Trình bày điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa
lượt xem 440
download
SX hàng hóa là SX ra sản phẩm để bán. Nói cách khác, SX hàng hóa là kiểu tổ chức SX trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp SX mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trình bày điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa
- Câu 6:Trình bày điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa. Nêu ý nghĩa của các điều kiện trên đối với quá trình đổi mới vừa qua ở VN? Điều kiện ra đời và tồn tại của SX hàng hóa SX hàng hóa là SX ra sản phẩm để bán. Nói cách khác, SX hàng hóa là kiểu tổ chức SX trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp SX mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. SX hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên 2 điều kiện: + Thứ nhất: Có sự phân công LĐ XH. Phân công LĐ XH là sự chuyên môn hóa SX, phân chia LĐ XH vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực SX khác nhau. Phân công LĐ XH làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu, bởi vì: khi có phân công LĐ XH, mỗi người, mỗi cơ sở chỉ SX một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, trao đổi với nhau. Mặt khác, nhờ có phân công LĐ XH, chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất LĐ tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến. Như vậy, phân công LĐ XH là cơ sở, là tiền đề của SX hàng hóa. Phân công LĐ XH ngày càng phát triển, thì SX và trao đổi hàng hóa càng mở rộng, đa dạng hơn + Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người SX, tức những người SX trở thành những chủ thể SX, độc lập nhất định, từ đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Do vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm LĐ của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa. Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về TLSX quy định, vì: trong chế độ tư hữu về TLSX thì TLSX thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ, nó trở thành hàng hóa. Còn trong điều kiện của nền SX hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với TLSX quy định Đó là 2 điều kiện cần và đủ của SX hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có SX hàng hóa. Đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa SX tự cung tự cấp: tồn tại phổ biến trong các phương thức SX trước CNTB, khi mà LLSX và phân công LĐ XH còn kém phát triển. Lúc đầu, người ta trao đổi những sản phẩm vượt quá nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của họ, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên giữa các công xã hoặc giữa các thành viên của các công xã. Dần dần, trao đổi trở nên thường xuyên hơn và cùng với thời gian, ít nhất cũng có một phần sản phẩm LĐ được SX ra với ý đồ phục vụ cho mục đích trao đổi. Khi trao đổi hàng hóa trở nên phổ biến, thường xuyên và trở thành mục đích của người SX thì nền SX hàng hóa ra đời. Những hình thức đầu tiên của SX hàng hóa (SX hàng hóa giản đơn) xuất hiện ngay từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và chúng tiếp tục tồn tại, phát triển ở các phương thức SX tiếp theo. So với SX tự cung tự cấp, SX hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn: + Thứ nhất: SX hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công LĐ XH, chuyên môn hóa SX. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên XH, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của SX hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐ XH, làm cho
- chuyên môn hóa LĐ XH ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất LĐ XH tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của XH được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi SX và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau. + Thứ hai: Trong nền SX hàng hóa, quy mô SX không còn bị giới hạn bởi nhu cầu về nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của XH. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu KHKT vào SX, thúc đẩy SX phát triển + Thứ ba: Trong nền SX hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có của SX và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị, cung- cầu, cạnh tranh… buộc người SX hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí SX hạ xuống, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn. + Thứ tư: Trong nền SX hàng hóa, sự phát triển của SX, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao, phong phú và đa dạng hơn. Tóm lại: Nếu SX tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương, quy mô SX nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy SX phát triển… nên đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của mỗi người còn nghèo nàn, lạc hậu. Ngược lại, SX hàng hóa tạo được động lực thúc đẩy SX phát triển, làm cho SX phù hợp với nhu cầu, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của mỗi cá nhân và toàn XH. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, SX hàng hóa còn có những mặt trái của nó: + Phân hóa giàu – nghèo giữa những người SX hàng hóa. + Tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, XH Để phát triển nền SX hàng hóa ở VN hiện nay: + Phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế (vùng, ngành nghê, LĐ, tăng cường đào tạo nghề) để tạo ra tính chuyên môn hóa, tăng cường tham gia phân công và hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển hệ thống thị trường. + Phải đa dạng hóa sở hữu và các hình thức tổ chức kinh tế, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách KT-XH, phát triển cơ sở hạ tầng…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 4
63 p | 1341 | 178
-
Bài giảng Sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá
68 p | 843 | 84
-
Triết học - Lôgíc quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học
198 p | 203 | 55
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 4: Học thuyết giá trị
46 p | 243 | 44
-
Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 4: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin
18 p | 178 | 25
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4: Triết học cổ điển Đức
13 p | 213 | 21
-
Ảnh hưởng và tác động của các giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội vùng Nam Bộ
10 p | 133 | 14
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương
50 p | 106 | 10
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Huệ
38 p | 66 | 9
-
Công tác tư tưởng trong điều kiện hiện nay: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp - Phần 2
126 p | 28 | 8
-
Bài giảng Triết học - Chương 4
41 p | 94 | 7
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2): Phần 1
94 p | 53 | 5
-
Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức: Mô hình thực nghiệm giáo dục phổ thông ở miền Nam trước năm 1975
13 p | 10 | 3
-
Đánh giá khả năng cạnh tranh giày dép trong điều kiện hội nhập AFTA - 3
11 p | 47 | 3
-
Bài giảng Triết học - Chương 3: Sự ra đời và phát triển của Triết học Marx-Lenin
6 p | 62 | 2
-
Về một backdoor đối xứng trong sinh khóa RSA tuân thủ điều kiện “lỏng” theo chuẩn FIPS 186-4
9 p | 30 | 2
-
Chính sách giáo dục dân tộc trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn