intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu: Vũ điệu với Người khổng lồ - Phần 2

Chia sẻ: Vũ Huyền Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu: Vũ điệu với Người khổng lồ" được thiết kế gồm 7 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: năng lượng và khí thải - ảnh hưởng tới địa phương và toàn cầu do tăng trưởng của những Người khổng lồ; những Người khổng lồ nửa thức nửa tỉnh: tăng trưởng không đều ở Trung Quốc và Ấn Độ; quản trị và tăng trưởng kinh tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu: Vũ điệu với Người khổng lồ - Phần 2

  1. C h ư ơ ng 5 Năng lượng và Khí thải Tác động cục bộ và toàn cầu từ sự trỗi dậy của những người khổng lồ Zmarak Shalizi Vấn đề bền vững thường không nổi lên rõ ràng trong nhiều thập kỷ bởi tốc độ tăng trưởng dân số hoặc tốc độ gia tăng thu nhập theo đầu người tương đối chậm. Những vấn đề như vậy rất khó bỏ qua khi tốc độ tăng trưởng không chậm như thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Sự biến đổi nhanh chóng ở Trung Quốc từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trở thành công xưởng của thế giới đã kèm theo sự thay đổi tương ứng về sự tập trung theo không gian và vị trí của dân cư từ những vùng nông thôn có mật độ thấp đến những vùng thành thị có mật độ cao. Sự biến đổi này có tác động đáng kể đến số lượng và chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng làm nguồn đầu vào của sản xuất và tiêu thụ, và ảnh hưởng đến khả năng của môi trường trong việc hấp thụ các phế phẩm phụ lắng đọng trong không khí, nước và đất. Sự gia tăng gần đây về sự tăng trưởng ở Ấn Độ đang bắt đầu phát sinh các vấn đề tương tự. Các chiến lược phát triển nhằm mục đích tăng trưởng cao về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên chi phí thấp, hiệu quả thấp và công nghệ ô nhiễm cao có thể tạo sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các vùng trũng hấp thu ô nhiễm và chất thải. Tại Châu á đang xuất hiện một cơ hội hiếm hoi nhằm chuyển hướng sang con đường phát triển dựa trên việc sử dụng tài Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Philippe Ambrosi, Siyan Chen, Shyam Menon đã cung cấp những dữ liệu thực tế, và những đánh giá mô phỏng của Jean Charles Hourcade và các đồng nghiệp Renaud Crassous và Olivier Sassi cùng với sự đóng góp của P.R. Shukla và Jiang Kejun 139
  2. 140 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ nguyên thiên nhiên hiệu quả. Cơ hội này phát sinh từ kỳ vọng về một khối lượng lớn đầu tư sẽ đổ vào trong 50 năm tới (giá trị hàng nghìn tỉ Đô la) nhằm đô thị hoá dân số (đồng thời giảm nghèo và giảm bớt sự ứ đọng nguồn cung cấp dịch vụ) (Ngân hàng Thế giới 2003b). Giải quyết các vấn đề đang nổi lên ở địa phương và trong nước sẽ là động cơ chính thúc đẩy quốc gia hành động. Tuy nhiên vấn đề này còn có khía cạnh quốc tế nếu các yếu tố ngoại sinh vượt ngoài năng lực quốc gia, gây tác động đến tài nguyên quốc tế. Điều này sẽ gây ra tốn kém cho các nước khác, và thậm chí có thể gây ra xung đột nếu các tổ chức trong nước và quốc tế không xuất hiện một cách kịp thời để cùng nhau giải quyết.1 Mặc dù sự tương hỗ giữa tăng trưởng và tài nguyên thiên nhiên được trình bày ở đây liên quan đến các nguồn tài nguyên rộng lớn và các vấn quản lý tài sản ở Trung Quốc và ấn Độ, nhưng chương này chỉ tập trung riêng về vấn đề quản lý và đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng cho sự tăng trưởng để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực cho sức khoẻ và môi trường cục bộ và toàn cầu. Mục tiêu của chương này là trình bày các vấn đề sau: •• Cái gì có thể là nhu cầu năng lượng của những Người khổng lồ - nhất là dầu và than - theo một kịch bản “mọi việc đâu sẽ vào đấy” (BAU) vào năm 2020 và 2050? •• Những gì có thể là các mức khí thải gây thiệt hại cục bộ (chẳng hạn như hạt chất phát xạ), khu vực (chẳng hạn như khí Ozon, sulphur và mưa a-xít) và toàn cầu (CO2 nói riêng)? •• Cần có những can thiệp nào trong nước để phát triển các ngành sản xuất và sử dụng năng lượng nhằm tạo ra sự khác biệt lớn trong định hướng phát triển năng lượng, so với kịch bản BAU? Mức độ và thành phần sử dụng năng lượng và khí thải Vì nhiều lý do, (chẳng hạn như cường độ năng lượng của một nền kinh tế và v.v...), chỉ cần phân tích mức độ sử dụng năng lượng là đủ. Tuy nhiên, các khí thải cục bộ và toàn cầu do sử dụng năng lượng dễ nhạy cảm với thành phần của năng lượng và không chỉ với mức độ của nó. 1. Xây dựng các thể chế để xác định và thực thi tiêu chuẩn thích hợp (xem xét đến quy mô và sự phân bố của các yếu tố ngoại cảnh, cũng như việc sử dụng các giá trị lựa chọn) đối với các nguồn đầu tư này sẽ quyết định chương trình đầu tư tích luỹ có tăng được phúc lợi xã hội hay không. Do phụ thuộc vào đường đi, có khả năng sẽ chặn các đường đi của năng lượng và các chất phát xạ không hiệu quả. Tuy nhiên, chủ đề về xây dựng thể chế không nằm trong khuôn khổ của chương này.
  3. Năng lượng và Khí thải 141 Những mối quan ngại nảy sinh Có nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý cung cầu năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một vài mối quan ngại lớn đang được đặc biệt chú ý2. Nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch Ở mức độ chung, Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước hiện chiếm tương ứng 12% và 5% về sử dụng năng lượng của thế giới. Về thành phần, Trung Quốc tiêu thụ than ít hơn là sản xuất, và còn lại là xuất khẩu (bảng 5.1). Tuy nhiên, việc sử dụng xăng dầu của nó lại tăng nhiều hơn là sản xuất, phần còn lại là nhập khẩu. Đối với hầu hết các nhiên liệu khác, việc tiêu thụ và sản xuất trong nước nói chung là cân bằng. Sản xuất than và dầu mỏ trong nước của Ấn Độ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ mức tiêu thụ và trở nên ngày càng mất cân bằng, nhất là về dầu mỏ (bảng 5.1). Cả hai nước đều sản xuất gas, nhưng việc tiêu thụ gas lại không chiếm được một phần đáng kể về sử dụng năng lượng. Hiện nay, Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, tổng tiêu thụ năng lượng của nó chỉ bằng một nửa của Mỹ, và các mức tiêu thụ theo đầu người là khoảng 10% mức tiêu thụ ở Mỹ3. Năm 1980, Trung Quốc đã có một cường độ sử dụng năng lượng thuộc dạng cao nhất trên thế giới, sử dụng GDP theo giá cả thị trường (xem bảng 5.2)- gần bảy lần hơn Mỹ và gần bốn lần hơn Ấn Độ4. Sử dụng số liệu đồng giá sức mua (PPP) làm tương quan với Mỹ từ 6,72 xuống 1,64, nhưng tăng đối với Ấn Độ từ 3,8 lên 5,0. Trên thực tế là, vào 2003, so với GDP (PPP), cả Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ hiệu quả hơn Mỹ. Tuy vậy, nếu tính đến thực tế là hầu hết việc sử dụng năng lượng diễn ra ở các ngành thương mại và có bằng chứng về sử dụng năng lượng không hiệu quả trong ngành công nghiệp (Hội đồng Năng lượng Thế giới 1999), khả năng tiết kiệm sử dụng năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ dường như vẫn lớn. 2. Xem xét lại các vấn đề này căn bản được dựa trên văn học nguồn phái sinh. Trong vài năm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ở Châu Âu, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và các cơ quan khác đã đưa ra nhiều báo cáo về năng lượng ở Trung Quốc và ấn Độ để xác định được hướng phát động chính của các đường năng lượng và phát xạ và vai trò của các chiến lược chính sách khác nhau 3. Dữ liệu về năng lượng được lấy từ Tạp chí Năng lượng Quốc tế hàng năm - 2003 của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (US EIA) và dữ liệu dân số lấy từ các Chỉ số Phát triển dân số Thế giới của Ngân hàng Thế giới(2005b). 4. Cường độ là khối lượng năng lượng tiêu thụ cho mỗi đơn vị sản lượng kinh tế.
  4. 142 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Bảng 5.1 Cân bằng năng lượng ở Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003 Sự thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe) Sự thay đổi sản xuất và sản lượng (Mtoe) Khối sinh Khí tư Hạt Nước Năm Than Dầu Hydro học, chất Tổng nhiên nhân thải Trung quốc 1980 316 107 12 5 180 0 620 1985 405 130 13 8 189 0 745 1990 545 136 16 11 200 0 908 1995 691 149 19 16 206 3 1,084 2000 698 151 28 19 214 4 1,115 2003 917 169 36 24 219 11 1,376 Ấn độ 1980 50 11 1 4 148 1 215 1985 71 31 4 4 162 1 273 1990 97 35 10 6 176 2 326 1995 124 39 17 6 189 2 377 2000 143 37 21 6 202 4 413 2003 157 39 23 6 211 5 441 Tiêu dùng (Mtoe) Khối sinh Khí tư Hạt Nước Năm Than Dầu Hydro học, chất Tổng nhiên nhân thải Trung quốc 1980 313 89 12 5 180 0 599 1985 401 93 13 8 189 0 704 1990 535 110 16 11 200 0 872 1995 673 158 19 16 206 3 1,075 2000 664 222 26 19 214 4 1,149 2003 862 270 35 24 219 11 1,421 Ấn Độ 1980 53 34 1 4 148 1 241 1985 76 48 4 4 162 1 295 1990 104 63 10 6 176 2 361 1995 134 84 17 6 189 2 432 2000 159 114 21 6 202 4 506 2003 173 124 23 6 211 5 542 Nguồn: IEA 2005a. Lưu ý: Mtoe = triệu tấn dầu quy đổi.
  5. Năng lượng và Khí thải 143 Bảng 5.2 Thay đổi mật độ năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ Dựa trên GDP Dựa trên GDP/ Giá thị trường PPP (mức cố định 2000 US$) Yếu tố Năm(s) TQ ÂĐ Mỹ TQ ÂĐ Mỹ C/dụng 1980 101,936 26,805 15,174 24,922 5,051 15,157 n/lượnga 2003 33,175 25,460 9,521 8,076 4,761 9,561 Tỷ lệ t/ 1980– –4.76 –0.22 –2.01 –4.78 –0.26 –1.98 trưỏng (%) 2003 So với Mỹ 1980 6.72 1.77 n.a. 1.64 0.33 n.a. 2003 3.48 2.67 n.a. 0.84 0.50 n.a. T/đổi tỷ lệ 1980– 0.52 1.51 0.51 1.49 n.a. 2003 Nguồn: từ USEIA 2005 và Ngân hàng TG 2005b. Note: n.a. = không có; PPP = đồng giá sức mua. a. Tổng tieu thụ năng lượng sơ chế trong 1 đơn vị sản lượng. Thay đổi về thời gian là một khía cạnh quan trọng về cường độ sử dụng năng lượng ở Trung Quốc và ấn Độ. Trong giai đoạn 23 năm, từ 1980 đến 2003, cường độ sử dụng năng lượng ở Trung Quốc đã giảm khoảng 4,8% hàng năm- giảm hơn gấp hai lần ở Mỹ với mức 2% mỗi năm và gần 24 lần nhanh hơn mức giảm hàng năm ở Ấn Độ với mức 0,2%.5 Kết quả là cường độ sử dụng năng lượng của Trung Quốc đã giảm khoảng một nửa so với Mỹ và trái lại Ấn Độ tăng khoảng 50% so với cường độ của Mỹ. Sự thay đổi lớn trong hơn hai thập kỷ (cả ở hai nước và so với Mỹ) là như nhau cho dù ta sử dụng GDP theo thời giá thị trường hay PPP (xem hàng cuối cùng ở bảng 5.2). Các nguồn năng lượng trong nước Lượng sử dụng điện của Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ từ 1986 đến 1995 sau đó lại tăng gấp đôi vào năm 2003 (Cục Thống Kê Quốc gia 2005), Trung Quốc có nền công nghiệp điện năng phát triển nhanh nhất trên thế giới- chủ yếu đốt nhiên liệu bằng than. Công suất phát bằng thuỷ điện là một nguồn điện năng đặc biệt quan trọng chỉ ở các vùng miền trung và phía tây. Ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ điện lớn nhất, tiếp theo là khu vực dân cư và sau đó là ngành nông nghiệp. 5. Hầu hết việc giảm cường độ về năng lượng ở Trung Quốc từ năm 1978 là do sự thay đổi về công nghệ, không phải là chuyển đổi cơ cấu từ công công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ (Lin 1996)
  6. 144 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Ấn Độ có một công suất phát điện thiết kế là 112.000 MGW, xấp xỉ 10% công suất của Mỹ (USEIA 2005). Xấp xỉ 70% điện của Ấn Độ được tạo ra từ than. Khác với Trung Quốc, Ấn Độ không có nguồn cung cấp lớn về than chất lượng cao hay khí để tạo ra điện, do đó ngày càng phải nhập khẩu nhiều than và khí. Ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ điện lớn nhất ở ấn Độ, tiếp theo là ngành nông nghiệp và sau đó là khu vực dân cư. Như ở Trung Quốc, ngành điện ở Ấn Độ phải tiếp tục đương đầu với sự thiếu hụt lớn về cung - cầu và có nguồn cung cấp điện chất lượng kém (ví dụ, điện áp thấp và mạng lưới điện không ổn định). Sự thiếu hụt điện cao điểm được ước tính là khoảng 13% (theo Chính phủ Ấn Độ 2003)- hầu như thấp hơn đã được ước tính so với nguồn cấp đáng tin cậy hơn. Sự thất thoát về phân phối và truyền tải điện ở một số bang (như Maharashtra) lên đến khoảng 40% tổng số nguồn điện được phát tập trung6. Giao thông Trong thập kỷ trước, Trung Quốc đã cam kết theo một chiến lược cạnh tranh với Mỹ trong việc phụ thuộc vào cơ giới hoá như là một phương tiện vận tải chính. Chiến lược này phần nào được quyết định bởi những tính toán về đi lại; nhưng động lực chính của chiến lược này là phục vụ cho thực hiện chính sách công nghiệp7. Ngành công nghiệp ô tô được xem như là một động lực phát triển tiềm năng cho toàn bộ ngành kinh tế bởi hiệu quả gấp bội của nó thông qua mối liên kết giữa người mua-nhà cung cấp. Với sự chuyển đổi chiến lược này, các phương tiện sử dụng ít năng lượng, như xe đạp và xích lô đã được thay thế bằng các phương tiện sử dụng nhiều năng lượng hơn như xe máy, ô tô, xe tải. Tốc độ phát triển của đội ngũ phương tiện trung bình tăng 5,7%/năm cho đến hết năm 1999 và tăng mạnh đến 26,5%/năm trong 5 năm qua, mặc dù hiện nay có những dấu hiệu là tốc độ 6. Những thất thoát này có thể do tính chất kỹ thuật (chẳng hạn thất thoát đường dây do bảo trì kém, dòng điện quá tải, tiêu chuẩn thiết bị kém, hệ số công suất thấp ngoài giờ cao điểm) hoặc do tính chất thương mại (chẳng hạn ăn cắp đường điện hạ thế, đồng hồ lỗi, cung cấp đồng hồ không được đo và thu lợi tức không đều). Những vấn đề về giảm bớt thất thoát bao gồm thiếu kiểm toán năng lượng, không tách biệt các thất thoát thành loại kỹ thuật và thương mại và có ít tính minh bạch trong việc ghi chỉ số đồng hồ và ghi hoá đơn. Các dữ liệu sẵn có được trích dẫn ở trên không phân biệt giữa hai loại thất thoát, mặc dù những thất thoát về thương mại, chẳng hạn như ăn cắp, là thất thoát có tính thiết thực nhưng không có điện để tiêu thụ. 7. Hội nghị Quốc hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị lần thứ 8 của Dân hội đã thiết lập ngành công nghiệp ô tô như là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Đẻ biết thêm chi tiết, xem Website của tiểu Hội đồng Ô tô thuộc Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc, http://www. auto-ccpit.org/).
  7. Năng lượng và Khí thải 145 phát triển đang bắt đầu giảm nhẹ. Sở hữu ô tô ở Trung Quốc vẫn chỉ là 8-10 xe/1.000 người, tương phản với tỷ lệ ở Nhật Bản là gần 400 xe/1.000 người, và khoảng 500 xe/1.000 người ở Mỹ8. Khoảng hơn 30 năm nữa, hoàn toàn có thể tưởng tượng được tỷ lệ sở hữu ô tô ở Trung Quốc sẽ phát triển gấp 10 lần, nếu xét sự phát triển dự kiến về thu nhập của hộ gia đình và các chính sách hiện hành của chính phủ. Dự kiến, số dặm trung bình của phương tiện theo mỗi hộ gia đình và khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng xe tải sẽ phát triển mạnh. Điều này là do sự gia tăng các toà nhà, văn phòng và những khu dân cư nằm rải rác trong một vùng đô thị rộng lớn, làm tăng khoảng cách giữa họ và giữa các trung tâm đô thị, các thực thể thương mại và công nghiệp ngày càng dựa vào tính linh động của mạng lưới đường quốc lộ đang phát triển nối giữa các thành phố ở Trung Quốc và nối các vùng bờ biển với đất liền. Sự thâm nhập của công nghệ sử dụng nhiên liệu hiệu quả còn rất thấp trong các phương tiện cơ giới ở đây. Một số thành phố ở Ấn Độ, như Đêli đã cho thấy sự phát triển bùng nổ về sở hữu và sử dụng ô tô giống như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung việc Ấn Độ dựa vào ngành đường bộ để vận tải hành khách và thương mại vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc bởi vì Ấn Độ đã bắt đầu phát triển ngành này muộn hơn nhiều. Nhưng sự phát triển gần đây của tầng lớp trung lưu và quyết định mở rộng mạng lưới quốc lộ của chính phủ có lẽ sẽ kích thích sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đường bộ. Ngoài ra cả Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự phát triển bùng nổ về vận tải đường không- một ngành tiêu thụ chính các sản phẩm dầu lửa. Sử dụng năng lượng và khí thải, 1980 – 2004 Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất trên thế giới. Năm 2004, sản lượng than gần như gấp đôi sản lượng của Mỹ (2,2 tỉ tấn so với 1,1 tỉ tấn) (USEIA 2006). Tổng các nguồn tài nguyên than được ước tính của Trung Quốc chỉ đứng sau Liên Xô cũ, dù các nguồn dự trữ được chứng minh đứng thứ ba trên thế giới. Trung Quốc là nhà xuất khẩu ròng về than và có lẽ sẽ vẫn giữ vững vị trí này trong ít nhất một thập kỷ nữa. Năm 2003, than chiếm 67% sản lượng năng lượng sơ chế của Trung Quốc là 8. Con số sở hữu phương tiện ở Nhật và Mỹ là cao hơn, khoảng 570/1.000 ở Nhật và 780/1.000 ở Mỹ. Sở hữu phương tiện không chỉ bao gồm ô tô mà còn cả xe buýt, xe tải nhỏ, xe tải, chứ không phải xe máy (Ngân hàng Thế giới 2005b)
  8. 146 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ 1.216 triệu tấn tương đương dầu (Mtoe), dầu chiếm 12%, khí tự nhiên chiếm 3%, thuỷ điện chiếm 2%, và khối sinh học và chất thải khác chiếm 16% (Bảng 5.1). Trung Quốc có ngành năng lượng hạt nhân đang phát triển, nhưng công suất của nó chỉ chiếm 0,8% sản lượng năng lượng năm 2003. Gần đây hơn, Trung Quốc đã mạnh dạn tiến tới việc phát triển điện nguyên tử, sức gió và năng lượng mặt trời, và theo đuổi các công nghệ mới về khí hoá than và các loại tương tự. Trong việc tiêu thụ năng lượng thành phẩm, than cũng trội hơn các nguồn năng lượng khác, chiếm 72% lượng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và 58% tổng lượng tiêu thụ năng lượng sơ chế. Năm 2003, tổng sản lượng năng lượng sơ chế của Ấn Độ ước tính là 441 Mtoe, với than chiếm 36% hỗn hợp cung cấp, dầu chiếm 9%, khí chiếm 5%, thuỷ điện chiếm 1%, điện hạt nhân chiếm 1%, và năng lượng khối sinh học và các nhiên liệu tái tạo chiếm 48% (bảng 5.1)9. Việc sử dụng dụng các nhiên liệu thương mại, chẳng hạn như than và dầu, đang phát triển nhanh song song với sự phát triển về kinh tế (công nghiệp hoá và thu nhập theo đầu người ngày càng tăng). Tuy nhiên, không như Trung Quốc, hơn 60% hộ gia đình Ấn Độ vẫn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như gỗ củi, phân súc vật và phần còn lại của hoa màu cho nhu cầu năng lượng của họ (TERI 2004). Việc sử dụng ngày càng tăng các nhiên liệu hoá thạch (nhất là than và dầu) ở cả hai nước đang phát ra các khí thải có hại - các hạt (chủ yếu có những ảnh hưởng cục bộ về sức khoẻ ở những vùng đô thị), sulphua và nitơ (chủ yếu có những ảnh hưởng khu vực qua tầng Ôzon và mưa axit đối với nông nghiệp và các hệ sinh thái) và CO2 (chủ yếu có những ảnh hưởng toàn cầu dưới hiện tượng nóng lên của trái đất). Những nhân tố ngoại sinh toàn cầu Mỹ là nước phát khí thải các bon từ năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng dự kiến Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong hơn một thập kỷ nữa. Việc thải khí cácbon ở Trung Quốc được tạo ra do sự phát triển nhanh chóng việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, nhất là than và dầu (khí ga chưa phải là yếu tố đóng góp chính). Việc thải khí CO2 ở Ấn Độ chỉ bằng một phần tư ở Trung Quốc, nhưng cũng đang phát triển do phụ thuộc vào các nhiên liệu hoá thạch, nhất là sử dụng cho sản xuất điện. 9. 30 năm đầu, trước khi phát triển sản lượng điện thương mại, khối lượng sinh học truyền thống chiếm 66% tổng nguồn cấp năng lượng chính của ấn Độ. Lúc đó, khối lượng sinh học cũng là một nguồn năng lượng chính của Trung Quốc- xấp xỉ 30% (IBA 2005a).
  9. Năng lượng và Khí thải 147 Hình 5.1 Sử dụng năng lượng cơ bản là than và tổng khí thải CO2 do sử dụng năng lượng hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ, 1980–2003 1.000 4.000 nguồn năng lượng chính sử dụng than (Mtoe) 900 3.500 800 3.000 700 (triệu m3tấn) thải khí CO2 600 2.500 500 2.000 400 1.500 300 1.000 200 100 500 0 0 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 03 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 năm Than đá, Trung Quốc CO2, Trung Quốc Than đá, Ấn Độ CO2, Ấn Độ Nguồn: IEA 2005a, 2005b. Lưu ý: : CO2= đi-ô-xits các bon; Mtoe = triệu tấn dầu quy đổi. Như thấy rõ trong Hình 5.1, việc thải khí CO2 ở cả hai nước hoàn toàn là do sử dụng than. Các yếu tố kinh tế-xã hội nào đang dẫn đến những thay đổi về việc thải khí CO2 ở Trung Quốc và Ấn Độ? Tài liệu gần đây bao gồm giai đoạn từ 1980 đến 1996/97 đã thừa nhận tăng trưởng về kinh tế là động lực lớn nhất cho việc phát thải khí tăng cao ở cả hai nước10. Tổng lượng gia tăng khí thải theo thời gian đã bù đắp đáng kể do hiệu quả năng lượng được cải tiến ở Trung Quốc, nhưng ở Ấn Độ sự bù đắp này ít hơn nhiều. Việc khử các bon (hạ thấp lượng thải khí CO2 bằng cách giảm yếu tố phát xạ thông qua sử dụng công nghệ tốt hơn và sử dụng các nhiên liệu có lượng các bon thấp) không phải là yếu tố quan trọng trong giai đoạn 2 thập kỷ này ở Trung Quốc hay Ấn Độ11. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ở Ấn Độ đã gia tăng trong những năm 1990. 10. Đối với Trung Quốc, xem Sinton, Levine và Wang 1998; Van Vuuren và những người khác 2003, và Zhang 2000. Đối với ấn Độ, xem Paul Bhattacharya 2004. 11. Yếu tố phát xạ được tính như là các khí thải trên một năng lượng đơn vị.
  10. 148 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Những yếu tố ngoại sinh cục bộ Như lưu ý ban đầu, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hoá thạch (nhất là than) không chỉ làm tăng khí thảI CO2 mà cũn phát triển các loại chất gây ô nhiễm cục bộ (chẳng hạn hạt chất lơ lửng, sunphua điôxyt, ôxit Nitơ và v.v.v), gây hại cho sức khoẻ, nhất là ở các thành phố và tầng Ozôn mặt đất và mưa axit đặc biệt ở các vùng nông thôn và các hệ sinh thái tự nhiên12. Sunphua đioxyt và muội thải ra do đốt than là hai chất gây ô nhiễm chính cho không khí tạo thành mưa axit mà hiện làm ảnh hưởng gần 30% tổng khối lượng đất ở Trung Quốc (USEIA 2003) - các vùng này cũng bị ảnh hưởng bởi làn sương mù tự nhiên do Ozon tạo ra. Tại Ấn Độ cũng vậy, lượng mưa axit đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Hệ thống Thông tin Môi trường của ấn Độ, đất ở vùng đông bắc, các vùng Bihar, Orissa, West Bengal, và các vùng ven biển phía Nam có độ pH thấp. Nếu không áp dụng các biện pháp giảm bớt ngay, tỡnh hỡnh nghiờm trọng hon do mưa axit gõy ra có thể làm cho các vùng đất này trở nên cằn cỗi hay không thích hợp cho nông nghiệp. Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy sản lượng lúa mì trung bình giảm 13-50% trong phạm vi 10km của các trạm nhiệt điện có công suất 500-2000MGW(Mitra và Sharma 2002). Các nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc đã kết luận rằng chất lượng không khí ô nhiễm đã giảm sản lượng tối đa khoảng 5-30% cho xấp xỉ 70% hoa màu được trồng ở Trung Quốc (Chameides và những tỏc gi? khác 1999).13 Các lò nung và nồi hơi công nghiệp sử dụng than là các nguồn tập trung lớn nhất về ô nhiễm không khí cho đô thị, và vận tải đường bộ là nguồn ô nhiễm không khí lưu động chính14. Các thành phố ở các nước phát triển có chiều hướng có nồng độ ô nhiễm cao hơn các thành phố ở các nước công nghiệp (xem hình 5.2). Tuỳ vào chất gây ô nhiễm không khí, một nhóm 10 - 20 thành phố khác nhau trở thành các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới và nhiều thành phố ở Trung Quốc và Ấn Độ có danh sách trong các nhóm này15. 12. Ozôn và các chất ôxy quang hoá được hình thành bởi tác dụng của ánh sáng cực tím của mặt trời đối với Nitơ. Nồng độ và sản sinh Ozôn phụ thuộc vào sự góp phần của Oxit Nitơ và ánh sáng cực tím. 13. Giả sử đủ nước và dinh dưỡng, những mô phỏng về các mô hình thu hoạch chứng minh rằng các sol khí làm cho sản lượng thu hoạch thấp do giảm độ chiếu sáng mặt trời trên bề mặt do đó giảm năng suất biên của các đầu vào khác 14. Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước của Trung Quốc ước tính sự ô nhiễm về công nghiệp chiếm hơn 70% tổng lượng ô nhiễm toàn quốc, bao gồm 72% về các khí thái sunphua đioxyt và 75% về bụi khói (một thành phần chính của các hạt lơ lửng). 15. Các nghiên cứu của Barlier bao gồm một báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1998.
  11. Năng lượng và Khí thải 149 Hình 5.2 So sánh chất lượng không khí, một số thành phố trên thế giới, 2000 Tỷ lệ trung bình năm 400 350 Nồng độ chất ô nhiễm (µg/m3) 300 250 200 150 100 50 0 ượ n ico i a n ôn Th nh lin ốc ô ey po Hả ng lét -ri i -n Tâ -u ba y- -c c- Pa dn -đ i ex ơ- a- -lô cK Xơ -k ng um n ng Bé ân -g M gi Sy Tô iê xê Bắ n- Bă Lu M đô c- Th t-a Xi Bá ủ Lố Th thành phố TSP SO 2 NO 2 Nguồn: Hao và Wang 2005. Chú ý: NO2= diôxit nitơ; SO2= sodium dioxide; TSP = chất lơ lửng. Người ta có thể nói rất nhiều về sự ô nhiễm ở một thành phố, một địa phương hay một con sông bởi vì đánh giá sự ô nhiễm trên một vùng đơn vị là một chức năng của các vùng được cấp khí và lưu vực sông được khoanh vùng. Nhưng không có cách đánh giá tương đương cho một vùng lớn như một nước, do đó không thể đo đạc mức độ ô nhiễm trung bình ở Trung Quốc hay ấn Độ. Thay vào đó, ước tính tổng số người được đặt trong các mức độ và loại ô nhiễm khác nhau ở mức quốc gia sẽ hữu ích hơn. Năm 2003, hơn một nửa số dân thành thị ở Trung Quốc (58,4%) đã rơi vào tình trạng ô nhiễm với số lượng trung bình hàng năm của hạt chất thô vượt quá 100 microgram/m3 theo tiêu chuẩn của Trung Quốc (và gấp hai lần tiêu chuẩn Mỹ). Ô nhiễm không khí được ước tính đã khiến cho hơn 420.000 người chết và 300.000 ca viêm cuống phổi ở 660 thành phố ở Trung Quốc vào năm
  12. 150 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ đó (theo Ngân hàng Thế giới 2006a). Ở Ấn Độ, Cohen và những tác giả khác (2004) đã báo cáo ước tính 107.000 người chết vượt quá con số năm 200016. Những nỗ lực để giảm bớt lượng khí thải cục bộ ở Trung Quốc bằng cách giảm bớt sản lượng và tiêu thụ than đã đạt được một số thành công trong việc giảm lượng khí SO2 và các lượng khí thải cục bộ khác trong vài năm cuối thập kỷ 1990 (Hao và Wang 2005). Việc giảm lượng thải SO2 là nhờ việc giảm tiêu thụ than và các lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc (xem hình 5.1). Dù GDP tăng trưởng khoảng một phần ba (+33,7%) trong giai đoạn 1997 -2001, hầu như không có sự gia tăng về lượng khí thải CO2 (+0.2%)-trái với sự gia tăng 14% lượng khí thải trong giai đoạn 1980-1997 so với tỉ lệ GDP đã dự đoán. Nồng độ SO2 cũng đã giảm gần 40%. Sự sụt giảm này đã khiến người ta lạc quan rất nhiều về khả năng tách rời sự gia tăng nhu cầu năng lượng và khí thải khỏi sự tăng trưởng GDP. Một số yếu tố - kể cả thống kê sai - giải thích rõ ràng sự tách riêng này. Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này đang được bàn cãi, nhưng việc đóng cửa nhiều nhà sản xuất than nhỏ và không hiệu quả cũng rất quan trọng (Sinton và Fridley 2000, 2003; Sinton 2001). Tuy nhiên, sự tách bạch này cũng không thể kéo dài được lâu. Trước sự hiện diện của bảng giá điện thấp, cắt điện tạm thời và thiếu điện do tăng trưởng GDP hàng năm 9-10%, dẫn đến việc phải sử dụng toàn bộ công suất phát điện, bất kể hiệu quả ra sao. Kết quả là cả lượng thải SO2 (nhất là ở các thành phố phía Bắc) và CO2 đã có xu hướng tăng trở lại. Việc khuyến khích sử dụng hệ thống đường bộ để vận chuyển hàng và hành khách đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi cao về dầu (xăng dầu, điezen và các sản phẩm dầu khác) ở cả Trung Quốc và ấn Độ. Việc nhập khẩu dầu gia tăng, và đối với hai nước tác động tới cả hai vấn đề cân đối thanh toán và an toàn năng lượng trong nước, và tác động toàn cầu vào các thị trường năng lượng của thế giới. Phần này nhằm giải quyết vấn đề tác động toàn cầu. Sự gia tăng sử dụng năng lượng gầy đây của những Nguời khổng lồ là lý do cho sự gia tăng lớn về sử dụng năng lượng toàn cầu, nhưng sự gia tăng hàng 16 Các nghiên cứu từng phần khác chứng thực các kết quả này. ở Trung Quốc, hậu quả của các mức ô nhiễm không khí hiện nay được nêu rõ trong thống kê về y tế cho một số thành phố: “gần 4.000 người bị chết non mỗi năm do bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm ở Trùng Khánh; 4.000 người ở Bắc Kinh và 1.000 người ở Thượng Hải và Thẩm Dương. Nếu xu hướng hiện nay vẫn cứ tiếp tục xảy ra, Bắc Kinh có thể mất gần 80.000 người, Trùng Khánh là 70.000 người và các thành phố lớn khác có thể phải chịu tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng cho đến 2020. Với ngành công nghiệp dự kiến sẽ duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng trong 20 năm tới, việc giảm nhanh cường độ về ô nhiễm sẽ cần thiết để không ngừng hạn chế các khí thải” (Dasgupta, Wang và Wheeler 1997, trang 3). ở ấn Độ, Delhi đã được xem như là thành phố có số tử vong cao nhất- khoảng 7.500 người chết mỗi năm (Brandon và Hommann 1995; WHO 2002; Ngân hàng Thế giới 2005a).
  13. Năng lượng và Khí thải 151 năm về sử dụng năng lượng trên toàn cầu đã không có gì khác thường so với trước đây. Việc sử dụng năng lượng của những Người khổng lồ không phải là tác nhân chính làm giá dầu tăng lên gần đây. Đúng hơn là sự thắt chặt các nguồn cung cấp dầu trong bối cảnh khả năng dự trữ giảm và những thay đổi không ngừng về địa chính trị đã kéo giá cả tăng lên trong vài năm vừa qua. Kể từ cuối những năm 1980, giá cả dầu thấp đã tương đối ổn định và không lên xuống17. Đã có hai ngoại lệ: một mũi nhọn tạm thời (phản ánh sự thay đổi) trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 1990-1991 với các giá dầu tăng vọt 50% cao hơn giá trung bình trong giai đoạn tháng Năm 1990-1991 và sự bất ổn trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài ở Châu á năm 1997-1998 khi giá cả mỗi thùng dầu sụt xuống khoảng 12,90USD từ tháng Giêng 1997 đến tháng 12/1998. Sự sụt giảm về giá cả này đã phản ánh một cơn sốc về âm cầu, chủ yếu gây ra do sự suy giảm về nhu cầu dầu ở Châu Á và tốc độ giảm vừa phải về hoạt động kinh tế ở Châu Âu và Nhật Bản. Sự sụt giá này đã phản ánh sự chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm sản xuất của Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tiếp theo sự sụt giá này trong giai đoạn 1999-2000 là sự theo kịp cân đối về giá cả dưới tác động phối hợp của những cắt giảm về sản xuất của OPEC và sự phát triển mới về hoạt động kinh tế toàn cầu. Giữa 2002 và 2004, giá dầu bước vào giai đoạn tăng dần nhưng trong thời gian dài và kể từ 2004 giá dầu đã tăng cao. Quá trình thời gian và những yếu tố quyết định về xu hướng giá cả gần đây không có điểm gì chung với hai sự kiện trong những năm 1990 hay với một trong hai cơn sốc về dầu trong những năm 1970 (IMF 2005a) mà cơ bản là do chính những sự phá vỡ đột ngột nguồn cung về địa chính trị.18 Sự gia tăng nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh phát triển kinh tế trên thế giới đã khiến giá dầu tăng dần nhưng đều hơn trong giai đoạn 2002 - 2004. Từ 2002-2004, GDP toàn cầu (dưới dạng không đổi) đã cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm thay đổi thất thường nhưng cao, dao động trong khoảng 3- 4%, chỉ giảm nhẹ vào cuối 2004 và cho đến hết 2005 (theo Ngân hàng Thế giới 2006a). Sử dụng dầu thô trên toàn cầu tăng từ 77,6 triệu thùng/ngày (mbd) đến 84,2 mbd từ quý đầu 2002 đến quý tư 2004; và dù có những dấu hiệu giảm trong suốt năm 2005, nó tiếp tục tăng so với số lượng năm 2004 (trung bình +1,1 mbd), nêu rõ tính khó thích nghi tương đối về sử dụng dầu liên quan 17. Do mục đích của đoạn này (trừ phi mang ý nghĩa khác), giá dầu phải được hiểu như là giá dầu thô bán tại nơi giao hàng, với giá rất thấp. Số trung bình cộng (trung bình hàng tháng) của các cấp trung gian ở Dubai, Brent và West Texas. 18. Giá cả trung bình hàng năm tăng 250% trong thời kỳ 1973-1974 và 133% trong thời kỳ 1978-1979, là do những hạn chế to lớn và đột ngột giảm cung liên quan đến các sự kiện địa chính trị.
  14. 152 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ đến các giá cả cao hơn trong thời gian ngắn (“Các báo cáo Thị trường Dầu” của IEA). Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chịu trách nhiệm đóng góp lớn nhất về sử dụng dầu thô trong giai đoạn này (tương đối đều ở mức gần 60%). Phần đóng góp của Trung Quốc tăng từ 6,06% (quý đầu 2002) đến 7,87% (quý tư 2004) số lượng sử dụng dầu thô toàn cầu. Như vậy, Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự gia tăng cao nhất về sử dụng dầu toàn cầu so với mức sử dụng vào đầu 2001, trung bình 0.25 mbd lúc ban đầu và sau đó tăng 2,1 mbd (tương đương 37% lượng gia tăng toàn cầu). Hơn nữa, dù việc sử dụng dầu thô ở các nước công nghiệp đang giảm nhẹ, song song với với sự giảm tốc vừa phải về hoạt động kinh tế của họ năm 2001. Đà phát triển kinh tế của Trung Quốc đủ lớn để bù đắp sự suy giảm và tạo ra sự gia tăng thực về sử dụng dầu. Kể từ 2005, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu chậm lại (và sử dụng dầu ở các nước công nghiệp đã chững lại), tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã tiếp tục duy trì một phần tăng trưởng trong sử dụng dầu. Một câu chuyện tương tự xảy ra đối với ấn Độ, dù con số đưa ra ít ấn tượng hơn. Ấn Độ chỉ chiếm 3-4% lượng sử dụng toàn cầu và 7% lượng gia tăng trung bình về sử dụng dầu toàn cầu kể từ đầu năm 2001. Do đó, Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau chiếm một phần lớn lượng sử dụng dầu toàn cầu gia tăng ở thập kỷ này (xem hình 5.3), nhưng họ vẫn chỉ chiếm 9-10% lượng sử dụng dầu gộp lại. Ngoài ra, sự tăng trưởng về sử dụng dầu gần đây ở Trung Quốc và Ấn Độ đã được bù đắp phần nào bởi sự chậm lại hay giảm dần về lượng sử dụng dầu ở các nước chủ yếu phụ thuộc vào dầu. Kết quả là sử dụng dầu gộp lại đã không phát triển mạnh trong vài năm trước như đã phát triển trong những năm 1990.19 Đến đầu 2005, nguồn cung về dầu (và drawdown hàng tồn kho) ít nhiều đã theo kịp cầu đang gia tăng. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó, với khả năng sản xuất dự phòng của OPEC đang suy giảm, thị trường đã phải chịu sức ép, dù vấn đề này đã phần nào dịu xuống vào khoảng cuối 2005. Suốt hàng loạt đợt cung cấp, sẽ khan hiếm đã mở rộng nhiều cơ hội phát triển ngắn hạn và những vấn đề không phải là những mối quan tâm trong một thời gian cung cấp dư thừa, và đã góp phần mang lại bất ổn.20 Hình 5.4 cho thấy công suất sản xuất dự phòng của OPEC đã bắt đầu giảm xuống đều đặn vào giữa 2002, đưa thị 19 Trong những năm 1990 tổng cầu về dầu thô tăng 1,61% hàng năm; trái lại từ 2000-2005 đã tăng ít hơn một nửa mức đó (0,74%) 20 Thiếu đầu tư về công suất lọc dầu trong thập kỷ qua, kết hợp với tổn thất của nhà máy lọc dầu cùng với những cơn bão ở Vịnh Mexico cũng đã hạn chế thị trường.
  15. Năng lượng và Khí thải 153 Hình 5.3 Sử dụng dầu tăng lên so với quý 1 năm 2001, nhiều nước. 8,0 6,0 Tămg cầu (mbd) 4,0 2,0 0 –2,0 –4,0 20 Q1 20 Q1 20 Q1 20 Q1 20 Q1 20 Q1 01 02 03 04 05 06 quý và năm Trung Quốc Các nước OECD Ấn Độ Các nước nằm ngoài OECD Nguồn: “Báo cáo thị trường dầu” IEA, trong các năm. Lưu ý: mbd = triệu thùng ngày; OECD = Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. trường đến gần hơn những kiềm chế ràng buộc về nguồn cung dầu giá rẻ. Kể từ tháng Giêng 2004, công suất dự phòng này đã ở mức dưới 3 mbd. Ước tính sơ bộ của Quỹ tiền tệ Quốc tế thừa nhận công suất dự phòng theo yêu cầu là 5 mbd có thể giúp ổn định thị trường bị mất đi một nửa sự ổn định (theo IMF 2005a). Với những bất ổn về địa chính trị cùng với sản lượng của Irắc, Nigeria và Cộng hoà Bolivariana de Venezuela (Xem hình 5.4), và sự thiếu đầu tư (cả ngược và xuôi chiều) trong dây chuyền cung cấp, qui mô của sự sụt giảm về công suất dự trữ lại còn cao hơn. Kết quả là, ngay cả khi cung và cầu được cân đối từ giữa 2004 đến giữa 2004, giá cả vẫn tiếp tục tăng lên đáng kể. Xu hướng giá cả tăng lên này đã không giảm ngay cả sau khi OPEC đã chấp nhận một giải pháp dung hoà vào giữa 2004 - để làm cho nguồn dự trữ dầu thô thương mại của OECD được bổ sung thêm đầy đủ và giảm bớt lo s? tiềm tàng về thiếu hụt nguồn cung cấp trong bối cảnh tốc độ sản xuất của các nước không thuộc OECD giảm xuống. Do đó, sự cân bằng về cung và cầu, như đạt được trong mô hình hàng tồn kho của thị trường dầu đã ngừng lại để dự đoán giá dầu thô trong vài năm qua, với những dao động thị trường vượt cầu nhưng giá lại tăng đều đặn. Sự tăng nhanh đầy kịch tính về giá dầu kể từ 2004 đã phát sinh do
  16. Hình 5.4 Sản lượng sản xuất dư của OPEC 154 9 8 7 6 5 4 3 spare capacity (mbd) 2 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ 1 0 T. Giêng T. Bảy T. Giêng T. Bảy T. Giêng T. Bảy T. Giêng T. Bảy T. Giêng T. Bảy T. Giêng 2001 2001 2002 2002 2003 2003 2004 2004 2005 2005 2006 tháng và năm Algeria, Indonesia, Islamic Republic of Iran, Kuwait, Libya, Qatar, Saudi Arabia, và Tiểu vương quốc Arập thống nhất Iraq, Nigeria, and Repỳblica Bolivariana de Venezuela Nguồn: “Báo cáo thị trường dầu” IEA trong các năm. Lưu ý: mbd = triệu thùng ngày; OPEC = Tổ chức các nước xuất khẩu dầu.
  17. Năng lượng và Khí thải 155 cung khó thích nghi hơn nhiều so với trước đây kết quả là làm giảm công suất dự phòng cùng với những bất ổn gia tăng về địa chính trị. Giá cả hiện nay đang được thiết lập theo một sự sắp đặt không ngừng trông chờ vào sự khan hiếm trong tương lai c?a một thị trường được kích động mạnh bởi những quan ng?i về triển vọng trung hạn cho các nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ như: •• Giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước không thuộc OPEC (bất kể giá dầu cao) mà dự kiến sẽ đạt tới mức cao nhất trong 5 - 10 năm •• Sự suy thoỏi sản lượng dự phòng của OPEC do phải chịu sức ép từ những diễn biến chính trị và bất ổn xã hội đang gia tăng. •• Chi tiêu không hợp lý cho khảo sát và duy trì các mỏ dầu hiện có, cũng như chi không đủ cho các công suất thích hợp của nhà máy lọc dầu trong bối cảnh xác định lại nhu cầu, gây thêm áp lực về cầu cho các sản phẩm nhẹ hơn. Mô phỏng xu hướng năng lượng và khí thải đến năm 2050 Cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP cao trong nhiều thập kỷ tới để cải thiện phúc lợi cho người dân và tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng. Sự tăng trưởng đó cần phải được tiếp sức bởi dầu. Nhiều nhà phân tích dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ lưu ý rằng việc hai người khổng lồ sản xuất năng lương nhiên liệu hoá thạch sẽ tăng trưởng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Kết quả là các nước này dự kiến sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng. Mức độ phụ thuộc thế nào sẽ được quyết định bởi việc liệu các nước này sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp sử dụng năng lượng có chi phí thấp nhưng gây ô nhiễm hay có các biện pháp quyết liệt trong việc áp dụng chiến lược sử dụng năng lượng đa dạng và cân bằng hơn. Trong việc dự báo sử dụng năng lượng về mặt trung hạn (trong thời hạn 5 năm), thông thường người ta sử dụng số liệu tăng trưởng GDP và các cấu trúc tạo nên GDP để xác định dự báo và sử dụng mô hình kinh tế lượng dự đoán quan hệ đàn hồi giữa việc sử dụng năng lượng với GDP để dự báo mức độ sử dụng năng lượng. Tuy nhiên cách làm này cho các kết quả rất khác nhau tại các nước OECD thu nhập cao. Điều này đặc biệt đúng từ những năm 70 khi các nước bắt đầu chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế dựa trên dịch vụ trong giai đoạn hậu công nghiệp (một phần để phản ứng trước cú sốc giá dầu trước đó trong thập kỷ 70). Hệ số tỷ lệ đàn hồi giữa sử dụng năng lượng và tăng trưởng kinh tế tương đối gần nhau tại hầu hết các nước đang phát triển (Zhang 2000;
  18. 156 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ Liu 2004). Trong những năm 90, hệ số này giám 0.7-0.8 đối với Ấn Độ - thấp hơn nhiều so với thập kỷ 70. Hệ số này thậm chi ít ổn định hơn đối với những nước thực hiện thay đổi cơ cấu cơ bản, như Trung Quốc, nơi hệ số giao động từ dưới 0,5 lên trên 1.21 Thực tế, việc dựa vào số liệu cực thấp của Trung Quốc trong những năm 90 đã làm cho IEA và các nhà quan sát khác dự báo thấp nhu cầu năng lượng mạnh của Trung Quốc trong giai đoạn sau 2000 (IEA 2002).22 “Dựa trên số liệu năng lượng và kinh tế gần đây (giai đoạn 2002-04), Trung Quốc một lần nữa cho thấy mô hình tăng trưởng năng lượng của nước đang phát triển với tỷlệ đàn hồi GDP lớn hơn một.23 Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng trong thời hạn ngoài 5 năm cần sử dụng các mô hình phức tạp hơn. Cần phân tách sự tăng trưởng của nhiều loại năng lượng khác nhau (ví dụ nhiên liệu hoá thạch với nhiên liệu tái tạo hoặc các tiểu thành phần của hai loại nhiên liệu này), chúng ta cần một mô hình kinh tế khác để có thể dự báo thay đổi khác nhau trong ngành năng lượng và cho thấy chúng phản ứng thế nào đối với sự thay đổi về giá cả liên quan, sự thay đổi về công nghệ và sản lượng của các ngành khác nhau. Điều này đỏi hỏi sử dụng một mô hình mô phỏng đa ngành. Nhiều mô hình mô phỏng năng lượng có thời gian dự báo 20-30 năm vì nguồn vốn cơ bản sử dụng để sản xuất năng lượng kéo dài và các tác động dài hạn của các khoản đầu tư hiện tại không thể hiện trong thời gian ngắn hạn. Hơn nữa cũng cần phải có nhiều thời gian và công sức để phân tích tác động của các nguồn đầu tư hiện nay đối với khí thải trong tương lai. Các nhiên liệu khác nhau có các hệ số khí thải khác nhau và việc chuyển loại nhiên liệu sử dụng có thể tác động đến nguồn khí thải rất nhiều kể cả với mức độ sử dụng năng lượng như nhau. Các yếu tố ngoại sinh liên quan đến khí thải năng lượng cũng là một hàm số quyết định mức khí thải chung (ví dụ việc tập trung các chất ô nhiễm lâu tan như CO2) chứ không chỉ là khí thải hàng năm. Điều này đòi hỏi áp dụng mô hình ít nhất 50 năm, giống như mô hình chúng ta sử dụng trong phần này.24 Yếu tố quan trọng cần lưu ý khi phân tích kết quả của các mô hình này là chúng không phải là dự báo hoặc 21. Như đã lưu ý ở trên, độ co dãn thấp bất thường ở mức 0.5% không được giải thích thỏa đáng. Có l? điều này bắt nguồn từ sự kết hợp các số liệu sai, việc cải thiện hiệu quả gắn với công nghệ công nghiệp mới và sự chuyển đổi nhiên liệu/thay đổi cơ cấu và các biện pháp kinh tế chỉ huy hà khắc (đóng cửa các doanh nghiệp công nghiệp làng xã tạo việc làm và lợi nhuận nhưng sử dụng nhiều than bẩn) 22. Trong Triển vọng năng lượng thế giới năm 2002, nhu cầu năng lượng sơ chế tại Trung Quốc cho năm 2010 là 1,302 Mteo, trong khi nhu câu cầu thực tế đạt 1,422 Mtoe đến năm 2003. 23. Độ co dãn trong tiêu thụ năng lượng đạt trung bình 1,47 trong giai đoạn 2002-04 theo Cục thống kê quốc gia Trung Quèc 24..Nhiều mô hình thay đổi khí hậu hoạt động trong thời gian 5 năm và kéo dài vài thế kỷ
  19. Năng lượng và Khí thải 157 xác định kết quả xảy ra. Thay vào đó, các kết quả này chỉ là minh hoạ mang tính khám phá về hậu quả của các giải pháp lựa chọn. Sự hữu ích của các kết quả này phụ thuộc vào tính phù hợp của mô hình sử dụng và các kịch bản được lựa chọn để phân tích vấn đề. Lựa chọn Mô hình Mô phỏng Trong quá trình mô phỏng năng lượng và khí thải đối với từng nước, một số nhà phân tích phụ thuộc vào mô hình từ trên xuống cho toàn bộ nền kinh tế, trong khi các nhà phân tích khác lại sử dụng mô hình từ dưới lên áp dụng theo từng ngành, từng lĩnh vực công nghệ riêng lẻ. Mô hình thứ nhất tạo ra nhiều kết quả khác nhau bởi lẽ chúng giả định rằng tất cả các ngành đều hoạt động ở mức biên giới sản xuất và đây không phải là điều thường diễn ra tại các nước đang phát triển. Mô hình thứ hai có xu hướng tạo ra cơ hội công bằng hơn, nhưng lại không tính đến hiệu ứng phản hồi hoặc hiệu ứng bù đắp tại các ngành khác của nền kinh tế hoặc phân ngành khác trong ngành năng lượng. Do cả hai cách tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu nên người ta thường sử dụng một “hệ thống các mô hình” (có nghĩa là sử dụng cả hai mô hình trên) để mô phỏng các kịch bản cụ thể cho từng nước.25 Các mô hình toàn cầu đa khu vực được sử dụng để mô phỏng đồng thời các động thái diễn ra tại những nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm xác định các kết quả toàn cầu của những động thái tại các thị trường năng lượng khác nhau cũng như mức độ khí thải toàn cầu. Một số mô hình toàn cầu đa khu vực như vậy được phổ biến là MERGE, Mô hình đánh giá khí hậu mini (Mini-CAM), Mô hình thống nhất Châu Á Thái Bình dương và các mô hình khác)26. Phần này sử dụng các dự toán do mô hình IMACLIM-R đưa ra tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Môi trường và Phát triển.27 Mô hình IMACLIM-R là mô hình cân bằng chung tập trung vào các tiểu ngành sử dụng năng lượng (nhiên liệu hoá thạch- than, dầu, gas và các nhiên liệu không hoá thạch như hạt nhân, hydro, đống sinh học và các nhiên liệu tái 25. Trong một “hệ thống các mô hình”, sản phẩm của một mô hình được sử dụng là đầu vào của mô hình kia thay vì thiết lập một phương trình thống nhất một cách toàn diện hơn nhưng rât khó thiết lập. 26. Đối với MERGE, xem thêm Kypress (2000). Mô hình Mini-Cam xuất phát từ Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc thái bình dương Hoa Kỳ (Edmonds, Wise, and MacCracken 1994; Edmonds, Wise, and Barns 1995). AIM từ Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản (Morita et al. 1994) 27. Để biết thêm chi tiết về mô hình này, xem thêm Crassous et al. (2006).
  20. 158 Vũ Điệ u vớ i Ngườ i Khổ ng Lồ tạo lại), các ngành biến đổi năng lượng (như điện) và các ngành sử dụng năng lượng thô (như công nghiệp, xây dựng, vận tải và nhà ở). Để dễ phân tích, mô hình này tập hợp tất cả các lĩnh vực khác vào một mô hình chung. Sự tăng trưởng được quyết định một phần bởi các nhân tố nội sinh (dân số, tiết kiệm) và một phần bởi các nhân tố ngoại sinh (sự tăng trưởng sản lượng ngoại sinh, các biến đổi về thương mại, sự cạn kiệt của nguồn năng lượng nhiên liệu hoá thạch rẻ, v.v…). Mỗi năm một mô hình cân bằng tĩnh được sử dụng và sự biến động ngoại sinh trong cơ cấu của nền kinh tế được mô phỏng (ví dụ một kịch bản có nhiều đầu tư trong lĩnh vực giao thông và người tiêu dùng ưa chuộng mạnh sự thay đổi sẽ tạo ra sự tăng trưởng cơ cấu khác hơn so với mô hình có các giả định đối lập). So với các mô hình năng lượng-kinh tế đang tồn tại khác, mô hình IMACLIM-R có một số ưu điểm: 1. Mô hình này đưa ra thông tin kỹ thuật về mức cung và cầu của ngành năng lượng, bao gồm hiệu quả sử dụng (thường không được đề cập tới trong các mô hình sử dụng chỉ số đàn hồi để xác định nhu cầu năng lượng thành phầm), khả năng mô phỏng yếu tố “vừa học vừa làm” và có tính đến một cách thực tế hơn nhân tố đầu tư cơ bản để xác định xu hướng đầu tư và sử dụng công nghệ. 2. Mô hình này bảo đảm sự nhất quán giữa thông tin kỹ thuật với các đặc điểm của bối cảnh kinh tế, bao gồm một loạt giá cả tương đối.28 3. Mô hình này dựa trên sự cân bằng giữa mô hình xác định mức tối ưu về dài hạn với một tầm nhìn xa hoàn hảo (có xu hướng xem nhẹ vai trò của sức ỳ kỹ thuật và xã hội trong điều chỉnh kinh tế) và các mô hình xác định tính năng động bất đối xứng.29 Mô hình IMACLIM-R là một mô hình tăng trưởng cho phép sự bất đối xứng quá độ. Mô hình này có khả năng mô phỏng những bất cân đối quá độ ngắn hạn (bắt nguồn từ kết hợp của tầm nhìn hạn chế vào một thời điểm nào đó và sự trì trệ của hệ thống kinh tế) và khả năng thích ứng (xem điểm 1 trong danh sách). Tuy nhiên điểm này cũng bao gồm các cơ chế phản hồi cần thiết để làm cho nền kinh tế có thể hồi phục về dài hạn, một lộ trình dài hạn được xây dựng do những thay đổi dân cư, tăng năng suất, tích tụ vốn, và thay đổi về giá kéo cánh thương mại. Do vậy sự tăng trưởng dài 28. Trong mô hình IMACLIM-R, phản ứng giá cả phụ thuộc vào thông tin kỹ thuật như hiệu quả nănglượng hơn là các hệ số trong hàm sản xuất đặc biệt khí giá biến động trong khoảng thời gian dài hơn 29. Gỉả định đưa ra tốc độ điều chính rất chậm và có thể dẫn đến thiệt hại lớn về GD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2