intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong chương bảo quản, chê biến nông, lâm, thủy, sản Công nghệ 10 – THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái niệm dạy học dựa trên vấn đề (Problem based learning – PBL); Những đặc trưng cơ bản của PBL; Kiến thức mang tính liên môn; Vai trò của GV chỉ mang tính hỗ trợ; Vận dụng phương pháp PBL trong dạy học Công nghệ 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong chương bảo quản, chê biến nông, lâm, thủy, sản Công nghệ 10 – THPT

  1. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TRONG CHƯƠNG BẢO QUẢN, CHÊ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY, SẢN CÔNG NGHỆ 10 – THPT LÊ THỊ LÝ- NGUYỄN THỊ THẮM Khoa Sư phạm Kỹ thuật 1. MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay - thời đại mà khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kiến thức mà học sinh tiếp cận và thu nhận không chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, trong khuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác như tạp chí, truyền hình, internet và các phương tiện thông tin đại chúng… Do đó đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới cách học, cách tiếp cận kiến thức. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mới có thể đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở một số trường đại học và phổ thông trên thế giới. Ở nước ta nhiều trường phổ thông và đại học đang nghiên cứu và triển khai ở nhiều môn học. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong dạy học ở trường THPT nói chung và môn Công nghệ nói riêng chưa được đề cập đến. 2. DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ 2.1. Khái niệm dạy học dựa trên vấn đề (Problem based learning – PBL) PBL là chiến lược học được đề cập đến bởi Howard Barrows và các đồng nghiệp của ông vào cuối những năm 1960 trong chương trình học y khoa tại Đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, Canada. Đây là chương trình dạy học được phát triển để kích thích các học viên, giúp học viên nhìn thấy sự liên quan học tập đến vai trò tương lai, duy trì một mức độ cao hơn của động lực đối với học tập, và để cho thấy tầm quan trọng của trách nhiệm, thái độ chuyên nghiệp. PBL có thể được hiểu là phương pháp hướng dẫn học sinh cách tự học, cách hợp tác với các thành viên trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho một vấn đề có thực trong cuộc sống, đồng thời vấn đề đó có liên quan đến chương trình học. Những vấn đề này được sử dụng để gợi nên nhu cầu học tập, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ, cuối cùng đưa ra được các giải pháp giải quyết vấn đề. 2.2. Những đặc trưng cơ bản của PBL 2.2.1. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học Vấn đề là đơn vị cấu trúc cơ bản của PBL. Trong dạy học với PBL, học sinh được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 105-111
  2. 106 LÊ THỊ LÝ - NGUYỄN THỊ THẮM tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện, câu hỏi hay tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải. Nussbaum và Novick khẳng định rằng: “để đi đến một khái niệm mới, đầu tiên học sinh phải nhận ra được vấn đề cũng như sự bất lực của họ khi giải quyết nó. Sự bất lực của người học xảy ra bởi sự hiện diện của một sự kiện vấn đề không nhất quán” [2], [7]. Đó là những điều kiện, những tình huống, mâu thuẫn... mà họ không giải thích được. Như vậy, từ những vấn đề đặt ra sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học. Sự hứng thú đạt đỉnh cao khi nó thôi thúc học sinh đi tìm câu trả lời. Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không hẳn là một câu kết luận chính xác, một phương án duy nhất đúng mà nó có thể là những giải pháp chấp nhận được, người ta gọi đó là những giải pháp mở hay kết luận mở. Trong những giải pháp hay kết luận mở đó lại chứa đựng những vấn đề mới, nó lại tiếp tục lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học. Như vậy trong suốt quá trình học, các vấn đề xuất hiện luôn điều khiển quá trình học tập của học sinh. Đối với bộ môn Công nghệ – một môn học gắn liền với thực tế thì vấn đề lại đóng vai trò quan trọng. Từ vấn đề lớn đưa ra trong quá trình giải quyết, học sinh sẽ dần dần phát hiện ra những vấn đề chi tiết hơn. Chính điều này là cơ hội để học sinh tìm hiểu kĩ lưỡng và sâu sắc hơn về bản chất của vấn đề. 2.2.2. Học sinh tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính học sinh phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Học sinh có thể đưa ra những cái mình đã biết và những cái mình chưa biết để tìm hiểu, phân tích... rồi rút ra kết luận làm sáng tỏ vấn đề đó. Học sinh sẽ làm việc theo từng nhóm, những phân tích, kết luận của nhóm có đôi khi lại đi sai hướng nhưng nó sẽ là một khởi nguồn để những giả thuyết mới xuất hiện một cách tự nhiên và chính xác. Trong quá trình đi tìm câu trả lời đúng cho mình học sinh có thể nhờ sự gợi ý, giúp đỡ của các chuyên gia, giáo viên, những người có trách nhiệm liên quan đến vấn đề... Học sinh có thể tiếp cận thông tin ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính người học phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề. 2.2.3. Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng học sinh, trong đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, học sinh chia sẽ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Thảo luận nhóm cũng là cơ sở để phát triển kĩ năng giao tiếp hiệu quả. Khi mỗi thành viên tham gia giao tiếp phải đóng góp những kiến thức và những ý tưởng độc đáo của mình để học hỏi lẫn nhau. Thông qua thảo luận mà học sinh có thời gian và cơ hội để thể hiện mình. Học sinh sẽ được khuyến khích để sự hiểu biết của họ chính xác hơn và họ đạt được mục tiêu học tập nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ... 107 2.2.4. Vai trò của GV chỉ mang tính hỗ trợ Vai trò của giáo viên khi thực hiện giảng dạy theo phương pháp này khác với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Ở đây, giáo viên không phải là người cung cấp kiến thức cho học sinh mà giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc…), đánh giá (kiểm tra các giả thuyết và kết luận của học sinh), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận. 2.2.5. Kiến thức mang tính liên môn Vấn đề học tập đưa ra trong PBL là những vấn đề xuất phát từ thế giới thực. Khi tham gia giải quyết vấn đề học sinh phải huy động tất cả các kiến thức liên quan đến vấn đề, có thể sử dụng thông tin của những môn học khác nhau để giải quyết nó. Đôi khi học sinh còn phải làm các bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức. Với kiến thức chương “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản” học sinh không chỉ tìm hiểu kiến thức bảo quản mà con phải tìm hiểu kiến thức môn sinh học (quá trình hô hấp của nông sản, đặc điểm các loài sâu, mọt hại nông sản), môn địa lý (nhiệt độ, độ ẩm môi trường cất giữ lương thực). 2.3. Vận dụng phương pháp PBL trong dạy học Công nghệ 10 Về việc tổ chức dạy học theo PBL, có nhiều nhà giáo dục đề xuất nhiều mô hình khác nhau. Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các mô hình, đặc điểm nhà trường phổ thông Việt Nam và điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, chúng tôi đề xuất các bước tổ chức dạy học theo PBL như sau: Bước 1: Nêu vấn đề, giải thích các diễn đạt, khái niệm trong vấn đề Giáo viên nêu vấn đề Học sinh làm sáng tỏ các từ ngữ có liên quan (từ khóa). Mỗi cá nhân có nhiệm vụ tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan. Ví dụ: Khi tổ chức dạy học nội dung: “Bảo quản nông, lâm, thủy sản” giáo viên có thể vận dụng tổ chức dạy học bằng phương pháp PBL như sau: Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao phải bảo quản sản phẩm sau thu hoạch? Học sinh phải tìm hiểu và làm sáng tỏ khái niệm bảo quản sản phẩm sau thu hoạch Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch là công việc giữ gìn sản phẩm sau thu hoạch để giữ nguyên đặc tính ban đầu, đồng thời không bị hư hỏng, hao hụt về cả trọng lượng và chất lượng. Bước 2: Xác định vấn đề thảo luận GV đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng cho học sinh Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên nhận định vấn đề cần giải quyết trong tình huống đã nêu.
  4. 108 LÊ THỊ LÝ - NGUYỄN THỊ THẮM Sau khi mỗi thành viên tìm hiểu vấn đề họ sẽ phát biểu quan điểm của họ, lúc này nhóm trưởng có nhiệm vụ lắng nghe các ý kiến và điều khiển buổi thảo luận của nhóm để cả nhóm đi đến quyết định thống nhất vấn đề cần tìm hiểu Thư kí có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến và ghi biên bản. ! Với ví dụ trên, để thuận tiện cho công tác nghiên cứu tài liệu, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, và định hướng các nhóm nghiên cứu như sau: Nhóm 1: Vì sao phải bảo quản nông sản? Các thành viên trong nhóm phải tìm hiểu các nguyên nhân gây hư hỏng, hao hụt trọng lượng và chất lượng cũng như làm thay đổi đặc tính ban đầu của nông sản. Nhóm 2: Vì sao phải bảo quản thủy sản? Các thành viên trong nhóm phải tìm hiểu các nguyên nhân gây hư hỏng, hao hụt trọng lượng và chất lượng cũng như làm thay đổi đặc tính ban đầu của thủy sản. Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề Trong bước này học sinh cần suy nghĩ vấn đề, đưa ra ý kiến, các giải pháp khả thi để thảo luận... Học sinh có thể đi tìm hiểu trong sách giáo khoa, tự tìm hiểu trên mạng internet, báo chí… Trong quá trình tìm hiểu thông tin, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần tìm hiểu. Giáo viên có thể hướng dẫn và gợi ý cho học sinh một số bước đi cần thiết để hướng học sinh đến vấn đề cần tìm hiểu. ! Với ví dụ trên giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý học sinh như sau: - Cung cấp một số tài liệu về các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra bên trong nông, thủy sản sau khi thu hoạch. Hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu, giáo trình, bài giảng về bảo quản nông, lâm, thủy sản. - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trên các đối tượng cụ thể: Nhóm 1: ngô, lúa, rau muống, quả táo tươi. Nhóm 2: cá, tôm. Các thí nghiệm bao gồm: - Giữ các đối tượng đó ở điều kiện thường (nhiệt độ, độ ẩm bình thường, không bị ảnh hưởng bởi sinh vật gây hại). Quan sát hiện tượng diễn ra sau một thời gian. Giải thích? - Với các đối tượng trên, các nhóm tiến hành lần lượt ở các điều kiện: Nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp; Độ ẩm cao và độ ẩm thấp (nhóm 1); Có sinh vật gây hại và không có sinh vật gây hại; pH thấp và pH cao (nhóm 2); Có muối ăn và không có muối ăn (nhóm 2). Thông qua những thí nghiệm, cùng với tài liệu giáo viên cung cấp và một phần tài liệu học sinh tự tìm hiểu ở sách giáo khoa, báo chí, internet. Giáo viên hướng học sinh tìm hiểu được sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ bị hư hỏng, hao hụt trọng lượng và chất lượng cũng như thay đổi đặc tính ban đầu bởi hai nhóm nguyên nhân chính là đặc điểm nông sản; ảnh hưởng của nhân tố bên trong và bên ngoài.
  5. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ... 109 Bước 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệ thống các giải pháp Sau khi thực hiện bước ba, các thành viên cũng như nhóm trưởng sẽ phải nhận ra vấn đề then chốt của buổi thảo luận. Nhóm trưởng tổng hợp lại danh sách về những gì đã biết, đã được làm sáng tỏ và những gì còn mập mờ, cái gì cần phải được điều tra để làm sáng tỏ. Sau bước này nhóm sẽ có được các liên kết, xâu chuỗi các vấn đề khả thi nhất. ! Với ví dụ trên sau bước 3 các nhóm phải nhận ra vấn đề then chốt là nếu không bảo quản thì sản phẩm sau thu hoạch sẽ bị hư hỏng, hao hụt trọng lượng và chất lượng cũng như thay đổi đặc tính ban đầu của sản phẩm bởi các nguyên nhân. - Đặc điểm nông sản, thủy sản - Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài cụ thể: nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài Nhóm trưởng cần tổng hợp lại những gì đã biết và làm sang tỏ các vấn đề còn mập mờ. + Đặc điểm nông sản, thủy sản ảnh hưởng như thế nào đến chúng sau quá trình thu hoạch. + Các nhân tố bên trong bao gồm những yếu tố nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đến nông sản, thủy sản sau thu hoạch. + Các nhân tố bên ngoài bao gồm những yếu tố nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đến nông sản, thủy sản sau thu hoạch. * Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh để liệt kê các giải pháp như sau: Ảnh hưởng của các nhân tố Nhóm Đặc điểm của đối tượng Nhân tố bên trong Nhân tố bên ngoài - Nông sản có chứa nhiều chất Các hiện tượng diễn ra bên - Nhiệt độ dinh dưỡng: chất béo, đường, trong nông sản: - Ẩm độ tinh bột, vitamin… - Hiện tượng hô hấp - Sinh vật - Đa số có chứa nhiều nước - Hiện tượng nảy mầm ! Các yếu tố này tác Nhóm - Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm - Hiện tượng ngủ nghĩ động như thế nào đến 1 ! Các đặc điểm này ảnh - Hiện tượng thoát hơi nước nông sản. hưởng như thế nào đến nông ! Các hiện tượng này diễn sản ra ảnh hưởng như thế nào đến nông sản - Thủy sản có chứa nhiều chất Các hiện tượng, quá trình - Nhiệt độ dinh dưỡng: chất đạm, chất diễn ra bên trong thủy sản: - pH béo, vitamin… - Hiện tương tê cứng - Vi sinh vật Nhóm - Đa số có chứa nhiều nước - Quá trình tự phân giải - Muối ăn 2 - Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm - Quá trình thối rữa ! Các yếu tố này tác ! Các đặc điểm này ảnh ! Các hiện tượng, quá trình động như thế nào đến hưởng như thế nào đến nông này diễn ra ảnh hưởng như thủy sản. sản và thủy sản. thế nào đến thủy sản.
  6. 110 LÊ THỊ LÝ - NGUYỄN THỊ THẮM Bước 5: Thực hành các bài tập cá nhân (Thực hiện việc nghiên cứu của từng thành viên trong nhóm) Các thành viên sẽ được phân công để tự nghiên cứu. Mỗi nhóm có thể thiết kế các sản phẩm để tăng tính thuyết phục cho những lí lẽ đã đưa ra Trong giai đoạn này mỗi học sinh sẽ viết một bài báo cáo về quá trình tự nghiên cứu của mình và nộp lại cho giáo viên để làm cơ sở đánh giá sau này. ! Với ví dụ trên, mỗi học sinh tự viết một bài báo cáo về quá trình tự nghiên cứu của mình về các yếu tố ảnh hưởng làm thất thoát nông, lâm, thủy sản, chúng ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thủy sản, và đề xuất các giải pháp khắc phục và nộp lại cho giáo viên để làm cơ sở đánh giá sau này. Bước 6: Nhóm thảo luận và báo cáo kết quả nghiên cứu cá nhân và đánh giá Sau quá trình tự nghiên cứu, các thành viên sẽ tập hợp để thống nhất quan điểm chung của nhóm, đưa ra giải pháp giúp giáo viên giải quyết vấn đề. Nhóm cũng có thể làm những sản phẩm thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề đã được giải quyết thông qua các bài tập, thí nghiệm... Nhóm trưởng báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác phản hồi. GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Sau buổi thảo luận sẽ có bài kiểm tra kiến thức của HS. ! Với ví dụ trên kiến thức thu thập được có thể khái quát như sau: Sản phẩm Thành phần sau thu dinh dưỡng Nguyên nhân gây hao hụt Biện pháp khắc phục hoạch chính - Đặc điểm của chúng - Thu hoạch đúng thời vụ, củ - Ảnh hưởng của quá trình sinh hạt có chất lượng tốt lý sinh hóa như: hô hấp, nảy - Làm khô đến thủy phần an Củ, hạt Tinh bột, đường mầm, ngủ nghĩ. toàn. - Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt - Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ, độ, độ ẩm, sinh vật gây hại. độ ẩm thích hợp, tiêu diệt các sinh vật gây hại. - Đặc điểm của chúng - Thu hoạch đúng thời vụ, rau, - Ảnh hưởng của quá trình sinh quả có chất lượng tốt. lý sinh hóa như: hô hấp, thoát - Bảo quản ở điều kiện thích Rau, quả Nước, vitamin hơi nước. hợp như lạnh, lạnh đông, tiêu - Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt diệt các sinh vật gây hại. độ, độ ẩm, sinh vật gây hại. - Đặc điểm của chúng - Sản phẩm thủy sản có chất Các chất dinh - Ảnh hưởng của quá trình biến lượng tốt. dưỡng chính đổi: tê cứng, tự phân giải, thối - Bảo quản ở điều kiện thích Thủy sản như: chất đạm, rữa. hợp như: lạnh, lạnh đông, bổ chất béo, chất - Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt sung các axit hữu cơ, các chất khoáng… độ, pH, muối, vi sinh vật gây oxy hóa, ướp muối. hại.
  7. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ... 111 3. KẾT LUẬN PBL là phương pháp có thể áp dụng ở THPT. Việc vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong dạy học môn Công nghệ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, dễ tiếp thu và nhớ kiến thức sâu hơn. Bên cạnh đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nhận xét, so sánh, phát triển năng lực thực hiện, hợp tác với các học sinh khác. Đây là chủ trương trong đào tạo con người mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006). Lý luận dạy học Sinh học (phần Đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Đỗ Xuân Hội (2007). Bài giảng phương pháp Problem Based Learning, LST School, TP HCM. [3] Lê Huy Hoàng, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Thị Mai Anh (2010). Tài liệu tập huấn dạy học dựa trên vấn đề, NXB Giáo dục. [4] Phan Thị Thanh Quế (2005). Công nghệ chế biến thủy hải sản, NXB Đại học Cần Thơ. [5] Trần Minh Tâm (2000). Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, NXB Nông nghiệp. [6] Trần Bá Hoành (2007). Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. LÊ THỊ LÝ, ĐT: 0166 884 5461, Email: lethily.dhsp@gmail.com NGUYỄN THỊ THẮM, ĐT: 0169 406 4136, Email: thamdhsp1992@gmail.com SV lớp KTNN 4, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1