VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG<br />
TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH<br />
TS. VÕ SÁNG Xuân Lan<br />
Trưởng khoa Du lịch trường ĐH Văn Lang<br />
<br />
<br />
Nếu như trước đây du lịch chỉ dành cho một số ít cá nhân thuộc “tầng lớp trên”, thì<br />
ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động bình thường trong đời sống kinh tế và<br />
xã hội của con người. Khi du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì<br />
cũng như ở các ngành khác, sản phẩm của du lịch cũng là một trong những đối<br />
tượng cần để chúng ta xem xét, nghiên cứu dưới góc độ là nguồn cung trên thị<br />
trường. Sản phẩm du lịch phần lớn là sản phẩm vô hình, khác với các sản phẩm<br />
tiêu dùng khác. Tuy nhiên, theo quy luật chung, sản phẩm du lịch cũng bao gồm<br />
những thành phần cơ bản, trong đó có thương hiệu như yếu tố quan trọng thể hiện<br />
chất lượng của sản phẩm.<br />
<br />
Song song với việc hình thành thói quen du lịch từ người tiêu dùng, đối với nền<br />
kinh tế của một đất nước, du lịch đã thật sự trở thành một ngành dịch vụ mang lại<br />
nhiều lợi ích thiết thực cho địa phương, được vận hành và phát triển với sự đóng<br />
góp của các tác nhân chính sau đây :<br />
<br />
- Chính phủ và các cơ quan chủ quản ngành cũng như các đơn vị hành chính<br />
sự nghiệp có liên quan<br />
- Các doanh nghiệp khai thác tài nguyên du lịch và cung cấp sản phẩm, dịch<br />
vụ phục vụ nhu cầu của du khách<br />
- Các cộng đồng địa phương nơi gửi và nhận khách<br />
- Bản thân du khách là người sử dụng các dịch vụ và thụ hưởng những quyền<br />
lợi từ việc khai thác tài nguyên du lịch.<br />
<br />
Mỗi tác nhân hoặc nhóm tác nhân có mức độ tham gia khác nhau và từ đó có vị trí,<br />
vai trò khác nhau trong ngành công nghiệp du lịch. Trong khuôn khổ của bài viết<br />
này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những tác nhân là cộng đồng địa phương<br />
tại nơi nhận khách cùng vai trò của họ trong việc phát triển thương hiệu du lịch của<br />
điểm đến.<br />
<br />
<br />
1<br />
Trước khi xem xét vai trò của cộng đồng, chúng ta cần biết cộng đồng và thương<br />
hiệu điểm đến là gì.<br />
<br />
1. Khái niệm về cộng đồng<br />
Theo xã hội học, cộng đồng là một tập thể những cá nhân có sự tương tác và<br />
cùng chia sẻ một môi trường chung. Đối với cộng đồng loài người, ý định,<br />
niềm tin và tín ngưỡng, nguồn lực, nhu cầu, sở thích, nguy cơ… và một số các<br />
điều kiện khác có thể hiện diện và trở thành điểm chung của tập thề, ảnh hưởng<br />
đến bản sắc của các thành viên và mức độ kết nối hay mối quan hệ giữa các cá<br />
nhân với nhau.<br />
<br />
Thật ra, khái niệm về cộng đồng là một khái niệm còn gây tranh cãi trong các<br />
nhà khoa học. Từ giữa những năm 50 thế kỷ XX đã xuất hiện hơn 90 định<br />
nghĩa ! Theo truyền thống, “cộng đồng” được hiểu là một tập thể các cá nhân<br />
cùng hoạt động tương tác và sống cùng một nơi. Từ “cộng đồng” thường được<br />
sử dụng để đề cập đến một tập thể với những giá trị chung, những mối liên kết<br />
xã hội tại cùng một địa điểm địa lý, thông thường là những không gian xã hội<br />
rộng lớn hơn ngôi nhà của họ. Từ này cũng có thể được dùng để chỉ cộng đồng<br />
quốc gia hoặc cộng đồng tổng thể.<br />
<br />
Khi nói đến cộng đồng trong du lịch tại Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay<br />
đến cộng đồng địa phương ở nông thôn, ở những vùng cao (cộng đồng người<br />
dân tộc) mà quên rằng ở thành thị cũng có những cộng đồng với những giá trị<br />
và bản sắc riêng của họ (cộng đồng thị dân, cộng đồng người Hoa ở các “khu<br />
phố Tàu”). Do đó, chúng ta cần có cách tiếp cận khác hơn để thấy rõ được<br />
nhiệm vụ và vai trò của những cộng đồng ở những nơi là điểm đến du lịch.<br />
<br />
2. Thương hiệu điểm đến<br />
Thương hiệu của điểm đến được xây dựng từ nhiều thành phần khác nhau, do<br />
nhiều đơn vị khác nhau cùng góp sức vào. Chúng ta có thể kể đến :<br />
<br />
2.1 Thương hiệu của các cơ sở dịch vụ<br />
Tại điểm đến, các cơ sở, doanh nghiệp lưu trú và ăn uống là những đơn vị chủ<br />
yếu cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách hàng. Thương hiệu là yếu<br />
tố khẳng định vị trí của họ trên thị trường, bảo đảm chất lượng của những sản<br />
<br />
2<br />
phẩm hữu hình đối với khách hàng. Thành công của thương hiệu ở những đơn<br />
vị này chủ yếu do sự xây dựng của từng doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn không<br />
thoát khỏi sự ảnh hưởng của thương hiệu chung tại điểm đến.<br />
<br />
2.2 Thương hiệu nhân văn<br />
Ngoài những sản phẩm hữu hình tạo nguồn cung cho du khách, các sản phẩm<br />
vô hình cũng là một phần không thể thiếu để góp phần vào thương hiệu của<br />
điểm đến. Việc xác định thương hiệu nhân văn là một việc không phải dễ, vì<br />
những sản phẩm vô hình không thể nắm bắt được, nên chất lượng chỉ có thể<br />
được xác định thông qua sự hài lòng và sự chấp nhận của du khách. Trong<br />
thành phần của thương hiệu nhân văn có thể kể đến các loại hình văn hóa : văn<br />
hóa dân gian, văn hóa hiện đại với đầy đủ các thể loại ca – múa - nhạc – kịch –<br />
họa. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến văn hóa của điểm đến, thể hiện<br />
qua cách ứng xử, thái độ của người dân, hình thức sinh hoạt, lối sống, phong<br />
tục tập quán… Thương hiệu nhân văn khó nhận thấy, khó xây dựng, và cũng<br />
khó giữ gìn phát huy để chuyển giao cho các thế hệ sau.<br />
<br />
Nếu như đối với các sản phẩm thông thường thương hiệu được khẳng định trực<br />
tiếp bằng số lượng sản phẩm bán ra hoặc doanh thu, thì thương hiệu nhân văn<br />
chỉ được xác định một cách gián tiếp thông qua số lượng du khách đến tại địa<br />
phương, hoặc thông qua các ý kiến phản hồi của khách hàng, các danh hiệu do<br />
những tổ chức, cơ quan nhà nước và quốc tế công nhận.<br />
<br />
3. Nhiệm vụ của cộng đồng tại điểm đến<br />
3.1 Tiếp nhận<br />
<br />
Dù làm việc trong các doanh nghiệp (lưu trú, ăn uống, dịch vụ) hay tham gia<br />
vào hoạt động du lịch với tư cách cá nhân, những thành viên của cộng đồng<br />
dân cư địa phương cũng có nhiệm vụ chính tại điểm đến là tiếp nhận du khách,<br />
tạo môi trường thoải mái, an toàn cho những người đến tham quan, tìm hiểu về<br />
địa phương của mình. Việc tiếp nhận cũng có thể xảy ra dưới hình thức gián<br />
tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vật tư thiết bị để tạo tiện nghi cho<br />
việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Trong việc tiếp nhận du khách,<br />
cộng đồng địa phương còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin trước, trong và sau<br />
<br />
<br />
3<br />
khi xảy ra hoạt động du lịch để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điểm đến cũng<br />
như giá trị của thương hiệu tại nơi này.<br />
<br />
3.2 Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ<br />
<br />
Đối với bất kỳ sản phẩm nào, dù vô hình hay hữu hình, chất lượng vẫn là yếu<br />
tố hàng đầu cần quan tâm trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Cộng<br />
đồng địa phương là tác nhân chính trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và<br />
dịch vụ, vì họ là những người trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động du lịch và<br />
có liên quan đến du lịch tại điểm đến. Chất lượng thể hiện qua những món ăn<br />
ngon và hợp vệ sinh; những căn phòng khách sạn ấm cúng như ở nhà (Warm<br />
as home); những hoạt động tham quan, vui chơi giải trí tạo sự thoải mái thư<br />
giãn cho du khách; những nụ cười (của người phục vụ trực tiếp hay của người<br />
dân trước thềm nhà họ khi du khách đi ngang…) để tạo sự thân thiện ngay từ<br />
phút ban đầu du khách đặt chân đến điểm đến; thái độ ân cần chăm chút từ<br />
những tiểu tiết đối với du khách… Từ đó, chúng ta có thể thấy được vai trò của<br />
toàn thể cộng đồng như một khối tổng thể không thể tách rời được của điểm<br />
đến, góp phần tạo nên không những thương hiệu mà còn là những điểm khác<br />
biệt giữa các điểm đến.<br />
<br />
3.3 Cung cấp sản phẩm địa phương<br />
<br />
Có những địa phương rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, hoặc chỉ có tài<br />
nguyên nhân văn, có những nơi lại được thế mạnh về cả hai loại hình tài<br />
nguyên. Tuy nhiên, tất cả các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đều vẫn cần<br />
thêm sự có mặt của các sản phẩm địa phương, từ các nguyên liệu để chế biến<br />
món ăn, đến nguồn thực phẩm chính như lúa gạo, lúa mì, kể cả những sản<br />
phẩm chế biến, tiêu dùng… Chính những sản phẩm do những người dân tại đó<br />
sản xuất mới là điểm nhấn khiến du khách có ấn tượng hơn với điểm đến, phân<br />
biệt điểm đến này với điểm đến kia (thí dụ mứt hoa violet của thành phố<br />
Toulouse tại Pháp, đèn lồng Hội An, nón bài thơ của Huế, ô mai Hà Nội, gạo<br />
Nàng Hương của đồng bằng sông Cửu Long…) Những sản phẩm này được gọi<br />
là đặc sản, gắn liền với tên gọi của địa phương và tạo nên thương hiệu riêng<br />
của điểm đến. Do đó, không ai có thể phủ nhận được vai trò và sự đóng góp<br />
của thành viên các cộng đồng trong trường hợp này.<br />
<br />
3.4 Quảng bá văn hóa địa phương<br />
<br />
4<br />
Trong phần 3.2 chúng tôi đã đề cập đến thái độ của người dân địa phương<br />
trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ và làm hài lòng du khách. Việc quảng<br />
bá văn hóa có thể được tổ chưc rầm rộ thành những chiến dịch, nhưng cũng có<br />
thể thực hiện một cách “lặng lẽ” nhưng sâu lắng, thắm đậm tính chất đặc trưng<br />
của địa phương. Văn hóa địa phương còn là thái độ của người dân tại chỗ đối<br />
với những thành viên của cộng đồng, đối với môi trường tại điểm đến. Nếu<br />
những thái độ này tạo ấn tượng tốt đối với du khách, thì có thể biểu hiện được<br />
sự thống nhất của cộng đồng trong việc quảng bá văn hóa mà không cần đến<br />
nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự phức tạp. Cách quảng bá tốt nhất là cách<br />
tự nhiên nhất, với sự đóng góp tham gia của tất cả cộng đồng từ già đến trẻ, từ<br />
người làm trực tiếp đến gián tiếp, của những người tạo nên tổng thể cộng đồng<br />
như trong khái niệm ở phần 1.<br />
<br />
Ngoài ra, văn hóa địa phương cũng có thể được thể hiện thông qua những đặc<br />
sản cung cấp cho du khách, qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, qua việc sử<br />
dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của những doanh nghiệp du lịch. Như vậy<br />
có thể thấy văn hóa nói chung bao gồm tất cả những gì du khách có thể được<br />
cung cấp bởi cộng đồng địa phương, vì chỉ có cộng đồng mới có thể quảng bá<br />
được văn hóa của chính mình chứ không phải ai khác,và thương hiệu của điểm<br />
đến là sự khẳng định cho việc du khách chấp nhận những điều này.<br />
<br />
4. Một số thí dụ điển hình<br />
4.1Hội An<br />
<br />
Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến là di sản văn hóa thế giới<br />
vào năm 1999 khi được UNESCO trao tặng danh hiệu này. Khu phố cổ được<br />
bảo tồn gần như nguyên vẹn, hiện còn người dân sinh sống và được xem như<br />
một bảo tàng sinh thái (ecomuseum). Sự tồn tại và phát triển tạo nên thương<br />
hiệu Hội An có được nhờ sư góp sức của nhiều phía, nhưng hơn tất cả phải kể<br />
đến người dân địa phương, hay nói cách khác đó là cộng đồng người Hội An.<br />
<br />
Người dân Hội An ý thức được vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng<br />
thương hiệu từ việc đón tiếp du khách, bảo tồn di sản hiện có đến việc bảo vệ<br />
môi trường cảnh quan, và chung sức với chính quyền địa phương trong các<br />
chính sách bảo tồn và phát triển. Thái độ niềm nở, lịch sự và sự nhiệt tình để<br />
lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người du khách. Ấn tượng ban đầu của du khách<br />
<br />
5<br />
đối với người dân địa phương giữ một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, du<br />
khách được chứng kiến ý thức bảo vệ di sản của người dân ngay chính trong<br />
ngôi nhà của họ. Một số di tích tham quan tại Hội An là nhà ở của người dân<br />
và mọi sinh hoạt thường ngày vẫn diễn ra, nhưng không vì thế mà di tích bị tàn<br />
phá, chỉnh sửa xây dựng theo ý riêng của chủ nhà. Kinh tế phát triển, đời sống<br />
được nâng cao, như cầu được sống trong nhà cao cửa rộng chắc chắn sẽ ảnh<br />
hướng đến suy nghĩ và quyền lợi của người dân, nhưng không vì những lợi ích<br />
cá nhân mà chủ những ngôi nhà cổ đánh mất giá trị bằng việc thay thế một<br />
ngôi nhà bê tông cốt thép. Cùng phối hợp và theo sự chỉ đạo của chính quyền,<br />
chủ nhân những ngôi nhà cổ tu trì, bảo vệ ngôi nhà riêng của họ như một di sản<br />
đúng nghĩa và cũng xem như đó chính là tài sản của địa phương góp phần xây<br />
dựng phát triển thương hiệu cho Hội An.<br />
<br />
Việc bảo vệ song song với việc phát triển môi trường cảnh quang của người<br />
dân Hội An vẫn còn nhiều điểm phải xem xét, tuy nhiên nếu chúng ta làm phép<br />
so sánh với các điểm đến được coi là con đường di sản miền Trung (Huế,<br />
Phong Nha - Kẻ Bàng…) thì thương hiệu Hội An vẫn nổi bật trên bản đồ du<br />
lịch không những của Việt Nam mà còn của thế giới.<br />
<br />
4.2 Bến Tre<br />
Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước<br />
đây, do điều kiện đi lại khó khăn nên du lịch không thể phát triển được. Hiện<br />
nay, với hệ thống đường sá khá tốt, cầu Rạch Miễu đã được xây dựng xong,<br />
việc phát triển du lịch ở Bến Tre bắt đầu khởi sắc. Người ta đề cập nhiều đến<br />
du lịch cộng đồng ở Bến Tre thông qua hình thức homestay, với sự tham gia<br />
của một số xã có điều kiện để đón tiếp du khách, nhất là du khách nước ngoài.<br />
Tuy nhiên, người dân thật sự tham gia nhiều nhất vào việc sản xuất và chế biến<br />
những sản phẩm từ nguyên liệu đặc trưng của tỉnh là dừa (cây dừa, trái dừa, lá<br />
dừa, gỗ dừa,…). Những sản phẩm này đã đại diện cho Bến Tre, đóng góp thêm<br />
thành phần cho một sản phẩm văn hóa mới là Lễ hội Dừa được tổ chức thường<br />
niên từ hai năm nay. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng, các sản phẩm<br />
đặc trưng của Bến Tre sẽ khó vượt qua được rặng dừa nước để đến với những<br />
thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đưa sản phẩm về dừa tham gia cung ứng<br />
cho nhu cầu của du khách (như vật dụng hàng ngày hoặc hàng lưu niệm sau<br />
chuyến đi), Bến Tre đã bắt đầu có được thương hiệu du lịch riêng cho mình.<br />
<br />
<br />
6<br />
4.3 Sapa<br />
<br />
Sapa nằm cách Hà Nội 376km, cách Bến Tre khoảng 2170km, cách Hội An<br />
1240km, và có vị trí trên thị trường du lịch tương đương với Bến Tre và Hội An<br />
trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Hình thức du lịch cộng đồng tại Sapa<br />
chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch homestay. Du khách được ở trong những<br />
ngôi nhà truyền thống, được hướng dẫn và tham gia nấu các món ăn mang bản<br />
sắc địa phương, cùng tham gia vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người<br />
dân như làm các công việc của nhà nông và sản xuất các sản phẩm đan lát mây<br />
tre, dệt thổ cẩm. Chính những hoạt động này sẽ giúp du khách có được cảm<br />
nhận sâu xa và hiểu rõ hơn nguồn gốc văn hóa nơi họ đến tham quan.<br />
<br />
Bên cạnh đó, chủ nhà hướng dẫn du khách tham quan các điểm du lịch, làng<br />
bản nơi đồng bào các dân tộc sinh sống, tìm hiểu và khám phá những phong tục<br />
tập quán của đồng bào qua việc tham quan những phiên chợ, những buổi tối<br />
sinh hoạt văn hóa cộng đồng dưới trăng sáng xem các đôi thanh niên nam nữ<br />
hát hò, thổi kèn, ca múa. Du khách được cùng tham dự vào các loại hình văn<br />
hóa và trò chơi dân gian trong thời gian lưu trú tại đây. Ngoài ra du khách còn<br />
được tham gia vào việc trao đổi buôn bán những sản phẩm lưu niệm với người<br />
dân bản địa. Tất cả mọi hoạt động du lịch đều do người dân cung cấp nên chắc<br />
chắn không chuyên nghiệp bằng những khách sạn, các công ty du lịch, nhưng<br />
thay vào đó sẽ mang lại một sức hấp dẫn đối với du khách vì họ thực sự được<br />
sống, được cùng làm và tham gia mọi sinh hoạt của người dân. Hơn thế nữa, du<br />
khách sẽ cảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu, chân chất, hiền lành và mến<br />
khách của người dân địa phương. Du lịch cộng đồng đã giúp Sapa vượt qua<br />
được những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ<br />
du lịch (thông qua việc được đào tạo, hướng dẫn cơ bản về nghiệp vụ du lịch).<br />
Và cũng chính cộng đồng dân địa phương đã góp phần xây dựng nên thương<br />
hiệu du lịch cho Sapa, vượt qua biên giới Việt Nam để mang đến cho Sapa một<br />
vị trí nhất định trên bản đồ du lịch khu vực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. BEST Summit Report. Community Tourism Summit – May 2003.<br />
Pocantico, New York.<br />
2. JOLIN Louis (2009). Communauté. Symposium international sur le<br />
tourisme durable, 17-19 mars, Québec (Canada).<br />
3. LAURENT Alain (2003). Caractériser le tourisme responsable, facteur de<br />
développement durable. Direction Générale de la coopération internationale<br />
et du développement.Etude réalisée à la demande du Ministère des Affaires<br />
Étrangères de France.<br />
4. WING Allison (2001). The power of Community involvement in Tourism.<br />
Harry Holgate Fellowship Paper 2001.<br />
5. Hải Dương (2008). Phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường du<br />
lịch Hà Giang.Tạp chí Du Lịch 5/2008<br />
6. Tây Nguyên – Du lịch cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa (2007),theo Quân<br />
đội Nhân dân. http://patavietnam.org/vn/content/view/2052/52/<br />
7. Ðiện Biên: Du lịch cộng đồng văn hóa bản (2007). Nguồn Báo Ðiện Biên<br />
Phủ ngày 3/5/2007, 14:43. http://www.vietnamtourism-info.com/cgi-<br />
bin/news/exec/view.cgi?archive=63&num=14218<br />
8. PHAN Hùng (2009). Du lịch cộng đồng - tiềm năng và giải pháp phát triển<br />
bềnvững.<br />
http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=6126&CatID=109<br />
&MN=30<br />
9. Phát triển du lịch cộng đồng: Cách nào để đạt hiệu quả? (theo VOVNews,<br />
cập nhật: Thứ ba, 9/6/2009).<br />
http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=6312<br />
10.Homestay- dịch vụ du lịch hiệu quả ở Tả Phìn (Lào Cai) Nguồn: Sở<br />
VH,TT&DL Lào Cai, cập nhật lần cuối: 10/09/2010 09:21:30 AM.<br />
http://www.dulichvietnam.com.vn/Desktop.aspx/Tin-<br />
tuc/Tintrongnuoc/Homestay-<br />
_dich_vu_du_lich_hieu_qua_o_Ta_Phin_Lao_Cai/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />