnh lý nhiễm khuẩn có liên quan đến thiếu sắt như viêm màng não, tiêu chảy nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ sốt rét, ... * Đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu thiếu sắt gây ra các hậu quả như sanh non, trẻ suy dinh dưỡng & nguy cơ mắc các bệnh có tỷ lệ tử vong cao cho cả mẹ và con. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt:
  3. Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt giống nh ư bệnh cảnh của một tình trạng thiếu máu, với các biểu hiện như: * Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt * Tim đập nhanh * Khó thở * Ảnh hưởng đến sự phát triển nghèo nàn của da, lông, tóc & móng nh ư da sần sùi, lông tóc dễ gãy rụng & móng mất độ bóng, có nhiều sọc dịc, lõm & dễ gãy * Chậm phát triển thể chất, hay buồn ngủ Nếu con Bạn có những dấu hiệu trên, bé cần được xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu thiếu sắt hay không. Thiếu sắt là nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt chỉ được chẩn đoán xác định khi đo lường nồng độ hemoglobin, nồng đồ sắt trong máu, huyết thanh tại các bệnh viện. Nguyên nhân bị thiếu máu thiếu sắt: Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu thiếu sắt. Một là do thiếu cung cấp và hai là do mất sắt quá nhiều so với bình thường. Nhóm thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt được hấp thu không đủ trong cơ thể có thể kể đến:
  4. * Những trẻ dùng sữa ngoài (không phải sữa mẹ) trong năm đầu tiên. Sữa bò là nguyên nhân hàng đầu trong thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi). * Những trẻ bú mẹ, nhưng bà mẹ không được ăn uống đầy đủ chất sắt hoặc không bổ sung thêm chất sắt từ thuốc cũng có thể bị thiếu máu thiếu sắt. * Trẻ từ 1-2 tuổi uống nhiều sữa bò hoặc sữa có hàm lượng sắt thấp hoặc đã bị thiếu máu thiếu sắt trước đó. * Cũng không hiếm thấy các trường hợp do trẻ bị các chứng bệnh làm kém hấp thu chất sắt như tiêu chảy mạn tính, hội chứng kém hấp thu, trẻ bị dị tật dạ dày- thự quản, ... Nhóm thiếu máu thiếu sắt do nguyên nhân gia tăng mất chất sắt như: * Bị nhiễm giun sán (nhất là giun móc) gây ra các chứng xuất huyết tiêu hóa kéo dài, chảy máu rỉ rả * Chảy máu cam * Chảy máu do rong kinh * Gia tăng tiêu thụ chất sắt như có thai liên tục, cơ thể trẻ con trong giai đoạn phát triển nhanh, ... Cẩn trọng trong điều trị:
  5. Việc điều trị phải rất thận trọng vì nếu lượng sắt được đưa quá nhiều vào cơ thể có thể gây ra những tác động có hại. Kiểm tra h àm lượng sắt trong sữa bột trước khi quyết định có bổ sung thêm hay không lượng sắt từ các viên thuốc sắt. Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt cần đ ược kiểm tra xét nghiệm máu thường quy. Trẻ dưới 12 tháng cần được kiểm tra máu vào tháng thứ 9 và tháng thứ 12. Trẻ trên 24 tháng, nên kiểm tra máu 6 tháng một lần. Nên để các thuốc chứa sắt ngoài tầm tay với của trẻ con vì có thể gây ra chứng ngộ độc sắt. Một số trường hợp tự ý uống viên sắt lâu dài mà không có chỉ định & kiểm tra của BS có thể dẫn đến tình trạng bị ứ sắt. Đây là một bệnh lý nguy hiểm & có tỷ lệ tử vong cao. Các yếu tố nguy cơ & cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt: Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta & cần thiết phải đ ược quan tâm điều trị vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất của cả một thế hệ, một giống nòi. Thiếu máu thiếu sắt không khó chẩn đoán & th ường thấy tập trung ở các lứa tuổi dưới 3 tuổi, các trường hợp sanh non, sanh đôi, sanh thiếu cân, khi mang thai, trong giai đoạn tăng trưởng cơ thể & khi trẻ gái bắt đầu hành kinh. Việc phòng tránh trước tiên là cung cấp chất sắt từ khẩu phần ăn. Đối với trẻ bú mẹ, việc cung cấp chất sắt cho bà mẹ đồng nghĩa với việc cung cấp chất sắt cho cả con. Các thức ăn nêu bên dưới là những chất giàu chất sắt hoặc làm thuận lợi thêm quá trình hấp thụ chất sắt cho cơ thể:
  6. * Thịt bò, bê, cừu có khoảng 1,2 đến 5 mg chất sắt trong 100g thịt * Thịt bồ câu có khoảng 19,5 mg chất sắt trong 100g * Gan động vật có khoảng 8-10 mg chất sắt trong 100g * Đậu hủ (bột đậu nành) có khoảng 12 mg chất sắt trong 100g * Đậu các loại, rau, bí đao có khoảng 4-8 mg chất sắt trong 100g Cũng có các yếu tố gây ra ức chế quá trình hấp thu chất sắt trong cơ thể, các yếu tố đó là: * Sữa, phô mai, lòng đỏ trứng * Trà, chè tươi * Các chất chứa kim loại khác như các muối photphat, carbonat, oxalat Nhu cầu chất sắt trong các giai đoạn đặc biệt: Nhu cầu chất sắt cho mỗi người là hoàn toàn khác nhau, nó tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể và tùy thuộc vào quá trình hấp thụ & đào thải chất sắt. Dưới đây là các nhu cầu chất sắt trong các trường hợp đặc biệt (để bù cho nhu cầu sắt & lượng sắt đào thải hàng ngày): * Phụ nữ mang thai: 3mg/ngày
  7. * Phụ nữ cho con bú: 2,4mg/ngày * Phụ nữ khi có kinh: 2,4-2,8mg/ngày * Thiếu niên trong gia đoạn phát triển mạnh: 1,8-2,4mg/ngày * Trẻ 1-2 tuổi: 1mg/ngày * Trẻ 3-12 tháng: 0,7mg/ngày * Người lớn, nam giới: 0,9mg/ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2