intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng mô hình hồi quy logistic để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết vận dụng mô hình hồi quy logistic để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi là một trong những yếu tố tác động rất đáng kể đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các doanh nghiệp trong ngành này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng mô hình hồi quy logistic để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC ĐỂ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM APPLYING LOGISTIC REGRESSION MODEL TO MEASURE THE FACTORS AFFECTING THE CASH DIVIDEND POLICY OF COMPANIES IN VIETNAMESE INDUSTRY Ngày nhận bài : 26/10/2021 ThS. Nguyễn Thị Thanh Hảo Ngày nhận kết quả phản biện : 13/12/2021 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Bài viết vận dụng mô hình hồi quy logistic để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi là một trong những yếu tố tác động rất đáng kể đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các doanh nghiệp trong ngành này. Tính thanh khoản của chứng khoán, tỷ lệ đòn bẩy hay quá trình tăng trưởng thì không có ảnh hưởng. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất kiến nghị để các doanh nghiệp thực thi chính sách này có hiệu quả hơn. Từ khóa: cổ tức tiền mặt, các nhân tố ảnh hưởng, ngành công nghiệp ABSTRACT The paper applies logistic regression model to measure the impact of factors on the cash dividend payment policy of companies in the Vietnamese industry. The research results show that profitability is one of the factors that significantly affect the probability of paying cash dividends of enterprises in this industry. The liquidity of the security, the leverage ratio or the growth process do not affect this policy. Thereby, the author has made some recommendations for these businesses to implement this policy more effectively. Keywords: cash dividend, influencing factors, industry 1. Đặt vấn đề Hiện nay, công nghiệp đang là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nước ta và trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài tập trung vào vấn đề đổi mới các mô hình tăng trưởng kinh doanh thì các doanh nghiệp cũng đang dần chú trọng cải thiện công tác quản trị tài chính để phát triển bền vững hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế. Chính sách cổ tức cũng là một trong những quyết định tài chính quan trọng ảnh hưởng đến giá trị cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, thông qua nghiên cứu này tác giả muốn cung cấp thêm những phân tích cụ thể về chính sách cổ tức của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam, giúp các công ty nhìn nhận rõ hơn một số hạn chế để từ đó có thể xây dựng và triển khai những biện pháp phù hợp trong việc thực thi chính sách tài chính quan trọng này, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Các công ty có thể chi trả cổ tức cho cổ đông dưới 3 hình thức: chi trả cổ tức bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chi trả cổ tức bằng tài sản. Thế nhưng ở Việt Nam hình thức trả cổ tức tiền mặt vẫn là phổ biến nhất. Qua tìm hiểu các nghiên cứu trước đây(1) tác 1. Banerjee (2007), Brockman (2008), Horbeg và Prabhala (2009), Jing Ming Kuo (2013)... 15
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN giả nhận thấy mô hình hồi quy logistic là phù hợp để đo lường các nhân tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty nên đã chọn mô hình này để kiểm tra thực nghiệm cho các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể là kiểm tra xem các biến đặc trưng của công ty, tính thanh khoản của chứng khoán, biến vòng đời và rủi ro có góp phần giải thích cho quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty này hay không. 2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu: 2.1 Mô tả nguồn dữ liệu và lấy mẫu: Mẫu của bài nghiên cứu này gồm 359 công ty trong ngành công nghiệp được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Dữ liệu để tính toán biến quy mô, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng tài sản, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu…được lấy ra từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm. Ngoài ra, nghiên cứu này còn dùng dữ liệu giao dịch thị trường để tính các biến thanh khoản và rủi ro của chứng khoán. Do đó, tác giả đã thu thập các dữ liệu giao dịch hàng ngày của các chứng khoán bao gồm giá đóng cửa, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch và chỉ số VN Index hàng ngày. 2.2. Mô hình nghiên cứu: Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy logistic để đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Mô hình tổng quát có dạng như sau: Ln[P(y = 1)/P(y = 0)] = β0 + β1ROA + β2SIZE + β3M/B + β4dA/A + β5TURN + β6D/E + β7RE/BE + β8SYS + β9ID + εi Trong đó: - Biến phụ thuộc (yit): là quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty, yit sẽ nhận giá trị 1 khi công ty i thông báo chi trả cổ tức tiền mặt trong năm t, ngược lại sẽ nhận giá trị 0. - Các biến độc lập trong mô hình này được phân loại thành bốn nhóm: + Nhóm biến đặc trưng cơ bản của các công ty, gồm: quy mô công ty (SIZE), thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B), tốc độ tăng trưởng tài sản (dA/A), và nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Biến quy mô được tính bởi phần trăm giá trị vốn hóa của công ty i so với toàn thị trường trong năm t. Thu nhập trên tổng tài sản là biến đại diện cho khả năng sinh lợi của công ty. Thước đo cơ hội tăng trưởng của công ty là giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và tốc độ tăng trưởng tài sản. Banerjee (2007), Brockman (2008), Jing Ming Kuo (2013)… đã chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa chính sách chi trả cổ tức và các biến đặc tính cơ bản của công ty được định nghĩa theo nghiên cứu của Fama và French (2001) bao gồm quy mô, khả năng sinh lợi và các cơ hội tăng trưởng. Theo kết quả các nghiên cứu này thì những công ty với quy mô lớn, khả năng sinh lợi cao và cơ hội tăng trưởng thấp sẽ có nhiều khả năng để chi trả cổ tức tiền mặt hơn, và ngược lại những công ty với quy mô nhỏ, khả năng sinh lợi thấp và nhu cầu vốn cho đầu tư tăng trưởng cao thì sẽ ít khả năng chi trả cổ tức tiền mặt hơn. Ngoài ra, vì tỷ số đòn bẩy (nợ trên vốn chủ sở hữu) có tác động nghịch chiều đến chính sách cổ tức của công ty theo nghiên cứu của Neves (2006), Brockman (2008),... nên cũng được đưa vào mô hình hồi quy này. + Biến vòng đời: được đại diện bởi tỷ số lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần (RE/BE). Theo thuyết vòng đời, các công ty sẽ áp dụng chính sách cổ tức tối ưu nhất theo tình hình các cơ hội đầu tư trong vòng đời phát triển của họ. Ở những năm đầu, các công ty ít chi trả cổ tức hơn vì các cơ hội đầu tư của họ vượt quá nguồn vốn nội bộ. Ngược lại, trong những năm tiếp theo, các công ty sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm bớt khả năng dòng tiền mặt tự do bị lãng phí do nguồn quỹ nội bộ vượt quá 16
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN các cơ hội đầu tư. DeAngelo (2006) và Osovov(2008) đã tìm thấy mối quan hệ dương giữa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt và biến vòng đời. + Tính thanh khoản của cổ phiếu: được đại diện bởi biến vòng quay vốn cổ phần (TURN). Biến này được sử dụng rất phổ biến trong việc đo lường tính thanh khoản của chứng khoán ở các nghiên cứu trên thế giới chẳng hạn như Datar (1998), Banerjee (2007), Brockman (2008), Jing Ming Kuo (2013),... Vòng quay vốn cổ phần được định nghĩa là tỷ số giữa số lượng cổ phiếu đã giao dịch trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành, nó thể hiện khía cạnh khối lượng giao dịch trong tính thanh khoản tức các nhà đầu tư giao dịch với số lượng bao nhiêu, tỷ số này được tính bình quân trong năm. Tỷ số này càng lớn thì thể hiện chứng khoán này có tính thanh khoản càng cao. Các nghiên cứu đều cho thấy sự tương quan âm, nghĩa là các công ty có chứng khoán thanh khoản thấp sẽ có xác suất trả cổ tức tiền mặt cao hơn để thu hút các nhà đầu tư. + Nhóm biến rủi ro: bao gồm rủi ro hệ thống (SYS) và rủi ro phi hệ thống (ID). Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và chính sách chi trả cổ tức chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ âm giữa việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt với rủi ro. Các công ty được đặc trưng bởi rủi ro thấp sẽ có thể chi trả cổ tức tiền mặt nhiều hơn và ngược lại. Nghiên cứu của Horbeg và Prabhala(2009), Jing Ming Kuo (2013) cho thấy cả rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống đều góp phần đáng kể trong việc giải thích xu hướng sụt giảm trong việc chi trả cổ tức tiền mặt trên thị trường chứng khoán Mỹ và Anh. Bài này sẽ sử dụng biến rủi ro theo như 2 nghiên cứu trên. Rủi ro hệ thống chính là hệ số beta trong mô hình CAPM, còn rủi ro phi hệ thống là phương sai của phần dư trong mô hình hồi quy CAPM này. Các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Các công ty có quy mô càng lớn, khả năng sinh lợi càng cao và cơ hội đầu tư thấp thì xác xuất chi trả cổ tức tiền mặt càng cao. Giả thuyết 2: Tính thanh khoản của chứng khoán có tác động nghịch chiều đến xác suất chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty. Giả thuyết 3: Các công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao thì xác suất chi trả cổ tức tiền mặt là thấp. Giả thuyết 4: Tỷ số giữa lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần có tác động dương đến xác suất chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty. Giả thuyết 5: Rủi ro có mối quan hệ nghịch chiều với xác suất chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty. 3. Kết quả nghiên cứu: Các mô hình hồi quy logistic được thực hiện trong giai đoạn 2016 đến 2020 để giải thích cho quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy các mô hình này đều phù hợp với Sig. < 0,05. 3.1 Kiểm tra tác động của bốn nhân tố đặc trưng công ty, tính thanh khoản của chứng khoán: Mô hình đầu tiên sử dụng các biến đặc trưng cơ bản của công ty theo Fama và French (2001) để kiểm tra các biến này có giải thích cho quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty hay không. Bảng 1- Kết quả của các mô hình hồi quy logistic gồm biến thanh khoản và bốn biến đặc trưng cơ bản của công ty Mô hình 1 Mô hình 2 Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa const -0.5857131 0.000 -0.6150247 0.000 ROA 0.3521724 0.000 0.3587587 0.000 17
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN SIZE 0.1847723 0.005 0.1986847 0.004 M/B -0.0031022 0.018 -0.0030691 0.021 dA/A -0.0010732 0.015 -0.0011427 0.017 TURN 0.0007362 0.368 R2 - Nagelkerke 0.728 0.731 Nguồn : Kết quả tổng hợp từ phần mềm stata Mô hình 1 ở bảng 1 trình bày ước lượng của mô hình gồm bốn biến đặc trưng của công ty. Đối với mẫu xem xét trong giai đoạn này thì cả bốn biến đều có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số hồi quy tương đồng với nghiên cứu của Fama và French (2001), nghĩa là những công ty có khả năng sinh lợi càng lớn thì xác suất chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn, còn những công ty với cơ hội tăng trưởng càng cao thì xác suất chi trả tiền mặt càng thấp, các công ty với quy mô lớn trả cổ tức tiền mặt thường xuyên hơn các công ty có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hệ số hồi quy cho thấy M/B và dA/A đều có tác động yếu hơn rất nhiều so với biến SIZE và ROA. Do đó, khả năng sinh lợi và quy mô công ty mới là một trong những yếu tố đóng góp lớn vào việc giải thích cho các quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam. Ở mô hình 2 biến vòng luân chuyển vốn cổ phần là đại diện cho tính thanh khoản của chứng khoán được thêm vào, kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa sự luân chuyển vốn cổ phần trên thị trường cổ phiếu của một công ty và khả năng của nó đối với việc chi trả cổ tức tiền mặt. Kết quả này không đồng nhất với các nghiên cứu đã có như của Banerjee (2007), Takaaki Hoda (2011), và Jing Ming Kuo (2013). Như vậy, các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam dường như không chi trả cổ tức theo nhu cầu thanh khoản của nhà đầu tư. Từ hai mô hình trên có thể nhận định rằng các công ty trong ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020 có xu hướng chi trả cổ tức tiền mặt chủ yếu theo lợi nhuận hàng năm (vì ROA có tác động lớn nhất và cũng có ý nghĩa thống kê cao hơn tất cả các biến khác). 3.2. Kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính và biến vòng đời: Tiếp theo, bài nghiên cứu xem xét các mô hình kiểm tra sự tác động của biến đòn bẩy và biến vòng đời đối với chính sách cổ tức của các công ty trong mẫu. Bảng 2 – Kết quả các mô hình hồi quy logistic đưa thêm biến đòn bẩy và biến vòng đời vào. Mô hình 3 Mô hình 4 Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa const -0.6023711 0.000 -0.5932688 0.000 ROA 0.3631244 0.000 0.3595758 0.000 SIZE 0.1899313 0.005 0.1885744 0.007 M/B -0.0031578 0.017 -0.0031692 0.018 dA/A -0.0010544 0.014 -0.0010873 0.015 D/E 0.0006848 0.683 RE/BE 0.0016114 0.710 R2 - Nagelkerke 0.734 0.736 Nguồn : Kết quả tổng hợp từ phần mềm stata 18
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Bảng 2 báo cáo kết quả các mô hình khi lần lượt kết hợp biến tỷ số nợ trên vốn cổ phần và tỷ số lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần với mô hình bốn biến cơ bản của Fama và French (2001). Kiểm tra thực nghiệm cho thấy hệ số hồi quy của cả hai biến đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa biến nợ trên vốn cổ phần theo Brockman (2008) và biến lợi nhuận giữ lại trên vốn cổ phần theo Osovov (2008) đều không phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. Với bằng chứng trên có thể đưa ra nhận định rằng các nhà quản lý doanh nghiệp của ngành này dường như chưa hoạch định chính sách cổ tức theo các giai đoạn phát triển trong vòng đời của doanh nghiệp và chính sách cổ tức cũng không hướng theo cơ cấu vốn mục tiêu nào cả. 3.3 Kiểm tra tác động của các nhân tố rủi ro: Khi kiểm tra mô hình gồm 4 biến cơ bản, rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống để xem xét thêm liệu yếu tố rủi ro có tác động đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty hay không, số liệu ở bảng 3 cho thấy cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống đều có ý nghĩa thống kê mức 5%, hai yếu tố này có mối quan hệ nghịch biến với khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, nghĩa là các công ty có rủi ro chuyên biệt và rủi ro thị trường càng lớn thì xác suất chi trả cổ tức tiền mặt càng giảm. Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu của Hoberg và Prabhala(2009), Jing Ming Kuo(2013). Các biến quy mô, khả năng sinh lợi và cơ hội tăng trưởng có ý nghĩa thống kê như trong mô hình cơ bản của Fama và French(2001). Bảng 3 – Kết quả của mô hình gồm các biến đặc trưng cơ bản của công ty và các biến rủi ro Mô hình 5 Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa const -0.5522438 0.000 ROA 0.3698229 0.000 SIZE 0.1793155 0.005 M/B -0.0031511 0.017 dA/A -0.0011736 0.015 SYS -0.0179133 0.027 ID -0.0243167 0.035 R2 - Nagelkerke 0.768 Nguồn : Kết quả tổng hợp từ phần mềm stata Như vậy, yếu tố rủi ro có thể cung cấp thêm thông tin ngoài các biến đặc trưng cơ bản của công ty là khả năng sinh lợi, quy mô và cơ hội tăng trưởng trong việc giải thích cho xác suất chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020. 4. Kết luận Các kết quả nghiên cứu trên cho ta rút ra được một số nhận xét về chính sách cổ tức của các công ty ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Các doanh nghiệp ngành này vẫn còn trả cổ tức theo hướng lãi nhiều chia nhiều, lãi ít chia ít hoặc không chia, thể hiện qua biến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt phụ thuộc rất lớn vào biến ROA. Việc thiết lập và nhìn nhận một chính sách cổ tức hợp lý dài hạn mà theo đó các doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị cho các cổ đông có thể chưa được xem trọng. Điều này được củng cố bởi bằng chứng là biến đòn bẩy và vòng đời không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, cơ hội tăng trưởng chỉ là yếu tố có tác động rất thấp đối với chính sách tài chính quan trọng này. Tức các doanh nghiệp thiết lập chính sách cổ tức không theo một chiến lược 19
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN dài hạn là chú trọng đến vòng đời phát triển, cơ hội tăng trưởng và cơ cấu vốn của mình. Chính sách cổ tức chỉ là hệ quả trong một chuỗi hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là mục tiêu để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp. Các doanh nghiệp cần lưu ý và thận trọng điều này vì cách trả cổ tức chỉ dựa trên lợi nhuận hàng năm mà không xây dựng được chính sách cổ tức dài hạn rất dễ đưa doanh nghiệp đến tình trạng khó lớn mạnh và các chỉ số giá trị cơ bản của cổ phiếu sẽ xấu đi. Cổ phiếu trên thị trường sẽ dễ bị giảm so với giá trị thực. Một chính sách cổ tức được lập theo kế hoạch dài hạn hợp lý sẽ có thể tác động tích cực đến tâm lý của cổ đông và giữ chân các cổ đông trung thành của công ty nhất là những cổ đông lớn. Đồng thời cũng thu hút các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Khi thiết lập chính sách cổ tức thì không thể có một chính sách nào phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Các công ty khác nhau sẽ có những đặc trưng cơ bản riêng, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau và chịu các rủi ro chuyên biệt khác nhau. Vì vậy các công ty cần cân nhắc lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với đặc điểm, cơ hội đầu tư, tiềm năng và cả rủi ro của mình, phù hợp với các giai đoạn khác nhau của quá trình tăng trưởng. Hướng đến mục tiêu tối hậu của chính sách cổ tức là cùng với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ để làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banerjee, S., Gatchev, V. A., Spindt, P. A., (2007). Stock market liquidity and firm dividend policy. Journal of Financial and Quantitative Analysis 42, 369–398. 2. Carroll Howard Griffin, 2010. Liquidity and Dividend Policy: International Evidence. Journal of Financial Economics 50, 609–631. 3. DeAngelo, H., DeAngelo, L., Stulz, R.M., (2006). Dividend policy and the earned/contributed capital mix: a test of the life-cycle theory. Journal of Financial Economics 81, 227-254. 4. Denis, D., Osobov, I., (2008). Why do firms pay dividends? International evidence on the determinants of dividends policy. Journal of Financial Economics 89, 62-82. 5. Fama, F., French, R., (2001). Disappearing dividends: changing firm characteristics or lower propensity to pay? Journal of Financial Economics 60, 3 – 43. 6. Ferris, S., Jayaraman, N., Sabherwal, S., (2009). Catering effects in corporate dividend policy: The international evidence. Journal of Banking and Finance 33, 1730-1738. 7. Jing-Ming Kuo, Dennis Philip and Qing-Jing Zhang, (2011). Why dividends disappear in the UK – liquidity, risk or catering. Working paper, University of Durham. 8. Jing-Ming Kuo, (2013). What Drives the Disappearing Dividends Phenomenon? Journal of Banking and Finance 75, 387- 424. 9. Hoberg, G. Prabhala, R., (2009). Disappearing dividends, catering, and risk. Review of Financial Studies 22, 79 - 116. 10. Paul Brockman, John S. Howe, Sandra Mortal, (2008). Stock Market Liquidity and the Decision to Repurchase. Working paper, University of Missouri Colombia. 11. Takaaki Hoda and Jun Uno, (2011). Liquidity, Ownership Structure, and Market Share Repurchases: Evidence from Japan. Working paper, Otaru University of Commerce. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2