intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị đã thu hút sự chú ý đầu tiên của các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu và cả các nhà quản lý văn hoá-văn nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị

  1. Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị
  2. Vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị đã thu hút sự chú ý đầu tiên của các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu và cả các nhà quản lý văn hoá-văn nghệ. Trong những ý kiến đánh giá lại vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, chúng ta thấy nổi cộm lên một câu hỏi lớn: Có nên nói “văn nghệ phục vụ chính trị không?”. Từ trước đến nay, mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị”, được tiếp thu từ bài nói chuyện tại Diên An của Mao Trạch Đông, đã thấm nhuần vào đầu óc từ một em học sinh cho đến các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu lý luận văn nghệ. Ở đây, đối với những ai hiểu văn nghệ với chính trị như là hai hình thái ý thức xã hội thì không khỏi có những băn khoăn. Chính vì thế mà đồng chí Trường Chinh đã phải giải thích một cách cụ thể như chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Ý kiến của đồng chí Trường Chinh là một nguyên tắc chỉ đạo. Tuy nhiên trên thực tế cái mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị” đã dẫn đến một cơ chế quản lý giáo điều. Trong cuộc thảo luận đã có ý kiến cho rằng trước đây ta thường lầm lẫn ở mấy điểm sau: 1. Đồng nhất văn nghệ với chính trị. Nói văn nghệ phục vụ chính trị, thế là cứ nhìn nhận, đánh giá văn nghệ như đánh giá chính trị. 2. Coi các ngành khác có nhiệm vụ chính trị, còn văn nghệ thì không có nhiệm vụ chính trị của mình và chỉ đi phục vụ thôi. 3. Coi người hoạt động chính trị có địa vị cao hơn, có quyền uốn nắn người hoạt động văn nghệ(4). Những lầm lẫn đó đã dẫn đến cách quản lý văn nghệ theo lối áp đặt. Về điều này, ngay từ năm 1957, đồng chí Trường Chinh đã thay mặt Trung ương Đảng nhận những thiếu sót về sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng như sau: “Về lãnh đạo sáng tác đã có những quan điể m giản đơn, thiển cận về vấn đề văn nghệ phục vụ chính trị, dẫn đến chỗ coi nhẹ trách nhiệm cá nhân, ít khuyến khích sự suy nghĩ, tìm tòi của từng người trong việc sáng tác, gò bó đề tài và hình thức nghệ thuật một cách hẹp hòi phiến diện... Nhiều tác phẩm đã có khuynh hướng tô hồng, ca ngợi một chiều, mà thật ra ca ngợi vẫn chưa sâu sắc”(5). Đồng chí Trường Chinh đã phát biểu như vậy, nhưng từ đó cho đến đầu những năm 1980 tình hình vẫn không khá hơn, như có người đã nhận xét. Có lẽ nguyên nhân của
  3. tình trạng đó nằm ở ngay trong cái mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị”. Tuyệt đối hoá nhiệm vụ phục vụ chính trị của văn nghệ, đẩy nó lên thành định nghĩa cho văn nghệ, thì tức là đã không chú ý đến những đặc trưng thẩm mỹ khác của nó, và vô hình trung đã làm cho văn nghệ nghèo đi. Trong tình hình ấy, những người tham gia thảo luận đều muốn tìm ra một giải pháp đúng đắn cho vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị. Có thể còn có những ý kiến này nọ chưa được thoả đáng, nhưng nhìn chung đã có một sự thống nhất tương đối. Đa số mọi người đều có chung một ý kiến cho rằng: “Cần đảm bảo cho văn nghệ và chính trị thống nhất trong việc thực hiện những nhiệm vụ lớn của cách mạng, phục vụ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, nhưng không được đồng nhất văn nghệ và chính trị, vì như vậy không những là làm yếu văn nghệ, mà là làm yếu chung sự nghiệp cách mạng của chúng ta” (Nguyễn Văn Hạnh)(6). Đến Đại hội Hội Nhà văn lần thứ IV, Báo cáo của Ban chấp hành Hội Nhà văn cũng đã tuyên bố: “Có lẽ cách nói “văn nghệ phục vụ chính trị” dễ gây hiểu lầm đưa tới những cách xử lý không đúng đối với công việc sáng tác (...). Chúng tôi nghĩ rằng “văn nghệ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”, đó là cái chính trị ở ngay trong văn học nghệ thuật cách mạng của chúng ta”(7). Phù hợp với tinh thần đổi mới này, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường cho rằng: “Về lãnh đạo văn nghệ, Đảng phải làm thế nào cho văn nghệ sĩ tự điều chỉnh theo đường lối chứ không ép buộc”(8). Và đến giai đoạn gần đây, đồng chí Hồng Vinh, phó trưởng ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, cũng đã phát biểu: “Cần tránh các quan niệm cực đoan, đi tìm văn nghệ thuần tuý, hoặc xem văn nghệ chỉ là vũ khí phục vụ một cách thô thiển cho chính trị”(9). Đây cũng là quan điểm chung của giới văn nghệ sĩ. Việc “cởi trói” để giải quyết vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị không chỉ diễn ra trong giới sáng tác, mà nó còn diễn ra trong cả giới nghiên cứu-lý luận văn học. Chúng ta đã biết rằng cho đến đầu những năm 1980, lý luận văn học của nước ta hầu như chỉ xoay quanh mỹ học mácxít, với phạm trù trung tâm là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thậm chí vào năm 1980, có ý kiến còn cho rằng cần phải đưa quy định
  4. về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Hiến pháp như là một quy định pháp luật. Ở đây nữa, cái phạm trù mang màu sắc chính trị về “chủ nghĩa xã hội” đang được áp đặt cho cả lý luận văn học. Và thế là một thời gian dài chúng ta không được phép du nhập các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của phương Tây. Đến khi bắt đầu công cuộc đổi mới, các lý thuyết của phương Tây mới bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Và kể từ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về văn hoá cho đến Nghị quyết 23- NQ/TW gần đây nhất của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới (ngày 16-6-2008), Đảng không hề nhắc đến phương pháp hiện thực XHCN nữa. Có thể nói ngày nay, cái “bóng dáng chính trị” không còn xuất hiện một cách thô thiển trong văn nghệ nói chung và văn học nói riêng. Chúng ta đang đi theo một xu hướng hợp lý để quay về với quan niệm của Aristote: Văn nghệ chịu sự quản lý của thiết chế chính trị để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tất nhiên trên đây là chúng tôi nói về phương diện lý thuyết, còn trên thực tiễn, chúng ta vẫn còn có những hiện tượng thể hiện quyền uy của “cây gậy chính trị” trong văn nghệ nói chung và văn học nói riêng. Đó là do sức ỳ lớn của căn bệnh quan liêu vẫn còn rớt lại từ thời “trói buộc” của chính trị đến nay. Song, nhiệm vụ của lý luận văn học vẫn phải xác định rõ mối quan hệ này một cách khoa học để dần dần khẳng định vị thế của văn nghệ và văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội bình đẳng với các hình thái ý thức xã hội khác. Tóm lại, văn nghệ và chính trị là hai hình thái ý thức xã hội có vị trí độc lập tương đối, có tác động qua lại với nhau và bình đẳng với nhau, nhưng cả hai đều nằm trong sự quản lý của thiết chế chính trị để phục vụ cho sự phát triển của xã hội và con người. Xác định rõ như vậy, chúng ta sẽ tránh được thái độ cực đoan coi chính trị là con ngoáo ộp để phủ nhận nó, quay lưng lại nó, trong khi trên thực tế, chính trị là một trong những đề tài và nguồn sáng tạo quan trọng của văn nghệ. Trong những năm 1970, ở phương Tây rộ lên phong trào làm phim chính trị, gây được ấn tượng rất sâu đậm trong công chúng.
  5. Còn trong văn học, hầu như những kiệt tác trên thế giới đều không hề lảng tránh đề tài chính trị. Điều này cũng giúp ta nhận thức rõ vấn đề: đấu tranh chống lại lối quản lý áp đặt giáo điều của thiết chế chính trị không có nghĩa là phủ nhận vai trò của chính trị đối với văn nghệ. Đây là một vấn đề lý luận quan trọng mà giới lý luận-phê bình văn học cần phải dành cho nó một mối quan tâm thường xuyên và thoả đáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2