intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU_1

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữ bạc mệnh đây không có nghĩa tuyệt đối, mà chỉ có nghĩa tương đối theo vũ trụ luận. Bạc mệnh nghĩa là số phận mỏng manh, nhưng không có nghĩa định mệnh, tức là cố định một cách tiên thiên,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU_1

  1. TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU Chữ bạc mệnh đây không có nghĩa tuyệt đối, mà chỉ có nghĩa tương đối theo vũ trụ luận. Bạc mệnh nghĩa là số phận mỏng manh, nhưng không có nghĩa định mệnh, tức là cố định một cách tiên thiên, mà chỉ là theo luật thừa trừ hay đắp đổi của thiên nhiên. Vả nữa theo quan niệm "lưỡng nghi" của Nho gia, thì bạc mệnh hay hậu mệnh cũng chỉ là hai khía cạnh tất yếu của con người. Dưới mắt Nguyễn Du, con người sinh trong thế gian với những nguyên nhân cấu thành phức tạp, thì tùy sự pha tạp ấy mà thành trọc hay thanh. Ngoài khí thanh trọc này lại còn ảnh hưởng của vũ trụ vạn vật, nên đã mang sẳn trong mình một tính chất lưỡng phương thanh trọc, thiện ác, sáng tối, hạnh phúc và đau khổ, may cũng như rủi, bế cũng như thông v.v. mà Nguyễn Du gọi là "bỉ sắc tư phong" (cái này nhiều cái kia ít). Vậy con người bạc mệnh hay hậu phước cũng chỉ là truyện thường tình. Nói thế tức là xác nhận con người vốn bạc mệnh từ tự tính, đồng thời đoạn trường cũng do hoàn cảnh nhân sinh gây nên 1 - Bạc mệnh tận bản tính - Nhân tính thành hình do tú khí của trời đất,
  2. một thanh một trọc, một tinh thần một vật chất, cho nên luôn luôn có sự tương tranh tương hoà. Nói tương tranh tương hoà là tranh hoà giữa Tính và Tài. Tính đây tức là lý mà tài là khí. Chu Tử viết : "Giữa trời đất có lý và khí. Lý tức là đường lối của hình nhi thượng và là căn bản của sự vật. Khí là khí của hình nhi hạ và là thể hiện của sinh vật". (Thiên địa chi gian hữu lý hữu khí. Lý dã giả hình nhi thượng chi đạo dã, sinh vật chi bản dã. Khí dã giả hình nhi hạ chi khí dã, sinh vật chi cụ dã)[25]. Trình Di chú thích tính và lý rõ ràng hơn : "Tính bản nhiên vốn thiện, tính tức là lý. Mà lý thì Thánh nhân như Nghiêu Thuấn hay thường nhân cũng như nhau cả. Con người có cái bất thiện là do tài. Tài thì bẩm sinh do khí. Mà khí thì có thanh có trọc. Người bẩm thụ thanh khí thì thành thánh nhân, người bẩm thụ trọc khí thì thành ngu nhân"[26]. Sau này Đới Đông Nguyên cũng phận biệt tính với tài một cách dứt khoát hơn :
  3. "Khí là căn nguyên hoá sinh muôn vật, bằng cứ vào căn cơ thì gọi là mệnh, theo bản thể thì gọi là tính, căn cứ theo thể chất thì gọi là tài. Do thành tính mà mỗi vật khác nhau, mà tài năng cũng khác nhau” (Khí hoá sinh nhân sinh vật, cứ kỳ hạn ư sở phân nhi ngôn vị chi mệnh, cứ kỳ vi nhân vật chi bản thủy nhi ngôn vị chi tính, cứ kỳ thể chất nhi ngôn vị chi tài. Do thành tính các thù, cố tài chất diệc thù)[27]. Theo lý thuyết đó, Nguyễn Du đặt con người đứng giữa Tài Mệnh, và dĩ nhiên Tài Mệnh tương đố. Vương Thúy Kiều, vai chính trong truyện Đoạn trường tân thanh là người tài sắc tuyệt trần, vì thế theo luật thừa trừ, nàng phải chịu một số phận vô cùng gian truân, đến phải đoạn trường. Nguyễn Du mở đầu truyện của ông bằng chính quan niệm đó : "Trăm năm trong cõi người ta, Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". (ĐTTT câu 1-6) Ông đã đưa ra ba nhận xét sâu xa : một là đời người thường có nhiều khổ đau. Hai là càng tài cán thì càng gian truân. Ba là lý do của bạc
  4. mệnh dựa trên luật thừa trừ : được cái nọ mất cái kia. Theo lẽ đó, Thúy Kiều trong suốt cuộc đời tài sắc, đã là hiện thân cho bạc mệnh, cho đoạn trường. Cơn đoạn trường, số kiếp long đong đã bám sát cuộc đời nàng, cũng như mọi cuộc đời nữ nhi tài sắc. Vương Quan, em nàng, khi kể truyện kỹ nữ Đạm Tiên, cũng nói : "Phận hồng nhan có mong manh". (ĐTTT câu 65) Chính Thúy Kiều cũng tự xác nhận điều đó : ”Đau đớn thay ! Phận đàn bà ! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". (ĐTTT câu 83-84) ........................ ”Rằng : hồng nhan tự ngàn xưa, Cái điều bạc mênh có chừa ai đâu”. (ĐTTT câu 107-108) Tâm niệm như thế, nàng nằm mộng thấy Đạm Tiên và tự cho mình có số bạc mệnh giống âm hồn, rồi nghe âm hồn xác nhận :
  5. “Vâng trình hội chủ xem tường : Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. Âu đành quả kiếp nhân duyên, Cũng người một hội một thuyền đâu xa?” (ĐTTT câu 199-202) Bị ám ảnh bởi lời âm hồn, nàng thâm tín với số phận mình : "Đoạn trường là số thế nào ? Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia. Cứ trong mộng triệu mà suy : Phận con thôi có ra gì mai sau”. (ĐTTT câu 231-34) Cho tới khi nàng đã thâm giao với Kim Trọng qua khoé mắt với bàn tay, qua những cuộc giao duyên thơ đàn, mà nàng vẫn đinh ninh một cung đàn bạc mệnh : "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay. Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời :
  6. Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Trông người lại nghĩ đến ta, Một dầy một mỏng biết là có nên” (ĐTTT câu 411-16) Bản chất bạc mệnh của Thúy Kiều đã phát tiết ra ngôn từ, hành động và cả tiếng đàn giọng ca, khiến cho Kim Trọng đã phải thốt nên lời hoài cảm : "Rằng : hay thì thực rằng hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào... So chi những bậc tiêu tao, Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người". (ĐTTT câu 489-493) Nàng trả lời với một ý thức trọn vẹn : "Rằng : quen mất nết đi rồi, Tẻ vui thôi cũng tính Trời biết sao". (ĐTTT câu 493-94)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2