intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Trần Khánh Dư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

263
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: chẩn đoán và điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp sinh lý và bệnh lý, trình bày sự biến dưỡng của Bilirubin và tổn thương não do tăng Bilirubin gián tiếp, chiếu đèn điều trị vàng da tăng Bilirubile gián tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh

  1. 1 VÀNG DA DO TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH Mục tiêu: 1/ Chẩn đoán và điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp sinh lý và bệnh lý 2/ Trình bày sự biến dưỡng của bilirubin và tổn thương não do tăng Bilirubin GT 3/ Chiếu đèn điều trị vàng da tăng Bilirubile gián tiếp. Nội dung: 1. Định Nghĩa - Vàng da do tăng Bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh > 7 mg% (bình thường 5 mg%). Công thức chuyển đổi: 17.1 X mg/dl 0.0585 γ μmol/l mg / l x 1.71 = μmol/l μmol/l x 0.585 = mg/l - Bilirubin được tạo thành từ sự thoái hoá của Hème. Sơ đồ chuyển hoá: (xem trang tiếp theo). 2.Tăng Bilirubin sinh lý ở trẻ sơ sinh 1. Hồng cầu vỡ phóng thích Bilirubin : - Số lượng hồng cầu / kg / sơ sinh > người lớn. - Đời sống hồng cầu của thai nhi ngắn (90 ngày). 2. Vận chuyển Bilirubin vào gan giảm: - Ligandin (Protein Y) . - Thiếu năng lượng trong 24 - 72 giờ đầu. 3. Quá trình kết hợp Bilirubin tại gan còn hạn chế: - Hoạt động men UDP G-T . - Hoạt động men UDP Glucose Dehydrogenase . 4. Bài tiết Bilirubin giảm: - Nhu động ruột kém ––> tái hấp thu BR (chu trình ruột – 1 Vàng da sơ sinh
  2. 2 TĂNG BILIRUBIN MÁU ĐỦ THÁNG NON THÁNG - Đỉnh: 6 – 8 mg%/N3 - Đỉnh: 10 – 12 mg%/N5 - Max: 12 mg% - Max: 15 mg% - Giảm dần trong 1 tuần - Giảm dần trong 2 tuần SƠ ĐỒ CHUYỂN HOÁ BILIRUBIN 3. Nguyên Nhân Vàng Da: 2 Vàng da sơ sinh
  3. 3 - Bilirubin gián tiếp là chất hay gây vàng da ở trẻ sơ sinh.Vàng da xuất hiện khi Bilirubin /máu > 7 mg%, lan từ đầu mặt → thân (Bili 14 mg%) → tứ chi → lòng bàn tay chân (Bili 20 mg%). Vàng da nhiều mức độ: nhẹ → sậm. - Triệu chứng vàng da thường thấy sớm trong 10 ngày đầu sau sinh vì chức năng gan chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp thành Bilirubin trực tiếp.- Bilirubin là một sản phẩm chuyển hóa của hemoglobine. Khi hồng cầu bị phá hủy, Bilirubin gián tiếp ở dạng tự do trong huyết tương. Vì Bilirubin gián tiếp tan trong mỡ nên thường ngấm vào các tổ chức có nhiều chất béo như: da, niêm mạc, phủ tạng, não,… Nếu lượng Bilirubin gián tiếp > 20 mg% các tế bào có thể bị phá hủy, hô hấp bị ngưng trệ → gây tổn thương thực thể, gây hậu quả nghiêm trọng, tổn thương ở não gây bệnh cảnh vàng da nhân. Gan có nhiệm vụ chống độc bằng cách chuyển Bilirubin gián tiếp hòa tan trong mỡ thành Bilirubin trực tiếp tan trong nước để đưa ra ngoài theo phân và nước tiểu. Bình thường lượng Bilirubin được cố định < 0.5 mg%. 4.Yếu tố thuận lợi gây vàng da: Sơ sinh Bà mẹ Cách sinh - CNLS thấp - Tiểu đường - Sang hút - Sanh non - Cao huyết áp - Sanh kềm - Phái nam - Uống thuốc ngừa thai - Sanh ngôi - Giống dân: Châu - XH trong 3 tháng đầu mông Á - Lượng Zn thấp - Nhiễm trùng - Thuốc: Diazepam, - Bú sữa mẹ Oxytocin 3 Vàng da sơ sinh
  4. 4 - Không đủ NL - Vỡ ối sớm - Chậm tiêu phân su - Kẹp rốn trễ - Lượng Mg và Zn thấp - Bilirubin dây rốn cao Cần tìm nguyên nhân vàng da khi: Vàng da trong 24 – 36 giờ đầu sau sanh. - Tăng Bilirubin nhanh > 5 mg %/ ngày. Bilirubin TP > 12 mg% ở trẻ đủ tháng, > 15 mg% ở trẻ non tháng. Vàng da kéo dài > 7 ngày ở trẻ đủ tháng, > 14 ngày ở trẻ non tháng.Nghĩ đến vàng da nhân:- Bilirubin gián tiếp ≥ 20 mg%.+ dấu hiệu thần kinh CHỈ ĐỊNH CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILI GT Dựa vào lâm sàng: Vàng da trong 7 – 14 ngày đầu sau sanh QUI LUẬT KRAMER Vàng da  Mức Bilirubin / máu 4 Vàng da sơ sinh
  5. 5 Vùng (1) 6 mg/dl 100 mol/L Vùng (2) 9 mg/dl 150 mol/L Vùng (3) 12 mg/dl 200 mol/L Vùng (4) 15 mg/dl Vùng (5) > 15 mg/dl 6. > 250 5 Vàng da sơ sinh
  6. 6 5. Chẩn Đoán Nguyên Nhân Vàng Da: BẢNG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VÀNG DA Bilirubin / máu Tăng Bilirubin GT Tăng cả hai thành Tăng Bilirubin TT ( Bili GT > 12 mg% phần Bili (Bili GT (Bili TT > 12 mg% và Bili TT < 2 mg%) > 12 mg% và Bili hoặc > 15% TT > 2 mg%) Bilirubin TP Coombs Test - Viêm gan nhiễm trùng: (*) Thử Hct + Nhiễm trùng huyết. - Tán huyết do (+) kháng thể (–) + Nhiễm trùng bào thai. - Bất đồng ABO - Ứ mật, tắc mật (*). - Nuôi dưỡng qua đường tĩnh Cao mạch toàn bộ kéo dài (*). BT, thấp - Bệnh lý chuyển hoá bẩm sinh: Đa hồng cầu + Nhược giáp. + Galactosemie. - Hình dạng hồng cầu + Tyrosinosis. - Hồng cầu lưới + Mucovisidone. + Thiếu men a-1-antitrypsin Bình thường Bất thường - Nhiễm trùng (*). - Tán huyết bẩm sinh: - Xuất huyết nặng (*). + Bệnh màng hồng cầu. - Bướu huyết thanh to (*). + Bệnh hemoglobin. - Tăng chu trình ruột gan (*). + Thiếu men hồng cầu. - Nhược giáp. - Tán huyết mắc phải: - Mẹ tiểu đường. + Bất đồng ABO (*). - Do thuốc. + DIC (*). - Do sữa mẹ. + Do thuốc. - Thiếu men gắn, men chuyển. 6 Vàng da sơ sinh
  7. 7 6. Vàng Da Nhân : Khi lượng Bilirubin TP ≥ 20 mg % ≈ 340 μmol/l, nhất là trong 15 ngày đầu sau sanh.Triệu chứng lâm sàng: Bỏ bú. Vật vã, quấy khóc, li bì. Trương lực cơ tăng ở trẻ đủ tháng. Trương lực cơ giảm ở trẻ < 1500 g. Triệu chứng tăng dần: trẻ có thể co giật, rối loạn TKTV → tử vong. Nếu sống → di chứng thần kinh. Sơ sinh non: triệu chứng nghèo nàn, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác. 6.1Các giai đoạn của Vàng Da Nhân 1. Giai ñoaïn 1: 12 -24giôø giaûm tröông löïc, phaûn xaï 2. Giai ñoaïn 2: 2 -3 ngaøy , taêng tröông löïc, goàng ngöôøi 3. Giai ñoaïn 3: giaûm trôû laïi tröông löïc vaø phaûn xaï roái loaïn trung taâm hoâ haáp vaø vaän maïch 6.2Tổn thương não do 2 nguyên nhân: - Bilirubin gián tiếp; tan trong mỡ → tẩm nhuận vào nhân xám → tổn thương ty thể + hệ thống men tế bào. - Bilirubin + Albumin vẫn có thể qua màng máu não nếu màng tổn thương: + Tổn thương mạch máu, xáo trộn huyết động học. + Do rối loạn chuyển hoá. + Tổn thương não, tế bào thần kinh, nếu trong vòng 12 giờ đầu còn hồi phục nhưng sau đó sẽ tổn thương vĩnh viễn. - Tổn thương khác:Điếc, Mù mắt. Liệt, Ngớ ngẩn kém thông minh. 7. Điều Trị Vàng Da Do Tăng Bilirubin Gián Tiếp: 7.1. Điều trị vàng da: Hai biện pháp hữu hiệu nhất: Chiếu đèn, Thay máu 7.2. Điều trị hỗ trợ: 7 Vàng da sơ sinh
  8. 8 - Tránh những yếu tố nguy cơ gây vàng da nhân. - Tránh táo bón. - Truyền Albumin. - Thuốc: Phenobarbital. 7.3. Điều trị nguyên nhân: lưu ý nhiễm trùng 8. Chiếu đèn: 8.1Loại đèn: Trắng> xanh> lục : Hiệu quả Kinh tế Trắng < xanh < lục : Hiệu quả chiếu đèn vàng da - Cơ chế tác dụng:  Biliruin có phổ hấp thu trong vùng có ánh sáng xanh của ánh sáng thấy được có độ dài sóng 420 – 480 nm, cực đại 460nm.  Ánh sáng biến đổi Bili GT tan trong mở  Bili GT tan trong nước không qua trung gian của glycuronyl transferase. -Nguyên tắc chiếu đèn:  Bili GT ở mô kẻ nhất là ở dưới da chiếm 60% chịu ảnh hưởng của ánh sáng xanh với liều chiếu sáng lý tưởng là 1,5 – 2mW/cm2  Da càng bộc lộ càng nhiều càng tốt chỉ cần che kín mắt, cơ quan SD . Chiếu liên tục 24 – 48 giờ, sau chiếu 3 giờ, nghỉ 15 phútcho bé bú– thời gian chiếu đèn: 4 – 5 ngày.Chọn đèn:Ống xanh TL20W/52 Ống trắng TL 18W/86 (dàn gồm 8 ống) Đèn Halogene rất hiệu nghiệm cho việc giảm Bilirubin gián tiếp 8 Vàng da sơ sinh
  9. 9 - Thời gian: 1 – 3 ngày tuỳ loại đèn và thời gian chiếu liên tục hay không ? - Sử dụng ánh sáng liệu pháp tích cực: giảm 1 – 3 mg/dl → 4 – 6 giờ. - Khi không thử được Bilirubin: Chiếu đèn cho vàng da trong tuần đầu (trẻ đủ tháng),
  10. 10 8.2 Kỹ thuật: + Che mắt bằng vải màu đen khi chiếu đèn,mặc tã , hoặc băng bộ phận sinh dục bé trai , bộc lộ tối đa vùng da tiếp xúc. + Xoay trở BN mỗi 2 giờ. + Tăng nhu cầu dịch nhập. + Theo dõi: vị trí băng mắt, thân nhiệt, dấu mất nước / mỗi 4 giờ, cân nặng, Bilirubin máu / mỗi ngày. 8.3 Tác dụng phụ khi chiếu đèn: + Tăng lượng nước mất không nhận thấy, kiệt nước do đó cần tăng lượng nước nhập 20 – 30 %, giảm tăng cân. + Nổi mẫn đỏ tạm thời, phỏng da. + Tiêu chảy phân lỏng. 10 Vàng da sơ sinh
  11. 11 + Hội chứng da màu đồng thiếc ở trẻ nhỏ, 1 biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ có bệnh nhu mô gan được điều trị bằng ánh sáng trị liệu, che mắt → tránh hư võng mạc. + Không nên sử dụng ánh sáng trị liệu cho trẻ mắc bệnh gan, vàng da tắc mật. + Tác dụng trên nội tiết. + Phá huỷ vitamin A, B2, prostaglandine. + Giảm tiểu cầu. + Tán huyết. + Xáo trộn nhịp sinh học, hư hại axit nhân. * saïm da * toån thöông voõng maïc * toån thöông teá baøo maàm - Lưu ý: ánh sáng trắng giúp nhìn rõ tình trạng tím tái của trẻ, ánh sáng xanh (450 – 500 nm) có hiệu quả làm giảm Bilirubin nhanh hơn. + Cần chẩn đoán đúng trước khi tiến hành ánh sáng trị liệu. + Che cả 2 mắt trẻ và cơ quan sinh dục. + Phải chắc rằng mọi dòng điện thoát ra đều tiếp xúc với đất. + Dùng bao che Plexiglass hay tấm chắn để ngăn ngừa làm tổn thương trẻ trong các trường hợp đèn bị nứt vỡ và để loại bỏ các bước sóng dưới 300 nm, bảo vệ trẻ khỏi ánh sáng cực tím. + Theo dõi nhiệt độ mỗi 2 giờ, nếu cần dùng bộ phận báo động để kiểm tra. + Cân trẻ hằng ngày, hoặc 2 ngày 1 lần đối với trẻ ít cân và cung cấp nước thêm nếu cần thiết. 11 Vàng da sơ sinh
  12. 12 + Không nên dựa vào màu da để đánh giá tình trạng tăng Bilirubin máu ở trẻ được điều trị bằng ánh sáng liệu pháp mà thay vào đó theo dõi Bilirubin ít nhất là 12 giờ 1 lần. + Thay đèn sau thời gian sử dụng 2000 giờ (luân phiên thay đèn mỗi 3 tháng) giữ 2 luồng ánh sáng phát ra trong phạm vi 425 – 475 nm sẽ giúp xác định chính xác về năng lượng phát ra. 9. Thay máu: khi thất bại = ánh sáng liệu pháp. ( Bài riêng) 9.1 Chỉ định: + Tăng Bilirubin gián tiếp đến ngưỡng thay máu. + Khi không thử được Bilirubin: Vàng da sậm + triệu chứng vàng da nhân. 9.2 Chống chỉ định: Suy hô hấp nặng. Sốc. 9.3 Không thể thay máu: + Không còn tĩnh mạch rốn. + Không có máu thích hợp. + Người nhà không chấp thuận. -9.4Kỹ thuật: + Thể tích máu: 160 – 180 ml/kg. + Nhóm máu thay: Bất đồng ABO (khi con máu A hoặc B, mẹ máu O) → nhóm O. Nếu do nguyên nhân khác → cùng nhóm máu con. + Máu mới trong vòng 3 ngày, làm ấm máu trước khi bơm vào bệnh nhân. + Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch rốn (xem sách thủ thuật sơ sinh). + Hệ thống kín: đảm bảo vô trùng và tránh thuyên tắc khí. + Rút catheter ngay sau thay máu. 9.5Biến chứng của thay máu: nhiều, nguy hiểm. 12 Vàng da sơ sinh
  13. 13 + Nhiễm trùng: NTH, VGSV, nhiễm CMV, nhiễm HIV,… + Chảy máu: giảm tiểu cầu, rối loạn yếu tố đông máu. + Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, hạ canxi máu,… + Do máu thay cũ: tán huyết, tăng kali máu, toan máu,… + Đặt catheter TM rốn: thủng mạch máu, thuyên tắc TM cửa, TM gan, viêm ruột hoại tử,… + Do kỹ thuật thay: quá tải, trụy mạch, thiếu máu, loạn nhịp tim, ngưng tim,… - Sau thay máu có hiện tượng rebound do tăng Bilirubin gián tiếp từ mô vào máu → cần tiếp tục chiếu đèn. 9.6ĐÁNH GIÁ ƯU THẾ CỦA CHIẾU ĐÈN Chiếu đèn Thay máu Kỹ thuật Dễ thực hiện Cao Xâm lấn (–) (+) Phương tiện, dụng cụ Đèn chiếu Máu phù hợp, an toàn Hiệu quả  Bilirubin (+++), giảm tức thì, (+++), giảm nhanh GT có hiện tượng rebound Điều trị dự phòng (+) (–) Tác dụng phụ, biến Hiếm gặp Nhiều, nguy hiểm chứng Ưu tiên lựa chọn (+++) (+) điều trị Chọn lựa phương pháp điều trị vàng da: dựa vào mức độ Bilirubin (xem Bảng) 13 Vàng da sơ sinh
  14. 14 Cân Bilirubin gián tiếp (mg/dl) nặng 5–6 7–9 10 – 12 12 – 15 15 – 20 > 20 (gam) < 1000 Chiếu đèn ––––––––––→ Thay máu –––––––––––––––––––––––→ 1000 – Chiếu đèn –––––––→ Thay máu––––––––––––––→ 1500 1500 – Chiếu đèn ––––––––→ Thay máu ––––––→ 2000 > Chiếu đèn Chiếu đèn ––––––→ Thay máu 2000 (< 2500) (> 2500)  Ngưỡng thay máu = Bilirubin GT (mg%)  1/100 cân nặng (gam).  Ngưỡng chiếu đèn = 1/2 ngưỡng thay máu. Ví dụ: Trẻ nặng 2500g, ngưỡng thay máu khi Bilirubin GT  25 mg%, ngưỡng chiếu đèn khi Bilirubin GT  12.5 mg%.  Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả chiếu đèn: 14 Vàng da sơ sinh
  15. 15 Khoảng cách từ đèn đến BN: Bước sóng: 400 – 500 nm 30 – 40 cm (4-6 μw/cm2/nm) AS xanh > AS trắng HIỆU QUẢ CHIẾU ĐÈN Chất lượng ánh sáng: Diện tích tiếp xúc của bóng thay mỗi 2000 giờ da – ánh sáng: 2 dàn (# 3 tháng) đèn > 1 dàn đèn Liều lượng ánh sáng: liên tục > gián đoạn 10/ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG:  Cho trẻ bú mẹ sớm : Quá trình tống xuất phân su xảy ra sớm, không làm gia tăng chu trình ruột gan. Mặt khác, ăn sớm sẽ cung cấp sớm một lượng protein cần thiết cho nhu cầu gắn bilirubin với albumin huyết thanh. Cho bú mẹ sớm, hoặc nuôi dưỡng qua sonde, qua đường tĩnh mạch…  ASLP ( chiếu đèn)  Truyền albumin  Những chất tải bilirubin ở ruột  Thuốc gia tăng sự kết hợp glycuronyl và bilirubin. 15 Vàng da sơ sinh
  16. 16 11. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU: 1. Vàng da tăng do tăng bilirubin gián tiếp thường biểu hiện trong vòng tuần đầu tiên sau sinh. Thống kê cho thấy: 60% gặp ở trẻ đủ tháng; 80% gặp ở trẻ non tháng. 2. Giá trị bilirubin trong huyết thanh cũng thay đổi theo chủng tộc người và cân nặng lúc sinh. 3. Theo thống kê của tổ chức Kế Hoạch Hợp Tác Quốc Gia Về Vấn Đề Chu Sinh, Mỹ cho thấy: 6,2% trẻ sơ sinh da trắng và 4,5% trẻ sơ sinh da đen với cân nặng lúc sinh > 2,500g sẽ có giá trị bilirubin huyết thanh >12,9 mg% trong tuần đầu tiên sau sinh. 4. Trong khi đó, 10 – 20 % trẻ có trọng lượng lúc sinh 15mg% trong tuần đầu tiên sau sinh. 5. Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng điều NGUY HIỂM NHẤT ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH LÀ BIẾN CHỨNG VÀNG DA NHÂN do bệnh gây ra, khi lượng bilirubin gián tiếp vượt quá ngưỡng cho phép, >20mg%, nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh, khi mà màng ngăn giữa máu và tổ chức não chưa vững bền. 6. Ngưỡng này có thể giảm
  17. 17 Giáo dục các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai nghén tốt… tránh sinh non, tránh suy dinh dưỡng bào thai, thiếu oxy máu, toan máu, hạ đường huyết, trẻ bị đói, sinh non, sinh thiếu cân… Điều trị bệnh lý ở mẹ trong thời gian mang thai để tránh các bệnh lý bào thai ở con. 2.CẤP 1 : Áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao thể trạng cho mẹ và bệnh nhi, hạn chế sự tiếp xúc của các yếu tố nguy cơ cho trẻ sơ sinh . Cần phải nâng cao điều kiện sống, chế độ chăm sóc y tế và đảm bảo tính dễ dàng trong bảo hiểm y tế cho người dân, bồi dưỡng kiến thức y tế thường thức về nuôi con, cho các bà mẹ, đảm bảo vệ sinh môi trường sống. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em nên vẫn phải luôn khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng chính sữa mình, tận dụng sữa non. Chủng ngừa đầy đủ theo lịch ở trẻ. 3.CẤP 2 : Phát hiện sớm các dấu chứng, triệu chứng nguy cơ nhằm điều trị kịp thời, thích hợp bệnh lý ở trẻ sơ sinh. THEO DÕI & HƯỚNG XỬ TRÍ VÀNG DA TẠI CƠ SỞ Y TẾ Khám trẻ vàng da cần tìm dấu hiệu Vàng da nặng: một trong các dấu hiệu sau:Vàng da xuất hiện sớm 24 – 48 giờ sau sanh ,VD sậm đến bàn tay bàn chân. 1. VD + dấu hiệu trẻ bệnh (thở bất thường, bú yếu hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, li bì hôn mê, co giật, thân nhiệt không ổn định. …). 2. Trẻ vàng da nặng cần phải được chuyển đến Bệnh viện. 17 Vàng da sơ sinh
  18. 18 3. Trẻ không có dấu hiệu vàng da nặng không có dấu hiệu của trẻ bệnh: 4. Được theo dõi tại nhà. 5. Tái khám mỗi ngày cho đến khi hết vàng da. 6. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc & theo dõi trẻ tại nhà. Bồi dưỡng kiến thức bệnh học cho cán bộ y tế trên mọi tuyến điều trị về nguyên nhân gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp, đảm bảo tốt công tác quản lý thai nghén sẽ giúp cho người thầy thuốc theo dõi chặt chẽ thai kỳ, phát hiện sớm các bất thường (ví dụ : bất đồng nhóm máu mẹ con, nguy cơ sinh non, đa thai, sinh khó… ). Cần và có thái độ xử trí sớm, tích cực và thích hợp khi có vàng da: chiếu đèn, thay máu, cho ăn sớm, phơi nắng… 4.CẤP 3 :Nếu được điều trị tích cực (thay máu) có thể giảm được tỉ lệ tử vong do vàng da nhân nhưng di chứng thần kinh, tinh thần vẫn còn cao (điếc, liệt 1 hoặc nhiều chi, kém thông minh, nói ngọng…). cần phải tăng cường các biện pháp phục hồi chức năng (áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu…) bởi các di chứng của bệnh lý mắc phải và về lâu dài cần phải có chế độ giáo dục cũng như hướng nghiệp thích hợp cho những trẻ bị di chứng tâm thần kinh TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Whit Walker( 2006 )International Perspective Hyperbilirubinemia. 2. The Children’s Hospital at Westmead Handbook((2004).. The McGraw-Hill Companies. p92- 96. 3. Whit Walker. (2006. )Hematological Emergencies in the Neonatal ICU: Maternal Immune- Mediated Phenomena. 4. Neonatal-Perinatal Medicine. Diseases of the Fetus and Infant. Avroy A. Fanaroff, Richard J.Martin. 7th Edition. Mosby 2002. p 1309-1346 18 Vàng da sơ sinh
  19. 19 5. Nelson’s Textbook of Pediatrics. 17th Edition. Saunders. 2004. p. 592-598 6. Phác đồ điều trị Nhi khoa. Bệnh viện Nhi đồng 1. Lưu hành nội bộ. Xuất bản lần thứ 4. 2005. Trang 163-169. 7. Neonatal Hyperbilirubinemia – Manual of Neonatal Care – Boston – 2000. 8. Neonatal Jaundice Guidelines – Neonatal Intensive Care – The Journal of Perinatology- Neonatology – Vol.13 No.3 – May/June 2000. 9. H.William Taeusch,MD Roberta A.Ballard MD Avery’s Diseases of the newborn ( 1998 )Part XII Bilirubin ( pp 995-1033) 10. TS Huỳnh Thị Duy Hương Bài giảng vàng da sau ĐH , Trường ĐHYD HCM 11. . Janet S. Soul (2008). Intracrainal Hemorrhage. In John P. Cloherty, Eric C. Eichanwald, Ann R. Stark. Manua of neotanal Care, 6th edition, pp ( 499 – 517 ) 19 Vàng da sơ sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2