Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ BẾP ĂN TẬP THỂ ĐẠT CHUẨN ĐIỀU KIỆN AN TOÀN <br />
THỰC PHẨM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP <br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013 <br />
Huỳnh Tấn Cúc* <br />
TÓM TẮT <br />
<br />
Đặt vấn đề: Nguy cơ tiềm ẩn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) ở các nhà ăn, bếp ăn tập thể <br />
(BATT) trong các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp là rất cao. Tại tỉnh Bình Dương, từ năm 2000 đến <br />
năm 2012 xảy ra 73 vụ NĐTP với 3.961 người mắc và trong năm 2013 đã xảy ra 01 vụ với 247 người mắc, tập <br />
trung chủ yếu tại các BATT trong các khu công nghiệp. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ BATT tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt <br />
chuẩn về điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng của chủ cơ sở về <br />
ATTP, quy mô phục vụ, loại hình BATT, việc ký cam kết và việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP <br />
với BATT đạt chuẩn về ATTP. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả với 93 BATT có tổ chức nấu ăn tại công ty <br />
trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. <br />
Kết quả: Tỷ lệ BATT đạt tiêu chuẩn về ATTP là 50,5%, trong đó đạt chuẩn đối với cơ sở là 59,1%, nhân <br />
viên là 56,9%, dụng cụ là 61,5%, chế biến và bảo quản thực phẩm là 62,4%, kiểm soát nguyên liệu đầu vào là <br />
51,6% và hợp đồng trách nhiệm bảo đảm ATTP là 73,1%. Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến thức chung đúng về ATTP là <br />
47,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức của chủ cơ sở, loại hình phục vụ, việc ký cam kết <br />
không để xảy ra NĐTP và việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến với BATT đạt chuẩn. <br />
Kết luận: Tỉ lệ BATT tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2013 đạt chuẩn ATTP còn tương đối <br />
thấp (50,5%). Vì vậy, tuyên truyền giáo dục về ATTP và tăng cường công tác kiểm tra ATTP tại các BATT là <br />
những hoạt động cần thiết để cải thiện tình trạng này. <br />
Từ khóa: An toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp <br />
ABSTRACT <br />
<br />
THE RATE OF FOOD SAFETY COLLECTIVE KITCHENS AND RELATED FACTORS <br />
IN INDUSTRIAL ZONES, BINH DUONG PROVINCE, 2013 <br />
Huynh Tan Cuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 271 ‐ 276 <br />
Background: The potential risk of food poisoning occurrences in canteens and collective kitchens in factories <br />
and plants in industrial zones is relatively high. In Binh Duong province, there were 73 food poisoning cases with <br />
3.961 affected people from 2000 to 2012 and 01 food poisoning case was reported with 247 affected people in the <br />
first six months of 2013. These cases mainly occurred in the collective kitchens in industrial zones. <br />
Objectives: To determinethepercentage ofcollective kitchens that complied with food safety and hygiene <br />
standards and explore the associations between these kitchens and other factors included caterers’ food safety <br />
knowledge, the scale of kitchens, the types of service, commitment to food safety and the application of food safety <br />
management systems inBinh Duongprovince. <br />
Methods: The study adopts adescriptivecross‐sectional approach with 93collective kitchensintheindustrial <br />
* Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương <br />
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Tấn Cúc <br />
ĐT: 0913 975 875 <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Email: huynhtancuc@gmail.com <br />
<br />
271<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
parks in Binh Duong province. <br />
Results: The rates of collective kitchens surveyed are as follows: meeting overall food safety and hygiene <br />
standards: 50.5%, meeting hygiene standards of facilities: 59.1%, having good personal hygiene practices: 56.9%, <br />
using clean kitchen tools: 61.5%, using proper processed and preserved food: 62.4%, controlling food materials <br />
input: 51.6%, committing to food safety: 73.1%. The number of caterers who were aware of food safety occupied <br />
47.3%. There were statistically significant correlations between food safety collective kitchens and caterers ‘food <br />
safety knowledge, the types of service, commitment to food safety and the application of food safety management <br />
systems. <br />
Conclusions: The percentage of collective kitchens meeting the standards of food safety in industrial zones in <br />
Bình Dương province in 2013 was quite low (50.5%). Therefore, it is necessary to promote propagation and <br />
education of food safety and inspect and monitor food safety conditions in collective kitchens in order to improve <br />
the results. <br />
Key words: food safety, collective kitchens, industrial zones <br />
nghiên cứu nào để đánh giá điều kiện ATTP của <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
các BATT tại các khu công nghiệp. <br />
Thực trạng ngộ độc thực phẩm (NĐTP) <br />
ngày càng tăng và phổ biến ở nhiều địa <br />
phương trong cả nước đặc biệt là những tỉnh, <br />
thành phố lớn, nơi tập trung nhiều khu công <br />
nghiệp như: Bình Dương, Đồng Nai, thành <br />
phố Hồ Chí Minh... Theo thống kê của Cục An <br />
toàn thực phẩm, trong giai đoạn 2001 – 2011 có <br />
2.246 vụ ngộ độc xảy ra với 64.128 người mắc <br />
và 598 người chết, trung bình mỗi năm có <br />
6.000 – 6.500 người bị NĐTP tại các bếp ăn tập <br />
thể(2). Trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước đã <br />
ghi nhận 87 vụ NĐTP, với hơn 1.800 người <br />
nhập viện và 18 người tử vong. Nguy cơ tiềm <br />
ẩn xảy ra các vụ NĐTP ở các nhà ăn, bếp ăn <br />
tập thể (BATT) trong các nhà máy, xí nghiệp <br />
khu công nghiệp là rất cao. <br />
Tỉnh Bình Dương là một tỉnh miền Đông <br />
Nam bộ có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá <br />
cao. Dân số theo số liệu thống kê năm 2013 là <br />
1.656.350 dân và hơn 800.000 người lao động đa <br />
số là người ngoài tỉnh làm việc trong các khu <br />
công nghiệp. Đến nay tỉnh đã có 28 khu công <br />
nghiệp đi vào hoạt động. Theo thống kê tại tỉnh <br />
Bình Dương từ năm 2000 đến năm 2012 xảy ra <br />
73 vụ NĐTP với 3.961 người mắc(1) và trong năm <br />
2013 đã xảy ra 01 vụ với 247 người mắc, tập <br />
trung chủ yếu tại các BATT trong các doanh <br />
nghiệp, phần lớn là các BATT do cơ sở tự tổ <br />
chức. Cho đến nay, tỉnh Bình Dương chưa có <br />
272 <br />
<br />
Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành <br />
nhằm khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực <br />
phẩm tại các BATT trong các khu công nghiệp <br />
trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm xác định tỷ <br />
lệ bếp ăn tập thể đạt chuẩnvề điều kiện ATTP và <br />
các yếu tố liên quan, từ đó đề ra các đề xuất, giải <br />
pháp nhằm cải thiện thực trạng an toàn thực <br />
phẩm, giảm bớt các vụ NĐTP, cải thiện sức khoẻ <br />
và nâng cao đời sống cho công nhân. <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
1. Xác định tỉ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn chung <br />
về điều kiện ATTP. <br />
2. Xác định tỉ lệ chủ cơ sở có kiến thức đúng <br />
về ATTP. <br />
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức <br />
đúng về ATTP của chủ cơ sở chế biến thực phẩm <br />
với BATT đạt chuẩn về ATTP. <br />
4. Xác định mối liên quan giữa quy mô <br />
phục vụ, loại hình BATT, việc ký cam kết và <br />
việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng <br />
an toàn thực phẩm tiên tiến với BATT đạt <br />
chuẩn về ATTP. <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các BATT trong các khu công nghiệp đang <br />
hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Chọn mẫu xác xuất theo phương pháp lấy <br />
mẫu ngẫu nhiên đơn đối với 93 BATT có tổ chức <br />
nấu ăn tại công ty trong các khu công nghiệp <br />
trên địa bàn tỉnh Bình Dương. <br />
<br />
Đánh giá ATTP <br />
Thông tư số 30/ TT‐BYT ngày 05/12/2012 của <br />
Bộ Y tế Quy định về điểu kiện an toàn thực <br />
phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống <br />
và kinh doanh thức ăn đường phố được sử dụng <br />
làm tiêu chí để đánh giá ATTP của các BATT. <br />
Thông tin được thu thập bằng cách phỏng <br />
vấn chủ cơ sở và quan sát trực tiếp BATT dựa <br />
trên bộ câu hỏi soạn sẵn. <br />
Xử lý số liệu <br />
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.02 và <br />
phân tích bằng phần mềm Stata 12.0. <br />
KẾT QUẢ‐BÀN LUẬN <br />
<br />
Bảng 1: Thông tin chung về BATT (n=93) <br />
Thông tin chung<br />
Loại hình phục vụ (tự tổ chức nấu ăn tại Cty)<br />
Công suất phục vụ < 200 suất<br />
Có giấy phép kinh doanh<br />
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP<br />
Có giấy ký cam kết không để xảy ra NĐTP<br />
Có thành lập Tổ tự quản ATTP<br />
Có giấy CN áp dụng HTQLCL<br />
(GHP, HACCP, ISO)<br />
<br />
n (%)<br />
39/93 41,9<br />
38/93 40,9<br />
92/93 98,9<br />
88/93 94,6<br />
58/93 62,4<br />
51/93 54,8<br />
13/93 13,9<br />
<br />
Loại hình BATT do doanh nghiệp tự tổ chức <br />
chiếm tỉ lệ 41,9% và BATT có công suất phục vụ <br />