Nguyễn Thị Khương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 87 - 90<br />
<br />
VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
Nguyễn Thị Khương*<br />
Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhà nước, với tư cách là một thiết chế quan trọng trong kiến trúc thượng tầng thì luôn giữ một vai<br />
trò quan trọng tác động trở lại nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta hiện<br />
nay, Nhà nước thực hiện chức năng “bà đỡ” điều tiết vĩ mô nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển<br />
theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các công cụ pháp luật, các đòn bẩy kinh tế,<br />
Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của mình, thực tế sự phát triển kinh tế trong những<br />
năm qua đã chứng minh điều đó. Song, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển mình hội nhập<br />
toàn cầu, để thực sự phát huy hết vai trò của mình thì Nhà nước cần phải có sự thay đổi cả về<br />
phương thức và hình thức quản lý cho phù hợp.<br />
Từ khóa: Nhà nước, kinh tế, phát triển, kinh tế thị trường, quản lý<br />
<br />
1. Phát triển kinh tế là một trong những mục<br />
tiêu chiến lược của bất cứ quốc gia nào trong<br />
đó có Việt Nam. Song, làm thế nào để phát<br />
triển kinh tế nhanh, có hiệu quả đồng thời<br />
đảm bảo được các yếu tố về môi trường, môi<br />
sinh, tiến bộ và công bằng xã hội lại là một<br />
câu hỏi vô cùng khó khăn và cần có lời giải<br />
đáp ngay. Ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế<br />
thật sự có hiệu quả và theo xu hướng bền<br />
vững thuộc về cả nhân tố khách quan lẫn chủ<br />
quan, trong đó nhân tố chủ quan giữ vai trò<br />
vô cùng quan trọng. Nhân tố chủ quan tác<br />
động tới sự phát triển này rất đa dạng, đó có<br />
thể là do vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà<br />
nước, có thể là do một cấp Bộ, ngành hoặc cơ<br />
quan chủ thể nào đó, cũng có thể là do bản<br />
thân các chủ thể kinh tế… Xét trên góc độ<br />
chung nhất thì thấy rằng, ở Việt nam cũng<br />
như trên thế giới hiện nay, vai trò của Nhà<br />
nước trong việc phát triển kinh tế nhanh, có<br />
hiệu quả và bền vững là quan trọng hơn cả,<br />
bởi lẽ xét đến cùng các chủ thể kinh tế khác<br />
đều phải bắt đầu từ vai trò lãnh đạo, quản lý<br />
của Nhà nước.*<br />
2. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo<br />
của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của đông đảo<br />
quần chúng nhân dân, đặc biệt là vai trò quản<br />
lý của Nhà nước, nền kinh tế của chúng ta có<br />
sự chuyển biến tích cực.<br />
*<br />
<br />
Tel: 01666 839020; Email: Khuonggdct@yahoo.com<br />
<br />
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung<br />
ương Đảng khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
cho biết, hàng năm, kinh tế nước ta tăng<br />
trưởng trung bình 7%. Tại Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam, khi kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị<br />
quyết Đại hội IX của Đảng và nhìn lại 20 năm<br />
đổi mới, Đảng ta khẳng định nền kinh tế Việt<br />
Nam đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ<br />
tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối<br />
toàn diện, kinh tế vĩ mô ổn định, cơ cấu kinh<br />
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thành phần kinh<br />
tế đều phát triển. Trong vòng 5 năm gần đây,<br />
từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế tăng bình quân hàng năm là 7%, đặc<br />
biệt 3 năm từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng<br />
trưởng bình quân đạt 7,62%, cao hơn giai<br />
đoạn 2001 - 2006 (bình quân giai đoạn này là<br />
7,5%). Nếu so với giai đoạn từ khi kết thúc<br />
chiến tranh đến trước đổi mới (từ năm 1976<br />
đến 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế của<br />
chúng ta tăng bình quân là 4,6%/năm), thì tốc<br />
độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong<br />
những năm gần đây thật đáng khâm phục, thể<br />
hiện rõ nhất là ở 3 nhóm ngành: Nông nghiệp,<br />
lâm nghiệp và thủy sản; nhóm ngành công<br />
nghiệp và xây dựng; và nhóm ngành dịch vụ.<br />
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, nền<br />
kinh tế của nước ta không phát triển một cách<br />
87<br />
<br />
Nguyễn Thị Khương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tự phát mà thông qua hoạt động quản lý của<br />
Nhà nước. Trong phát triển kinh tế, Nhà nước<br />
ta thực hiện chức năng “bà đỡ”, “Bà” đã<br />
thông qua các hoạt động chủ động của mình,<br />
đề ra các chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp<br />
tham gia vào các tổ chức sản xuất, kinh doanh<br />
với tư cách là chủ thể kinh tế độc lập trên thị<br />
trường, qua đó hướng nền kinh tế phát triển<br />
theo đúng quỹ đạo của nó.<br />
Nếu quay trở về và nhìn lại giai đoạn trước<br />
đây hơn 20 năm thì thấy ngay vai trò to lớn<br />
của Nhà nước, thể hiện ở quá trình Nhà nước<br />
ta phấn đấu và chuyển đổi thành công mô<br />
hình quản lý từ nền kinh tế tập trung quan liêu<br />
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện tại vai trò quản<br />
lý của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân<br />
từng bước được khẳng định và càng ngày<br />
càng được thể hiện rõ nét. Trên cơ sở nghiên<br />
cứu về nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế<br />
giới, Nhà nước đã quyết định tạo lập đồng bộ<br />
các yếu tố của thị trường, các loại thị trường:<br />
hàng hóa - dịch vụ, sức lao động, bất động<br />
sản, vốn… dần dần mọc lên theo hướng phục<br />
vụ và kích thích phát triển sản xuất, kinh<br />
doanh theo đúng định hướng. Nhà nước cũng<br />
đã từng bước đổi mới và hoàn chỉnh các công<br />
cụ quản lý vĩ mô: xây dựng hành lang pháp lý<br />
- mà trước hết là hệ thống luật kinh tế - đồng<br />
bộ, hoàn chỉnh, đổi mới các chính sách tài<br />
chính - tiền tệ, giá cả tạo điều kiện cho các<br />
chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế<br />
có hiệu quả, từ đó hạn chế được mặt trái mà<br />
kinh tế thị trường đem lại. Đồng thời với quá<br />
trình đó, Nhà nước cũng đã tạo lập và xây<br />
dựng quan hệ phân phối hợp lý theo đúng<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa, các hình thức<br />
phân phối theo số lượng và chất lượng, theo<br />
hiệu quả lao động; phân phối qua các quỹ<br />
phúc lợi xã hội; phân phối theo tài sản, theo<br />
vốn vật chất hoặc theo trí tuệ đóng góp được<br />
sử dụng một cách công khai, hợp lý đã kích<br />
thích được các chủ thể kinh tế tham gia và<br />
hoạt động tích cực vào sự phát triển kinh tế<br />
chung, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng<br />
trưởng theo xu hướng tiến bộ.<br />
Tuy nhiên, xét một cách công bằng mà nói,<br />
chúng ta sẽ thấy rằng, mặc dù trong những<br />
năm, qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt<br />
88<br />
<br />
80(04): 87 - 90<br />
<br />
Nam khá cao, song chất lượng tăng trưởng<br />
của nền kinh tế thì lại chưa thực sự bền vững.<br />
Biểu hiện của quá trình này là năng suất lao<br />
động xã hội vẫn ở mức thấp. Năm 2007<br />
chúng ta mới chỉ đạt 25,9 triệu đồng, tương<br />
đương khoảng 1608USD/người/năm; so với<br />
một số nước trong khu vực thì chúng ta vẫn<br />
kém xa họ, chẳng hạn cùng thời kỳ, ở Trung<br />
Quốc năng suất lao động tăng gấp 2 lần, Thái<br />
Lan gấp 4,5 lần, Malaixia gấp 12 lần và Hàn<br />
Quốc gấp chúng ta 23,5 lần. Bên cạnh đó,<br />
hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) của chúng ta<br />
vẫn còn thấp, không phục vụ cho tăng trưởng,<br />
giai đoạn 2001 - 2006, tỷ lệ đầu tư của ta<br />
trung bình hàng năm là 37,2% trong khi đó<br />
GDP chỉ tăng 7,6%, điều đáng lo ngại ở đây<br />
là hệ số ICOR cao và có xu hướng gia tăng<br />
theo các năm, tính trung bình hệ số này ở mức<br />
4,8% từ năm 2000 - 2008 và riêng giai đoạn<br />
2006 - 2008 là 5,4%. Qua nghiên cứu cho<br />
thấy, Việt Nam cũng là nước tiêu hao năng<br />
lượng, nguyên liệu trong các ngành công<br />
nghiệp rất cao, đặc biệt là các ngành thép, xi<br />
măng. Trong những năm gần đây còn có biểu<br />
hiện của giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản<br />
xuất, so sánh tỷ trọng sản lượng và giá trị tăng<br />
thêm của hai nhòm ngành công nghệ cao và<br />
công nghệ thấp cho thấy hiệu quả tăng trưởng<br />
kinh tế của chúng ta không thật sự bền vững.<br />
Năm 2007, sản lượng của nhóm ngành công<br />
nghệ cao là 23,56% trong khi đó giá trị tăng<br />
thêm chỉ là 19,46%; còn nhóm ngành công<br />
nghệ thấp, sản lượng năm 2007 là 76,44%<br />
trong khi đó giá trị tăng thêm là 80,54%.<br />
3. Với thực trạng tăng trưởng kinh tế như<br />
trên, mặc dù đã góp phần làm giảm khoảng<br />
cách phát triển giữa Việt Nam với các nước<br />
trên thế giới và trong khu vực, song vẫn chưa<br />
đủ để Việt nam thoát khỏi nhóm các nước có<br />
thu nhập thấp. Nền kinh tế của chúng ta nói<br />
chung vẫn đang phát triển dưới mực tiềm<br />
năng và đang đối mặt với nhiều yếu kém về<br />
chất lượng tăng trưởng. Do đó việc giải quyết<br />
các nút thắt về phát triển kinh tế là hết sức<br />
cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, trước hết<br />
<br />
Nguyễn Thị Khương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhà nước phải nâng cao vai trò và vị trí của<br />
mình trong sự phát triển chung của nền kinh<br />
tế đất nước. Theo chúng tôi, để Nhà nước<br />
thực sự phát huy được vai trò và hiệu quả của<br />
mình trong quản lý nền kinh tế để kinh tế phát<br />
triển theo xu hướng bền vững thì cần thiết<br />
phải quan tâm đến các khía cạnh sau:<br />
Một là: Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực các<br />
công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước - đây là<br />
cơ sở quan trọng để xây dựng nền kinh tế chủ<br />
động trong điều kiện nền kinh tế chung trên<br />
thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện<br />
nay. Trước mắt, Nhà nước cần tập trung vào<br />
việc xây dựng và hoàn thiện, đổi mới đồng bộ<br />
các công cụ pháp luật đặc biệt là luật kinh tế.<br />
Xây dựng, đổi mới các công cụ pháp luật phải<br />
đi đôi với đổi mới cơ chế thi hành pháp luật,<br />
áp dụng pháp luật và tăng cường giáo dục,<br />
nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật<br />
cho các chủ thể kinh tế, cho mọi người dân<br />
đang hoạt động sản xuất, mua bán, kinh<br />
doanh. Cùng với hoàn thiện luật pháp, Nhà<br />
nước cũng cần khẩn trương hoàn thiện công<br />
cụ kế hoạch hóa và các đòn bẩy kinh tế khác<br />
nhằm làm cho các chủ thể kinh tế và người<br />
dân có được một môi trường sản xuất, mua<br />
bán kinh doanh tốt. Quản lý chính sách chính<br />
- tiền tệ, chính sách xã hội trong điều kiện nền<br />
kinh tế đang chuyển biến theo hướng hội<br />
nhập kinh tế thế giới cũng là một trong những<br />
biện pháp quan trọng giúp Nhà nước điều<br />
khiển tốt nền kinh tế.<br />
Hai là, nâng cao vai trò của thành phần kinh<br />
tế nhà nước, đây được coi là tiền đề vật chất<br />
để Nhà nước khẳng định vị trí và tầm quan<br />
trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, qua<br />
đó hướng các chủ thể kinh tế và các thành<br />
phần kinh tế khác tự chuyển động theo kinh tế<br />
nhà nước, thúc đẩy không chỉ kinh tế nhà nước<br />
phát triển mà còn góp phần đưa nền kinh tế<br />
nước ta đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Ba là, Nhà nước cần phải kiện toàn, đổi mới<br />
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ở<br />
nước ta hiện nay, bộ máy Nhà nước hoạt động<br />
còn kém hiệu quả, nhiều bộ phận còn chồng<br />
chéo lên nhau, tệ quan liêu, tham nhũng trong<br />
các cơ quan hành chính của Nhà nước còn<br />
<br />
80(04): 87 - 90<br />
<br />
xảy ra ở nhiều nơi, làm cản trở tư duy về đổi<br />
mới kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế<br />
theo xu hướng bền vững. Do vậy, vần đề kiện<br />
toàn, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ<br />
máy nhà nước phải được quan tâm, đầu tư xác<br />
đáng, phải được tiến hành thường xuyên. Chỉ<br />
khi nào mọi thành tố trong cấu trúc bộ máy<br />
Nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả thì<br />
khi ấy Nhà nước mới giữ được vai trò làm<br />
chủ của mình trong việc phát triển nền kinh<br />
tế. Việc kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt<br />
động của bộ máy nhà nước cần phải hướng<br />
vào các nhiệm vụ trọng yếu: Đổi mới tổ chức<br />
và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm phát<br />
huy dân chủ trong quá trình phát triển nền<br />
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi<br />
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà<br />
nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới phương<br />
thức tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà<br />
nước trong quản lý nền kinh tế theo hướng<br />
phân định rõ chức năng quản lý của Nhà<br />
nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của<br />
các đơn vị cơ sở.<br />
Thứ tư, để kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt<br />
động của bộ máy Nhà nước qua đó phát huy<br />
vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh<br />
tế thì một vấn đề không kém phần quan trọng<br />
cần được quan tâm thích đáng, đó là nâng cao<br />
phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý nhà<br />
nước về kinh tế. Để thực hiện tốt vấn đề này<br />
Nhà nước cần thiết phải: Tiếp tục xây dựng,<br />
đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy<br />
trình, tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về<br />
kinh tế trong thời kỳ mới; nên có các biện<br />
pháp cụ thể để nâng cao phẩm chất đạo đức<br />
và năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về<br />
kinh tế, đồng thời phải có các chính sách đãi<br />
ngộ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế thật<br />
tương xứng với sự đóng góp của họ trong<br />
quản lý một nền kinh tế có nhiều biến động<br />
như nước ta hiện nay.<br />
4. Như vậy, đứng trước cánh cửa hội nhập<br />
kinh tế thế giới như hiện nay, vai trò quản lý<br />
của Nhà nước ta trong phát triển một nền kinh<br />
tế năng động và thật sự có hiệu quả là một<br />
vấn đề vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm của<br />
các nước cho thấy rằng một nền kinh tế tăng<br />
trưởng cao không phải bao giờ cũng đồng<br />
89<br />
<br />
Nguyễn Thị Khương<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghĩa với việc tạo ra một nền kinh tế mạnh.<br />
Bài viết này là một gợi ý nhỏ cho Nhà nước ta<br />
kết hợp với các chính sách khác để có được<br />
những chiến lược phát triển kinh tế thật sự<br />
bền vững, phù hợp với xu thế phát triển đất<br />
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đào Thị Thu Hằng (2011), “Phát triển nhanh<br />
và bền vững ở Việt Nam – thực trạng và một số<br />
vấn đề đặt ra” ], TC Lý luận chính trị số 2 – 2011<br />
<br />
80(04): 87 - 90<br />
<br />
[2]. Lê Thị Hồng, [2000], Vai trò định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với phát triển nền<br />
kinh tế Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết<br />
học, HVCT- HCQGHCM<br />
[3]. Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010),<br />
Tăng trưởng kinh tế và công bằng tiến bộ ở Việt<br />
Nam, Nxb Chính trị quốc gia.<br />
[4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
[5]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X<br />
của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE ROLE OF STATE MANAGEMENT IN THE DEVELOPMENT OF<br />
SOCIALIST ORIENTED MARKET ECONOMY IN OUR COUNTRY TODAY<br />
Nguyen Thi Khuong*<br />
Political Education Department, College of Education - TNU<br />
<br />
State, being an important institution in superstructure construction, has always played an important<br />
role in having reverse impact on the economy. In the present market economy of our country, the<br />
State performs the function of "midwife", macro-regulating the economy to ensure the growth in<br />
the right socialist orientation. The country’s economic growth over the past years has proven that<br />
the State has confirmed its important role through tools of law and economic leverage. However,<br />
the State should have suitable changes in both the approaches and forms of management while still<br />
fully perform its role in the condition that the country’s economy are transforming and integrating<br />
the global economy.<br />
Keywords: State , economy, development, market economy, management<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 01666 839020; Email: Khuonggdct@yahoo.com<br />
<br />
90<br />
<br />