U hệ thần kinh trung ương ở trẻ em
lượt xem 4
download
U não là một khối có thành phần là các tế bào bất thường phát triển vượt quá tầm kiểm soát. Ở hầu hết những vùng khác của cơ thể thì việc phân biệt giữa các khối u lành tính (không phải ung thư) và ác tính (là ung thư) rất quan trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: U hệ thần kinh trung ương ở trẻ em
- U hệ thần kinh trung ương ở trẻ em U não là một khối có thành phần là các tế bào bất thường phát triển vượt quá tầm kiểm soát. Ở hầu hết những vùng khác của cơ thể thì việc phân biệt giữa các khối u lành tính (không phải ung thư) và ác tính (là ung thư) rất quan trọng. Các khối u lành tính ở những vùng khác của cơ thể hầu như không bao giờ đe dọa tính mạng người bệnh. Lý do chính làm cho ung thư trở nên nguy hiểm như vậy là vì chúng có thể lan ra khắp cơ thể. Hầu hết các loại ung thư não đều có thể lan ra khắp mô não nhưng lại hiếm khi lan sang những vùng khác của cơ thể. Nhưng những khối u não được-cho -là-lành- tính cũng có khả năng đó, tức là chúng cũng có thể phát triển, tiêu hủy và đè ép mô não bình thường, gây ra những tổn thương có thể làm cho người bệnh tàn phế và đôi khi là tử vong. Vì lý do này, các bác sĩ thường hay nói về "các khối u não" hơn là "các khối ung thư não". Sự khác biệt chính giữ một khối u não lành tính với một khối u não ác tính là mức độ sẵn sàng lan rộng sang những phần còn lại của hệ thần kinh trung ương, và chúng có được cắt bỏ và không xuất hiện trở lại hay không. Nhưng cả hai loại đều có khả năng đe dọa mạng sống. Các khối u não và tủy sống ở người lớn khác với trẻ em. Chúng thường xuất hiện ở những vùng khác nhau, phát triển từ những loại tế bào khác nhau, và có thể có tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Bài viết này chỉ nói vè những khối u ở trẻ em. Những khối u não và tủy sống ở người lớn sẽ được trình bày ở một bài viết khác. Để hiểu về những khối u não và tủy sống, bạn nên biết về cấu trúc và chức năng bình thường của hệ thần kinh trung ương. Hệ thần kinh trung ương Hệ thần kinh trung ương là thuật ngữ y khoa dùng đ ể chỉ não và tủy sống.
- Não là trung tâm suy nghĩ, cảm giác, trí nhớ, nói, nhìn, nghe, vận động, và nhiều thứ khác. Tủy sống và những dây thần kinh chuyên biệt ở vùng đầu được gọi là các dây thần kinh sọ có nhiệm vụ chuyên chở những thông điệp giữa não và phần còn lại của cơ thể. Những thông điệp này chỉ dẫn cho các cơ phải vận động như thế nào, truyền những thông tin thu thập đ ược từ các giác quan, và giúp phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nội tạng. Não được bảo vệ bởi hộp sọ bên ngoài. Tương tự, tủy sống được bảo vệ bởi các đốt sống của cột sống. Não và tủy sống được bao bọc và nêm xung quanh bởi một loại dịch đặc biệt được gọi là dịch não tủy. Dịch não tủy được tạo thành bởi đám rối màng mạch nằm trong các khoang bên trong não được gọi là các não thất. Các não thất cũng như những khoang trống xung quanh não và tủy sống được trám đầy bởi dịch não tủy. Những thành phần của hệ thần kinh trung ương Những vùng chính của não bao gồm: đại não (cerebrum), tiểu não (cerebellum), và thân não (brain stem). Mỗi phần có một chức năng riêng. Đại não (Cerebrum): Đại não là phần lớn và nằm ngoài của não. Nó được tạo thành từ 2 bán cầu kiểm soát quá trình lập luận, suy nghĩ, cảm xúc, và ngôn ngữ. Nó còn chịu trách nhiệm trong những hoạt động của cơ theo kế hoạch (ném bóng,
