intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3

Chia sẻ: Ashfjshd Askfaj | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

160
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. TÍNH CHẤT VÀ PHÂN LOẠI BỤI Do bản chất lý hoá của các vật thể và bụi, nên người ta có thể có nhiều cách phân loại, thường dựa vào các đặc điểm cơ bản của bụi trong sản xuất. 1.1. Theo nguồn sinh ra bụi (có 3 loại) Bụi hữu cơ. Bụi có nguồn gốc từ động, thực vật (như: lông gia súc, súc vật và bụi bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy...). . Bụi vô cơ. Bụi của các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan...), Bụi các khoáng chất (như thạch anh, cát, than, amiăng...). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 3

  1. I. TÍNH CHẤT VÀ PHÂN LOẠI BỤI Do bản chất lý hoá của các vật thể và bụi, nên người ta có thể có nhiều cách phân loại, thường dựa vào các đặc điểm cơ bản của bụi trong sản xuất. 1.1. Theo nguồn sinh ra bụi (có 3 loại) Bụi hữu cơ. Bụi có nguồn gốc từ động, thực vật (như: lông gia súc, súc vật và bụi bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy...). . Bụi vô cơ. Bụi của các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan...), Bụi các khoáng chất (như thạch anh, cát, than, amiăng...). Bụi hỗn hợp: Có thể có ở nhiều nơi, trong đó có thể nhiễm lẫn 30 - 50% bụi khoáng chất. Loại bụi này dễ gây bệnh hơn bụi đơn thuần, thí dụ có nhiều silic, amiăng sẽ tác hại nhiều lên cơ thể so với các bụi khác. 1.2. Theo kích thước hạt bụi Phân loại bằng cách này rất quan trọng vì nó gắn liền với khả năng phân tán của bụi trong môi trường - Bụi cơ bản (trên 10 µm). - Bụi dưới dạng mây (0,l - 10 µm). - Bụi dưới dạng khói (< 0,1 µm). Hoạt động của các loại bụi trong môi trường cũng như sự tồn tại của nó phụ thuộc vào kích thước của hạt bụi to hay nhỏ. Thời gian tồn tại của hạt bụi ở dạng khí dung loãng là tuỳ theo tác dụng qua lại giữa hai lực theo hai chiều khác nhau. - Trọng lực. - Trở lực cọ sát giữa hai hạt bụi với lớp không khí xung quanh hạt bụi. Trọng lực tính theo công thức. 33 F= π.y (p − p1 ) 4 y: Bán kính hạt bụi p và p1: Mật độ hạt bụi và không khí. Trở lực cọ sát tính theo định luật Stockes: Theo định luật Stockes thì trở lực R có tỷ lệ thuận với hệ số dính của cơ chất n, bán kính y của hạt bụi và tốc độ vận động v. R = 6n.y.v Đối với các hạt bụi cơ bản (>10 µm), sức cọ sát tuy có tăng theo tỷ lệ thuận với 58
  2. tốc độ rơi xuống của hạt bụi nhưng ở trong không khí yên tĩnh vẫn rơi với tốc độ nhanh hơn theo định luật Newtơn vì sức cọ sát với không khí của hạt bụi là tương đối nhỏ và không thăng bằng với trọng lực nên bụi này tồn tại trong không khí chỉ một thời gian ngắn. Khi hạt bụi < 10 µm (loại mây) thì thăng bằng với R, do đó vận động của hạt bụi không tăng tốc độ và không theo định luật Newtơn nữa, mà vận động theo tốc độ đều. Theo Stockes, tốc độ này bằng: 12 x 105 y2 d. y: Bán kính của hạt bụi d: Tỷ trọng của hạt bụi Công thức này cho ta biết trong phạm vi đó tốc độ rơi của hạt bụi vẫn tùy theo kích thước của hạt bụi nhưng không tỷ lệ thuận với lập phương mà tỷ lệ thuận với bình phương của hạt bụi. Hạt dạng khói (< 0,1 µm) không vận động theo ảnh hưởng của 2 lực F và R, vì vậy hạt bụi này hình như bay đi bay lại, hoàn toàn không bị các phân tử không khí chống lại. Loại bụi này cũng ít lắng xuống phế nang nên khó gây bệnh... Những điểm trên cho ta thấy hạt bụi cơ bản chỉ lơ lửng trong không khí và tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Sự vận động của bụi mây trong không khí nơi làm việc hoàn toàn quyết định bởi độ phân tán của bụi. Trong thời gian rất lâu chỉ có một phần nào bụi khói rơi xuống. Bụi bám vào đường hô hấp tuỳ theo độ phân tán của các loại bụi. Hạt to nhất (trên 50 µm) hoàn toàn ở lại trong họng, khí quản và phế quản. Hạt bụi từ 10 đến 50 µm ở lại trong đoạn từ khí quản đến phế quản nhỏ, không vào phế bào. Hạt bụi nhỏ từ 0,1 – 5 µm dễ vào phế bào nhất, thường chiếm 80 - 90% tổng số hạt bụi bám ở đó. Hạt bụi thật nhỏ, loại khói, vì vận động theo định luật Brown nên hoàn toàn không rơi xuống, cũng không bám vào thành tế bào, mà vận động theo luồng không khí khi người ta hít vào thở ra. Những hình thái bụi khói không còn nữa khi tụ lại thành hạt to nếu độ ẩm kết dính chúng lại. Hạt bụi to có thể ở lại trong máy lọc, nếu lỗ máy lọc nhỏ hơn hạt bụi, do nguyên nhân cơ giới, mặt khác do hướng và tốc độ luồng không khí thay đổi, làm hạt bụi rơi xuống. Mây bụi có thể bám trên mặt máy lọc, những bụi khói thì vận động Brown, khuếch tán như không khí, cho nên không lắng rơi trong máy lọc thường, mà muốn lọc thì phải theo kiểu mặt nạ phòng bụi, chế tạo theo nguyên lý làm ẩm. l.3.Tỷ trọng 59
  3. Tỷ trọng có thể ảnh hưởng đến vận động của hạt bụi trong không khí về mặt tốc độ lắng, rơi cho nên cần được chú ý đến khi đặt vấn đề thông gió và chọn máy lọc bụi. Nếu lấy bụi đay, có tỷ trọng nhẹ nhất, để so sánh thì đa số bụi hữu cơ nặng hơn bụi đay 1 - 2 lần. Bụi khoáng chất nặng hơn 3 - 5 lần... Bụi kim loại nặng hơn 5 - 7 lần hoặc hơn nữa. 1.4. Hình thái và độ cứng Bụi cứng, to hạt, sắc cạnh bám chặt và làm tổn thương niêm mạc dễ hơn các hạt bụi tròn, mềm, đồng thời kích thích mạnh hơn, làm rách màng tế bào và niêm mạc dễ hơn. Các sợi mềm, dài (bụi động vật, thực vật), dễ lắng trong khí quản, phế quản to và vừa, làm cho niêm mạc có một lớp dính dễ sinh ra bệnh viêm khí phế quản mạn tính. 1.5. Độ tan của bụi Có loại tan được (đường, bột...) và loại tan được khi có điều kiện (bông, lông thú...). Độ tan có liên quan đến tác hại của bụi đối với cơ thể. Thí dụ: Bụi công nghiệp thường gây kích thích cơ giới cho cơ thể khi tiếp xúc với tổ chức tế bào nhưng tác hại ít nếu tan nhanh và tan hết. Ngược lại nếu không tan sẽ gây nhiều tác hại. Đối với loại bụi có tác dụng hoá học thì độ tan chỉ có thể làm tăng tác hại đối với cơ thể như bụi chì, bụi asen và các loại bụi kích thích (clorua vôi, bụi kiềm...) Bụi tan được khi có điều kiện là loại bụi có thể kết hợp với dịch thể nguyên sinh chất của tế bào, thành một dung dịch keo làm cho bụi có thể tác động mạnh cục bộ, cụ thể là làm thay đổi cấu tạo của tế bào, thay đổi tính thực khuẩn của tổ chức lymphô và bạch cầu, ảnh hưởng đến tính chất miễn địch của tổ chức nội bì, võng mạc và kích thích tế bào của tổ chức liên kết. Loại bụi tan được bao gồm: - Bụi thạch anh (SiO2) có tác dụng đặc biệt đối với cơ chế phát sinh và phát triển của bệnh phổi nhiễm bụi. - Bụi lò thomas có tác dụng đối với bệnh nhân viêm phổi nặng do nghề nghiệp. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG Trong thực tế người ta có thể tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu song có 2 phương pháp thông dụng được ứng dụng trong y học lao động. 2.1. Định lượng hàm lượng bụi Độ đậm đặc của bụi trong không khí nơi làm việc được xác định qua định lượng. 2.2. Phân tích tính chất lý hoá Xác định hình thái của hạt bụi, tính chất hoá học của bụi, đo độ ẩm, tỷ trọng, độ tan, độ nổ và độ hút nước của bụi. 60
  4. Trong vệ sinh lao động có thể áp dụng 3 phương pháp để phân tích như sau: - Cân hoặc đo mức chếnh lệch về trọng lượng cụ thể. - Đếm các hạt bụi. - Vừa cân vừa đếm. Cân bụi mang lại kết quả rất tốt. Để cân bụi, cần làm lắng sau đó lọc để tìm ra bụi trong một thể tích không khí nhất định biểu diễn bằng mg/m3 không khí. Đếm bụi được áp dụng bằng cách lấy số hạt bụi trong một thể tích, đơn vị, thường dùng là 1cm3 để tính. Ngoài số lượng và trọng lượng của bụi, cần đề cập thêm đến chất lượng của bụi, trước hết là xác định hạt bụi to hay nhỏ vì độ phân tán của bụi có tác dụng rất nhiều đối với cơ thể. Hạt bụi to, dù có rất ít cũng ảnh hưởng đến trọng lượng của bụi lấy trong một đơn vị không khí, do đó làm cho ta đánh giá quá cao độ bụi ở nơi đó. Trái lại có trọng lượng nhẹ thường có những hạt nhỏ rất quan trọng đối với sinh lý lao động và cũng là một điểm cần chú ý đến để đánh giá về sự nguy hiểm của bụi. Đếm bụi thật sự sẽ xác định được độ phân tán của bụi, đồng thời có thể kết hợp với đo đường kính của hạt bụi và nghiên cứu hình thái hạt bụi, từ đó xác định nguồn gốc và cấu tạo hóa học của bụi. Cân và đếm bụi rất cần thiết khi thiết kế hệ thống thông gió và tính hiệu quả của máy thông gió hút bụi. Ngoài ra muốn tính sự tổn thất trong sản xuất do nguyên liệu biến thành bụi cũng phải dùng cách cân bụi. III QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG Ở những nơi có nhiều bụi, cần phải phân tích trị số của độ bụi, xác định thời gian có nhiều bụi và thời gian công nhân làm việc thực tế ở nơi đó. Hầm mỏ, lò, giếng, than đá và công trường là những nơi có nhiều bụi nhất vì phải khoan đá, đào lớp than bụi, điều khiển máy khoan, máy đục, xếp cất nguyên liệu lên xe goòng. Những nơi sau đây cũng có nhiều bụi. - Chế tạo đồ gốm sứ (nghiền, mài nhẵn). - Sản xuất superphotphat, nghiền đá, sản xuất xi măng, phun mạ kim loại - Buồng máy đúc khuôn (chuẩn bị vật liệu làm khuôn, dỡ khuôn phun cát, quét cát) - Cạo nghiền, tiện, giũa, mài (bằng bánh xe đá mài) các chế phẩm kim loại - Công trường nhà máy sản xuất xi măng, amiăng, ác quy, gỗ, một số bộ phận trong xí nghiệp dệt, xếp dỡ các chất bột. 61
  5. - Hàn điện, hàn hơi, cắt kim loại. - Sản xuất hoá chất, xếp dỡ, pha trộn, nghiền nguyên vật liệu. - Trong nông nghiệp: đập lúa, rải phân bón hoá học, thuốc trừ sâu... Lehmann dùng phương pháp cân để quy ra tiêu chuẩn bụi ở các khu vực sản xuất. 1 mg/m3 không khí Lượng rất ít 5 mg/m3 không khí Lượng ít 10 mg/m3 không khí Lượng chịu được 20 mg/m3 không khí Lượng có hại 30 mg/m3 không khí Lượng nhiều 100 mg/m3 không khí. Lượng rất nhiều Phương pháp này chỉ tính lượng bụi, không đề cập đến sự phân tán và tác dụng. Trong việc nhận định độ bụi, không thể có một tiêu chuẩn duy nhất, áp dụng chung cho các loại bụi, mà phải xét đến tác dụng, tỷ trọng độ phân tán và nhận định theo từng loại bụi và từ đó xét đến kỹ thuật sản xuất và thông gió. Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ bụi không làm nhiễm độc ở nơi sản xuất (tiêu chuẩn tối đa cho phép): Bụi thạch anh, cát từ 1 - 4 mg/m3 Các loại bụi khác 4 - 15 mg/m3 Tính theo hạt bụi, dưới đây là tiêu chuẩn tối đa. Bụi không có bioxitsilic (SiO2) 1000 hạt/1cm3. Bụi có ít SiO2 tự do hoặc kết hợp 1000 hạt/1cm3. Bụi có 20 - 40% SiO2 tự do là 350 hạt/1cm3. Bụi có trên 40% SiO2 tự do là 100 hạt/1cm3. Theo Navrgordato ở Nam Phi, sau khi phân tích bụi SiO2 quy định tiêu chuẩn như sau: - Độ bụi thấp: 200 hạt/cm3. - Khá thấp: 200 - 500 hạt/cm3 - Trung bình: 500 hạt/cm3. - Cao: 500 - 1.000 hạt/cm3. - Rất cao: > 1.000 hạt/cm3 IV. QUÁ TRÌNH BỤI VÀO CƠ THỂ Bụi được hít không vào hết trong cơ thể vì những hạt to (>25 µm) bị lông mũi 62
  6. cản lại, còn thì phần lớn ở lại trong mũi nhờ ở niêm mạc mũi thường ướt, đường mũi quăn queo, vành mũi và lá mía rộng. Hạt bụi nhỏ có thể dễ lọt qua mũi vì ít kích thích niêm mạc. Nếu bị bệnh viêm mũi sẽ giảm đi rất nhiều. Theo Lehmann số bụi ở lại trong mũi, tính theo trọng lượng là 8,3 đến 73,7% số bụi hít vào. Mũi càng cản nhiều bụi, thì càng ít mắc bệnh phổi do bụi. Ngoài ra khi khạc đờm, bụi bám trên thượng bì có lông rung động của đường hô hấp trên, sẽ theo ra ngoài. Có một số bụi theo nước bọt vào dạ dày và sẽ bị ruột đẩy ra ngoài hoặc bị niêm mạc dạ dày hấp thụ nếu là loại tan được. Có loại sau khi tan hoặc bị dịch vị phân giải có thể gây độc hại như bụi lân và bụi thuốc lá. Một số bụi nhỏ (bụi dạng khói) vào trong phổi nhưng không lắng xuống mà lại theo hơi thở hoặc được ho ra ngoài ngay: có khi loại bụi đó ở lại một thời gian ngắn rồi bị khạc ra ngoài theo đờm. Như vậy chỉ còn một số rất nhỏ bụi ở lại trong phổi. Theo Lehmann chỉ có 1/3 - 1/10 (theo trọng lượng) bụi hít vào bị lắng trong phổi. Theo Weber chỉ có khoảng 10% bụi ô xít kẽm ở lại trong cơ thể. Độ phân tán, lượng và thành phần của bụi hít vào là những điểm quan trọng. Hạt càng to thì tỷ lệ bụi giả lại ở đường hô hấp càng cao (3,25% bụi kim loại, 55,4 % bụi thuốc lá). Mặt khác cùng một nồng độ bụi trong không khí, lượng bụi hít vào của từng người có thể khác nhau tuỳ theo thể chất của từng người và tính chất công việc. Thí dụ, nếu hô hấp đều, hạt bụi ở lại trong cơ thể chỉ khoảng 25%, nhưng nếu hô hấp sâu tỷ lệ đó lên tới 80%. V. TÁC HẠI CỦA BỤI 5.1. Tác hại chung của bụi Trong sản xuất tác hại của bụi đối với cơ thể không giống nhau bao gồm các tác hại sau: - Gây độc toàn thân: bụi chì, mangan, asen, do, flo, oxit kẽm. - Gây kích thích cục bộ tổn thương ở da và niêm mạc. Ngoài các chất trên còn có xi măng, can xi oxit, clorua vôi, bụi thuốc lá... - Gây phản ứng dị ứng: bụi đay, bột sơn, phấn hoa... - Gây tác dụng quang lực học: bụi hắc ín. - Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật, thóc lúa... - Gây ung thư: bụi của một số chất quang học và chất cơ năng phóng xạ. - Gây tác dụng đặc biệt trên cơ quan hô hấp có 5 loại: 63
  7. 1. Tác dụng với đường hô hấp trên: các loại bụi sợi, bụi động vật và thực vật. 2. Gây phản ứng tăng thực đối với phổi, nhưng không rõ rệt: bụi than, bụi oxit sắt 3. Tác dụng làm cho xơ hoá tăng thực rõ rệt gây bệnh phổi mạn tính nặng: bụi silic (SiO2) bụi amiăng... 4. Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò thomas; gây ung thư phế quản và ung thư phổi như crom và các hợp chất hoá học của asen. 5. Gây viêm nhiễm, bội nhiễm trên bộ máy hô hấp: tỷ lệ rất cao thường gặp tự 30- 70% ở người tiếp xúc với các loại bụi. 5.2. Các bệnh phổi nhiễm bụi Trong các tác hại do hít phải bụi, nghiêm trọng nhất là bệnh ở phổi. Hạt bụi lắng trong phổi gây nên các bệnh phổi vì chất xơ tăng sinh. 5.2.1. Những ngành công nghiệp thường mắc bệnh phổi nhiễm bụi Đối với các bệnh phổi nhiễm bụi, tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào tính chất của bụi, đặc điểm của sản xuất, tuổi đời, thâm niên trong công tác. Theo thống kê, các công nhân sau đây thuộc loại mắc nhiều nhất: - Công nhân khai thác các khoáng sản như thạch anh, đá hoa cương 21-31%. - Thợ phun cát và thợ sửa, gọt đồ đúc ở phân xưởng đúc nhôm là 30%, gang 10%... - Thợ mài, nghiền ở các nhà máy sứ: 28 - 76%. 5.2.2. Tính chất của bụi và bệnh phổi nhiễm bụi Tuỳ theo tính chất của các loại bụi hít vào sẽ gây những loại bệnh như sau: - Phổi nhiễm bụi silic (Silicose). - Phổi nhiễm bụi than (Anthracose). - Phổi nhiễm bụi sắt (Siderose) - Phổi nhiễm bụi amiăng (Asbestose). - Phổi nhiễm bụi bay (Berylose). - Phổi nhiễm bụi mangan. Chỉ có loại bụi vô cơ mới đọng ở trong phổi và làm cho tổ chức bị xơ hoá tăng thực ở mức độ khác nhau, còn bụi hữu cơ (bột mỹ, sợi dệt, thuốc lá...) ít tác dụng gây bệnh. 5.3. Các bệnh khác ở đường hô hấp do bụi gây nên 5.5.1. Bệnh đường hô hấp trên 64
  8. Đường hô hấp trên bị tổn hại, chủ yếu là do bụi hữu cơ. Các hạt bụi to bám vào niêm mạc mũi, họng khí quản và phế quản, kích thích niêm mạc làm cho cương mạch máu, sưng và tiết dịch nhiều. Các hạt to và nhọn còn có thể làm rách niêm mạc, dễ gây nhiễm khuẩn. Do tác dụng nhiễm khuẩn, kết hợp với tác dụng cơ giới sẽ gây viêm mũi họng, viêm thanh quản và phế quản. Triệu chứng các bệnh viêm nói trên, lúc đầu sưng lên rồi sau teo lại, chức phận lọc, giữ bụi của niêm mạc bị sút kém, do đó các hạt bụi vô cơ dễ vào phế quản gây nên bệnh phổi nhiễm bụi. Trong một số trường hợp, bụi có thể tụ lại ở đường mũi họng, ảnh hưởng đến khứu giác và chức phận hô hấp trên, cuối cùng làm cho niêm mạc teo lại. Loại bụi có hoạt tính hoá học có thể làm loét và thủng lá mía (bụi dicromat, crom, asen, apatit), nơi hay bị thủng là vùng ở phía trước sụn lá mía, có nhiều mao quản và một lớp thượng bì, vì bụi đọng ở đây nhiều. 5.3.2. Viêm phổi Công nhân tiếp xúc với bụi mangan (như bã lò đúc thép thomas, có 50% mangan) dễ bị viêm phổi và tỷ lệ tử vong khá cao. Nguyên nhân là mangan có thể ảnh hưởng đến tính miễn dịch sinh vật học của cơ thể đối với nhân tố gây bệnh viêm phổi và làm tổn thương đến lưới mao quản của phổi. 5.3.3. Ung thư phổi Công nhân mỏ lâu năm hay bị ung thư phổi hoặc kết hợp nhiễm bụi rất nặng, kèm theo ung thư. Khi bị bệnh bụi phổi, hạch lympho phế quản và trong phổi sẹo hoá có thể là cơ sở đầu tiên cho ung thư. Nói chung, các loại bụi “dicromat, sắt oxit, cát...” đều có thể ít nhiều gây ung thư phổi, vì nó kích thích phổi và phế quản. Hiện tượng thượng bì hình trụ biến thành thượng bì dẹt và bệnh viêm phế quản biến hình cũng có thể gây ung thư phổi. Thanh phế quản biến hình do đó hư hỏng, sau đó hạch lympho tích bụi lại trong phế quản tạo thành sẹo. 5.3.4. Phản ứng dị ứng Một số bụi có tác dụng gây dị ứng ở một số người và có thể gây bệnh hen suyễn, viêm mũi, viêm phế quản và nhức nửa đầu. Thường gặp ở các trường hợp dưới đây: - Công nhân làm việc tiếp xúc với da, lông động vật. - Công nhân làm khuy trai, bột, bánh mỹ, trồng hoa... - Dược sỹ tiếp xúc với các bụi thuốc. - Công nhân làm đay, tơ, một vài loại bông, công nhân nông nghiệp (bệnh hen mùa xuân). 5.3.5. Gây nhiễm khuẩn 65
  9. Bụi có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh lao, bệnh nấm phổi do hít phải bụi nhiễm khuẩn (bụi trong nhà và bụi nhà nông...). 5.4. Những bệnh khác do bụi 5.4.1. Da Bụi có thể tác dụng đến các tuyến nhờn da, làm khô da, do đó dễ bị kích thích và mắc bệnh da (trứng cá, viêm nang lông, viêm mủ da). - Công nhân ở các ngành dưới đây dễ mắc bệnh da: - Công nhân đốt lò hơi - Công nhân sửa chữa luyện kim. - Công nhân xi măng, sành sứ. - Công nhân khai thác than. Bụi có tính chất kích thích có thể làm nứt nẻ, viêm da rồi bị nhiễm khuẩn. Một số bụi thực vật và động vật (keo tơ tằm, bụi quanh, bụi xi măng, các chất kiềm...) có thể gây viêm da tương đối nặng. Một số bụi còn có tác dụng quang lực học đối với da gây nên sạm da... 5.4.2. Mắt Bụi có thể kích thích kết mạc, gây nhiễm khuẩn trong công nhân làm bột, than bùn, dệt, lái máy kéo... Bụi bạc (gia công các chế phẩm bạc, mạ bạc bằng điện) thường hay gây bệnh ở kết mạc. Cảm giác của giác mạc bị trở ngại trong công nhân xử trí bụi kim loại nhọn. Khi cảm giác của giác mạc bị sút kém, đi đến tê liệt hoàn toàn thì phản xạ phòng ngự của mắt đối với các dị vật nhỏ bay vào sẽ kém hoặc mất hẳn, do đó dễ bị tổn thương. Nếu bị nằm lâu trong mắt, sức nhìn sẽ giảm nhiều. 5.4.3 Răng và chân răng Bụi đường và bột mỹ có thể làm sâu răng (chủ yếu là răng cửa và răng nanh), có lỗ hình dẹt vì bụi bám trên mặt răng, bị vi khuẩn phân giải thành axit lactic làm hỏng men răng. Công nhân nhà máy xi măng sản xuất bột chì, kẽm... có thể bị viêm chân răng và viêm ổ răng, lợi răng... 5.4.4. Tai Bụi lẫn trong mỡ da và dạy tai có thể làm tắc lỗ tai, bụi vào trong họng, mũi, có thể gây viêm tai giữa, viêm màng tai và viêm ống Eustache. 5.4.5. Đường tiêu hoá Bụi than đá, silic, kẽm... vào đường tiêu hoá, làm tổn hại chức phận tiết dịch, gây 66
  10. nên khó tiêu và viêm dạ dày. VI. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG SẢN XUẤT 6.1. Thay đổi trạng thái của nguyên liệu Có thể thay đổi trạng thái của nguyên liệu và thành phẩm. Thí dụ: cấm bán chì trắng (chì cacbonat), chỉ được bán chì trắng trộn với dầu khô. Vôi phải chế thành vôi nước để khi vận chuyển khỏi phát sinh nhiều bụi, chất paranitro - anilin phải chế thành vữa để bán, không được làm thành bột vì độc. 6.2. Cải tiến kỹ thuật Trong nhiều xí nghiệp sản xuất hiện đại, có các công việc gây nên bụi như: nghiền, mài, đánh bóng và dùng các đồ khuôn, nên thay thế bằng cách đúc khuôn, rập khuôn và các kỹ thuật tiên tiến hơn. Nhiên liệu thể đặc dần dần thay thể lỏng, thể khí sẽ không có khói và bụi nữa, bằng phương pháp phun nước đào than sẽ triệt tiêu được nhiều bụi. Cơ giới hoá và làm thật kín dây chuyền cung cấp các nhiên liệu vào lò: xếp dỡ, cân đong, đóng gói các chất bột. Khi vận chuyển nhiều chất bột, dùng máy tự động để xếp, dỡ. Ngoài ra dùng máy nghiền tròn (dùng quả cân bằng gang, bằng sứ để nghiền, tán) ông quay nhanh và kín để nghiền vật đúc thay cho giũa, mài. Máy giặt tự động, máy trải ngũ cốc... sẽ giảm được nhiều bụi. Việc áp dụng cát nhân tạo một cách rộng rãi thay cho cát thiên nhiên, giảm nhiều khả năng sinh ra bệnh phổi nhiễm silic, đá mài xa thạch (memeri) có rất ít SiO2 tự do và rất cứng nên có ít bụi. Những phương pháp dưới đây, cũng làm giảm nhiều bụi. - Buồng máy trải bông trong nhà máy dệt dùng không khí nén để quạt răng lược. - Làm sạch vật gia công và chế phẩm (như rửa sạch lông súc vật) trước khi làm sản phẩm chính. - Sau khi lấy vật đúc ở máy gọt sửa ra, cần rửa xong rồi mới cho vào máy gọt mài. - Các chất bột nên chuyển, đưa bằng máy hút. Phương pháp này có thể áp dụng ở các nhà máy xí nghiệp sản xuất bông, xi măng, thuốc lá, gỗ, bột giấy... Ngoài ra nên dùng máy chuyển đưa kiểu thùng, hoặc kiểu xoáy ốc (kèm theo máy hút bụi) để cơ giới hoá khâu vận chuyển chất bột, vụn... Nên dùng các tấm che kín không lọt bụi (kèm theo máy hút bụi) để che kín những nơi sinh ra bụi như: máy nghiền vật liệu làm đồ sứ, máy nghiền vật đúc khuôn trong buồng máy đúc, máy phun cát trong việc sửa sang vật đúc, máy dệt. Việc làm ẩm các chất sinh bụi có thể áp dụng trong các trường hợp sau đây: 67
