Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Huệ
lượt xem 9
download
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4 - Học thuyết giá trị trình bày điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa; hàng hóa; tiền tệ; quy luật giá trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Huệ
- Phần thứ II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TBCN ***$$$*** Chương IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Chương VI: HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
- Chương IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 4.2 Hàng hóa 4.3. Tiền tệ 4.4. Quy luật giá trị
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.1.1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa a. Khái niệm: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra SẢN PHẨM Sản phẩm đó chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất ra nó Sản xuất TỰ CẤP TỰ TÚC. Sản phẩm đó sản xuất ra để bán Sản xuất HÀNG HÓA
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá: * Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội vào các ngành nghề khác nhau. Phân công lao động tất yếu xuất hiện nhu cầu trao đôỉ hàng hóa Phân công lao động là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất. Do quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX những người sản xuất độc lập với nhau. Tuy nhiên, do phân công lao động nên giữa những người sản xuất có sự phụ thuộc vào nhau phải trao đổi sản phẩm cho nhau dưới hình thái hàng hóa. Đó là 2 điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.1.2 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá Thúc đẩy sản xuất phát triển; Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; Thúc đẩy giao lưu kinh tế; Xuất hiện hiện tượng làm hàng giả; Phân hóa sâu sắc những người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo; Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng KTXH; Phá hoại môi trường...
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.2 Hàng hóa 4.2.1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hóa a. Khái niệm hàng hóa “Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán”
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Hai thuộc tính của hàng hóa * Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hoá quyết địnhgiá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định, những công dụng đó được phát hiện dần nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho xã hội, cho người khác chứ không phải cho người sản xuất trực tiếp ra nó. Trong nền sản xuất hàng hóa giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, người ta không trao đổi những vật phẩm không có giá trị sử dụng.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Giá trị của hàng hoá: + Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Thí dụ: 1m vải = 5 kg thóc Chính sức lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chung của việc trao đổi sản phẩm và tạo nên giá trị của hàng hoá.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Khái niệm: “giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá”. Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử. * Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá: + Sự thống nhất giữa 2 thuộc tính: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ + Sự mâu thuẫn giữa hai thuộc tính: Thứ nhất: xét ở giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về công dụng. Nhưng xét về giá trị thì các hàng hoá lại đều là sự kết tinh của lao động. Thứ hai: . Giá trị được thực hiện trước và thực hiện trong lưu thông. . Giá trị sử dụng được thực hiện sau và thực hiện khi tiêu dùng.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá a. Lao động cụ thể Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều loại lao động cụ thể, do đó sẽ tạo ra nhiều giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao động cụ thể là 1 phạm trù vĩnh viễn.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Lao động trừu tượng Khái niệm: Là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.2.3. Lượng giá trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa. Khái niệm: lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá Thước đo: đo bằng thời gian lao động (không phải thời gian lao động cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết)
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Thời gian lao động xã hội cần thiết: “là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội: . Trình độ kỹ thuật trung bình; . Trình độ thành thạo trung bình; . Cường độ lao động trung bình trong xã hội đó”.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. * Thứ nhất: năng suất lao động + “năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm”. + Năng suất lao động tăng thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm lượng giá trị hàng hóa sẽ giảm và ngược lại.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ + Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động : Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân. Trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. Trình độ quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Thứ hai: Cường độ lao động Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên khối lượng hàng hóa tăng lên và mức độ hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá vẫn không đổi mà chỉ có tổng giá trị tăng lên
- HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Thứ hai: Mức độ phức tạp của lao động + Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không phải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. + Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Những nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4, 5, 6
38 p | 527 | 43
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 6 - TS. Nguyễn Minh Tuấn
14 p | 166 | 41
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác-Lênin - TS. Trần Mai Ước
280 p | 271 | 36
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương mở đầu - TS. Nguyễn Văn Ngọc
19 p | 140 | 16
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Leenin: Chương 3 - Phép biện chứng duy vật
28 p | 130 | 15
-
Đề cương Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Nguyễn Nam Thắng & TS. Triệu Quang Minh
44 p | 58 | 10
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Đề tài tiểu luận - TS. Nguyễn Minh Tuấn
7 p | 170 | 7
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Nguyễn Thái Sơn
284 p | 45 | 7
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Bùi Quang Xuân
19 p | 22 | 5
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 2 - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
49 p | 9 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 1 - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
35 p | 3 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
15 p | 67 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 8 - ThS. Nguyễn Văn Thuân
59 p | 51 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 6 - PGS.TS. Vũ Văn Hân
32 p | 45 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 3 - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
23 p | 7 | 2
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 9 - ThS. Nguyễn Văn Thuân
33 p | 46 | 1
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 7 - ThS. Nguyễn Văn Thuân
54 p | 58 | 1
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin: Bài 5 - PGS.TS. Vũ Văn Hân
60 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn