Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường
lượt xem 15
download
Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt... Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt. Trong khi các đại biểu Quốc hội đang tập trung thảo luận về hàng loạt vấn đề quốc kế dân sinh, thì ở bên ngoài, những cơn mưa trái mùa nhưng với cường suất đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều làng mạc, phố phường Thủ đô trong biển nước mênh mông....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường
- Khoa học pháp lý Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường
- Ảnh chụp trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, tháng 11/2008 khi trận lụt lịch sử diễn ra. Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt... Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt. Trong khi các đại biểu Quốc hội đang tập trung thảo luận về hàng loạt vấn đề quốc kế dân sinh, thì ở bên ngoài, những cơn mưa trái mùa nhưng với cường suất đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều làng mạc, phố phường Thủ đô trong biển nước mênh mông. Có thể thấy, cả Thủ đô Hà Nội nóng lên bởi những hiện tượng bất thường, đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ và bộ máy chính quyền Thủ đô phải gồng lên để giải quyết. Dĩ nhiên, kết quả như thế nào: tốt, nhanh chóng, hiệu quả hay ngược lại đều phụ thuộc vào các biện pháp mà Chính phủ và chính quyền Hà Nội đưa ra. Chúng tôi xin được sử dụng tình huống này như một đường link để bàn về một vấn đề lý luận khá trừu tượng, là vai trò nhà nước trong quản lý xã
- hội khi có tình huống bất thường. 1. Chức năng và vai trò của người “nhạc trưởng” Trong đời sống hiện thực, để duy trì sự sống với tính cách là nhân loại, con người phải tiến hành các hoạt động để tạo ra của cải nhằm nuôi sống mình và duy trì sự tồn tại của xã hội. Hoạt động sáng tạo ra lịch sử đầu tiên của con người trong chinh phục tự nhiên, cải tạo và chiếm lấy thế giới thông qua lao động sản xuất của cải vật chất để nuôi sống chính mình là hoạt động mang tính xã hội. Để chinh phục tự nhiên, con người phải quan hệ và hợp sức với nhau. Chính hoạt động lao động làm chung đó đã làm cho lao động của con người mang tính xã hội và đã khách quan làm nảy sinh nhu cầu tổ chức, kiểm tra, điều hoà, phối hợp các hoạt động - những công việc thuộc về chức năng xã hội của một hoạt động đặc thù được định danh là quản lý. Khi xã hội loài người xuất hiện giai cấp, nhà nước thì những chức năng xã hội ấy khách quan thuộc về nhà nước. Khảo cứu lịch sử nhân loại kể từ khi xuất hiện nhà nước đến nay cho thấy, quản lý các mặt hoạt động của đời sống xã hội luôn là chức năng của nhà nước. Chức năng đó không ai có thể thay thế được và vai trò đó ngày càng được đề cao cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động và của tiến bộ xã hội. Như thế, tính chất xã hội của lao động chính là nhân tố quy định tính tất yếu cũng như sự tăng lên của vai trò đó. Khi phân tích quá trình sản xuất của tư bản, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
- nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (1). Điều đó có nghĩa là, tính chất xã hội của lao động đòi hỏi phải có sự quản lý với tính chất là một chức năng xã hội - chức năng của người người nhạc trưởng để điều khiển các quá trình xã hội làm cho các quá trình đó diễn ra bình thường, trôi chảy, nếu không sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn. ở cấp vĩ mô, người “nhạc trưởng” đó không ai khác ngoài nhà nước. Đến lượt mình, khi đã tồn tại với tính cách là người nhạc trưởng, nhà nước phải thực hiện các chức năng cơ bản là người dự đoán, tiến hành kế hoạch hoá, tổ chức, điều hoà, phối hợp hoạt động, kiểm tra... để cho mọi hoạt động của xã hội diễn ra bình thường, trôi chảy. Trong điều kiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội không có những biến động lớn xảy ra, nhà nước đã có vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Còn trong trường hợp đời sống xã hội có những biến cố do những tác động từ các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố xã hội, nghĩa là trong điều kiện xã hội có những tình huống bất thường, vai trò hết sức to lớn và quan trọng đó sẽ phải được đặt ở vị trí có tầm quan trọng đặc biệt và phải được đề cao hơn rất nhiều, thậm chí là nhân tố không thể thay thế. Điều này không chỉ đúng với nhà nước xã hội chủ nghĩa mà đúng với mọi
- nhà nước nói chung. 2. Tính chất đặc biệt về vai trò quản lý xã hội của Nhà nước trong tình huống bất thường Vấn đề đặt ra là, vai trò đặc biệt của người “nhạc trưởng” trong các tình huống bất thường được thể hiện như thế nào? Tính chất “đặc biệt” về vai trò quản lý xã hội của nhà nước trong tình huống bất thường bị quy định bởi tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường. Đến lượt nó, tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường lại bị quy định bởi những diễn biến hết sức mau lẹ của chính các tình huống bất thường. Cho dù nguyên nhân dẫn đến xảy ra các tình huống bất thường là gì, do các yếu tố tự nhiên hay các yếu tố xã hội làm nảy sinh, thì tất cả cũng đều có chung đặc điểm là tình huống thường diễn biến hết sức mau lẹ, biến hoá nhanh chóng và phức tạp (tính chất đặc biệt này có nét tương đồng với tình huống của khởi nghĩa vũ trang trong chiến tranh cách mạng). Ví dụ tình huống bạo loạn ở Tây Nguyên đầu năm 2001 và 2004, hoặc tình huống mưa lụt ở Hà Nội cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008. Vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2004 bắt đầu từ những khiếu kiện về đất đai, các thế lực thù địch lập tức lợi dụng, biến vấn đề thuần kinh tế - xã hội thành vấn đề chính trị. Chúng kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin, non nớt về chính trị biểu tình đòi trả lại đất cho người Thượng và đòi lập cái gọi là
- nhà nước Đềga tự trị. Các thế lực từ bên ngoài thò bàn tay phá hoại vào… làm cho tình hình trở nên hết sức nóng bỏng. Còn với tình huống mưa lụt ở Hà Nội tháng 11/2008. Mưa lớn trái mùa đã là một tình huống bất thường, công tác chuẩn bị thích ứng với mưa lũ chưa được chuẩn bị, hệ quả là, mưa dài và lớn liên tục, nước lũ lên cao, xuất hiện những vụ tai nạn gây chết người, điện bị cắt, người dân không được cung cấp đầy đủ thông tin, xuất hiện những tin đồn thất thiệt về phân lũ, kẻ xấu lợi dụng cơ hội ấy để trục lợi, đầu cơ đẩy giá lưng thực, thực phẩm và các loại dịch vụ lên cao; tiếp đến là tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xuất hiện…). Tất cả những tình huống đó dường như không tuân theo một quy luật nhất định, lại diễn biến nhanh, hết sức đột xuất, hết sức bất ngờ, hết sức khẩn cấp... không hề nằm trong một sự dự liệu nào. Quản lý xã hội trong các tình huống đó phải rất khác với tình huống bình thường. Một mặt, phải rất bình tĩnh. mặt khác, hành động phải quyết đoán, mau lẹ nhưng sáng suốt và chính xác, nếu không dễ gây hoảng loạn trong dân chúng. Việc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Đông ra thông báo về di chuyển các hộ dân sống ven sông Nhuệ và sông La Khê trong vụ mưa lụt ở Hà Nội năm 2008, đã bị hiểu nhầm sang thông báo phân lũ, là một ví dụ. Thực tế đó đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước đối với đời sống xã hội với tính cách là người “nhạc trưởng” trong tình huống bất thường cũng phải mang và phải thể hiện được tính chất “bất thường”. Hành động và nội dung của những quyết định quản lý được hiểu
- là phải mang tính “bất thường”, khác với những quyết định mang tính thường xuyên, truyền thống, chính tắc (cái được áp dụng cho tình huống bình thường) bằng những quyết định mang những nội dung, biện pháp phi thường xuyên, phi truyền thống, phi chính tắc. Dĩ nhiên, những cái “phi” đó không vượt khỏi giới hạn thẩm quyền cho phép của người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Chính phủ, đứng đầu các cơ quan nhà nước và chính quyền các địa phương, đồng thời nó đòi hỏi các cấp thuộc quyền, đòi hỏi người dân - với tính cách là những đối tượng quản lý - phải thực hiện nghiêm túc, phải tuân thủ triệt để những quyết định của người “nhạc trưởng” nhưng với một tinh thần sáng tạo, không máy móc. ở trong trường hợp này, mọi sự chần chừ của cả chủ thể và đối tượng quản lý đều là hành động nguy hiểm. Vấn đề được đề cập ở đây không chỉ ở những nội dung thuộc các quyết định quản lý, mà cả ở quy trình ra quyết định quản lý. Trong trường hợp này, quy trình ra các quyết định quản lý trong các tình huống bất thường giống như trường hợp các quyết định của người chỉ huy các đơn vị quân đội trong tình huống chiến đấu mau lẹ mà không có thời gian để họp cấp uỷ, thống nhất các chủ trương biện pháp lãnh đạo chỉ huy. Khi đó, bao giờ người chỉ huy cũng phải tự chịu trách nhiệm, tự quyết định lấy vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình, ra các mệnh lệnh một cách quyết đoán, mau lẹ và hết sức chính xác để xử lý các tình huống chiến đấu, nếu không sẽ bị đối phương tiêu diệt. 3. Nội dung quản lý xã hội của Nhà nước phản ánh tính chất
- đặc biệt về vai trò của Nhà nước trong quản lý các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường 3.1. Cơ sở của việc xác định những nội dung hoạt động quản lý của Nhà nước trong các tình huống bất thường. Trong tình huống bình thường, nội dung quản lý của Nhà nước đối với đời sống xã hội dựa trên những quy luật vận động của xã hội trong các lĩnh vực cụ thể: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Xét về bản chất, cái được tạo thành quy luật không gì khác là tính lặp lại của những vận động xã hội thông qua vô số các hiện tượng xã hội được coi là sự hợp lý đã tồn tại và có tác dụng thúc đẩy các mặt của đời sống xã hội trong sự vận động vừa tuần tự và có bước nhảy vọt khiến xã hội không ngừng tiến lên. Do đó, quản lý xã hội trong tình huống bình thường chính là việc Nhà nước phải hành động sao cho các mặt hoạt động của xã hội trong sự vận động và biến đổi theo hướng tiến lên. Khi xuất hiện tình huống bất thường, tức là những sự việc gây đảo lộn xã hội xuất hiện trái với các quy luật đã chi phối tất yếu thực tiễn cuộc sống, hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước đòi hỏi phải có các quyết định quản lý giúp cho xã hội triệt tiêu được các hiện tượng không bình thường, để mọi hoạt động của xã hội trở lại thành bình thường. Có thể hiểu, các quyết định quản lý (thực chất là các nội dung, biện pháp trong các quyết định đó) của Nhà nước đưa ra nhằm mục đích đưa các hoạt động của xã hội trở lại trạng thái bình thường là phải làm ngược lại (trái) với những cái gọi là quy luật vốn có, trái với cái thường xuyên, trái với những quy tắc thông
- thường. Như khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động vào Việt Nam, làm cho thực trạng nền kinh tế nước ta xuất hiện những đảo lộn: lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn xuất hiện, giá cả tăng, sản xuất của nhiều cơ sở bị đình đốn… Nhà nước đã đưa ra chủ trương tổng thể: kiềm chế lạm phát, điều chỉnh chỉ tiêu mức tăng trưởng của nền kinh tế từ 8,5% xuống mức 7 - 7,5%, phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Thực hiện chủ trương đó, một quyết định quản lý khác với lúc bình thường đã được ban hành. Đó là biện pháp thắt chặt tiền tệ được áp dụng. Nghĩa là việc bơm tiền vào lưu thông theo quy luật về số tiền cần thiết cho lưu thông đã không được thực hiện như công thức đã có. Trong trường hợp lạm phát đã tăng cao, nếu tiếp tục duy trì mức cung tiền mặt theo quy luật trên tất sẽ đẩy lạm phát tiếp tục leo thang. Do đó, biện pháp thắt chặt tiền tệ là cần thiết. Nhà nước buộc các ngân hàng tăng dự trữ bắt buộc. Bản thân các ngân hàng lâm vào tình trạng khan hiếm tiền, buộc phải tăng lãi suất huy động và tăng lãi suất tiền vay. Tình trạng khan kiếm tiền vốn của các doanh nghiệp xuất hiện, nhiều doanh nghiệp không vay được vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vì với mức lãi suất cao không thể trang trải được các khoản nợ (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) … Cách giải quyết vấn đề như vậy không phải là phù hợp trong tình huống bình thường, nhưng trong khủng hoảng, đó là việc làm bắt buộc và đúng đắn. Thực tiễn cho thấy, biện pháp quản lý “bất bình thường” này đã phát huy tác dụng. Tình hình kinh tế - xã hội từ tháng 8/2008 và 6
- tháng đầu năm 2009 đang có dấu hiệu phục hồi và đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao, nông nghiệp được mùa, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, cân đối vĩ mô cơ bản được đảm bảo, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng cao, đầu tư gián tiếp (ODA) vẫn được duy trì; lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả quan trọng. Và thực tế đến nay cho thấy, tình huống bình thường đã dần trở lại đối với nền kinh tế. Một loạt quyết định quản lý khác trong tình huống bình thường đã được ban hành thay cho những quyết định trong tình huống bất thường. Nhà nước tăng biên độ giao dịch giữa VND và USD, giảm mức tiền dự trữ bắt buộc, giảm mức lãi suất cơ bản… nghĩa là, những quyết định quản lý trong tình huống bình thường dần được khôi phục. Hay như trong việc xử lý các tình huống úng ngập vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, Chính quyền thành phố đã huy động nhiều xe của Cảnh sát cơ động, của Sở Giao thông vận tải trung chuyển người dân qua các đoạn úng ngập đưa đến nơi cao, khô ráo để giúp người dân thực hiện các hoạt động bình thường, không để tình trạng ngập lụt gây trở ngại. Chính quyền thành phố cũng ra lệnh ngừng mọi cuộc họp không cấp thiết để cán bộ sở, ban, ngành bám dân, giải quyết úng lụt; ra lệnh tập trung mọi khả năng tiêu úng cho nội đô, không bơm tiêu úng vào hệ thống sông Đáy, sông Nhuệ khi lưu vực của hai hệ thống sông này cũng chiếm đại bộ phận diện tích ngập úng của các vùng ngoại thành… Những việc
- làm rất khác thường so với tình huống bình thường, nhưng không thể khác. 3.2 Những nội dung chủ yếu trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước thể hiện trên thực tế về vai trò Nhà nước trong việc quản lý xã hội trong các tình huống bất thường do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội Hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước có nội dung rộng lớn. Tuy nhiên, bám sát chức năng quản lý nhà nước là tổ chức, điều hoà - phối hợp hoạt động, kích thích - động viên, kiểm tra…. có thể khái quát thành một số nhóm vấn đề chủ yếu sau: - Nhóm vấn đề thuộc về tổ chức bộ máy quản lý; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các chính sách kinh tế - xã hội để điều chỉnh các hoạt động của đời sống xã hội; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các định chế điều chỉnh các hoạt động của tổ chức và cá nhân trong xã hội; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các biện pháp động viên giáo dục;… Đem các vấn đề nói trên áp vào việc quản lý xã hội trong các tình huống bất thường, có thể nêu lên một số nội dung chủ yếu sau: - Nhóm vấn đề tổ chức bộ máy quản lý: Trong tình huống bất thường, Nhà nước cần thành lập các Uỷ ban nhà nước và Uỷ ban các địa phương chuyên trách giúp Nhà nước kiểm tra và xử lý tại chỗ các vấn đề cụ thể. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam cho thấy, khi có tình huống bất thường, người ta lập ra các uỷ ban: Uỷ ban về tình trạng khẩn cấp (nếu mức độ vấn đề cần đến mức
- phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp), ủy ban tiếp nhập hàng viện trợ nhân đạo quốc tế và của các địa phương khác trong cả nước, Uỷ ban cứu hộ cứu nạn, Uỷ ban khắc phục hậu quả về môi trường, sinh thái, Uỷ ban xác định các mức độ thiệt hại của các địa phương và đề xuất với Chính phủ các biện pháp cứu trợ…. Các uỷ ban này tuyệt nhiên không có trong cơ cấu bộ máy quản lý xã hội của Nhà nước, khi xã hội không xảy ra tình huống bất thường. - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các chính sách kinh tế - xã hội để điều chỉnh các hoạt động của đời sống xã hội: Trong tình huống bất thường Chính phủ có thể tiến hành xuất kho dự trữ quốc gia để thực hiện các khoản cứu trợ, hỗ trợ, kêu gọi sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân trong nước, kiều bào ở nước ngoài, thậm chí kêu gọi sự giúp đỡ quốc tế. - Nhóm vấn đề về việc xác định định chế điều chỉnh hoạt động của tổ chức và cá nhân trong xã hội: Trong tình huống bất thường, Chính phủ ban hành các điều khoản khẩn cấp về giải quyết các vấn đề bất thường theo cả hai hướng: 1) Khuyến khích, biểu dương các cá nhân và tổ chức có những hành động thích hợp vì cộng đồng; 2) Xác định các chế tài răn đe và làm căn cứ để xử lý các trường hợp cá nhân và tổ chức lợi dụng các vấn đề bất thường để trục lợi cá nhân hoặc cục bộ gây tổn thất thêm cho xã hội và các tổ chức, cá nhân lợi dụng các tình huống xảy ra để đầu cơ chính trị. Trường hợp các tổ chức, cá nhân phản động trong vụ bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004 là một ví dụ. Nhà
- nước khoan dung với những người lầm đường lạc lối, nghe kẻ xấu xúi giục, nhưng kiên quyết bóc trần và nghiêm trị những kẻ hành động vì mục đích chính trị phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. - Nhóm vấn đề về việc xác định các biện pháp động viên giáo dục, thông qua các công cụ tuyên truyền: Trong tình huống bất thường, Nhà nước nêu gương, biểu dương những hành động tích cực vì cộng đồng, kêu gọi phát triển các biểu hiện đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, gửi thư động viên thăm hỏi, hoặc trực tiếp đến thăm hỏi các gia đình gặp nạn… 4. Một số nội dung khi hiện thực hoá vai trò của Nhà nước trong quản lý xã hội đối với các tình huống bất thường Những việc làm cụ thể trên đây của Nhà nước biểu hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý xã hội khi có tình huống bất thường do tác động của những yếu tố tự nhiên và xã hội, có thể khái quát lại thành một định đề mang tính nguyên tắc, hay một vấn đề mang tính quy luật đối với bất kỳ một nhà nước nào cũng cần phải tuân theo khi có tình huống bất thường xảy ra, đó là, muốn cho đời sống xã hội trong tình huống bất thường trở lại tình huống bình thường, hoạt động quản lý của Nhà nước phải mang tính bất bình thường. V.I.Lênin đã giúp chúng ta có một tư duy biện chứng để nhận thức về vai trò của Nhà nước trong việc quản lý xã hội trong tình huống bất thường do tác động của những yếu tố tự nhiên và xã hội, đó là khi sự vật bị đẩy quá giới hạn của nó thì sẽ trở thành
- phi lý (2). Tình huống bất thường là tình huống bình thường bị con người hoặc tự nhiên không tự giác đẩy quá mức giới hạn của nó, khiến nó vượt quá giới hạn trở thành không bình thường. Về mặt phương pháp luận, giải quyết “cái phi lý”, biến cái bất hợp lý trở thành “cái có lý”, tất cũng phải tuân theo tính quy định này. Với cách đặt vấn đề như vậy, Nhà nước, với chức năng quản lý được xã hội giao phó, bằng việc làm cụ thể vừa là biểu hiện trên thực tế vai trò quản lý các hoạt động xã hội của mình, vừa làm cho những cái bất thường đang tồn tại phải thay đổi theo hướng trở lại trạng thái bình thường như trước khi nó xảy ra, làm cho các hoạt động của đời sống xã hội bình thường trở lại. Như vậy, chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn về cách xử lý của Nhà nước trong quản lý xã hội khi có tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố tự nhiên và tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố xã hội. Trước hết, cần lưu ý rằng, trong các trường hợp bất thường nảy sinh, các hoạt động quản lý xã hội của nhà nước khi xử lý các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố xã hội khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với xử lý các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố tự nhiên gây ra, mặc dù giữa hai tình huống đó đều có những nét chung giống nhau nhất định. - Tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố tự nhiên Tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố tự nhiên có các cấp độ khác nhau: nặng nề, thảm khốc, hết sức thảm
- khốc v.v.. nhưng chúng đều có nét chung là việc giải quyết các hậu quả do nó gây ra và giải quyết các vấn đề quản lý xã hội trong tình huống đó không gì khác hơn là “khắc phục” - một sự khắc phục theo đúng nghĩa đen của từ này - đối với những hậu quả do thiên tai và hậu quả xã hội nảy sinh từ thiên tai. Hướng tập trung chính là giải quyết các vấn đề về điều kiện sống của con người. Những hậu quả xã hội cần khắc phục thường được tập trung vào thời điểm sau khi những biến cố bất thường qua đi, có những việc cần thời gian dài và tốn nhiều công sức, nhưng nhìn chung, tính chất của vấn đề không “nóng” vì trong vấn đề đó không tồn tại những mâu thuẫn xã hội, nên dễ tạo được sự đồng thuận xã hội khi giải quyết. Ở trong tình huống này, một mặt Chính phủ hoặc chính quyền các địa phương phải làm hết sức mình (huy động các lực lượng mà chỉ Nhà nước mới làm được, như quân đội, công an; kêu gọi sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế...); mặt khác tranh thủ mọi sự nỗ lực khác của cộng đồng (trợ giúp của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…) ủng hộ các địa phương và nạn nhân gặp nhiều khó khăn. - Tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố xã hội So với trường hợp thứ nhất, trường hợp này có điểm khác rất căn bản, đó là từ trong bản chất của hiện tượng xã hội đó đã tồn tại những mâu thuẫn, có mâu thuẫn khá phức tạp. Các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên mấy năm trước đây, nhìn bề ngoài đó là các vấn đề
- thuần tuý xã hội. Nhưng xét vấn đề từ bản chất, các vụ bạo loạn đó ẩn chứa trong lòng nó những mâu thuẫn chính trị giữa một bên là con đường và mục tiêu phát triển của dân tộc, đất nước với một bên là sự chống phá, ngăn không cho con đường và mục tiêu đó trở thành hiện thực của các thế lực thù địch. Vì vậy, bằng các âm mưu, thủ đoạn và việc làm cụ thể, các thế lực thù địch tìm cách kích động, gây ra các vụ bạo loạn để từng bước thực hiện các âm mưu cơ bản, lâu dài mà chúng đang theo đuổi. Các vấn đề xã hội nảy sinh từ các vụ bạo loạn này bắt nguồn từ các mâu thuẫn sâu xa, nên tính chất của nó bao giờ cũng “nóng”. Chẳng hạn, trở lại vụ quần chúng biểu tình chống chính quyền ở Tây Nguyên các năm 2001 và 2004, không thể nhận thức rằng đó không phải là một tình huống “nóng”, vì nó trực tiếp liên quan đế vấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính quyền một số địa phương tại Tây Nguyên. Do đó, nhất định phải nhanh chóng tìm cách và phải với một thái độ kiên quyết đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để “hạ nhiệt”. Mục tiêu cần đạt được lúc này là làm cho cuộc biểu tình ấy chấm dứt, nó không thể leo thang, không thể kéo dài và không thể lan rộng hoặc làm nảy sinh các hệ luỵ mới. Dĩ nhiên, biện pháp cụ thể thì phải tuỳ tình huống cụ thể để quyết định, chứ không thể giải quyết theo cách hành xử như một số nước tư bản chủ nghĩa vẫn làm là đàn áp, vì đây là quần chúng, là nhân dân - những người nhẹ dạ cả tin, non nớt về chính trị nên bị kẻ địch lợi dụng, tuyệt nhiên không thể áp dụng các biện pháp như đối với kẻ địch được.
- Việc ổn định cuộc sống nhân dân, tìm ra và nghiêm trị bọn đầu sỏ; việc tuyên truyền, giáo dục kêu gọi những người lầm đường còn lẩn trốn ra đầu thú; việc củng cố lại bộ máy của hệ thống chính quyền và việc khắc phục hậu quả thiệt hại do bạo loạn gây ra (tài sản công và của dân bị đập phá…) đều phải giải quyết có tình có lý. Rõ ràng, cách ứng xử của Nhà nước với các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố xã hội phức tạp hơn nhiều so với tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố tự nhiên, nó đòi hỏi ở những người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội với một tinh thần trách nhiệm chính trị cao, một thái độ kiên quyết, nhưng với một cách làm hết sức mềm dẻo và khôn khéo - một cách quản lý xã hội đạt đến một trình độ nghệ thuật cao. (1)C.Mác, “Tư bản”, C. Mác và P.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1995, tr.480. (2)Xem V.I.Lênin, toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.135. PGS, TS Lại Ngọc Hải - Bộ Quốc phòng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi thi Quản lý Nhà nước về Dân tộc - Tôn giáo
35 p | 2079 | 417
-
Câu hỏi ôn tập môn Quản lý Nhà nước về kinh tế
5 p | 797 | 204
-
Bài giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế
27 p | 234 | 59
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - ĐH Thương Mại
0 p | 852 | 51
-
Vai trò quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển thị trường Bất động sản ở việt nam.
6 p | 147 | 23
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 1: Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế
18 p | 75 | 14
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ - TS. Nguyễn Hữu Xuyên
44 p | 127 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 1: Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
17 p | 35 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 0: Mở đầu
4 p | 32 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước về lao động
13 p | 31 | 10
-
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với phát triển thị trường công nghệ
6 p | 78 | 7
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 1: Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
18 p | 26 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Mở đầu
8 p | 24 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 2: Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về thương mại
36 p | 15 | 6
-
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về nông nghiệp
3 p | 80 | 6
-
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại Cần Thơ
3 p | 80 | 6
-
Vai trò của Quốc hội đối với quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân
9 p | 79 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn