ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà
lượt xem 21
download
Ngành nấm ăn đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều chủng loại, chúng đa dạng về hình thái và màu sắc, nấm sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con người chỉ mới biết đến một số ít loại nấm để phục vụ cuộc sống....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà
- THUYẾT MINH DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP TỈNH I.THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà. 2. Mã số: 3. Thời gian thực hiện: 24 tháng , từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2005 4. Kinh phí thực hiện dự án: 1.915,8 triệu đồng trong đó: từ ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh : 867 triệu đồng từ vốn doanh nghiệp : 1.048,8 triệu đồng 5. Thu hồi: Đề nghị thu hồi 40% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH tỉnh.Thời gian đề nghị thu hồi (sau khi hoàn thiện dự án) 6. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà Địa chỉ: Km 102 quốc lộ 20, xã La ngà, huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 061.853.055 Fax: 061.853.057 7. Chủ nhiệm dự án: Trần Đình Du Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Phụ trách Ban quản lý dự án nấm thực phẩm. Điện thoại: 061.853.639 8. Cơ quan chuyển giao và tư vấn công nghệ tổ chức sản xuất thử nghiệm - Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp. 9 . Cơ quan phối hợp: Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, hội nông dân, Xã và các tổ chức trong huyện. 10. Căn cứ: Từ các kết quả nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình công nghệ nhân giống, nuôi trồng chế biến nấm của cơ quan chuyển giao tư vấn công nghệ trên 30 tỉnh thành phố trong cả nước. Công trình đã được giải thưởng VIFOTEC 1997, công nghệ trồng nấm trên bã mía đã được áp dụng thành 1
- công tại Trung tâm CNSH Thực vật, Tại Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn và đã nuôi trồng thử nghiệm tại Công ty Cổ phần mía đường La Ngà trong thời gian 02 năm. 11. Tổng quan: a/. Đặt vấn đề: Ngành nấm ăn đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều chủng loại, chúng đa dạng về hình thái và màu sắc, nấm sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con người chỉ mới biết đến một số ít loại nấm để phục vụ cuộc sống. Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng Protein chỉ đứng sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế và các vitamin A,B, C, D, không chứa các độc tố, có thể coi nấm như một loại rau sạch, thịt sạch. Ngoài các giá trị về dinh dưỡng, nấm còn chứa nhiều đặc tính dược liệu, có khả năng phòng chống và ngăn ngừa một số loại bệnh như : Cao huyết áp, ung thư, nhiều công trình nghiên cứu về y học đang tiếp tục được nghiên cứu và làm sáng tỏ trong tương lai. b/. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn của thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành nghành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Ở các nước phát triển như: Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, nghề trồng nấm được cơ giới hoá cao từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái, chế biến đều được máy móc thực hiện. Các nước ở khu vực Châu á như : Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, có nghề trồng nấm phát triển mạnh mẽ, một số loại nấm được nuôi trồng phổ biến là nấm mỡ, nấm mèo, nấm hương, nấm rơm, nấm Linh chi, nấm kim châm, Sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng nấm tươi, sấy khô, đóng hộp. Các khu vực tiêu thụ nấm lớn như : Bắc Mỹ, Tây Âu. 2
- c./ Tình hình nghiên cứu trong nước. Ở Việt Nam, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm lại đây trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh phía nam như : Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Nai, Vũng Tàu, nghề trồng nấm đang từng ngày được hồi sinh, sản xuất chủ yếu các loại nấm rơm, nấm mèo, bào ngư. Sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 100 nghìn tấn/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tiêu và sơ chế biến xuất khẩu đi các nước như: Mỹ, Ý, Đài loan. Các tỉnh phía bắc và miền trung nghề trồng nấm đang càng ngày càng phát triển mạnh mẽ như : Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, nhiều hộ gia đình, trang trại, cơ sở quốc doanh tham gia nuôi trồng nấm. Sản lượng ước đạt khoảng 20 nghìn tấn/năm. Nghề trồng nấm đã traỷi qua nhiều thăng trầm, đến nay đã được khẳng định là một nghề trong nông nghiệp nông thôn cho thu nhập cao hơn trồng lúa. d/. Căn cứ cơ sở khoa học công nghệ. Công nghệ chọn tạo bộ giống nấm đã hoàn chỉnh, đã tạo ra bộ giống nấm có năng suất cao bằng 80% năng suất thế giới và ổn định nhất là qui trình trồng nấm trên bã mía đã được xác định và thử nghiệm thành công tại một số tỉnh như : Sóc Trăng, Trà Vinh,.. Tận dụng nguồn phụ phẩm mía đường (bã mía) đưa vào trồng nấm cho năng suất cao, giải quyết bã thải công nghiêp giảm ô nhiểm môi trường. Bã nấm dùng bón trả lại cho cây mía, cùng nhiều cây trồng khác và góp phần cải tạo đất. Huy động lực lượng lao động nông nhàn trong nông nghiệp của địa phương và công nhân nhà mày đường, tạo thêm nghề mới sau thu hoạch mía. Vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng không phức tạp, mọi người dân bình thường đều tiếp thu được quy trình nuôi trồng nấm trong một thời gian ngắn. 3
- Điều kiện tự nhiên của La ngà phù hợp cho 3 loại nấm: nấm mèo, nấm linh chi, nấm bào ngư phát triển tốt. Kết quả qua quá trình nuôi trồng thử nghiệm tại công ty Cổ phần Mía đường La Ngà. Thị trường tiêu thụ nấm trong nước cà trên thế giới ngày một tăng cao do sự phát triển chung về dân trí của xã hội và dân số. e/. Căn cứ lựa chọn địa điểm triển khai dự án. Nguồn nguyên liệu của công ty hàng năm có thể đưa vào nuôi trồng nấm khoảng 16.000 tấn Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, mặt bằng sẵn có. Đội ngũ công nhân sau trồng mía chỉ tận dụng hết 60% công suất lạo động. Do đó việc xây dựng và thực hiện dự án: ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà. Là một hướng đi mới của công ty của ngành khoa học tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và bảo vệ môi trường. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN: 1. Mục tiêu dự án. a./ Mục tiêu trước mắt: Tiếp nhận và làm chủ qui trình công nghệ sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm tại công ty Cổ phần Mía đường La Ngà và trong dân. Sử dụng bã mía sau sản xuất đường để sản xuất bịch nấm cung cấp cho các hộ công nhân trong nhà máy đường và nhân dân trong vùng. Góp phần tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động và công ty. Trồng và chế biến các loại nấm thành các sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Đào tạo được đội ngũ cán bộ kĩ thuật viên chuyên về sản xuất và kinh doanh nấm. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm cho nhân dân trong vùng dự án và theo nhu cầu của thị trường. b./Mục tiêu lâu dài: Hình thành nghề sản xuất nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên nguyên liệu bã mía phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu của tỉnh. Sau khi dự án kết thúc và nhu cầu tăng cao cần mở rộng sản xuất bằng cách tăng ca hoặc tăng cường trang thiết bị công nghệ. 4
- 2. Nội dung. Xây dựng xưởng sản xuất giống nấm cấp 1,2,3 có công suất 1 triệu que giống/năm. Hoàn thiện quy trình nuôi trồng nấm mèo, nấm bào ngư, nấm linh chi trên nguyên liệu bã mía phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương có năng suất cao bằng nguyên liệu truyền thống. Xây dựng xưởng sản xuất bịch phôi có công suất 1triệu bịch/năm để nuôi trồng tại chổ và cung cấp cho các hộ nhân dân trong vùng. 3. Các giải pháp thực hiện nội dung của dự án. Xây dựng và hoàn thiện dự án trình hội đồng khoa học tỉnh phê duyệt, cấp vốn. Tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật về công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu trên nguyên liệu bã mía. Tổ chức cán bộ đến tại Trung tâm CNSH Thực vật để tiếp nhận công nghệ. Cải tạo sửa chữa phòng sản xuất giống nấm, xưởng sản xuất bịch, nhà nuôi trồng đủ năng lực sản xuất. Mua sắm vật tư nguyên liệu, trang thiết bị và lắp đặt vận hành trang thiết bi Địa điểm được quy hoạch tại công ty CPMĐ La Ngà với diện tích khoảng 7.000m2. Nguồn nhân lực thực hiện dự án: từ công ty CPMĐ La Ngà gồm: + Cán bộ quản lý điều hành: 2 người + Cán bộ phòng thí nghiệm: 2 người + Công nhân: 3 người + Công nhân thời vụ: 30 người 5
- Sơ đồ tổ chức Tổng giám đốc Giám đốc xưởng ấ Thợ máy - kho Cán bộ kỹ thuật Kế toán Tổ sản xuất 1 Tổ Sản xuất 2 Tổ sản xuất 3 Năng lượng nhiên liệu: + Điện 3 pha, công suất 50KVA, dây chịu tải 150A được dẩn từ nguồn điện của công ty. + Nguồn nước sạch khoảng 10m3/ngày lấy từ nguồn nước của công ty. + Nguồn hơi được chích từ nguồn của nhà máy. Giải pháp về vốn: + Nguồn vốn từ ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh. + Vốn của doanh nghiệp + Vốn của các hộ gia đình Giải pháp về chính sách: + Đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ nuôi trồng nấm cho các hộ gia đình. + Giao các bịch phôi đạt tiêu chuẩn cho hộ nông dân và thu lại sản phẩm trên chính sách hợp lý. + Ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân trong vùng dự án. Lực lượng phối hợp thực hiện: + Sở NN & PTNT tỉnh, Trung tâm khuyến nông. + Các tổ chức chính quyền tại La Ngà. + Các nông trường, hộ công nhân trong công ty và nhân dân trong huyện. Thông tin tuyên tryền: 6
- + In ấn các tài liệu , Tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật, cách sử dụng. + Tuyên truyền qua báo viết, báo hình. + Tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, sơ tổng kết sau mỗi đợt trồng để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm. Lực lượng hỗ trợ: + Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông tỉnh + Các nông trường và hộ công nhân trong công ty + Các tổ chức chính quyền tại La Ngà. Thông tin tuyên truyền: + In ấn các tài liệu, tờ rơi hướng dẩn kỹ thuật, cách sử dụng. + Tuyên truyền qua báo viết, báo hình. 4. Nhu cầu thị trường và phương án tiêu thụ. a/. Nhu cầu về giống nấm: Năm Số lượng bịch phôi Nhu cầu giống nấm 2004 300.000 bịch 300.000 que 2005 700.000 bịch 700.000 que Tổng cộng 1.000.000 bịch 1.000.000 que Giống nấm sản xuất chủ yếu cung cấp cho việc sản xuất bịch nấm ngay tại công ty. b/. Sản phẩm bịch phôi: + Bịch phôi sản xuất ra được cung cấp cho các hộ công nhân của công ty và nhân dân trong vùng nuôi trồng. + Sản phẩm nấm: Công ty có trách nhiệm tiêu thụ cho ngưới nuôi trồng Năm Linh chi 10% Bào ngư 30% Nấm mèo 60% 2004 30.000 bịch 90.000 bịch 180.000 bịch 2005 70.000 bịch 210.000 bịch 420.000 bịch Tổng cộng 100.000 bịch 300.000 bịch 600.000 bịch 7
- Nấm linh chi, nấm mèo được chế biến khô, nấm bào ngư được tiêu thụ tươi 60% còn lại sâý khô. Định hướng thị trường tiêu thụ: + Thị trường nội tiêu nấm tươi chủ yếu tập trung vào các thành phố như: Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà + Nấm chế biến tổ chức tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu, bằng cách ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị trong và ngoài nước. 5. Quy trình công nghệ: a/. Công nghệ nhân giống. Giống Giống Giống Giống Nuôi gốc cấp I cấp II cấp III trồng b/. Công nghệ nuôi trồng. Nguyên Xö lý Cấy giống, Thu hái, liệu nguyên liệu chăm sóc chế biến 6. Tác động môi trường: Công nghệ nhân giống và nuôi trồng không tạo ra các sản phẩm dư thừa để gây ô nhiễm môi trường. Các trang thiết bị ( khử trùng, thông gió, làm lạnh,) được lắp đặt phổ biến và không có chất thải. 8
- III. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN. Bảng 1. TỔNG KÍNH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN T Nguồn Tổng Trong đó T vốn cộng Vốn cố định Vốn lưu động (triệu Thiết Hoàn Xây Lương Nguyên Khấu hao Khác đồng) bị thiện dựng thuê vật liệu thiết bị (công máy công cơ bản khoán năng nhà tác phí, móc nghệ lượng xưởng kiểm năng tra,) lượng 1 Ngân 867 123 303,2 0 59,2 327 0 54,6 sách SNKH 2 Vốn 1.048,8 156 0 340 328,8 197 0 27 DN Cộng 1.915,8 279 303,2 340 388 534 0 83,8 Bảng 1b. Phân bố vốn theo thời gian của dự án Thời gian Hạng mục Tỉ lệ % Thành tiền Năm 2004 Cộng 1.198.500.000 1 Nguyên liệu 30 136.800.000 2 Năng lượng 40 32.200.000 3 Thiết bị 100 271.000.000 4 Công nghệ 80 276.160.000 5 Xây dựng 80 296.640.000 6 Lao động 40 155.200.000 7 Chi khác 50 30.500.000 Năm 2005 Cộng 776.500.000 1 Nguyên liệu 70 319.200.000 9
- 2 Năng lượng 60 50.800.000 4 Công nghệ 20 69.040.000 5 Xây dựng 20 74.160.000 6 Lao động 60 232.800.000 7 Chi khác 50 30.500.000 IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 1.Hiệu quả kinh tế. Bảng 2 . Tổng chi phí và giá thành sản phẩm giống nấm (theo năm đạt công suất cao nhất ) ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Tổng chi Ghi chú phí A Tổng chi phí sản xuất 1 Nguyên vật liệu, bao bì, giống gốc,… 420,465 2 Năng lượng 1,870 3 Lương, phụ cấp, bảo ,hiểm, thuê khoán 103,548 4 Sữa chửa bảo trì 0,042 5 Chi phí quản lí 0,156 B Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản 6 Khấu hao tài sản cố định 102,132 7 Vay lãi vốn lưu động 0,004 8 Tiếp thị quảng cáo 0,004 Tổng chi phí sản xuất 62.822 đ Giá thành một đơn vị sản phẩm 62,822 đ 10
- Bảng 3. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm bịch phôi (theo năm đạt công suất cao nhất) ĐVT:1000 đồng TT Nội dung Tổng chi phí Ghi chú A Tổng chi phí sản xuất 1 Nguyên vật liệu ,bao bì, giống 311,295 gốc,… 2 Năng lượng 35,200 3 Lương, phụ cấp ,bảo hiểm, thuê 14,300 khoán 4 Sữa chữa bảo trì 4,782 5 Chi phí quản lí 0,156 B Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản 6 Khấu hao tài sản cố định 265,029 7 Vay lãi vốn lưu động 0,095 8 Tiếp thị quảng cáo 0,138 Tổng chi phí sản xuất 630.995 đ Giá thành 2 đơn vị sản phẩm 630,995 đ Ghi chú: - Chi phí hoàn thiện công nghệ được tính vào đầu tư cơ bản - Khấu hao nhà xưởng, trang thiết bị tính trong 10 năm. - Công dụng cụ được phân bổ vào giá thành. Bảng 4. Tổng doanh thu (cho thời gian thực hiện dự án là 2 năm với hi vọng đạt công suất tối đa của một năm) ĐVT:1.000 đồng TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn Thành giá(đ) tiền 1 Giống nấm Que 1.000.000 90 90.000 2 Bịch thương Bịch 1.000.000 900 900.000 phẩm 3 Cộng 990.000 11
- Bảng 5. Tổng doanh thu (cho một năm đạt 100% công suất) ĐVT:1.000 đồng TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn Thành giá(đ) tiền 1 Giống nấm Que 1.000.000 90 90.000 2 Bịch thương Bịch 1.000.000 900 900.000 phẩm 3 Cộng 990.000 Bảng 6. Năng suất thực tế qua nuôi trồng cho 1000 bịch phôi. TT Tên nấm ĐVT Số Tổng Đơn giá Thành tiền Qui lượng/ đ/bịch bịch 1 Bào ngư Bịch 250g 250 kg 5000đ/kg 1.250.000 1250đ (tươi) /bịch 2 Nấm mèo Bịch 65g 65 kg 20.000đ/kg 1.300.000 1300đ khô /bịch 3 Linh chi Bịch 20g 20 kg 100.000đ/kg 2.000.000 2000đ khô / bịch Bảng 7. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng cho 1000 bịch. TT Khoản mục Bào ngư Mèo Linh chi Ghi chú 1 Các khoản chi 1020 đ/b 1020 đ/b 1020 đ/b Tiền bịch (bq) 900 đ/b 900 đ/b 900 đ/b Vận chuyển +bốc 50 đ/b 50 đ/b 50 đ/b xuống Khấu hao 50 đ/b 50đ/b 50 đ/b Điện + nước 20đ/b 20đ/b 20 đ/b 2 Tổng thu (đồng / 1250 đ/b 1300 đ/b 2000 đ/b bịch) 3 Lợi nhuận 230 đ/b 280 đ/b 980 đ/b Bảng 8 .Tính toán hiệu quả kinh tế (cho một năm đạt 100% công suất) 12
- ĐVT:1.000đồng TT Nội dung Thành tiền 1 Tổng vốn đầu tư cho dự án 1.975.000 2 Tổng chi phí cho 1 năm 693.817 3 Tổng doang thu cho một năm 990.000 4 Lãi gộp = (3) – (2) 296.183 5 Lãi ròng = (4) – thuế + vay lãi 296.183 6 Khấu hao vốn cố định 614.000.000/10 61.400 7 Thời gian thu hồi vốn T (năm) 5,5 năm 2. Hiệu quả về mặt xã hội Phát triển nghề trồng nấm sẽ tận được nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, rẽ tiền để tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị dinh dưỡng cao. Tận dụng nguồn lao động nông nhàn, Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty và nhân dân địa phương. Phát triển nghề trồng nấm là hình thành một nghề kinh doanh mới trong nông nghiệp nông thôn, đỗi mới cơ cấu cây trồng theo định hướng nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm: Công nghệ sản xuất Sữa chua
24 p | 434 | 80
-
BÁO CÁO ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI CHẤT THẢI CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ
16 p | 233 | 55
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 p | 253 | 49
-
ĐỀ TÀI: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xét nghiệm ADN huyết thống
16 p | 236 | 45
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo
34 p | 155 | 39
-
Tiểu luận môn Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm: Công nghệ sản xuất Bacterial Cellulose
27 p | 198 | 39
-
Báo cáo chuyên đề Công nghệ sinh học môi trường: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng bằng vi sinh vật
26 p | 231 | 35
-
Bài thuyết trình: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
37 p | 164 | 33
-
Bài tiểu luận: Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp
30 p | 223 | 21
-
Báo cáo chuyên đề Công nghệ sinh học môi trường: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý dầu tràn biển
68 p | 188 | 18
-
Tiểu luận Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lí chất thải hữu cơ nông nghiệp trồng trọt
53 p | 121 | 17
-
Tiểu luận môn Công nghệ sinh thái: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi
41 p | 81 | 15
-
Tiểu luận Công nghệ sinh thái: Công nghệ sinh thái và năng lượng
40 p | 96 | 13
-
Báo cáo chuyên đề Công nghệ sinh thái: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong khôi phục tài nguyên đất
30 p | 117 | 13
-
Báo cáo chuyên đề: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế và vận hành bãi chôn lấp
39 p | 136 | 12
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế và vận hành BCL
39 p | 103 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên ngành quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
69 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hóa học phần Phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh
127 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn