intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng khoa học công nghệ vào tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho việc giám sát, công khai tài chính và phân tích, tham mưu cho nhà quản trị trong việc ra quyết định, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng khoa học công nghệ vào tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM TS. Trần Anh Quang, ThS. Nguyễn Thị Thu Lệ TÓM TẮT Việt Nam đang bước vào giai đoạn khởi phát của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với việc tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ Blockchain, điện toán đám mây,… đã tạo ra cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng những thách thức về đổi mới ngành nghề, công nghệ sản xuất. Vì vậy để đáp ứng với sự phát triển của công nghệ số, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng phát triển các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác kế toán đặc biệt là kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho việc giám sát, công khai tài chính và phân tích, tham mưu cho nhà quản trị trong việc ra quyết định, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Từ khóa: Khoa học công nghệ, kế toán quản trị, công nghiệp 4.0, doanh nghiệp dệt may. ABSTRACT APPLICATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY IN MANAGEMENT ACCOUNTING ORGANIZATION IN VIETNAM TEXTILE ENTERPRISES Vietnam is entering the inception phase of the 4.0 industrial revolutionwhich is the creation of new structures and operations for the economy based on high-tech applications, Internet networks connecting all things, intelligence artificial, smart robots, blockchain technology, cloud computing, … have placed enterprises in general and textile enterprises in the face of challenges in innovation of industry and production technology. Thus, in order to respond to the development of digital technology, strengthen management and effectively use resources for improving the quality of development, businesses need to organize well the special accounting work. especially management accounting in order to provide quality information for monitoring, financial disclosure and analysis, and to advise managers in decision making, meeting integration requirements. Keywords: Science and technology, management accounting, industrial revolution 4.0, textile enterprises. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nhập kinh tế Quốc tế, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra môi trường làm việc có sự gắn kết chặt chẽ giữa máy tính, dữ liệu lớn, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và con người trên cơ sở được khai thác tối ưu theo những qui trình, cách thức hoàn toàn mới. Klaus Schwab (2016) đã cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng công nghệ toàn diện, kết hợp thế giới kỹ thuật số, sinh học, vật lý, làm thay đổi cách thức con người sống, làm việc và liên hệ với nhau. Cuộc cách mạng lần thứ tư được mô tả như là một sự chuyển tiếp, nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba khi sử dụng tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất, trí thông minh nhân tạo (AI), robot, công nghệ nano, hóa sinh, nguyên tử,… vào tất cả các lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Với tốc độ phát triển theo hàm mũ chứ không còn là tốc độ tuyến tính, cuộc 727
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cách mạng này đang và sẽ phá vỡ các cấu trúc hiện tại của ngành công nghiệp tại mọi quốc gia, thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong toàn bộ hệ thống quản lý, sản xuất và quản trị tại toàn bộ các doanh nghiệp trên thế giới (Klaus Schwab, 2016). Chính vì vậy, công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực kế toán – kiểm toán: Phần mềm kế toán sẽ dần thay thế công cụ kế toán excel truyền thống; Quy trình tự động hóa có thể sẽ thay thế bộ phận tài chính – kế toán trong nhiều công việc ghi chép kế toán đã chuẩn hóa; Trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người trong việc ghi chép các nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng kế toán; Công nghệ đám mây sẽ cho phép chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin kế toán và không bị giới hạn về bộ nhớ như trước đây; Công nghệ Blockchain liên kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính – kế toán lại với nhau sẽ làm cho công tác quản lý kế toán dễ dàng hơn và không cần nhiều nhân lực kế toán. Mặt khác việc cung cấp và sử dụng thông tin kế toán đặc biệt là thông tin kế toán quản trị (KTQT) vô cùng quan trọng trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị, giúp các nhà quản lý đưa ra các phương thức để quản lý, kiểm soát, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN) tốt hơn. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam là một trong các ngành gặp nhiều khó khăn do trình độ phát triển khả năng cạnh tranh tương đối thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài viết tập trung phân tích về những thay đổi về mặt công nghệ do cuộc cách mạng này mang lại trong thời gian tới, cũng như những tác động mà nó mang lại đối với tổ chức kế toán quản trị tại các DN nói chung và tại các DN dệt may Việt Nam nói riêng. Qua đó, đề xuất một số các giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin kế toán quản trị tại các DN này. 2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kế toán tại DN hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải DN nào cũng nắm rõ các nội dung liên quan đến công tác này để triển khai một cách hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho công tác quản trị điều hành của nhà quản trị doanh nghiệp. Để giúp DN nâng cao năng lực quản lý tài chính, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong xu thế mở cửa hội nhập hiện hay, thì công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng luôn có vai trò hết sức quan trọng. Sự thành công của một DN phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định quản trị nên DN cũng phải xây dựng và tổ chức KTQT sao cho thích ứng với những chuyển biến của nền kinh tế số, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Về nguyên tắc, tổ chức KTQT trong DN thông thường tập trung vào 4 nhiệm vụ sau đây: - Tổ chức bộ máy kế toán Mỗi DN có quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nên tổ chức bộ máy kế toán nói chung và KTQT nói riêng cũng sẽ khác nhau để phù hợp với hoạt động và vận hành của DN đó. Mô hình KTQT có thể được bố trí theo 3 kiểu tổ chức: Mô hình kết hợp, mô hình tách biệt và mô hình hỗn hợp. Cho dù vận hành theo mô hình nào thì khi áp dụng KTQT, bộ máy KTQT cũng cần được bố trí nhân viên hợp lý. Bộ máy KTQT cần được tổ chức ít nhất thành 3 bộ phận: dự toán, phân tích và dự án. Các bộ phận này có thể được bố trí những nhân viên kế toán chuyên biệt hoặc kiêm nhiệm công việc khác trong bộ máy kế toán. Việc phân nhiệm 3 bộ phận này khá rõ ràng: Bộ phận dự toán tiến hành thu thập thông tin, phối hợp với các bộ phận khác để xây dựng dự toán chi phí kinh doanh cho các kế hoạch hoạt động của DN; 728
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bộ phận phân tích đánh giá việc sử dụng chi phí thực tế trong DN, đánh giá kết quả thực hiện dự toán chi phí, về trách nhiệm sử dụng chi phí của các bộ phận; Bộ phận lập dự án sẽ thu thập thông tin phù hợp hỗ trợ nhà quản trị quyết định lựa chọn và thực hiện các dự án của DN... - Tổ chức tài khoản và sổ kế toán + Đối với tài khoản kế toán: tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định. + Đối với hệ thống sổ kế toán: dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. -Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo KTQT là một trong những tài liệu kế toán quan trọng của DN. Nó được coi là “sản phẩm” cuối cùng của quy trình thực hiện công tác KTQT trong DN, là “sản phẩm” trực tiếp của phương pháp tổng hợp và cân đối trong KTQT. Báo cáo KTQT là sự tổng hợp thông tin trên các tài khoản sử dụng trong KTQT và là sự chi tiết hóa thông tin thu nhận theo các chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong quá trình quản trị DN. Để phục vụ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị DN, hệ thống báo cáo KTQT phải thiết kế bao gồm các loại cơ bản như bảng dưới đây: Bảng 1: Hệ thống báo cáo KTQT STT Hệ thống báo cáo Vai trò 1 Hệ thống báo cáo dự toán hoạt Cung cấp các thông tin định hướng, các chỉ tiêu động kinh doanh kế hoạch để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo và tổ chức triển khai trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của DN, là cơ sở đánh giá kết quả thực hiện 2 Hệ thống báo cáo kết quả hoạt Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh động kinh doanh của DN, là cơ sở để kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện 3 Hệ thống báo cáo về biến động kết Phản ánh các thông tin chênh lệch giữa thực quả hoạt động kinh doanh hiện với dự toán và nguyên nhân chênh lệch tìm ra cách khắc phục Nguồn: Tổng hợp của tác giả Vai trò của KTQT là cung cấp thông tin kế toán thích hợp cho các nhà quản lý để ra được các quyết định hợp lý. Các quyết định này liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Các nhà quản lý dựa vào những thông tin được cung cấp để so sánh, đánh giá các phương án và ra các quyết định thích hợp. Để giúp cho việc ra quyết định được hợp lý, ban lãnh đạo DN cần tìm hiểu các thông tin về các khoản chi phí sản xuất có liên quan đến dạng quyết định đó. - Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán quản trị 729
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Việc ứng dụng CNTT trong kế toán nói chung và KTQT nói riêng đã trở thành một nhu cầu hàng ngày nhờ những lợi ích mà nó mang lại như: Giảm khối lượng ghi chép thông tin, giảm khối lượng công việc tính toán, xử lý số liệu kế toán, tổng hợp nhưng vẫn đảm bảo việc tìm kiếm dữ liệu cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác nhờ máy tính. Việc áp dụng CNTT làm cho bộ máy kế toán tinh giản hơn; việc bảo mật, lưu trữ dữ liệu cũng dễ dàng hơn... Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều cho rằng kế toán quản trị là một quá trình hoàn thiện không ngừng và gia tăng giá trị các hoạt động bao gồm lập kế hoạch, thiết kế đánh giá, vận hành hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính nhằm định hướng các hành động quản trị và tạo động lực cần thiết để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược, chiến thuật. Từ quan điểm này, đặc biệt trong bối cảnh tác động của cách mạng CN 4.0 và nền kinh tế số, có thể nhận thấy một số xu hướng phát triển kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng như sau: - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Trong các ngành công nghiệp đều có sự đồng thuận rằng AI có thể và sẽ có tác động đáng kể đến tài chính và kế toán. Các công ty đang sử dụng AI và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) để tự động hóa các công việc thường xuyên, có tính lặp lại cao sẽ cho phép kế toán viên tập trung nhiều hơn thời gian của họ vào các hoạt động có tác động cao hơn và giá trị lớn hơn. Chẳng hạn các hãng kiểm toán Big 4 và các tập đoàn kinh tế lớn đã áp dụng AI vào việc phân tích các hợp đồng với khách hàng và người tiêu dùng để giúp dễ dàng nắm bắt thông tin nhanh chóng về ngày bắt đầu, số tiền phải trả, các tùy chọn chấm dứt hoặc gia hạn, từ đó cho phép các chuyên gia tài chính, kế toán dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định trên cơ sở dữ liệu lớn được cung cấp nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và xử lý các dữ liệu. - Phần mềm kế toán và tự động hóa: Để RPA thành công, dữ liệu giao dịch cần được chuẩn hóa và hợp nhất từ nhiều nguồn với nhiều định dạng, còn được gọi là hài hòa. Sự hài hòa có thể liên quan đến việc tập hợp dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc trong một hệ thống duy nhất. AI cần một lượng lớn dữ liệu để hoạt động hiệu quả. Và trên hết, kết quả đầu ra của tất cả dữ liệu này sẽ cho phép các kế toán viên ngày càng tin tưởng vào những công nghệ đó. Đó là lúc phần mềm kế toán tích hợp hay hệ thống hoạch định nguồn lực DN ra đời. Đã có rất nhiều công ty có kế hoạch triển khai các giải pháp kế toán dựa trên công nghệ điện toán đám mây trong tương lai gần. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có thể tích hợp phần mềm kế toán và dữ liệu tài chính của bạn với các lĩnh vực quan trọng khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như quản lý chuỗi cung ứng, đặt hàng và sản xuất, các dịch vụ marking, bảo hành,... Một nền tảng ERP tích hợp sẽ hợp nhất dữ liệu từ các lĩnh vực khác nhau này để cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hữu ích hơn về doanh nghiệp của mình. Công nghệ không ngừng phát triển và xu hướng tự động hóa các nhiệm vụ kế toán lặp đi lặp lại là một số trong những phát triển thú vị nhất trong ngành kế toán. Một số quy trình đang được tự động hóa bao gồm quy trình phê duyệt, đối soát ngân hàng, ghi sổ nhật ký, hợp nhất giữa các công ty, ghi nhận doanh thu, kế toán tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Mặc dù có nhiều chức năng kế toán có thể được tự động hóa, nhưng người ta vẫn thiếu hiểu biết về công nghệ và thiếu nguồn lực để thực hiện chúng. Nhưng những công ty có bước nhảy vọt về công nghệ tự động hóa công tác kế toán đang gặt hái được nhiều lợi ích. Trong khi có khoảng 70% các công ty mới tự động hóa hơn một phần tư các chức năng kế toán báo cáo chỉ tiêu ROI của họ ở mức vừa phải hoặc đáng kể. 730
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” - Hợp tác trực tuyến và lực lượng lao động từ xa: Xu hướng này đặc biệt hữu ích với điều kiện làm việc từ xa. Các phần mềm dựa trên điện toán đám mây cho phép các nhóm làm việc phân tán về mặt không gian vật lý có thể vẫn cộng tác và hoàn thành các quy trình kế toán quan trọng, chẳng hạn như việc khóa sổ cuối kỳ có thể được thực hiện từ bất kỳ đâu bằng máy tính và kết nối internet. Khi đó, kế toán sẽ cần các công cụ cộng tác, chẳng hạn như nền tảng trực tuyến Zoom cũng như các công cụ kết nối chức năng và công việc phục vụ cho chữ ký điện tử và chia sẻ tệp dựa trên đám mây. Các tổ chức thuộc mọi quy mô có thể tìm thấy một số lợi ích trong việc thuê ngoài một số hoặc tất cả các chức năng tài chính và kế toán của họ. Các công ty nhỏ thuê ngoài kế toán để tránh phải tuyển thêm nhân viên. Các công ty lớn hơn có thể thuê ngoài dịch vụ kế toán đối với một số phần hành như các khoản công nợ, tiền lương, tài sản cố định, qua đó góp phần tiết kiệm đáng kể nguồn lực và chi phí. Ngoài ra, việc thuê ngoài các chuyên gia và dịch vụ kế toán đôi khi có thể giúp cho nhân viên kế toán của công ty tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng cập nhật các bộ kỹ năng, công nghệ và chuyên môn mà công ty sẽ không dễ dàng hoặc có khả năng tằng cường so với việc tuyển thêm nhân viên mới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của công ty. - Bảo mật dữ liệu: Các lỗ thủng trong bảo mật dữ liệu đang trở thành một rủi ro lớn hơn bao giờ hết và các bộ phận tài chính là một trong những mục tiêu hàng đầu của các hacker. Các vi phạm có thể dẫn đến đánh cắp danh tính, đánh cắp dữ liệu cá nhân, thông tin thẻ tín dụng và giả mạo, đó là khi một email được ngụy trang để có vẻ như đến từ một nguồn đã biết rõ ràng và đáng tin cậy. Việc được đào tạo để nhận biết các email có khả năng gây hại và phát hiện các cuộc tấn công sẽ vẫn tiếp tục cực kỳ quan trọng đối với các bộ phận kế toán, những người đã có kỹ năng xem xét một cách chi tiết và có khả nảng phát hiện ra các điểm bất thường. Những bộ phận kế toán này có thể chia sẻ tầm quan trọng và trở thành bộ phận thiết yếu về an ninh mạng cho các công ty. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, … Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp này cũng đặt ra nhiều thử thách cho tổ chức KTQT trong các DN hiện nay trên các vấn đề sau: Thứ nhất, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 như: công nghệ đám mây, công nghệ Blockchain và các phần mềm hiện đại đã làm thay đổi rõ nét chất lượng công tác kế toán. Với việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, các thông tin dữ liệu của nhiều công ty sẽ không lưu trong các máy chủ cồng kềnh mà chuyển sang lưu trong các máy chủ ảo khổng lồ trên mạng Internet (Klaus Schwab, 2016). Điều này giúp thông tin kế toán cũng được lưu trữ một cách liên tục, khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như trước đây. Tuy nhiên, sự phát triển của hạ tầng viễn thông trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra những thách thức mới về bảo mật, do đó an ninh mạng trở nên vô cùng quan trọng. Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng vì thế mà tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro tấn công tin tặc. Trong nhiều DN hợp, một số cá nhân và tổ chức có thể thu thập thông tin bảo mật của đơn vị. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán phải có trách nhiệm xã hội nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến 731
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tính an toàn và riêng tư trong thông tin của đơn vị mình và có cách thức phòng thủ mới để bảo đảm an toàn bảo mật mạng. Thứ hai, khả năng phân tích dữ liệu kế toán ngày càng được cải thiện rõ rệt với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Hiện nay, dữ liệu được tạo ra từ nền công nghiệp hiện đại đã đạt mức 1000 exabytes hàng năm và dự báo sẽ tăng lên gấp 20 lần trong vòng 10 năm tiếp theo. Những số liệu này đã tạo ra một kỷ nguyên dữ liệu lớn (big data), được thúc đẩy bởi công nghệ điện toán đám mây, vạn vật kết nối (IoT) hay hệ thống CPPS (Shen Yin, Okyay Kaynak, 2015). Đối với bộ phận kế toán, Big data thường gắn liền với quá trình phân tích dữ liệu hoặc phân tích dự báo. Với việc ứng dụng Big data vào trong công việc, kế toán sẽ kiểm tra được khối lượng giao dịch lớn hơn, dễ dàng phát hiện các sai sót dựa trên các công nghệ được sử dụng. Vì vậy, cách mạng 4.0 tạo động lực cải tiến công nghệ cho hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị. Thứ ba, xu hướng kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet vạn vật tạo điều kiện thúc đẩy phát triển vượt bậc của máy móc tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học đã tác động lớn đến cầu lao động và phương thức tổ chức lao động kế toán. Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn hóa, do vậy trong tương lai không xa, công nghệ tự động hóa hoàn toàn có thể thay thế nhân viên kế toán xử lý công việc. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 66% thời gian của bộ phận kế toán dành cho việc xử lý chứng từ, trong khi đó theo một số nhà nghiên cứu (Deloitte, 2015) nếu ứng dụng quy trình tự động hóa trong kế toán thì mô hình lý tưởng cho phép tỷ lệ này chỉ còn khoảng 11%. CMCN 4.0 sẽ hỗ trợ rất nhiều con người hướng đến mô hình lý tưởng, tuy nhiên để khai thác được những lợi ích của công nghệ đem lại đòi hỏi bộ phận kế toán ở Việt Nam nói riêng, kế toán trên thế giới nói chung cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Căn cứ vào sự vận động của CMCN lần thứ 4, các nhà kinh tế trên thế giới cũng dự báo cầu về lao động kế toán có kỹ năng, trình độ chuyên môn, sức sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học công nghệ sẽ tăng nhanh. Việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo đã giúp kế toán không chỉ xử lý các công việc ghi chép (bookkeeping) đơn giản mà còn có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng khiến số lượng nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp có sự sụt giảm một cách đáng kể. Thứ tư, trí thông minh nhân tạo (AI) là một yếu tố quan trọng được đề cập tới trong cách mạng 4.0, không chỉ trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán mà trong toàn bộ các lĩnh vực. Việc đưa trí thông minh nhân tạo vào hỗ trợ công việc của con người đã không còn là điều quá mới mẻ hiện nay. Theo Frey và Osborne (2015), có tới 47% số lượng việc làm tại Mỹ trong năm 2010 có khả năng bị thay thế bởi máy tính trong vòng 10 – 20 năm tiếp theo, trong đó có công việc văn phòng bao gồm kế toán. Đặc biệt, xu hướng máy tính hóa này được chia thành hai đợt, phân cách bởi “đoạn bình ổn về công nghệ” và nghề nghiệp văn phòng cũng như ngành kế toán – kiểm toán nằm trong đợt sóng đầu tiên bị thay thế bởi máy tính và AI. Theo số liệu về các ngành nghề có khả năng bị máy tính hóa từ nghiên cứu này, xếp theo thứ tự tăng dần xác suất từ “0” (không bị máy tính hóa) đến “1” (bị máy tính hóa), ngành kế toán – kiểm toán có xác suất 0.94, có khả năng rất cao bị máy tính hóa trong tương lai. Lý do là các thuật toán trong Big Data đang xâm nhập nhanh chóng vào các miền lưu trữ và truy cập thông tin, dẫn tới viễn cảnh rõ ràng về các công việc văn phòng nói chung và kế toán nói riêng sẽ được tin học hóa. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, mặc dù ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần, ngay cả với 732
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” những công nghệ tiên tiến mới được phát triển gần đây về AI và robot, cho phép nhận diện các xu hướng thông minh hơn, nguồn lao động từ con người vẫn có lợi thế so sánh nhất định đối với các công việc, tình huống đòi hỏi sự nhận thức phức tạp. Tuy nhiên, với sự cải tiến không ngừng và nhanh chóng của công nghệ, lợi thế so sánh này sẽ nhanh chóng biến mất. 4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu. Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng, đây là sản phẩm mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua cũng đã sử dụng máy tính, phần mềm kế toán với kết nối internet, kết nối mạng LAN vào công tác kế toán tại đơn vị, việc làm này bước đầu đạt đã được một số thành tựu đáng ghi nhận như: - Phân quyền cho kế toán viên: Hiện nay hầu hết các DN dệt may Việt Nam đều thực hiện công tác kế toán thông qua hệ thống phần mềm kế toán được cài đặt trên máy vi tinh, việc quản lý chung và phân quyền cho kế toán viên được lãnh đạo bộ phận kế toán bố trí, sắp xếp. Thực tế tại các DN, quyền truy cập và sử dụng phần hành kế toán còn chưa hiệu quả, thường chỉ do kế toán tổng hợp và kế toán trưởng hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng kế toán thực hiện. Phần hành kế toán cơ bản chỉ được dùng vào việc lập chứng từ, tổng hợp số liệu, lập sổ, lập báo cáo kế toán nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra và thanh quyết toán, với cách làm như hiện nay việc phân quyền chưa được thực hiện rộng rãi trong toàn bộ kế toán viên. Vẫn có nhiều phần hành kế toán chưa được sử dụng triệt để và như vậy, kết quả thông tin kế toán cung cấp còn chưa phong phú, chủ yếu mới dừng ở việc cung cấp thông tin kế toán tài chính, toàn bộ số liệu và thông tin kế toán quản trị hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của nhà quản trị DN. - Khai báo cơ sở dữ liệu ban đầu: Khi sử dụng phần mềm kế toán, việc làm đầu tiên đối với người sử dụng là khai báo và mã hóa thông tin về đối tượng kế toán, việc làm này đòi hỏi bộ phận kế toán phải phân loại, mã hóa theo từng loại đối tượng như: Nguyên vật liệu, công dụng cụ, tài sản, nhà cung cấp, khách hàng, các loại tiền, nguồn tiền, công nợ phải thu, phải trả, các khoản tạm ứng, … Hiện tại khi sử dụng phần mềm kế toán, các DN mới chỉ tập trung mã hóa ở mức cơ bản đủ phục vụ cho việc cung cấp thông tin kế toán tài chính, nhiều đối tượng kế toán vẫn còn được theo dõi thủ công không qua hệ thống phần mềm. Với việc mã hóa như này, việc cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị là hầu như không thể thực hiện, qua đó gây khó khăn trong việc đánh giá và đưa ra các quyết định tức thời liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của nhà quản trị DN. - Đối tượng sử dụng thông tin: Thông tin kế toán là kết quả phản ánh tình hình tài chính, được đo lường bằng thước đo tiền tệ hoặc hiện vật, được trình bày trên hệ thống sổ và báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Hiện tại, thông tin kế toán của các DN dệt may Việt Nam được cung cấp chủ yếu là thông tin kế toán tài chính và phục vụ chủ yếu cho cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng, kho bạc, cơ quan thuế, kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước. - Chất lượng và việc khai thác thông tin kế toán: Nhược điểm cố hữu vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan của dữ liệu và thông tin kế toán trong thời gian vừa qua là 733
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chưa đầy đủ, chưa phong phú, chưa kịp thời, còn có những thông tin chưa chính xác, đối tượng được sử dụng thông tin kế toán còn bị hạn chế, … nguyên nhân này đã gây ra nhiều tổn thất về mặt vô hình và cả hữu hình cho chính bản thân các DN và đối tác liên quan. Mặc dù cũng đã áp dụng khoa học công nghệ vào phục vụ công tác kế toán, xong do cách tổ chức, quan điểm chỉ đạo mà cơ sở dữ liệu kế toán của DN dệt may Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện hội nhập về kế toán kiểm toán. Thực tế thì, chất lượng cơ sở dữ liệu kế toán và thông tin kế toán của các DN chỉ bó hẹp trong việc phục vụ nhu cầu kế toán tài chính. Việc khai thác, tiếp cận, sử dụng cơ sở dữ liệu kế toán vẫn còn bị nhiều cản trở, đặc biệt là đối với các cá nhân, nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, nhà đầu tư… Vấn đề quan trọng nữa quyết định đến thành quả hoạt động của DN là cơ sở dữ liệu và thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc định hướng, điều hành của nhà quản trị còn hạn chế, các phương án, kế hoạch, quyết định, … của lãnh đạo phần lớn được đưa ra dựa trên kinh nghiệm hoặc các thông tin quá khứ do kế toán tài chính cung cấp. 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM Cách mạng công nghiệp 4.0 với trụ cột là kỹ thuật số, liên quan đến việc tự động hóa, các hành vi thông minh, trí tuệ nhân tạo do con người lập trình tạo nên để hướng tới mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Bên cạnh đó là mạng lưới Internet vạn vật kết nối, có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Kết quả là cơ sở dữ liệu lớn “Big Data” đa dạng, phong phú với tốc độ kết nối và xử lý nhanh, đáp ứng được mọi nhu cầu của người sử dụng thông tin,… Để hỗ trợ thực hiện việc này đòi hỏi các DN phải đầu tư thêm hệ thống máy tính cấu hình cao, hệ thống kết nối internet tốc độ cao, hệ thống phần mềm, hệ thống an ninh mạng, kho lưu trữ dữ liệu, đội ngũ nhân lực có chuyên môn,… Hoạt động tổ chức kế toán quản trị của các DN dệt may Việt Nam trong thời gian tới đây, đặc biệt là khi các DN hội nhập sâu rộng vào thị trường, với yêu cầu khắc phục được những hạn chế trước đây và hiện tại, nhanh chóng hội nhập toàn diện với hoạt động tài chính kế toán. Muốn vậy, việc tổ chức kế toán quản trị của các DN dệt may Việt Nam cần tập trung vào triển khai tốt một số nội dung sau: Thứ nhất, đối với tổ chức bộ máy kế toán Việc lựa chọn, áp dụng mô hình KTQT cần xuất phát từ điều kiện thực tiễn đặc điểm tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để phân tích chi phí và lợi ích của từng mô hình tổ chức đó. Với DN có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản, quy mô nhỏ, việc áp dụng mô hình tách rời hay hỗn hợp sẽ tốn nhiều chi phí so với lợi ích mang về. Ngược lại, DN có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, chi phí phát sinh đa dạng, nhiều đối tượng hạch toán chi phí thì cũng không thể thuần tuý áp dụng mô hình kết hợp. Các nhà quản trị DN cần phải thay đổi quan điểm và yêu cầu đối với bộ phận kế toán, theo đó phải yêu cầu bộ phận kế toán mã hóa và phản ánh toàn bộ mọi đối tượng, thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của DN, từ đối tượng trực tiếp đến đối tượng gián tiếp, từ đối tượng có giá trị cao đến đối tượng có giá trị nhỏ, … Bộ phận kế toán phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đối với từng kế toán viên, phải thực hiện việc mã hóa và phân quyền nhập và xử lý dữ liệu cho tất cả các thành viên, 734
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phải xây dựng và thiết lập được quy trình kế toán, từ hoạt động thu nhận, xử lý thông tin, kiểm tra hoàn thiện thông tin, nhập dữ liệu, xử lý, kết xuất thông tin, xây dựng các loại báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo đúng yêu cầu của người sử dụng. Đưa vào ứng dụng và cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số liên quan đến công tác tài chính kế toán như: Hoạt động thanh toán số giữa nhà DN với khách hàng, nhà cung cấp, với các đối tác, với các đơn vị tín dụng; cung cấp hệ thống chứng từ điện tử, tăng cường sử dụng đồng tiền kỹ thuật số trong giao dịch thanh toán nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là phù hợp với xu thế của hội nhập thế giới. Thứ hai, đối với tổ chức tài khoản và sổ kế toán Tổ chức tài khoản kế toán cần được tiến hành một cách có hệ thống, khoa học vừa đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết theo yêu cầu quản trị, vừa đảm bảo khả năng đối chiếu giữa thông tin chi tiết và thông tin tổng hợp liên quan của các đối tượng kế toán cụ thể trong từng DN. Để làm được điều này, KTQT cần dựa trên hệ thống tài khoản nhà nước ban hành, tiếp đó, trên cơ sở mục đích, yêu cầu quản lý chi tiết với từng đối tượng, thực hiện mở các tài khoản chi tiết cấp 2,3,4…Đối với hệ thống sổ KTQT, cần được thiết kế cụ thể, mẫu sổ, số lượng các chỉ tiêu cụ thể được sắp xếp theo trình tự hợp lý, khoa học theo yêu cầu quản lý; cũng như sự tiện lợi của việc trình bày, tổng hợp, báo cáo, sử dụng thông tin. Thứ ba, đối với tổ chức hệ thống báo cáo quản trị Việc tổ chức hệ thống báo cáo KTQT phải khoa học, hợp lý và hiệu quả để đảm bảo cung cấp đúng, đủ thông tin cho nhà quản trị. Báo cáo KTQT không nhất thiết phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và giữa các DN hệ thống báo cáo KTQT không nhất thiết phải giống nhau vì nó còn phụ thuộc quy mô DN, đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên thực hiện công việc của KTQT. Việc thiết lập hệ thống báo báo KTQT phải đáp ứng yêu cầu: Xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng DN. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của DN; Các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và các báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp... Thứ tư, đối với tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin - Trang bị phần cứng: Tùy theo nhu cầu và điều kiện DN mà trang bị các thiết bị phù hợp với đặc điểm hoạt động của DN. Trang bị phần cứng phải đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời xem xét tránh lãng phí trong việc đầu tư. - Trang bị phần mềm kế toán: DN có thể đặt ra các yêu cầu công việc kế toán đặc thù để các đơn vị cung cấp phần mềm đáp ứng bằng cách khảo sát thực tế tại đơn vị và viết các chương trình phần mềm đáp ứng đặc thù của DN. DN cũng cần đáp ứng những yêu cầu sau khi ứng dụng CNTT như: Chi phí về đầu tư tương đối lớn; Xây dựng hệ thống kiểm soát tốt để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, thông tin; đội ngũ nhân sự phải có trình độ chuyên môn nhất định mới... Các DN cần tiếp tục đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào công tác kế toán, sử dụng các phần mềm để quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu kế toán, kết nối thông tin kế toán với các thông tin thuế, bảo hiểm, ngân hàng, khách hàng, nâng cấp hệ thống an ninh mạng, khả năng bảo mật dữ liệu, cho phép truy cập và xử lý nhanh cơ sở dữ liệu. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng kho cơ sở dữ liệu kế toán, muốn làm được việc này thì đòi hỏi người sử dụng thông tin 735
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” kế toán phải có một trình độ nhất định để khai thác. Các thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị sẽ được cung cấp bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ địa điểm nào, ưu điểm này đảm bảo mọi điều kiện hỗ trợ cho lãnh đạo các DN và đối tượng sử dụng thông tin để có thể đưa ra các đánh giá và quyết định ngay tức thì. Cơ sở dữ liệu và thông tin kế toán mở đối với mọi người sẽ luôn đảm bảo cho việc minh bạch hóa các hoạt động của nhà DN, qua đó ngăn chặn được các hoạt động tiêu cực, đem lại lòng tin cho các đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết, tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp và đặc biệt là lòng tin của đội ngũ người lao động. - Ngoài ra cần bảo quản, bảo trì, lưu trữ kho cơ sở dữ liệu là yêu cầu quan trọng đòi hỏi các DN phải đặc biệt quan tâm, muốn làm việc này nhà DN phải đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống máy tính, kết nối internet, hệ thống lưu trữ đám mây, hệ thống phần mềm an ninh mạng, xây dựng hệ thống tường rào an ninh mạng, đầu tư nâng cao trình độ cho con người. Kho cơ sở dữ liệu kế toán lúc này được coi như là kho tài nguyên vô giá đối với bộ phận kế toán, nó phản ánh quy mô, tầm cỡ, lịch sử hoạt động của các DN, nó có thể cung cấp cho người dùng thông tin về toàn bộ những hoạt động tài chính kế toán đã diễn ra tùy theo yêu cầu của người dùng. Cơ sở dữ liệu kế toán an toàn, đồng nghĩa với việc thông tin kế toán cung cấp là đáng tin cậy với chất lượng cao. 6. KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, làm biến đổi rõ nét thông tin kế toán trong các đơn vị nói chung và các DN dệt may Việt Nam nói riêng. Cách mạng 4.0 đã góp phần giúp cơ sở dữ liệu và thông tin kế toán ngày càng trở nên an toàn, phong phú, minh bạch, việc khai thác và sử dụng thông tin ngày càng trở nên đơn giản, thuận tiện. Qua đó, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị ở mọi nơi, mọi lúc của người dùng, việc đưa ra các phân tích, đánh giá, các quyết định sẽ nhanh và hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. 2. Nguyễn Thị Minh Phương (2017), Một số phương hướng vận dụng công cụ quản lý của kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học; Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Carl Benedikt Frey, Michael A. Osborne (2016), The future of employment: How susceptible are jobs to computerisation?,Technological Forecasting and Social Change, Vol. 114, p. 254-280. 2. Deloitte(2015), Industry4.0-OnlyOne-TenthofGermanysHigh-TechStrategy 3. Frey, C. B. and M.A. Osborne (2015), Technology at Work: The Future of Innovation and Employment, Citi GPS: Global Perspectives & Solutions, February 2015. 4. Klaus Schwab (2016), Mastering the Fourth industrial revolution, 46th World Economic Forum. 5. Shen Yin, Okyay Kaynak (2015), Big data for modern industry: Challenges and Trends, Proceedings of The IEEE, Vol. 103, No. 2, p. 143-146. --- 736
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Thông tin tác giả: - TS. Trần Anh Quang, Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội. Email: quangktqt@gmail.ccom Số điện thoại: 0985.509.327 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán quản trị, Kế toán chi phí, Kế toán thuế, Hệ thống kiểm soát quản trị. - ThS. Nguyễn Thị Thu Lệ, Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội. Email: lethuthu@gmail.ccom Số điện thoại: 0911.898.988 Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán quản trị, Kế toán chi phí, Kế toán thuế, Hệ thống kiểm soát quản trị. 737
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0