  11. - Khoan lỗ ở nơi lấy đá, ở các hầm mỏ than. - Nhà máy sứ, nhà máy thuỷ tinh, gạch chịu lửa... Có thể dùng nước khi khoan hơi, đào các lớp đất mỏ để đặt mìn. Để trừ bụi, nên dùng máy thông gió hút bụi. Dùng máy hút bụi di động để hút bụi ở các giá sách, buồng và tường nhà. Ngoài ra máy khoan điện, máy cuốc, buồng hơi, nên kèm theo máy hút bụi. 6.3. Cách đề phòng bụi nổ Chú ý theo dõi mật độ bụi, không để lên tới mức có thể nổ được (nhất là trong các ống dẫn và máy lọc bụi), ở các phân xưởng có tia lửa bắn ra, có dụng cụ chiếu sáng như mỏ than đá, nhà máy làm bột, phải hết sức cẩn thận. Những chỗ có nhiều bụi bám vào, phải quét sạch sẽ. Người ta đã chế ra một loại bột không cháy (như đất sét, bụi đá phiến, vôi...) có mầu rắc lên trên bụi than để chống nổ. Cọ sát có thể sinh ra tích điện nên bụi có thể tự nhiên bốc cháy, cho nên cần lắp một bộ phận đặc biệt để hút các bụi kim loại trên máy (vì có thể phát ra tia lửa) Những máy sinh ra bụi, nên xếp gần nhau để dễ trừ bụi và phát huy tác dụng của máy thông gió, hút bụi. Ngoài ra nên tách các quá trình sản xuất ra từng phân xưởng, có thiết bị chống bụi chu đáo (phun nước, lau bằng khăn ẩm, dùng máy hút bụi, hay quét bụi...) thiết kế sàn, tường và trần thích hợp. Công nhân ở nơi sinh ra nhiều bụi, cần nghiêm chỉnh tuân theo chế độ vệ sinh cá nhân, được sử dụng các thiết bị tắm, rửa và dụng cụ phòng bụi cá nhân. 6.4. Điều kiện tuyển lựa và bảo vệ sức khoẻ công nhân Những người mắc bệnh sau đây không được làm việc ở những nơi có nhiều bụi SiO2 bụi thạch ma, bụi bã lò thomas. - Lao phổi tiến triển, khí thũng phổi, hô hấp bằng mũi bị trở ngại, viêm phế quản mạn tính. - Bệnh tim mất bù. Những người mắc bệnh sau đây phải tránh bụi kích thích: - Viêm đường hô hấp trên mạn tính hay chuyển sang cấp diễn. - Viêm kết mạc, viêm da, lở loét... Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ công nhân để phát hiện các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp, có kế hoạch bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho họ cùng với việc tiêu chuẩn hoá và giám sát thường xuyên môi trường lao động. 68
  12. TIẾNG ỒN VÀ RUNG CHUYỂN TRONG SẢN XUẤT 1. TIẾNG ỒN 1.1. Khái niệm chung Tiếng ồn là tập hợp tất cả những âm thanh hỗn tạp có trong môi trường, từ mọi nguồn, mọi phía không theo quy luật nào cả, tác động lên cơ quan thính giác, nên nó cũng mang đầy đủ những đặc tính của âm thanh, ví dụ: tiếng gà kêu hoặc tiếng xe chạy. Nếu tập hợp trong môi trường cả tiếng gà vịt kêu, tiếng người nói tiếng xe chạy... làm cho người ta không nhận thấy loại tiếng nào thì nó sẽ là tiếng ồn. Tất cả các âm thanh hỗn tạp này tác động lên tai ta bằng một áp lực âm thanh mạnh hay yếu là tuỳ sự tổng hợp cộng hưởng của cường độ âm thanh và tần số rung động của âm thanh lên cơ quan thính giác. Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung động trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là Hertz (Hz). Tai ta có thể thu nhận được âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz. Ở mức 16 Hz tai ta đã có cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối cùng của tai những người bình thường. Mức nghe bình thường là khoảng từ 500 - 5.000 Hz, khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3 đến 1% Hz. Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác chúng tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2/s, 1 Egr/cm2/s = 6,4 Bar (Bar là đơn vị đo áp lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực âm thanh (tiếng ồn) của tai ta là từ (10-9) Egr/cm2/s còn ngưỡng đau, tai ta không chịu được là đến 10+4 Egr/cm2/s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng cách từ 10-9 đến 10+4 bao gồm 13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của tiếng ồn, nó sẽ quy định là 13 Bell (theo tên của tác giả Graham Bell, người phát minh ra điện thoại). Trong thực hành vệ sinh lao động người ta còn chia nhỏ thành Dexibell (db) để dễ ứng dụng. ví dụ: - Nói chuyện bình thường khoảng 30 - 40dB - Nói to 70dB - Tiếng búa rèn khoảng 100 - 120dB - Còi ôtô 90dB - Tiếng búa hơi khoảng 1m 110dB - Tiếng máy bay phản lực (cách 10m) 130dB Tác hại của tiếng ồn trong môi trường trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 69
  13. Không những tác hại phụ thuộc vào bản chất của tiếng ồn và các yếu tố cộng hưởng mà còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Cường độ của tiếng ồn càng cao khả năng gây hại càng lớn, các sóng cao tần có thể gây hại ngay ở mức 70dB trong khi các sóng trung tần hoặc tần số thấp phải 80 - 90dB mới gây hại cho cơ thể người tiếp xúc. Trong công nghiệp, người ta chia tiếng ồn ra làm hai loại chính đó là: tiếng ồn liên tục và tiếng ồn ngắt quãng. Tiếng ồn ngắt quãng thường có cường độ cực đại lớn hơn cực tiểu trên 10dB. Tiếng ồn liên tục không ngắt quãng thường có cường độ cực đại và cực tiểu chênh lệch dưới 10dB. Một số yếu tố rung chuyển, hoá chất độc hại cũng làm tăng khả năng tác động xấu của tiếng ồn. Người ta nhận thấy trong môi trường ồn, rung kết hợp tỷ lệ người bị rối loạn sinh lý tăng lên nhiều, bệnh điếc nghề nghiệp cũng tăng cao hơn so với tiếng ồn cùng mức độ đơn thuần. Một số yếu tố nghề nghiệp như tính chất tiếp xúc (tiếp xúc ngắt quãng hoặc liên tục...), tuổi nghề trong môi trường và không gian cấu trúc nhà xưởng cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng tác động của tiếng ồn. Người ta thấy rằng tiếng ồn nguy hiểm có những đặc trưng sau: - Cường độ càng cao càng có khả năng gây tổn thương mạnh và nặng nề hơn. - Thời gian tiếp xúc gây chấn thương tích luỹ. - Tiếng ồn có dải tần hẹp gây hại hơn dải tần rộng. - Sự bất ngờ của tiếng ồn gây hại rất lớn vì cơ thể chưa kịp thích nghi. - Theo lẽ thường tiếng ồn nguy hiểm cũng xảy ra tăng lên khi phối hợp với rung chuyển. Về đặc tính cơ địa của cơ thể đối với khả năng tác động của tiếng ồn cũng được nhiều tác giả bàn tới. Trên thực tế có người làm việc chỉ một thời gian ngắn ở môi trường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã bị điếc nghề nghiệp, trong khi cũng ở môi trường đó có người làm việc hàng mấy chục năm không bị bệnh. Có tác giả cho rằng nguyên nhân chính là cơ địa thần kinh của người tiếp xúc có người cho rằng sức khoẻ và sự luyện tập có vai trò quan trọng. 1.2. Một số tác hại chính của tiếng ồn Tiếng ồn gây nhiều tác hại lên cơ thể như rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh ở hệ thần kinh với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác. Tác hại toàn thân của tiếng ồn rất thường gặp, song hay gặp nhất là gây rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên do của hiện tượng này là do tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây suy nhược cấp tính hệ thần kinh thực vật của cơ thể. Quá trình suy nhược 70
  14. kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính bởi lẽ tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích liên tục, quá trình ức chế xuất hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh tăng lên, xuất hiện ức chế bảo vệ, hệ thần kinh ngoại biên có thể bị viêm và khả năng điều hoà của hệ thần kinh có thể bị rối loạn. Hậu quả của rối loạn này là trạng thái suy nhược mạn tính, ăn không ngon ngủ không yên, tính tình thay đổi hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn ở nơi làm việc cũng như ở nhà, thiếu máu bạch cầu có đoạn giảm. Jansen (1967) thấy trên 699 công nhân luyện thép tiếp xúc với tiếng ồn thường hay cãi cọ nhau, xung đột lẫn nhau cả ở nhà và nơi làm việc. Đối với hệ thần kinh trung ương tiếng ồn sẽ gây ức chế, trừ tiếng ồn trắng gây kích thích lên cơ thể xảy ra nhiều dấu hiệu bệnh lý thần kinh. Trên thực nghiệm cho thấy có biến đổi nội tiết ở tuyến yên, tuyến giáp và thượng thận trên súc vật thực nghiệm. Tiếp xúc nhiều với tiếng ồn còn thấy sự thay đổi bài tiết amilaza, gây rối loạn tiêu hoá, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu. Tiếng ồn có tác động đặc biệt và trực tiếp lên cơ quan thính giác của người tiếp xúc qua một quá trình, thường là lâu dài, qua 3 giai đoạn. Lúc đầu là hiện tượng thích nghi sau đó đến mệt mỏi thính giác rồi cuối cùng là điếc nghề nghiệp. Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10 đến 15dB so với bình thường (10dB) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20 - 25dB, tuy nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại bình thường (hồi phục). Giai đoạn mệt mỏi thính giác: Do thính giác chịu tác động quá lâu, ngưỡng nghe tăng lên khoảng 30 - 40dB kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu mới hồi phục lại bình thường. Giai đoạn điếc nghề nghiệp: Cơ quan thính giác bị tổn thương không hồi phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi môi trường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Cả cơ quan corti và dây thần kinh thính giác ở tai trong đều bị tổn thương. Tuy nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn thì điếc sẽ ngừng tiến triển nặng hơn. 1.3. Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất Để phòng chống tác hại của tiếng ồn lên sức khoẻ người lao động cần đặc biệt chú ý các điểm sau đây: - Bằng mọi cách loại trừ hoặc hạn chế nguồn phát sinh ra tiếng ồn như hệ thống kín, giảm thanh... - Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hoá chất độc. - Phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tất cho những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút bông nút tai ở 71
  15. người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10dB tiếng ồn của môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 - 20dB nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc môi trường có tiếng ồn tương tự người ta cần phải dùng mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai mới bảo vệ được cơ quan thính giác trước tác hại của tiếng ồn. - Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn của thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính. Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác. Về vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hoá môi trường lao động có tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Môi trường lao động phải có tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép. - Tiếng ồn chung: Dưới 85dB - Sóng cao tần 800 Hz trở lên: Dưới 75dB - Sóng trung tần 300 - 800 Hz: Dưới 85dB - Sóng hạ tần dưới 300 Hz Dưới 95dB Trong khám, tuyển người lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khoẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng có thể chữa khỏi được và nếu bị bệnh ở giai đoạn biến chứng thì giải quyết chế độ cho họ theo chế độ hiện hành. II. RUNG CHUYỂN 2.1. Khái niệm chung Rung chuyển xảy ra rất phổ biến trong sản xuất. Ngày nay máy móc được sử dụng nhiều nên số người tiếp xúc với rung cũng ngày một tăng. Các máy móc gây rung với các tần số khác nhau, biên độ khác nhau, gia tốc khác nhau sẽ gây hại cho cơ thể một cách toàn thân hay cục bộ. Rung tần số thấp là rung sóc gây tác động toàn thân (đôi khi có các tần số cao). Thực tế ở nước ta trong sản xuất công nghiệp phần lớn là rung chuyển tần số cao (trên 20 Hz), rung chuyển cục bộ, truyền theo đường tay, gặp ở công nhân thao tác với dụng cụ rung cầm tay. Bệnh do rung chuyển cục bộ, truyền theo đường tay, có tần số cao, là bệnh nghề nghiệp đã được xếp vào loại bệnh được bảo hiểm. 72
  16. Rung chuyển là một dao động của một vật thể xung quanh điểm cân bằng. Cụ thể rung chuyển là sự chuyển động qua hai phía của một điểm chuẩn cố định, đi đến giới hạn cực đại của một phía (giới hạn I) dừng lại và rồi lại đi đến giới hạn cực đại phía bên kia (giới hạn II) và dừng lại. Đa số rung chuyển đều không có biên độ, vận tốc cố định. Rung chuyển đơn giản nhất là một chuyển động hình sin đơn thuần. Các chuyển động phức tạp bao gồm nhiều chuyển động hình sin khác nhau. Trong chuyển động hình sin, mức chuẩn ở giữa giới hạn I và giới hạn II, tương ứng với trục tung hay trục hoành của đường biểu diễn độ rời. Khoảng từ giới hạn I đến giới hạn II là biên độ đỉnh - đỉnh của rung chuyển, còn biên độ từ điểm chuẩn đến 1 trong 2 giới hạn gọi là biên độ dao động. Ba đại lượng đặc trưng cho rung chuyển có thể xác định được là độ rời, vận tốc và gia tốc. Độ rời là khoảng đường đi của một vật chuyển động giữa !!điểm nghĩa với điểm cực đại của chuyển động. Vận tốc là độ rời trong đơn vị thời gian. Ở hình trên, ta thấy rằng đối với chuyển động hình sin khi độ rời x cực đại thì vận tốc v = 0, vì điểm đó (x cực đại) chuyển động dừng lại và đổi hướng. Khi độ rời x = 0, nghĩa là qua điểm chuẩn thì vận tốc cực đại. Còn gia tốc ứng với sự thay đổi tốc độ theo đơn vị thời gian. Cơ thể người có thể chịu đựng được rung chuyển ở các loại tần số khác nhau, nhưng với điều kiện: biên độ, vận tốc hay gia tốc tương ứng với tần số ở dưới giới hạn cho phép. Ngược lại, rung tần số nào cũng nguy hiểm nếu biên độ, vận tốc hoặc gia tốc tương ứng vượt quá giới hạn cho phép. Cũng vì vậy, khi nói đến giới hạn tối đa cho phép về rung, không phải là giới hạn về tần số mà là giới hạn về biên độ, vận tốc hoặc gia tốc tương ứng với tần số rung. Tiêu chuẩn rung chuyển căn cứ vào biên độ, hoặc vận tốc, gia tốc, ở các tần số khác nhau. Ví dụ: Tiêu chuẩn đối với các dụng cụ cầm tay như sau: 73
  17. Giới hạn cho phép vận tốc Giới hạn tần số rung (Hz) Số trung bình rung (m/giây) nhân của tần Giá trị thực Mức độ rung số rung Thấp Cao (m/giây) (dB) 5,00.10-2 8 5,6 11,2 120 5,00.10-2 16 11,2 22,4 120 -2 32 22,4 45 3,50. 10 117 -2 63 45 90 2,50.10 114 -2 125 90 180 1,80.10 111 1,20.10-2 250 180 355 108 0,90.10-2 500 355 710 105 -2 1000 710 1400 0,63. 10 102 -2 2000 1400 2800 0,45.10 99 (Tiêu chuẩn Liên xô (cũ) CH 62b – 66) 2.2. Tác hại của rung chuyển Ở các tần số khác nhau, các loại tác hại có thể khác nhau, nên trong thực tế các bệnh do rung chuyển được phân loại theo tần số. Có thể phân chia rung chuyển làm 3 loại, theo 3 loại tần số. tần số rất thấp, tần số thấp và tần số cao. 2.2.1.Rung chuyển tần số rất thấp dưới 2 Hz Rung chuyển loại này gặp ở tàu thuỷ, máy bay, xe lửa, cưỡi súc vật... tác động tới các cơ quan tiền đình. Biểu hiện của tác hại này là say tàu xe. Tỷ lệ những người say tàu xe không phải là ít song thường ít được xem xét. Theo H.Desoille, J.Scherrer, R. Truhaut, 1975, khoảng 10% hành khách máy bay và 8% thuỷ thủ có biểu hiện này. Tình trạng bệnh giảm nhẹ theo tuổi và sự rèn luyện. Say tàu xe biểu hiện ra theo mức độ: nôn nao, nôn oẹ, xanh tái, vã mồ hôi; nôn oẹ kéo dài và suy yếu nặng. Các triệu chứng nôn oẹ làm ta tưởng là rối loạn tiêu hoá. Thực ra đó chỉ là rối loạn hệ thần kinh giao cảm do tiền đình bị tác động. 2.2.2.Rung chuyển tần số thấp 2 - 20Hz Đây thường là rung xóc xe cộ, ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Rung xóc này gập ở phần lớn xe cộ, loại xe tải chở hàng, máy kéo công nghiệp, máy bay trực thăng, các loại máy công trường, xe ủi đất... Biểu hiện lâm sàng thường là đau quanh vùng cột sống, do tư thế lao động bắt buộc, phối hợp với tác động đặc biệt của rung chuyển. Nhiều tác giả cho rằng rung xóc làm nặng thêm các tổn thương cột sống có trước, chứ ít gây tổn thương trực tiếp. 74
  18. Người ta còn gặp hội chứng thắt lưng - toạ, rối loạn tiêu hoá, tiết niệu. Rung xóc ảnh hưởng đến phủ tạng khác như tim (đau vùng ngực), gan (đau bụng dữ dội). Ngoài ra, còn thấy rối loạn thần kinh, mất phản xạ gối, mất thăng bằng, thị lực có thể giảm sút. Nhu động ruột cũng biến đổi, do các cơ trơn luôn luôn ở tình trạng căng thẳng. 2.2.3. Rung chuyển tần số cao từ 20 Hz tới 1000 Hz Các tác giả Liên Xô (cũ) E.A. Drogicina và I.K. Rasumov, năm 1974, đã chia rung chuyển tần số cao ra ba loại: - Tần số dưới 40 Hz, biên độ lớn hàng centimet, gây tổn thương xương và khớp. - Tần số từ 40 đến 300Hz, biên độ ở hàng milimet, gây rối loạn vận mạch, đặc biệt gặp ở bàn tay. Đó là hiện tượng Raynaud. - Tần số trên 300Hz, biên độ khoảng 0,01mm, gây tổn thương cân, cơ, thần kinh gặp ở bàn tay, cánh tay và vai. Chính các loại rung chuyển tần số cao, truyền Vào cơ thể theo đường tay (rung chuyển cục bộ), gây nên bệnh rung chuyển nghề nghiệp (BRCNN). Ngoài các BRCNN hay các bệnh rung chuyển có tính chất nghề nghiệp trên đây, rung chuyển còn gây một số rối loạn khác: Trong công nghiệp, rung chuyển thường kèm theo tiếng ồn, do đó gây rối loạn thính giác, giảm thính lực rồi điếc nghề nghiệp. Người ta còn gặp rối loạn chức phận như chuột rút, nhức đầu, run, mất ngu... Nhịp tim, huyết áp cũng bị ảnh hưởng. Phản xạ gân, xương, cảm giác da thay đổi. Cơ quan tiêu hoá cũng rối loạn: đau bụng kiểu chuột rút, đau vùng thượng vị: cơn đau hay xuất hiện khi đang lao động và sau khi ăn. Ngoài ra, còn có dấu hiệu nặng ở dạ dày. Các biện pháp dự phòng đối với rung xóc cũng bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, tổ chức lao động và các biện pháp y tế và tiêu chuẩn hoá môi trường lao động có rung xóc. 75
  19. CHẤT ĐỘC TRONG SẢN XUẤT 1. ĐẠI CƯƠNG Ngày nay, do sản xuất phát triển nên các chất độc hại được đưa vào quy trình sản xuất càng tăng về số lượng và chủng loại, người tiếp xúc và bị nhiễu độc ngày càng nhiều và càng phức tạp về lâm sàng, khó phòng bị. Theo Volcova Z.A (1977), nguyên nhân của các nhiễm độc trong sản xuất thường gặp là: 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động, 22% do các biết pháp kỹ thuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do thiếu hoặc hiệu lực kém của hệ thống thông gió thải độc, 12% do bảo hộ lao động kém, 11% là các nguyên nhân khác. Chất độc trong sản xuất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, hơi, khí. Tuy nhiên dạng khí, hơi trong không khí nguy hiểm hơn cả. Chất độc là những chất với một liều lượng nhất định khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hoá, phá vỡ thế cân bằng sinh học, gây nên rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan và toàn bộ cơ thể. Chất độc nghề nghiệp là chất có trong môi trường lao động và liên quai đến một nghề nào đó từ quy trình sản xuất đến thành phẩm. Nhiễm độc nghề nghiệp là những bệnh do chất độc nghề nghiệp gây ra. Giới hạn giữa chất độc và chất không độc chủ yếu là dựa vào liều lượng. Có chất với liều nhỏ là thuốc sử dụng chữa bệnh, nhưng liều cao lại là chất độc. Thường liều phân biệt là 100mg/kg; nếu chất nào đó với liều dưới 100mg/kg đ có khả năng gây nhiễm độc tố thì được coi là chất độc. Yếu tố quyết định đến tác hại của chất độc là: - Tính chất hoá học. - Tính chất lý học. - Nồng độ và thời gian tiếp xúc. - Yếu tố cá thể như cơ địa từng người. - Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Các chất độc trong sản xuất được phân loại theo nhiều nguyên tắc khác nhau như: theo trạng thái vật lý, theo cấu trúc hoá học hoặc theo cách tác dụng lên cơ thể. Năm 1969 các chuyên gia của WHO/ ILO đề nghị nhân theo tác động sinh học, chia ra làm 4 loại: 76
  20. Loại A: Tiếp xúc không nguy hiểm, không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Loại B: Có thể gây tác hại song hồi phục được. Loại C: Gây bệnh nhưng hồi phục được. Loại D: Gây bệnh không hồi phục hoặc tử vong. Tuy tác dụng của một chất độc trên cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào lượng chất độc hoặc các phản ứng mà nó sinh ra (các chất chuyển hóa hoạt động, các gốc tự do) được gắn vào nơi tác dụng (men, màng, tấm vận động...). Nhưng bốn yếu tố sinh học chủ yếu ảnh hưởng tới nồng độ chất độc hoạt động tác dụng lên các cơ quan là sự hấp thụ, phân bố chuyển hoá trong cơ thể và quá trình thải trừ. II. CƠ CHẾ VẬN CHUYỂN CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ Sự hấp thụ và thải trừ các chất đòi hỏi phải vận chuyển các phân tử đó qua các loại màng như biểu mô ruột, dạ dày, các ống thận, nhu mô gan, da, rau thai và các cấu trúc màng bên trong tế bào. Sự vận chuyển các chất qua các màng sinh học có thể do 5 cơ chế: - Lọc qua các lỗ màng. - Khuếch tán đơn giản qua màng do chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng. - Khuếch tán được tạo điều kiện. Cũng như khuếch tán đơn giản nhưng khuếch tán được tạo điều kiện phải có chất mang (chất tải). - Khuếch tán chủ động, cần có một nguồn năng lượng kết hợp tạo điều kiện - Chất vùi trong tế bào (endocytose) (ẩm bào và thực bào). Với những chất lạ, sự vận chuyển thường là kết quả của một khuếch tán đơn giản. Tốc độ khuếch tán chất hoá học phụ thuộc vào: - Gradient nồng độ sẵn có qua màng, C1 - C2. - Chiều dầy của màng (d). - Hằng số khuếch tán của chất được vận chuyển (k). - Diện tích màng sẵn sàng cho chuyển vận (A). Vận tốc khuếch tán (định luật Fick) được biểu diễn bởi phương trình sau: kA(C1 − C2) v= d Nói chung, các chất hữu cơ tan trong lipid, không ion hoá, có thể dễ dàng đi qua các màng. Các chất hữu cơ không bị ion hoá được vận chuyển tuỳ theo khả năng hoà tan trong lipid của chúng. 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0