intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

Chia sẻ: Vu Thi Khuyen Khuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

1.977
lượt xem
153
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay phần đông các nhà khoa học công nhận một thực tế rằng tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn. Nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền minh suy tàn trước đó để lại như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại. Qua đó, ta nhận thức được rằng, các nền văn minh dù lớn hay nhỏ thì cũng là thành quả sáng tạo của con người. Sự hình thành và phát triển của các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc

  1. Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc
  2. MỤC LỤC PH ẦN MỞ ĐẦU ................................................................ .......................... 1 1 . Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2 . Lịch sử vấn đề ................................................................ .......................... 2 3 . Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 5 . Phương Pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 6 . Đóng góp của đề tài ................................................................................. 3 7 . Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 3 PH ẦN NỘI DUNG Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC .......... 4 1 .1. Giới thuyết thuật ngữ. .......................................................................... 4 1 .1.1. Khái niệm về văn hóa và văn minh ................................ ................... 4 1 .1.2. Khái niệm về vai trò và ý nghĩa ......................................................... 5 1 .2. Vài nét về lịch sử và những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc.................................................................................................. 5 1 .2.1. Về lịch sử ............................................................................................ 5 1 .2.2 Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc ............................. 9 Chương 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGH ĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN VỀ KỸ THUẬT CỦA NẾN VĂN MINH TRUNG Q UỐC ..................... 18 2 .1. Những yếu tố ảnh hưởng đến những thành tựu về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc. ....................................................................... 18 2 .1.1. Yếu tồ về điều kiện tự nhiên ............................................................ 18 2 .1.2. Yếu tố về kinh tế, xã hội .................................................................. 19 2 .2 Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. .. 22 2 .2.1 Giấy ................................ ................................................................... 22 2 .2.2 In........................................................................................................ 24 2 .2.3 La bàn................................................................................................ 25 2 .2.4 Thuốc súng ................................................................ ........................ 26
  3. 2 .3 Vai trò của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc................................................................................................ 27 2 .3.1 Vai trò đối với đất nước Trung Quốc ............................................. 27 2 .3.2 Vai trò đối với Thế giới................................................................ ..... 29 2 .4 Ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc................................................................................................ 31 2 .4.1 Ý nghĩa đối với đất nước Trung Quốc ............................................. 31 2 .4.2 Ý nghĩa đối với Thế giới ................................................................... 32 PH ẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 35
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Lí do chọn đề tài Ngày nay ph ần đông các nhà khoa học công nhận một thực tế rằng tất cả các n ền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn. Nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền minh suy tàn trước đó để lại như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại. Qua đó, ta nhận thức được rằng, các n ền văn minh dù lớn hay nhỏ thì cũng là thành quả sáng tạo của con người. Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh với những thành tựu của nó đã khẳng định được vai trò to lớn của con người, của quần chúng lao động chứ không phải do tự nhiên mà có. Những thành tựu văn minh là kết quả chung của lo ài người đã sáng tạo nên qua bao thế hệ, trở thành kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích lũy trong suôt tiến trình lịch sử. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đáo tuy ra đời sau các nền văn minh khác như văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… nhưng tồn tại lâu nhất. Nền văn minh Trung Quốc đã cống hiến cho nhân loại những th ành tựu hết sức to lớn như: chữ viết, văn hóa, kiến trúc, tư tưởng,... Trong số những thành tựu đó thì bốn phát minh lớn về kỹ thuật đã khẳng định được bư ớc nhảy vọt về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc nói riêng và nhân lo ại nói chung. Bốn phát minh lớn này không chỉ có vai trò và ý ngh ĩa lớn đối với thời đại xưa, mà nó còn được nhân loại không ngừng cải tiến phục vụ cho nhu cầu của con người thời đ ại ngày n ay. Nhận thức được điều đó nên chúng tôi chọn đề tài “Vai trò và ý ngh ĩa của những phát minh lớn về kỹ thu ật của nền văn minh Trung Quốc”. Để một lần khẳng định những đóng góp, vai trò to lớn của nền văn minh Trung Quốc đối với n ền văn hóa, văn minh nhân loại. Qua việc tìm hiểu những phát minh đó cũng cho phép chúng tôi hiểu h ơn về con người và đất nước Trung Quốc. Qua đó, có cái nhìn về nền văn hóa, văn minh dân tộc ta trong sự đối sánh với nền văn minh Trung Quốc.
  5. 2 . Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc ở nước ta, từ xưa đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có giá trị lớn. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các công trình nghiên cứu tập trung về vấn đề lịch sử, tư tưởng… hoặc đó là các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn minh dân tộc Việt Nam trong quá trình tiếp biến với nền văn hóa, văn minh Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc, đặc biệt là những thành tựu của nền văn minh này trong thời kỳ cổ đại thì lại còn rất hạn chế, ch ỉ m ới bắt đầu trong vài thập kỷ trở lại đây. Đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị như: Đàm Gia Kiện (1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đỗ Đình Hãng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tập II: Văn minh Trung Quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Hoàng Minh Thảo (1997), Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Vũ Dương Minh (2007), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục… Những công trình trên bước đầu đã chỉ ra đư ợc những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, trong đó có dành các bài viết nhỏ nói về bốn phát minh lớn về kỹ thuật của n ền văn minh Trung Quốc. Chứ chưa có một tác giả n ào dành thời gian, công sức và tâm huyết để xây dựng một công trình chuyên sâu về bốn phát minh lớn này. Cũng chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Vai trò và ý ngh ĩa của những phát m inh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”. Đang còn là một vấn đề khá mới mẻ. Kế thừa từ những b ài viết nhỏ của các công trình trên về việc b ước đ ầu đ ã liệt kê, phân tích… bốn phát minh lớn đó của văn minh Trung Quốc. Chúng tôi muốn xây dựng một bài viết chuyên sâu hơn về vai trò và ý ngh ĩa của bốn phát minh lớn này. 3 . Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “Vai trò và ý ngh ĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”, trong b ài luận n ày chúng tôi nhằm các mục đ ích sau: - Ch ỉ ra và kh ẳng định bốn phát minh lớn về kỹ thuật của văn minh Trung Quốc. - Phân tích vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này, đối với văn minh
  6. Trung Quốc nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. - Qua việc tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn đó, để hiểu hơn về con người và văn hóa Trung Quốc. 4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò và ý ngh ĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. - Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế nhất định, nên ở đề tài này chúng tôi không th ể đi sâu vào những thành tựu về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. Mà chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về bốn phát minh lớn về kỷ thuật: giấy, n ghề in, la b àn và thuốc súng. Từ đó, tập trung chỉ ra vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn n ày đối với nền văn hóa văn minh Trung Quốc và thế giới. 5 . Phương Pháp ng hiên cứu Để hoàn thành bài tiểu luận n ày, chúng tôi sử dụng một số phương pháp n ghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh , liên ngành 6 . Đóng góp của đề tài - Công trình nghiên cứu này đóng góp vào công trình nghiên cứu về vai trò và ý ngh ĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc và kho tàng tri thức của nhân loại. - Việc nghiên cứu đề tài này góp ph ần giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về những phát minh lớn về kỹ thuật cuả văn minh Trung Quốc. Từ đó hiểu thêm về nền văn minh Trung Quốc và con người nơi đây. 7 . Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và ph ần kết luận ra, bài tiểu luận của chúng tôi chia thành hai chương. Chương 1: Tổng quan về nền văn m inh Trung Quốc Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc
  7. PH ẦN NỘI DUNG Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC 1 .1. Giới thuyết thuật ngữ. 1 .1.1. Khái niệm về văn hóa và văn minh Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài n gười, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. trái với văn minh là dã m an. Ví d ụ: Văn minh Phương Đông, văn minh Hy Lạp… Thuật ngữ “civilazation” còn có ngh ĩa là ho ạt động khai hoá làm thoát khỏi trạng thái nguyên thu ỷ. Như vậy , khi định nghĩa văn minh người ta buộc phải đề cập đến khái niệm “văn hoá”. Vậy văn hoá là gì? Hiện nay đa số học giả đều cho rằng “văn hoá là tổng thể nhữmg giá trị vật chất và tinh thần do con người sán g tạo ra trong quá trình lịch sử. Nói khác đi, tất cả những cái gì không ph ải là tự nhiên thì là văn hoá. Như vậy chúng ta có sự phân biệt giữa văn minh và văn hoá Văn minh là khái niệm chỉ trình độ hiện thực hoá khả năng con người thành sức mạnhvật chất và tinh thần để khám phá và chiêm nghiệm và đánh giá thế giới. Do đó, khi đánh giá văn minh của một cộng đồng nào đó là đánh giá trình độ phát triển của cộng đồng đó. Văn minh mang tính ch ất động (biến động của lịch sử) – cái chuyển biến, đổi mới, sáng tạo còn văn hoá mang tính tĩnh (hằng số/ mẫu số/ ổn định/ bảo tồn thông qua tất cả giá trị biến động) Văn minh mang tính quốc tế, mọi th ành tựu của sự sáng tạo về nguyên tắc đ ều có thể được truyền bá, thâm nhập phổ biến từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Văn hoá được giữ gìn, bảo tồn tôn vinh bản sắc của mỗi chủi thể /dân tộc, cộng đồng. Văn minh trừu xuất đi tất cả những gì là sắc thái riêng, độc đáo để hướng tới sự chú ý vào trình độ phát triển của từng cộng đồng trong tương quan với các cộng đồng khác. Văn hoá và văn minh đ ều là những giá trị. Những giá trị tiêu cực của văn m inh là những giá trị phái sinh chứ không phải giá trị tự thân. Ví dụ thuốc súng,
  8. vũ khí, tự thân chúng là những tiến bộ về phương diện văn minh. Ví dụ : Văn m inh sông hồng – Cái đặc trưng cho nền văn minh Sông Hồng về mặt văn minh lại không phải là cách thức hoạt động sống mà là trình độ của hoạt động sống. Đó là không phải mọi cộng động vào lục đương th ời đều đã đạt đến trình độ biết canh tác lúa nước, tức là biết làm chủ được những quy luật phức tạp của hoạt động vật chất lúc bấy giờ 1 .1.2. Khái niệm về vai trò và ý nghĩa Vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức (Từ điển tiếng việt) Ở khái niệm này chúng ta đ ề cập đến hai vấn đề : tác dụng và chức năng. Tác dụng đ ược hiểu là những cái tác động đến sự vật và làm cho ít nhiều biến đổi tạo n ên kết quả của tác động. Chức năng là hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đ ặc trưng của một người n ào đó, một cái gì đó. Như vậy với đề tài này chúng ta hiểu vai trò của bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc là nói tới tác dụng, chức năng của bốn phát m inh đó trong sự hoạt động, sự phát triển chung của Trung Quốc và của toàn thể nhân loại. Ý n ghĩa là giá trị nội dun g chứa đựng trong sự vật đối với một cộng đồng n ào đó và toàn thể nhân loại. Để tìm hiểu được ý nghĩa của bốn phát minh lớn về kĩ thuật của văn minh Trung Quốc chúng ta phải tìm hiểu giá trị nội dung chứa đựng trong bốn phát minh đó đối với sự phát triển của đất nước Trung Quốc và giá trị của nó đối với nhân lo ại. 1 .2. Vài nét về lịch sử và những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 1 .2.1. Về lịch sử Trung Quốc là đất nước có bề d ày lịch sử lâu đời trải qua các thời kì lịch sử : Thời kì tiền sử, thời kì cổ đại và thời kì trung đại. 1 .2.1.1 Thời kì tiền sử Th ời tiền sử (thượng cổ) bắt đầu từ thiên niên kỷ X đến giữa thiên niên kỉ II TCN, xã hội nguyên thu ỷ hình thành và phát triển trên ch ặng đư ờng tiến hoá tới các xã hội văn minh.
  9. 1 .2.1.2 Thời kì cổ đại Nhà Hạ (XXI – XVII TCN) Đây là nhà nước đầu tiên của thời kỳ xã hội cổ đại ở Trung Hoa. Triều đại mở đầu thời kì chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Về kinh tế thời đại này n gười Hạ đã b iết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ kh í bằng đồng và có d ấu h iệu xuất hiện văn tự, các tri thức mới ở giai đoạn phôi thai. Lúc cư ờng thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng đất đai rộng lớn ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà. Vương triều trung ương theo chế độ thế tập, đóng đô ở Am ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc, bộ máy quan lại, nhà tù, quân đội đã đ ược thiết lập tuy còn rất đơn giản. Mặc dù vậy, tổ chức thiết chế xã hội của triều Hạ đã là một bước tiến lớn, là một tiêu chí để đánh dấu xã hội Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn “d ã man” sang giai đo ạn văn minh. Nhà Thương (XVI – XII TCN) Kho ảng nử a đ ầu thế kỷ XVII tr.CN, Th ành Thang - n gười đứng đầu bộ tộc Thương đã lật đổ vua Kiệt nh à Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Đến thế kỷ XIV tr.CN, Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc huyện An Dương, Hà Nam ngày nay). Vì vậy nhà Thương còn gọi là nhà Ân Triều. Nhà nư ớc trung ương tập quyền của triều Thương được tổ chức chặt chẽ, vua được đề cao. Các vua nhà Thương m ở rộng lãnh thổ bằng cách chinh phục các bộ lac xung quanh. Dưới triều Thương , lãnh thổ bao gồm cả hạ lưu và trung sông Hoàng Hà. Kinh tế b ắt đầu phát triển tuy nhiên vẫn còn ở trình độ sản xuất còn th ấp, công cụ sản xuất còn lạc hậu (đồ sắt ch ưa phổ biến). Về văn hoá đ ã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của mặt trăng, các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa d ựa trên “can” và “chi”. Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đ ã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng Tôtem giáo. Xã hội đ ã có sự phân hoá rõ rệt. Quý tộc, khi sống được hưởng giàu sang, khi ch ết được chôn theo đồ dùng và nô lệ. Nhà Thương còn gọi là nhà Ân vì ông vua cuối cùng là Bàn Canh đã dời đô sang đất Ân (vùng An Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay).
  10. Nhà Chu (XI – 221 TCN) Kho ảng thế kỷ XI tr.CN, Chu Vũ Vương – con trai Chu Văn Vương đã d iệt vua Trụ nhà Thương, lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đ ỉnh cao. Hình thái kinh tế - xã hội thời Tây Chu có những đặc điểm cơ bản sau: Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Trong xã hội có sự phân chia thành hai h ạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (kẻ hèn). Sự phân công lao động, chia tách xã hội lần thứ nhất chưa triệt để. Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và th ế quyền . Triều Chu gắn với hai gia đoạn sau : Giai đoạn Tây Chu (XI – VIII TCN) và Giai đoạn Đông Chu (VIII – 221 TCN). Xã hội cổ đại Trung Quốc thời Tây Chu đạt đến sự phát triển rất lớn. Lãnh thổ m ở rộng ra toàn bộ phía Đông Trung Quốc. Nhà nước Tây Chu đư ợc tổ chức chặt chẽ. Vua đư ợc gọi là Thiên tử. Vua nhà Chu đã phong đất cho con em và vương th ần để họ lập th ành nược chư hầu cai trị dân khắp nơi. Chư h ầu có bổn phận triều kiến theo định kỳ và cống nạp của cải, sản vật quý và con gái đẹp cho Thiên tử và theo sự điều động của Thiên tử đi đánh dẹp các nơi khác. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc Đây là thời k ỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương d ời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay).Th ời Xuân Thu (kho ảng 770 – 475 tr.CN). Thời Chiến Quốc (475 – 221 tr.CN): Về lực lượng sản xuất: Đồ sắt phát triển khá phổ b iến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công n ghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất n gày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đ ã có tác đ ộng m ạnh đến h ình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng hội. trong xã Về chính trị: Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn đ ược
  11. tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cátcứ đã đẩy x ã h ội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải th ể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của th ời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh lu ận về trật tự xã hội cũ và đề ra những h ình m ẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ n ày là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm th ầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. 1 .2.1.3 Thời trung đại Th ời kì trung đại nói chung là thời kì thống trị của các vương triều phong kiến Trung Quốc thống nh ất. Thời kì này bắt đầu từ nhà Tần (221 TCN) đến năm 1840 tức là năm xảy ra cu ộc chiến tranh thuốc phiện giưa Trung Quốc và Anh lam cho Trung Quốc từ một n ước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa Trong thời gian hơn 2.000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua các triều đại Th ời phong kiến thịnh trị b ao gồm các triều Tần (221 -206), Hán (202 sau: TCN – 220), Tu ỳ (581 – 618), Đường (618 – 906), Tống (960 – 1279), và Nguyên (1279 – 1368). Đây là giai đoạn văn minh Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại bởi những thành tựu rực rỡ như học thuyết Tống Nho, thơ Đư ờng, Vạn lí trường thành, Trường An, thuốc súng, giấy, la bàn… Th ời phong kiến khủng hoảng và suy vong gồm các triều đại Minh (1368 – 1644) và Thanh (1644 – 1 911). Trong th ời nhà Thanh, Trung Quốc bbắt đầu suy yếu do bị phương Tây xâm lư ợc. Năm 1991, cách m ạng Tân Hợi (CMTS) đã lật đổ sự thống trị của triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
  12. Văn minh Trung Quốc trong thời kì này không còn đ ạt đ ược được những thành tựu và bước ngoặt lớn như trước nữa. 1 .2.2 Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) ập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đ ã sáng tạo ra một nền văn hoá vô cùng rực rỡ so với th ế giới đương th ời m à sau đây là những thành tựu chủ yếu : 1 .2.2.1 Chữ viết Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú gọi là chữ Giáp cốt. Phương pháp cấu tạo chữ Giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ : Chữ “Nh ật” vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm; Chữ “Sơn” vẽ ba đỉnh núi; Chữ “Thủy” vẽ ba làn sóng. Đến đời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kì này là Kim đỉnh văn (chữ viết đ ược ghi trên chuông). Th ời Chiến Quốc : chữ viết được ghi trên thẻ tre gọi là chữ Tiểu triện. Chữ Hán (chữ Nho), vẫn là chữ tượng hình nhưng đã được cải tiến trên cơ sở chữ Lệ có đ ời cuối đời Tần Thuỷ Hoàng (216 – 206). Thời gian sử dụng chữ Lệ tuy không lâu nhưng chữ Lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đo ạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay. 1 .2.2.2 Văn học Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất phong phú và đa dạng, phát triển linh hoạt qua mỗi thời, phản ánh chân thực mmõi thời kì lịch sử, mỗi vương triều. - Thời cổ đại, trước khi thống nhất các vương triều, văn học thời này quen gọi là văn học tiền Tần, trong nền văn họ c Trung Quốc đã xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh thi và Sở từ. Kinh thi là bộ tổng tập th ơ ca đầu tiên của Trung Quốc, tập th ơ cổ nhất của văn học Trung Quốc được viết dưới thời Chu. Kinh thi gồm những bài thư,
  13. ca dao, dân ca của nhân dân lao động và tầng lớp quý tộc(305 b ài). Ngoài ra có 6 b ài gọi là sinh thi (bài hát có tiếng sinh đệm theo) có đề mục mà không có lời. Kinh thi chia là ba ph ần : Phong, Nh ã , Tụng. Phong là dân ca cấc n ước (gồm 15 nước) n ên gọi là Quốc Phong (15 Quốc Phong). Nhã là âm nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị, do tầng lớp quý tộc sáng tác gồm Đại Nhã (phản ánh sinh hoạt của tầng lớp quý tộc) và Tiểu Nhã (ph ản ánh sinh hoạt của tiểu quý tộc). Tụng là loại thơ ca tán tụng công đức của các triều vua dùng trong tế tự ở tông miếu và dùng để bói toán, gồm Thương Tụng, Chu Tụng và Lỗ Tụng. Trong Kinh thi, Quốc Phong chiếm một nửa số b ài và cũng là ph ần có giá trị nhất của Kinh thi bởi giá trị nội dung , tư tưởng và nghệ thuật của nó. Trước nhất nó phản ánh chân thực xã hội đương thời. Đây cũng là khởi điểm sáng chói truyền thống chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Trung Quốc. Đặc biệt là những bài dân ca trong đó “người đói ca hát về miếng ăn, người lao động ca hát về công việc” đã phản ánh nhiều tư tưởng và tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh cảnh đói nghèo, cùng khổ đồng thời cũng diễn tả lòng căm ghét của nhân dân đ ối với chiến tranh, tinh thần phản kháng đối với sự bóc lột. Bên cạnh đó, trong Kinh thi còn có những bài phản ánh tình yêu, hôn nhân của quần chúng đương thời (lớp giữa và lớp giữa xã hội), phản ánh tình cảm thẳng thắn, tình yêu lành mạnh của họ; lại cũng có bài biểu hiện nỗi thống khổ của người phụ nữ do những cuộc hôn nhân bất hợp lý đem lại Những b ài thơ trong “Nh ã” và trong “Tụng” phản ánh các tầng lớp trong giai cấp thống trị và tình trạng kinh tế, quân sự, chính trị của xã hội đương thời từ nhiều góc độ. Ngo ài ra, còn có một số b ài lên tiếng ch ê trách tình trạng hôn nhânquân, nịnh thầ, qua đó bộc lộ những nguy cơ xã hội. Ngh ệ thuật biểu hiện của Kinh thi chủ yếu là tứ ngôn, phần lớn dùng hình thức “trùng chương điệp cú”, cùng ngôn ngữ chất phác cách điều mới mẻ. Th ư pháp Kinh thi đ ã đ ược người đời sau khái quát th ành : Phú, Tỉ, Hứng.Kinh thi đã ảnh hưởng rất sâu sắcđến văn học Trung Quốc sau này. Kinh thi còn được dùng làm giáo trình cho nho sĩ. Lúc đầu gọi là Thi, sau là Kinh Thi (kinh điển).
  14. Sở từ là tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340 – 278), người nước Sở, vào th ời Chiến Quốc. Sở từ là một thể thơ mới, sau Kinh thi. Thời bấy giờ , Ở vùng Giang hán lưu hành một loại dân ca lâu dài, câu ngắn với hình thức tương đối tự do, hay dùng ch ữ “Hề”. Khuất Nguyên đã dùng hình thức ấy đẻ sáng tác Ly Tao, đó là Sở từ hay cũng gọi là “Tao thề”. Sở Tư gồnm Ly Tao (Sầu li biệt), Cửu Chương, Cửu Ca, Thiên Vấn và Chiêu hồn, trong đó giá trị nhất và hay được nhắc đến là Ly Tao được coi là biểu tượng của thơ ca Trung Quốc. Đây là bài thơ trữ tình cổ đ ại dài nh ất, biểu hiện lòng trung trinh không thay đ ổi đối với Tổ Quốc và sự truy cầu lý tưởng không biết mệt mỏi của nhà thơ. Toàn bài thơ sáng ngời m àu sắc lãng mạn, bởi ông dùng rất nhiều thủ pháp tượng trưng, tỉ dụ, lấy truyền thuyết thần thoại, nhân vật lịch sử, sông núi, mặt trời, mặt trăng, cỏ th ơm, hoa lạ đ ể diệt thành một bức tranh hoành tráng, m ỹ lệ. Với di sản văn học để lại cho hậu thế, Khuất Nguyên được khẳng định là nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc. Những b ài thơ tràn đầy tình cảm nồng nhiệt của ông đố với Tổ quốc là tài sản quý báu của dân tộc Trung Hoa. - Thời kì phong kiến : Văn học Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao là ở th ời kì này, với ác thể loại nổi bật : Phú (Hán), Thơ (Đường), Từ (Tống), Kịch (Nguyên), Tiểu thuyết (Minh – Thanh) Thơ Đường chiếm vị trí nổi bật trong các thành tựu văn hoá Đường, là đ ỉnh cao của văn hoá Trung Quốc và nhân loại thời bấy giờ (VII –X), với 50.000 b ài thơ của 2300 thi sĩ thể hiện bằng những quy phạm chặt chẽ. Trong hằng hà sa số các nhà thơ đó, nổi tiếng nhất là ba nhà thơ lớn : Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Lý Bạch (701 – 762) được gọi là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ).Ông đã d ể lại 1200 bài thơ về đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thư ởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người nông dân, nỗi đáng cay của chinh phụ, thương phụ… Nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng. Tác phẩm tiêu biểu : “Hành lộ nan” (đường đi khó), “Vọng lí Sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư)
  15. Đỗ Phủ (712 – 770) được gọi là Thi thánh - vị thánh trong làng thơ. Thơ Đỗ Phủ thấm đẫm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn ly - Ngư ời đ ời gọi th ơ ông là một tập Thi Sử, bởi người viết sử đứng trên quan điểm của dân đ en, coi nỗi đau của họ như nỗi đau của chính m ình. Thơ ông thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn lao. Ông để lại 1400 b ài thơ Bạch Cư Dị (772 – 846): Kế thừa truyền thống thơ ca hiện thực của Đỗ Phủ, góp phần đưa thơ Đường đến tột đỉnh vinh quang. Tiêu biểu là “Trường hận ca” và “Tỳ Bà Hành” Tiểu thuyết : Đặc biệt phát triển vào thế kỉ XIV – XVII. Th ời kì này thuộc h ai triều đại Minh (1368 -1644) và Thanh (1644 – 1911) bởi vậy còn gọi là tiểu thuyết Minh – Thanh . Thời kì này, kinh tế thương nghiệp phát triển, nhiều đô thị lớn hình thành. Trong các buổi hội h è thường xuất hiện các nghệ nhân kể chuyện, đ ề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Các nhà văn thời Minh và Thanh đã sưu tầm các truyện kể ấy, gia công thêm bớt trau chuốt văn chương, hình thành h àng loạt bộ tiểu thuyết có giá trị. Trong hơn 300 bộ tiểu thuyết, nổi tiếng là các tác phẩm : Thu ỷ Hử - kể về m ột số nhân vật anh hùng cuối thời Bắc Tống, do bị bức h ại m à phải lên Lương Sơn Bạc , qua đó phản ánh sâu sắc sự áp bức giai cấp ở th ời Bắc Tống, vạch trần tội ác của xã hội phong kiến, biểu hiện lòng b ất m ãn và ý chí ph ản kháng của quàn chúng nhan dân lao động. Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Chung) : tá ph ẩm kể lại lịch sử gần một thế kỉ từ năm 184 – 280 SCN, chủ yếu khắc hoạ cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự phức tạp giữa ba nước : Nguỵ, Thục, Ngô Tây du kí (Ngô Thừa Ân) viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đê sang Ấn Độ đi lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm cuối cùng đã đ ạt được mục đích. Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đ ương thời và mỉa m ai những cai xấu xa của tàng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó Hồng lâu mộng (Tào thuyết Cần) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đ ình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên nhưng
  16. qua đó, tác giả vẽ lên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc. 1 .2.2.3 Sử học Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú và đ ạt được nhiều thành tựu.Thời Ho àng Đế đ ã có sử quan.Thời Tây Chu đ ã có viên quan ghi chép sử. Thời Tấn-Sở, Lỗ cũng có những chức quan ghi chép sử sách. Quyển sử tốt nhất là biên niên của nước Lỗ. Cơ sở đó Khổng Tử biên soạn th ành sách xuân thu, đây được coi là quyển sử tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Th ời Chiến Quốc, có nhiều sách sử quan trọng: Tả truyện, Chiến quốc sách… Th ời Tây Hán, sử học trở thành một lĩnh vực độc lập, Tư Mã Thiên là người đặt n ền móng. Sử kí là bộ sử đầu tiên do ông ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ. Ghi chép nội dung, sự kiện xảy ra trong cung điện và những hiện tượng thiên nhiên (ít phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động). Các tác phẩm sử kí đư ợc viết theo lối kể chuyện.Đây là m ột công trình nổi tiếng, là sử gia đầu tiên ghi chép lịch sử của một n ước, mặc dù còn hạn chế nhưng ông vẫn được mệnh danh là cha đẻ của sử học Trung Quốc. Th ời Đường, có cơ quan b iên so ạn sử sách gọi là Sử Quán. Từ đó về sau các bộ sử đều do nhà nư ớc b iên soạn Th ời Minh – Thanh, Trung Quốc biên soạn nhiều bộ sử sách quí (26bộ): Sử thông, Thông điển, Vĩnh Lạc Đại Điển, Tứ Khố To àn Thư. Sử kí còn có giá trị văn học, mở đầu cho một thể loại văn học. Đó là truyện kí lịch sử. Cũng chúnh bắt đầu từ sử ký mà Trung Quốc trở th ành nước có nhiều truyện lịch sử nhất thế giới. Từ đời Hán trở đi việc viết sử đ ược tiến hành liên tục. Các tác phẩm tiêu b iểu: Hán Thư, Hậu Hán Thư, Tu ỳ Thư, Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử. Từ đời Đường, nhà nước đã quan tâm đến sử học bằng các h ình thức lập Quốc sử quán trở thành một hệ thống, soạn ra bộ bách khoa to àn thư đầu tiên của
  17. nhân loại : “Vĩnh lạc đại điển” do 2000 học giả biên soạn trong năm năm (thời nhà Minh/Minh Thành tổ/Vĩnh Lạc) 1 .2.2.4 Nghệ thuật Về nghệ thuật đất nước Trung Quốc đ ã đ ạt được nhiều th ành tựu. Hai lĩnh vực lớn đạt nhiều thành tựu là kiến trúc và hội hoạ Kiến trúc : Trung Quốc là nơi lưu giữ được nhiều công trình đời xưa nhất, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Các công trình kiến trúc bao giờ cũng có nhiều mái, thường theo lối mái cong. Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. Trên các công kiến trúc có nhiều tác phẩm điêu kh ắc, không phô trương, không có quy mô to lớn. Tiêu biểu có các công trình sau : Cố đô Bắc Kinh (Tử Cấm Thành) : xây dựng khoảng 1406 – 1420 (đời vua Vĩnh Lạc). Cố kinh từ đó trở thành nơi ở của 24 triều vua Minh Thanh. Hiện n ay vẫn còn 100 toà cung điện, và 8600 gian. Trong quần thể kiến trúc này, lớn nhất là điện Thái Hoà và điện Trung Hoà Di Hoà Viên : Một vườn hoa xây dựng cách thành phố Bắc Kinh 18km về phía Tây Bắc, xây dựng từ năm 1888 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Từ Hy Thái Hậu. Vườn hoa đ ược xây dựng bằng số tiền 35 triệu lạng bạc mà Quang Tự dùng để xây dựng lực lượng hải quân. Định Lăng : Ngôi mộ của vua Vạn Lịch được xây dựng trong khu Thập tam lăng, ở phía Tây Bắc thủ đô Bắc Kinh. Công trình này có nhiều kiến trúc nh ư nhà thờ, nhà đ ể bia.. Vạn Lý Trư ởng Thành : Do ba nước Tần, Yên, Triệu thời Chiến Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn người Hung Nô từ phương Bắc tràn xuống dài hơn 6.700 km chạy ua 6 tỉnh xây trên địa hình núi cao, có nơi cao 1000m, vực thẳm, lũng sâu, cồn cát gồm 4 bộ phận chủ yếu : tuờng thành, cửa ải, tháp canh, phong hoả đ ài. 1 .2.2.5 Tư tưởng và tôn giáo Lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc rất p hong phú, đ ạt th ành tựu rất cao, trong đó quan trọng nhất là các phái : Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Và trong 4 nhà Đạo n ày, nổi bật là tư tưởng Nho gia
  18. Th ời Xuân Thu là thời rối loạn về xã hội và chính trị : nội chiến liên miêm giữa các nước chư h ầu để giành quyền bá chủ. Những mối quan hệ khác: vua tôi, cha con, vợ chồng rối loạn. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện nhiều nh à tư tưởng muốn tìm ra giaỉ pháp ổn định lại trật tự xã hội đương thời. Trong số đó có Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo. Các sách do Khổng Tử chỉnh lí có 6 bộ, về sau gọi là Lục kinh: Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Sách Luận ngữ th ì do môn nhân đệ tử ghi chép lời của ông đ àm thoại với học trò. Luận ngữ là một cống hiến vô cùng quan trọng của ông cho hậu thế, cho nền văn hiến Phương Đông cổ đại. Có thể tiếp cận tư tưởng Khổng Tử từ ba mặt: Tư tưởng chính trị : ông đ ưa ra lý tưởng về một thế giới Đại đồng. Đó là th ế giới không còn cảnh rối loạn, xã hội công bằng, Khổng Tử cũng đề cập đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng đạo đức: Khổng Tử rất coi trọng vì đó là những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội, ông cho rằng xã h ội rối loạn là do con người đối xử với nhau ch ẳng ra gì. Vì vậy học thuyết của ông được coi là Nhân và Lễ. Các khái n iệm của học thuyết n ày khi được vận dụng đúng đắn sẽ tạo ra cảm hứng trách nhiệm của con người, khiến cho con người có mục đích sống rõ ràng và trở nên hữu ích cho cuộc đời. Tư tưởng giáo dục : Khổng Tử có những đóng góp rất quan trọng, là n gười đầu tiên sáng lập ra chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc – Giáo dục mở rộng từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp thứ dân. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò (3000 người), trong đó có 72 người nổi tiếng tham gia trong tất cả các lĩnh vực. Nho gia đ ã ảnh h ưởng sâu sắc rộng trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị trị trong xã hội phong kiến cũng như các nước đồng văn như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam 1 .2.2.6 Khoa học tự nhiên Cách ngày nay trên bốn ngàn năm, khoa học tự nhiên của Trung Quốc đã có những th ành tựu rực rỡ
  19. * Thời cổ đại Thiên văn học ra đời rất sớm, đạt nhiều tiến bộ ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đó là sự ghi chép lại các lần nhật thực (37 lần trong vòng 242 năm), các vì tinh tú (800 vì tinh tú, trong đó có 120 vì tinh tú được xác định). Bảng ghi chép các hành tinh khác của người Trung Quốc – “Cam Th ạch Tinh” có từ thời Xuân Thu, được coi là bảng ghi chép các vì sao xưa nh ất thế giới. Thế kỉ VII TCN, n gười Trung Quốc đã biết dùng một cái cọc đứng để đo bóng mặt trời (gọi là Thổ khuê), qua đó đã xác đ ịnh được ngày hạ chí và đông chí, làm cho cách tính lịch n gày càng chính xác. Lịch: Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đã làm cho người Trung Quốc b iết làm lịch từ rất sớm. Đến đời Thương, họ đã phát minh ra lịch - âm lịch. Lich pháp âm lịch cho đến nay, vẫn còn đ ang được sử dụng song song với dương lịch ở Trung Quốc. Y học: Từ thời Chiến Quốc, các thầy thuốc đã biết giải phẫu cơ thể người, b iết nội tạng và bộ máy tuần hoàn của người, chuẩn đoán bệnh qua bắt mạch, châm cứu, sắc thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, thời kì này đ ã xuất hiện nhiều cuốn sách có tính chất tổng kết về y học và dược học như: “Hoàng đế nội kinh”, “Sơn h ải kinh”... Ngoài các lĩnh vực khoa học trên, những tri thức về toán học, lý học, nông học, sinh vật học cũng đạt tới trình độ cao. * Thời trung đại Trên cơ sở kế thừa những thành tựu rực rỡ của thời cổ đại, Trung Quốc đ ã có những cống hiến suất xắc cho nền văn minh của nhân loại ở các lĩnh vực toán học, thiên văn học và y dược. Toán học: Tìm ra các phương pháp tính diện tích ruộng đất theo các hình khác nhau ; tính khối lư ợng đất trong các công trình xây đắp thành, đào hào; tính giá tiền lương thực, gia súc. Các phương pháp này đư ợc ghi lại th ành cuốn sách “Cửu chương toán thuật” (Đời Hán). Thời Nam - Bắc triều, người Trung Quốc đã phát hiện ra số pi chính xác đến con số thập phân thứ 10 Thiên văn học: Người Trung Quốc thời Tần – Hán đ ã phát minh ra nông lịch, chia một năm ra thành 24 tiết, giúp nông dan dựa vào đó mà biết thời vụ sản
  20. xuất, đời Đông Hán đã biết chế tạo ra “địa động nghi”, một dụng cụ đo phương hướng động đất khá chính xác. Y dư ợc: Nhiều thầy thuốc giỏi và sách quý chữa bệnh đã xuất hiện từ thời Hán. Các phương pháp khám, chữa bệnh: hỏi, nghe, bắt mạch, châm cứu, dùng thuốc và phẫu thuật. Thời Đông Hán, có tác phẩm y học nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh: Thương hàn tạp bệnh. Từ Thời Hán về sau, Trung Quốc có nhiều th ầy thuốc giỏi: tiêu biểu là Hoa Đà. Ông chữa được bách bệnh, dùng rượu để gây tê khi mổ. Ông là người đầu tiên kêu gọi mọi người tập thể dục để chữa b ệnh, ông sáng chế ra những b ài tập thể dục bắt trước theo các con vật. Thời Minh có thầy thuốc nổi tiếng về y d ược, Lý Thời Trân, ông đ ã tìn được nhiều loại cây thuốc để chữa bệnh, được trình bày trong tác phẩm “Bản thảo cương mục”. Nhà nước xu ất hiện sớm, cùng với ch ữ viết và những th ành tựu lớn lao của nền văn hoá Trung Quốc thời cổ trung đại đã làm cho Trung Quốc trở thành một đ ất nước có n ền văn minh rực rỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2