- đi bộ, nhai, v.v...) và thu nhận những thông tin cảm giác như nhìn, nghe, ngửi, sờ chạm và đau. Các triệu chứng gây ra bởi một khối u nằm trong một bán cầu đại não tùy thuộc vào khối u xuất phát từ phần nào của bán cầu. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Cơn động kinh. Khó nói. Thay đ ổi cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm. Thay đ ổi tính cách. Yếu ớt hoặc liệt một phần của cơ thể Thay đ ổi thị lực, thính lực, hoặc những chức năng cảm giác khác. Tiểu não (Cerebellum): Tiểu não là vùng nằm phía sau não giúp phối hợp vận động. Những khối u ở tiểu não có thể gây ra những rắc rối trong phối hợp vận động khi đi, khó khăn với những cử động tinh tế ở cánh tay và chân, những rắc rối trong cử động nuốt và đồng bộ hai mắt, và những thay đổi trong nhịp điệu giọng nói. Thân não (Brain stem): Thân não là phần thấp nhất của não. Nó chứa những bó sợi thần kinh rất dài mang những tín hiệu kiểm soát cơ và cảm giác hoặc xúc giác giữa đại não và phần còn lại của cơ thể. Ngoài ra, hầu hết các dây thần kinh sọ (là những dây thần kinh truyền tín hiệu trực tiếp giữa não với mặt, mắt, lưỡi, miệng, và một số vùng khác) đều xuất phát từ thân não. Các trung tâm đặc hiệu trong thân não còn giúp kiểm soát quá trình thở và quá trình đập của tim. Những khối u nằm trong khu vực quan trọng này có thể gây yếu, cứng cơ, hoặc những vấn đề về cảm giác, nghe, cử động mặt, hoặc nuốt. Nhìn đôi là một triệu chứng sớm thường gặp của u thân não cũng giống như rối loạn phối hợp vận động khi đi lại. Do thân não là một vùng não nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự sống nên có khi không thể phẫu thuật được vùng này để cắt bỏ khối u đi. Tủy sống (Spinal cord): Tủy sống, cũng giống như thân não, bao gồm những bó sợi thần kinh rất dài để truyền tải những tín hiệu kiểm soát cơ, cảm giác, hoặc xúc
- giác, và kiểm soát ruột và bàng quang. Những khối u ở vùng này có thể gây yếu, liệt, hoặc tê. Do tủy sống là một cấu trúc hẹp nên những khối u xuất hiện ở đây thường gây ra những triệu chứng ở cả hai bên của cơ thể (chẳng hạn như yếu hoặc tê ở cả hai chân). Đây là đặc điểm khác biệt so với những khối u ở não, là những khối u thường chỉ gây tác động đến một bên của cơ thể. Ngoài ra, hầu hết các khối u ở tủy sống thường xuất phát phía dưới cổ, là nơi các sợi thần kinh chi phối cho cánh tay xuất phát, do đó thường chỉ ảnh hưởng đến chức năng của vùng dưới cơ thể - ruột, bàng quang, hoặc chân. Các dây thần kinh sọ (Cranial nerves): Các khối u cũng có thể xuất phát từ những dây thần kinh sọ, là những dây thần kinh xuất phát trực tiếp từ nền sọ (khác với những dây thần kinh xuất phát từ tủy sống). U dây thần kinh sọ thường gặp nhất ở trẻ em là u tế bào thần kinh đệm thị giác. Những khối u xuất phát từ những dây thần kinh sọ khác có thể gây khó nuốt, lãng tai ở một hoặc cả hai bên tai, hoặc liệt mặt, tê, ho ặc đau. Hệ thần kinh ngoại biên: H ệ thần kinh ngoại biên bao gồm những phần của hệ thần kinh ngoài não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương). Các khối u xuất phát từ các dây thần kinh ngoại biên thường gây đau, yếu, và/ho ặc mất cảm giác ở vùng được chi phối bởi dây thần kinh đó. Các loại tế bào và mô của não và tủy sống Não và tủy sống chứa nhiều loại tế bào và mô do đó có nhiều loại u xuất phát từ những loại tế bào và mô này. Những loại u này có thể có tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Neuron (các tế bào thần kinh): Chúng là những tế bào quan trọng nhất trong não. Chúng gửi tín hiệu qua các sợi thần kinh (các sợi trục). Các sợi trục thần kinh trong não thường ngắn trong khi những sợi trục thần kinh của tủy sống có thể d ài đến 2m. Các tín hiệu điện được truyền bởi các neuron giúp xác định các suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, lời nói, cử động cơ, và tất cả những thứ khác mà não và tủy sống có thể làm được. Không giống như những loại tế bào khác của cơ thể có thể phát triển và phân chia để sửa chữa những tổn thương do chấn thương hoặc do bệnh gây ra, các neuron ngừng phân chia vào kho ảng 1 năm sau khi sinh (trừ
- một vài ngoại lệ). Các neuron thần kinh không thường tạo ra các khối u nhưng chúng thường lại bị làm tổn thương bởi những khối u xuất phát cạnh đó. Các tế bào thần kinh đệm (Glial cells): Là những tế b ào đóng vai trò nâng đỡ (đ ệm) của não. Hầu hết các khối u của não và tủy sống xuất phát từ những loại tế bào này. Những khối u xuất phát từ chúng đôi khi được gọi là các glioma. Có 3 loại tế b ào thần kinh đệm: tế bào hình sao (sao bào, astrocyte), tế bào ít gai (oligodendrocyte), và các tế bào ependymal. Lo ại tế bào thứ tư được gọi là microglia (vi tế bào thần kinh đệm) là một thành phần của hệ miễn dịch và không phải là một tế b ào thần kinh đệm thật sự. Tế bào hình sao: giúp nâng đỡ và nuôi dưỡng các neuron thần kinh. Khi não b ị tổn thương, các tế bào hình sao sẽ tạo ra những mô sẹo giúp sửa chữa tổn thương. Những khối u thường xuất phát từ những tế bào này được gọi là u sao bào (astrocytoma) hoặc u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma). Tế bào ít gai: tạo ra các myelin, chất béo bao xung quanh và cách ly các sợi trục thần kinh của não và tủy sống. Chúng giúp các neuron gửi các tín hiệu điệm qua các sợi trục. Những khối u xuất phát từ loại tế bào này được gọi là u tế bào ít gai (oligodendroglioma). Tế bào ependymal: là những tế bào lát bên trong các não thất, là những khoang chứa đầy dịch nằm ở trung tâm não và là một thành phần của hệ thống đường dẫn của dịch não tủy. Những loại u xuất phát từ chúng được gọi là u tế bào ependymal (ependymoma). Vi tế bào thần kinh đệm (microglia): là các tế bào miễn dịch của hệ thần kinh trung ương. Các tế bào ngoại bì thần kinh: Chúng là những tế bào nguyên thủy có thể là những tế b ào phôi còn sót lại. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trong não. Những khối u thường gặp nhất xuất phát từ loại tế bào này là u nguyên bào tủy (medulloblastoma) xuất phát từ tiểu não.
- Màng não: là lớp mô lát bên ngoài và bảo vệ não và tủy sống. Màng não góp phần tạo ra các khoang trống có dịch não tủy di chuyển bên trong. Loại u thường gặp nhất xuất phát từ những tế bào này được gọi là u màng não (meningioma). Đám rối màng mạch: Đám rối m àng mạch và vùng não nằm b ên trong các não thất sản xuất dịch não tủy để nuôi sống và bảo vệ não. Các khối u xuất phát từ đây có thể là u nhú đám rối m àng mạch hoặc carcinoma đám rối màng mạch. Tuyến yên và vùng dưới đồi: Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm ở nền não. Vùng dưới đồi là một phần của não nối kết với tuyến tùng. Cả hai có chức năng hỗ trợ điều hòa hoạt động của một số tuyến khác trong cơ thể. Chẳng hạn như chúng kiểm soát lượng hormon giáp đ ược tạo ra bởi tuyến gáp, sự sản xuất và chế tiết sữa ở vú, và lượng hormon nam hoặc nữ được tạo ra bởi các tinh hoàn hoặc buồng trứng. Chúng còn tạo ra các hormon tăng trưởng kích thích cơ thể phát triển, và các vasopressin để điều hòa hoạt động cân bằng nước của thận. Những khối u xuất phát tại vị trí này hoặc ở những vị trí liền kề hoặc những cuộc phẫu thuật và/hoặc xạ trị ở khu vực này có thể gây cản trở những chức năng này. Khi đó, trẻ sẽ bị hạ nồng độ của một hoặc nhiều loại hormon sau điều trị và có thể cần phải được cung cấp thêm hormon từ bên ngoài. Tuyến tùng: Tuyến tùng không hoàn toàn là một thành phần của não. Thật ra nó là một tuyến nội tiết nhỏ nằm giữa hai bán cầu đại não. Chức năng chính của nó có thể là tạo ra melatonin, là một loại hormon điều hòa giấc ngủ bằng cách đáp ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Hàng rào máu não: Không giống như ở hầu hết các cơ quan khác, những mạch máu nhỏ (các mao mạch) trong não và tủy sống tạo ra một hàng rào có tính lọc rất chọn lọc giữa não và các mô của hệ thần kinh trung ương. Bình thường hàng rào máu não giúp ngăn các chất độc đi vào não. Tuy nhiên nó cũng làm cho các thuốc hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư không đi vào não được nên ở một số trường hợp làm giới hạn hiệu quả của thuốc. Các loại u não và tủy sống U có thể tạo thành từ hầu hết các loại mô hoặc tế b ào trong não ho ặc tủy sống. Một số khối u là hỗn hợp của nhiều loại tế bào. Các khối u ở những vùng khác
- nhau của hệ thần kinh trung ương có thể được điều trị khác nhau và có tiên lượng khác nhau. Những khối u não ở trẻ em thường xuất phát từ phần thấp của não, chẳng hạn như tiểu não và thân não. Tuy nhiên chúng cũng có thể xuất phát từ phần trên của não. Không giố ng như những ung thư xuất phát từ những vùng khác của cơ thể, các khối u xuất phát ở não hoặc tủy sống hiếm khi di căn đến những cơ quan ở xa. Chúng gây tổn thương bằng cách phát triển và lan đến những vùng lân cận để tiêu diệt mô bình thường. U tế bào thần kinh đệm (Glioma). U tế bào thần kinh đệm không phải là một loại ung thư duy nhất mà là tên gọi chung chỉ một nhóm các khối u xuất phát từ các tế bào thần kinh đệm. Các khối u được gọi là u tế bào thần kinh đệm bao gồm: u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma) trước đây còn được gọi là u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (glioblastoma mltiforme), u sao bào (astrocytoma), u sao bào không biệt hóa (anaplastic astrocytoma), u tế bào thần kinh đệm ít nhánh (oligodendroglioma), u tế bào ependymal (ependymoma), u tế bào thần kinh đệm thân não và u tế bào thần kinh đệm thị giác. Hầu hết các u não và tủy sống ở trẻ em là u tế bào thần kinh đ ệm. U sao bào: hầu hết các khối u ở não xuất phát từ tế bào hình sao, là một loại tế bào thần kinh đệm, chúng được gọi là u sao bào. Kho ảng phân nửa các khối u não ở trẻ em là u sao bào. Khi những khối u này xuất hiện ở thân não, chúng được gọi là u tế bào thần kinh đệm thân não. Hầu hết các u sao bào có thể lan rộng khắp não và hòa lẫn với các mô não bình thường nên rất khó phẫu thuật cắt bỏ. Đôi khi chúng còn lan truyền qua đường dịch não tủy. Rất hiếm gặp trường hợp lan ra bên ngoài não và tủy sống. U sao bào thường được phân loại ra thành grade thấp, trung gian, và cao d ựa vào hình d ạng các tế bào trông như thế nào dưới kính hiển vi. U sao bào có grade thấp có tốc độ phát triển chậm nhất và là loại u sao bào thường gặp nhất ở trẻ em.
- U sao bào có grade trung gian, hoặc u sao bào biệt hóa kém, phát triển ở tốc độ trung bình. U sao bào có grade cao, còn được gọi là u nguyên bào thần kinh đệm (u nguyên bào thần kinh đệm đa hình) có tốc độ phát triển nhanh nhất. Một số loại u sao bào đặc biệt có độ grade thấp và thường có tiên lượng tốt, bao gồm: U sao bào lông thể thiếu niên (Juvenile pilocytic astrocytoma): phát triển chậm và hiếm khi xâm nhiễm (phát triển vào) những mô kế cận. Chúng thường xuất hiện ở tiểu não nhưng cũng có thể gặp ở dây thần kinh thị giác, vùng dưới đồi, thân não, hoặc những vùng khác. U sao bào tế bào khổng lồ dưới màng nội tủy (Subependymal giant cell astrocytoma): xuất hiện ở các não thất. Chúng cũng phát triển chậm và hiếm khi xâm nhiễm vào các mô xung quanh. Những loại u này gần như luôn luôn có liên hệ đến bệnh x ơ cứng củ (một bệnh di truyền có thể dẫn đến bệnh động kinh, chậm phát triển trí tuệ, và những khối u ở da và thận). U tế bào thần kinh đệm thị giác: là một khối u sao bào grade thấp ở trẻ em xuất hiện ở dây thần kinh thị giác. Chúng thường có liên hệ đến một bệnh di truyền có tên là xơ hóa thần kinh type 1 (neurofibromatosis type 1). Những khối u này đôi khi có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật. Nhưng đôi lúc chúng có thể cần phải hóa trị hoặc xạ trị. Những khối u này hiếm khi gây tử vong nhưng có thể gây mù và tổn thương những mô thần kinh kế cận. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh: là những khối u xuất phát từ các tế bào thần kinh đ ệm ít nhánh. Giống như u sao bào, hầu hết các loại u này có thể phát triển vào (thâm nhiễm) mô não kế cận và không thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. U tế bào thần kinh đệm hiếm khi lan truyền dọc theo đường dẫn của dịch não tủy và trường hợp chúngi lan ra khỏi bên ngoài não hoặc tủy sống thì còn hiếm hơn nữa. Có một loại có tính xâm nhiễm rất cao là u tế b ào thần kinh đ ệm grade thấp. U tế bào ependymal: Có kho ảng 5 đến 10% các khối u não là u tế bào ependymal. N hững khối u này xuất phát từ các tế bào ependymal lát bên trong các não thất hoặc ở ống tủy sống. Chúng có thể có grade tương đối thấp (ít có tính xâm lấn) hoặc có grade cao hơn được gọi là u tế b ào ependymal không biệt hóa.
- U tế bào ependymal có thể lan dọc theo đường đi của dịch não tủy nhưng không lan ra ngoài não hoặc tủy sống. Nó có thể làm tắc nghẽn đường thoát của dịch não tủy ra khỏi não thất làm cho các não thất phình lớn ra - tình trạng này được gọi là não úng thủy. Không giống như u sao bào và u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, u tế bào ependymal ít khi xâm nhiễm vào nhu mô não bình thường. Do đó, một số (chứ không phải là tất cả) u tế bào ependymal có thể được cắt bỏ hoàn toàn và trị dứt bằng phẫu thuật. Nhưng do chúng có thể di căn dọc theo bề mặt màng nội tủy và đường đi của dịch não tủy nên đôi khi việc điều trị có thể khó khăn. U tế bào ependymal ở tủy sống có khả năng chữa khỏi cao nhất, nhưng việc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ làm tổn thương dây thần kinh. U ngo ại bì thần kinh nguyên thủy (PNETs - Primitive neuroectodermal tumors) Những khối u này xuất phát từ các tế bào nguyên thủy (chưa trưởng thành) của hệ thần kinh trung ương. Có khoảng 1/5 u não ở trẻ em thuộc loại này. Chúng thường gặp ở những lứa tuổi nhỏ hơn và hiếm gặp ở người lớn. U ngoại bì thần kinh nguyên thủy có khuynh hướng lớn nhanh và thường di căn dọc theo đường đi của dịch não tủy. Những khối u này đôi khi có những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà chúng xuất hiện. U nguyên bào tủy: là những khối PNET xuất phát từ tiểu não. Có khoảng 15% khối u não ở trẻ em là u nguyên bào tủy. Những khối u này thường có thể điều trị được một cách hiệu quả và có khả năng có tiên lượng tốt hơn những khốii PNET ở những vùng khác của não. U nguyên bào tuyến tùng: là những khối PNET xuất hiện ở tuyến tùng. Tiên lượng của nó không tốt bằng u nguyên bào tủy. U sọ hầu Chúng là những khối u phát triển chậm xuất phát ở phía trên tuyến yên nhưng phía dưới não. Chúng có thể đè ép tuyến yên và vùng dưới đồi gây ra những rối loạn của hormon. Hầu hết u sọ hầu rất gần với dây thần kinh thị giác nên khó cắt bỏ ho àn toàn mà không ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
- Các loại u hỗn hợp g iữa tế bào thần kinh đệm và neuron Một số khối u ở trẻ em và người trẻ tuổi (đôi khi có ở cả người lớn tuổi) có thành phần bao gồm cả tế bào thần kinh đệm và neuron. Chúng có tiên lượng tương đối tốt. U sao bào vàng đa hình (Pleomorphic xanthoastrocytoma) và U thần kinh biểu mô nghịch sản phôi (Dysembryoplastic neuroepithelial tumors) có tính chất ác dưới kính hiển vi nhưng những khối u này lại thường tương đối lành tính và hầu như đ ều có thể chỉ cần sử dụng phẫu thuật để chữa khỏi. U hạch tế bào thần kinh đệm (Ganglioglioma) là một loại khối u có cả những neuron thần kinh trưởng thành và các tế bào thần kinh đệm. Hầu hết có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc phối hợp phẫu thuật với xạ trị. U tế bào Schwann (Schwannoma hoặc neurilemoma) U tế bào Schwann xuất phát từ các tế bào Schwann, là thành phần bao bọc quanh dây thần kinh sọ và những dây thần kinh khác. Chúng thường là những khối u lành tính. Chúng thường xuất phát từ dây thần kinh sọ chịu trách nhiệm về thăng bằng của cơ thể gần tiểu não, và được gọi là u tế bào schwann tiền đình hoặc u thần kinh thính giác. Chúng cũng có thể xuất phát từ các dây thần kinh tủy sống sau khi rời khỏi tủy sống. Trong trường hợp này chúng có thể đ è ép tủy sống gây yếu, mất cảm giác và những bệnh của ruột và bàng quang. Những khối u này hiếm gặp ở trẻ em. Nhưng khi xuất hiện ở nhóm tuổi này, đặc biệt là với số lượng lớn hơn 1, chúng có thể là bằng chứng nghi ngờ đế một hội chứng u di truyền, chẳng hạn như xơ hóa thần kinh (neurofibromatosis). Những khối u khác xuất phát bên trong hoặc gần não U màng não: U màng não là những khối u xuất phát từ màng não, là một lớp mô bao xung quanh phần bên ngoài của não và tủy sống. U màng não gây ra những triệu chứng do đè ép vào não ho ặc tủy sống. Ở trẻ em chúng hiếm gặp hơn rất nhiều so với người lớn.
- U màng não hầu như lúc nào cũng lành tính và có thể trị khỏi bằng phẫu thuật. Tuy nhiên một số loại u nằm rất gần những cấu trúc quan trọng của não nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn được bằng phẫu thuật. U màng não được phân độ (grade) dựa vào hình d ạng của các tế bào nhìn thấy được qua kính hiển vi. Grade I khi các tế bào nhìn rất giống với tế bào bình thường, chiếm khoảng 80-90% các khối u màng não. Grade II (bất thường) là khi các tế bào hơi bất thường hơn một chút. Grade III (không biệt hóa) là các tế bào bất thường nhất, chiếm khoảng 1 đến 3% trong tổng số các loại u màng não. Grade càng cao thì nguy cơ khối u tái phát lại sau phẫu thuật càng lớn, và một số khối u màng não grade III có thể lan truyền sang những phần khác của cơ thể. U nguyên sống (Chordoma): Loại u hiếm gặp này khởi nguồn bên trong xương của nền sọ hoặc ở phần đuôi của tủy sống. U nguyên sống không xuất phát từ hệ thần kinh trung ương nhưng chúng có thể gây tổn thương b ằng cách đè ép vào các cấu trúc của hệ thần kinh. U nguyên sống có thể tái phát trong khoảng từ 10 đến 20 năm, gây ra những tổn thương ngày càng nhiều hơn. Chúng thường không di căn sang những cơ quan khác. U tế bào mầm: Là những khối u xuất phát từ các tế bào mầm mà khi bình thường các tế bào này tạo ra trứng ở nữ và tinh trùng ở nam giới. Trong quá trình phát triển bình thường của phôi và thai nhi, các tế bào mầm di chuyển đến buồn trứng hoặc tinh hoàn rồi phát triển thành trứng hoặc tinh trùng. Tuy nhiên, đôi khi một số tế bào mầm không di chuyển đúng nơi mà có thể đ i lên đến những vị trí khác, trong đó có não. Sau đó chúng có thể tạo thành các khối u tế bào m ầm tương tự như những khối u ở buồng trứng hoặc tinh hoàn. U tế bào mầm ở hệ thần kinh trung ương thường hay gặp ở trẻ em, thường nhất là ở tuyến tùng hoặc ở phía trên tuyến yên. U tế b ào mầm đôi khi có thể được chẩn đoán mà không cần đến sinh thiết bằng cách đo một số chất hóa học có trong dịch não tủy hoặc trong máu. U tế bào mầm thường gặp nhất ở hệ thần kinh trung ương là u mầm (germinoma) có thể chữa khỏi hẳn bằng xạ trị và đôi khi là hóa trị ở hầu hết các trường hợp. Một số khối u khác xuất phát từ tế bào mầm bao gồm carcinoma nguyên bào nuôi (choriocarcinoma) hoặc u túi no ãn hoàng (yolk sac tumor) hiếm khi trị khỏi được
- bằng phẫu thuật. Cả xạ trị và hóa trị đều có thể được sử dụng để điều trị loại u này nhưng trong một số trường hợp chúng có thể không kiểm soát được khối u hoàn toàn. U nguyên bào thần kinh: những khối u thần kinh này là loại ung thư gặp nhiều đứng hàng thứ 3 ở trẻ em. Các u nguyên bào thần kinh này hiếm khi xuất hiện ở não hoặc tủy sống mà thường gặp nhất là ở các tế b ào thần kinh bên trong ổ bụng hoặc lồng ngực. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn sớm của trẻ nhũ nhi. Những khối u lan đến não từ những vị trí khác Đôi khi u não được phát hiện là không xuất phát từ não mà là do di căn từ một vùng nào đó khác của cơ thể. Các khối u xuất phát ở những cơ quan khác rồi sau đó lan đến não được gọi là những khối u não di căn (ngược với những khối u não nguyên phát xuất phát từ não). Sự phân biệt này rất quan trọng vì những khối u não nguyên phát và di căn thường có cách điều trị khác nhau, u não di căn hiếm gặp hơn u não nguyên phát rất nhiều. Bài viết này chỉ nói đến u não nguyên phát. Sự khác nhau giữa u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn Các loại ung thư gặp ở trẻ em khác với những loại ung thư gặp ở người lớn. Mặc dù vẫn có một số ngoại lệ, nhưng ung thư ở trẻ em dễ đáp ứng với hóa trị tốt hơn. Cơ thể trẻ em cũng dung nạp với hóa trị tốt hơn so với cơ thể người lớn. Nhưng do hóa trị có một số tác dụng phụ về lâu dài nên những trẻ vẫn còn sống sau khi điều trị ung thư nên được chú ý cẩn thận trong suốt phần đời còn lại. Một vài số liệu thống kê tại Hoa Kỳ U não và tủy sống là loại u thường gặp đứng thứ hai ở trẻ em (sau bệnh bạch cầu). Chúng chiếm khoảng 21% tổng số ung thư ở trẻ em. Khoảng 4000 khối u ở hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và tuổi teen được phát hiện ra mỗi năm. Khoảng 1/4 trong số đó được xem là lành tính. Tỷ lệ mởi mắc (trong mỗi 100.000 trẻ) của những loại ung thư này không thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Nam giới bị mắc nhiều hơn nữ một ít.
- Khoảng 3/4 trẻ bị u não (ở tất cả các loại u) còn sống ít nhất là 5 năm sau khi được phát hiện. Tiên lượng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào lo ại và vị trí của khối u.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dấu Hiệu Thần Kinh Khu Trú
6 p | 868 | 52
-
Day bấm huyệt chữa liệt thần kinh mặt
2 p | 301 | 37
-
Bộ bài giảng Siêu âm sản phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
452 p | 201 | 16
-
Bài giảng Lao hệ thống thần kinh trung ương - BS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
16 p | 125 | 15
-
U lympho Non Hodgkin (Kỳ 2)
6 p | 122 | 14
-
Bài giảng Đại cương u não - ThS.BS. Phạm Anh Tuấn
55 p | 57 | 7
-
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 p | 121 | 6
-
Thuốc chữa chứng đái dầm
5 p | 62 | 6
-
Câu chuyện về bệnh sởi – Phần 2
10 p | 62 | 6
-
RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC U ĐỘC – Phần 1
18 p | 68 | 5
-
Bài giảng Mô thần kinh hệ thần kinh - BS. Lê Chí Linh
39 p | 9 | 5
-
MÙ, GIẢ M THỊ LỰC SAU CHẤN THƯƠNG ĐẦU MẶT
6 p | 103 | 5
-
Boswellic Acid và Ung thư
8 p | 88 | 5
-
Bệnh Parkinson - Lê Đức Minh phần 7
17 p | 67 | 4
-
U hệ thần kinh trung ương ở người lớn
10 p | 105 | 3
-
INTRON A (Kỳ 5)
5 p | 68 | 3
-
Rối loạn quá trình phát triển tổ chức u độc (Phần 1)
17 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn