intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

162
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Những nội dung cơ bản của sử thi 1.1. Tồn tại như một mạch ngầm, sử thi chỉ xuất hiện, phát triển ở những thời điểm đặc biệt. Đó chính là thời điểm mà tinh thần dân tộc tồn tại trong "trạng thái sử thi". Hêghen đã phân tích: "khi một thể chất xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó nền tảng của sự phục tùng không phải do một uy quyền thuần tuý mà là một tinh thần danh dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước người có quyền lực hơn thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam

  1. Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam 1. Những nội dung cơ bản của sử thi 1.1. Tồn tại như một mạch ngầm, sử thi chỉ xuất hiện, phát triển ở những thời điểm đặc biệt. Đó chính là thời điểm mà tinh thần dân tộc tồn tại trong "trạng thái sử thi". Hêghen đã phân tích: "khi một thể chất xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó nền tảng của sự phục tùng không phải do một uy quyền thuần tuý mà là một tinh thần danh dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước người có quyền lực hơn thì mới xuất hiện sử thi"(1). Sau này các sử thi hiện đại cũng chỉ được sinh ra ở những giai đoạn đặc biệt của các dân tộc. Đó là lúc mà vấn đề lịch sử - dân tộc được đặt lên hàng đầu, vấn đề vận mệnh tổ quốc, danh dự quốc gia khiến người ta quan tâm hơn là các vấn đề thuộc về quan hệ và số phận cá nhân. Quy luật ở đây là: ở đâu, lúc nào xuất hiện sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cộng đồng thì ở đó có sử thi. 1.2. Tái hiện những xung đột của đời sống là một thuộc tính phổ quát của mọi loại hình văn học nhưng mỗi loại hình văn học luôn ưu tiên thể hiện trong thế giới nghệ thuật của mình một loại hình xung đột đặc thù. Nghiên cứu văn học vì thế phải căn cứ vào đặc thù của loại xung đột được phản ánh. Văn học sử thi trong suốt lịch sử tồn tại của mình luôn tập trung thể hiện một kiểu xung đột trung tâm: xung đột cộng đồng. Nói cách khác, xung đột cộng đồng chính là nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm sử thi với những biểu hiện cụ thể sau:
  2. Thứ nhất, xung đột cộng đồng trước hết và tiêu biểu nhất, phổ biến nhất là xung đột chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc. Hêghen cũng khẳng định rằng tình huống phù hợp nhất với sử thi là xung đột trong trạng thái chiến tranh. "Thực vậy, trong chiến tranh chính là toàn bộ dân tộc đang vận động. Nó bị kích thích phải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ dân tộc mình"(2). Cũng cần lưu ý rằng ở đây Hêghen đã có một sự phân biệt rất hợp lí là chỉ có những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ đối với nhau thì mới có tính sử thi. Không chỉ trong các sử thi cổ đại mà cả ở trong các tác phẩm sử thi hiện đại tiêu biểu, chúng ta đều bắt gặp loại xung đột đậm tính chất sử thi này. Thứ hai, xung đột cộng đồng được biểu hiện trong xung đột giữa con người trong cộng đồng đối với thế giới tự nhiên. Ngay từ buổi sơ khai, con người phải đối mặt với thiên nhiên mà thế giới tự nhiên thì vô cùng bí ẩn, bất trắc và hùng vĩ. Trước thế giới ấy, con người dễ trở nên yếu đuối, bé nhỏ. Sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên luôn chứa đầy nguy cơ và hiểm hoạ. Trong ý nghĩ đó xung đột giữa con người và thiên nhiên luôn luôn có ý nghĩa toàn nhân loại mang tầm vóc sử thi tiêu biểu. Thứ ba, xung đột sử thi thể hiện trong dạng xung đột mang tính chất thời đại lịch sử. Về loại xung đột này, Hêghen lưu ý là xung đột sử thi không chỉ nhân danh dân tộc mà nó còn diễn ra "Nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính chất lịch sử mà mọi dân tộc đưa ra với một dân tộc khác"(3). Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, ta sẽ thấy xung đột được các nhà văn đề cập đến trong tác phẩm, nhất là trong các tiểu thuyết sử thi mang tính chất thời đại lịch sử rất rõ. Có thể kết luận rằng: xung đột sử thi tồn tại ở nhiều dạng nhưng đều là những vấn đề thuộc về cộng đồng dân tộc. Tất cả các mâu thuẫn diễn ra đều tồn tại trong cộng đồng, được toàn thể cộng đồng quan tâm giải quyết. Xã hội càng phát triển ở trình độ cao, xung đột sử thi càng được mở rộng. Tác phẩm sử thi cổ đại mới chỉ dừng lại ở xung đột cộng đồng, bộ lạc, thị tộc. Đến thời hiện đại, xung đột mang tầm vóc dân tộc - quốc gia và thậm chí mở ra ở tầm nhân loại, quốc tế. 1.3. Xuyên suốt các sử thi của mọi thời đại là hai kiểu nhân vật chủ yếu: nhân vật anh hùng và nhân vật nhân dân. Đây là hai kiểu nhân vật có ý nghĩa loại hình tiêu biểu của thế giới nghệ thuật sử thi.
  3. Nhân vật anh hùng là nh ân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Các nhân vật khác thường chỉ giữ vai trò qui tụ làm sáng tỏ vẻ đẹp của người anh hùng. Vẻ đẹp ấy, trước hết toát ra ở ngo ại hình. Nh ân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình sử thi nổi bật nhất của người anh hùng là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chu ẩn mực riêng của nội bộ cộng đồng. Song, nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi thì chủ yếu phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Phẩm chất đầu tiên thường gặp ở người anh hùng sử thi làlòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Từ những trang viết của Hôme, của Gôgôn đến những trang viết của nhà văn Việt Nam, bao giờ người anh hùng cũng là những con người có tinh thần chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt, "tinh thần dũng cảm làm thành cái hứng thú chủ yếu mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và một hoạt động không hợp với tính cách biểu hiện trữ tình, cũng không phù hợp với hành động có tính kịch, nhưng lại đặc biệt phù hợp với hình tượng sử thi"(4). Một phẩm chất lớn khác của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một ý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của các anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn: Họ hướng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời. Đương nhiên lý tưởng của người anh hùng sử thi thời hiện đại sẽ có những phẩm chất mới mẻ, do nội dung cách mạng của thời hiện đại mang lại. Cuối cùng, nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được những chiến công hiển hách. Chiến công của người anh hùng sử thi bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho cả động đồng dân tộc. Tóm lại, nhân vật anh hùng sử thi luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh thể chất và tinh thần. Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau bình dị, bình thường gần gũi. Nhưng dù là thế nào, thời nào thì người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng. Bên cạnh người anh hùng là nhân vật trung tâm, trong tác phẩm sử thi còn tồn
  4. tại một tập thể nhân dân có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hoà hợp luôn tiếp sức cho người anh hùng làm nên những chiến công hiển hách. Hình tượng nhân dân trong sử thi thường được thể hiện thông qua những nhân vật cụ thể: nhân vật người già, nhân vật phụ nữ và nhân vật số đông. Hình ảnh những người già thường giữ vai trò tiếp thêm sức mạnh trí tuệ cho người anh hùng. Họ thường có nhiều kinh nghiệm và hiện diện như một biểu trưng cho sức sống lâu bền cho trí tuệ kết tinh từ chiều sâu của lịch sử của cả cộng đồng. Trong những tình huống ngặt nghèo khó xử, chính họ là những người đưa ra những lời khuyên khôn ngoan nhất với các anh hùng, thủ lĩnh. Hình ảnh người phụ nữ cũng thường xuyên có mặt trong tác phẩm sử thi. Có khi họ trở thành nguyên nhân của cuộc chiến tranh, có lúc lại là biểu tượng cho hoà bình hạnh phúc. Song dù trong hoàn cảnh nào thì ở họ vẫn toát lên tình cảm nhân ái bao dung, một tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn hướng tới khát vọng tình yêu hạnh phúc. Đặc biệt trong sử thi hiện đại, hình ảnh của những người phụ nữ bình thường, những người mẹ, người vợ, người chị, người yêu, v.v... đã trở thành những biểu tượng đích thực về nhân dân, dân tộc. Họ đẹp vì phẩm chất của chính họ và họ còn đẹp hơn bởi những gì họ đã đưa lại cho mọi người với một đức hy sinh vô bờ bến. Giữ vai trò nền tảng cho người anh hùng trong tác phẩm sử thi chính là hình ảnh nhân vật - số đông. Nhân vật số đông chính là những quần chúng có tên hoặc không tên. Họ luôn luôn là những tập hợp làm chỗ dựa vững chắc cho người anh hùng. Họ sẵn sàng làm theo lệnh của người anh hùng của họ cho dù phải xông pha nơi nguy hiểm, khó khăn. Họ luôn là một tập thể thống nhất, không tính toán thiệt hơn mà chỉ nghĩ tới bổn phận của mình với tập thể. Nhìn chung, con người số đông chính là nguồn cội, là nền tảng là điểm tựa để người anh hùng có thể thực hiện lý tưởng cao cả và lập nên những chiến công hiển hách đem lại vinh quang cho chính những con người số đông ấy. (Ngoài ra trong tác phẩm sử thi còn xuất hiện một số nhân vật khác như: nhân vật thần linh; nhân vật kẻ thù, v.v... nhưng do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chưa có điều kiện giới thiệu ở đây). Tóm lại, toàn bộ những nội dung chủ yếu của văn học sử thi được chúng tôi nêu ở trên đã trở thành những yếu tố tạo thành loại hình nội dung của văn học sử thi. Dĩ nhiên, theo sự vận động của lịch sử của đời sống tinh thần các dân tộc, những yếu tố đó đã phát triển và đổi mới rất phong phú và phức tạp. Nhưng nằm sâu trong tác
  5. phẩm sử thi của mọi thời đại vẫn là những "gen" loại hình đặc biệt đó. Chính các "gen" đó đã tạo cho tác phẩm sử thi của mọi thời đại một vẻ đẹp độc đáo, một dấu ấn sử thi hết sức đặc thù. Tiểu thuyết của nền văn học cách mạng, "sử thi của thời đại chúng ta" (Biêlinxki) cũng là những tác phẩm như vậy. Đó chính là những yếu tố cơ bản định hướng cho sự khảo sát tính sử thi trong văn học cách mạng Việt Nam 1945- 1975. Tất nhiên, văn học sử thi hiện đại Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng ngoài việc thể hiện những đặc trưng loại hình nội dung mang tính phổ quát nhất còn kết tinh cả những truyền thống sử thi riêng biệt trong văn học truyền thống của dân tộc. 2. Đặc trưng của tiểu thuyết sử thi Tiểu thuyết sử thi hiện đại khác xa với loại hình sử thi cổ đại vốn là những truyền thuyết anh hùng được các ca sĩ hát/đọc lại. Điều này đã được M. Bakhtin phân tích một cách sâu sắc. Tuy nhiên M. Bakhtin chưa chú ý nhiều đến tiểu thuyết sử thi mà ông ưu tiên xác lập những tiêu chí mới của tiểu thuyết đa thanh. Mặc dù có khác biệt nhưng nhìn chung tiểu thuyết sử thi hiện đại vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật sử thi nói chung. Nhìn một cách tổng quát khi nói đến tiểu thuyết sử thi hiện đại ta có thể kể ra những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, tiểu thuyết sử thi đặt lên hàng đầu những vấn đề lớn liên quan đến số phận của dân tộc và cộng đồng. Cũng vì lẽ đó mà các nhà tiểu thuyết luôn luôn tập trung làm nổi bật những xung đột lớn, cố gắng chỉ ra những xu hướng phát triển của lịch sử. Trong tiểu thuyết sử thi, hiện thực được thể hiện là lịch sử hoành tráng. Góc nhìn đời tư bị thu hẹp, nhường chỗ cho cái nhìn mang tính thời đại. Quy mô tiểu thuyết sử thi thường lớn. Cũng có những tác phẩm dung lượng vừa phải nhưng vấn đề đặt ra trong tác phẩm vẫn là những vấn đề lớn của cộng đồng, của dân tộc. Thứ hai, toạ độ nhìn ngắm con người của tiểu thuyết sử thi không nhỏ bé như tiểu thuyết thế sự mà thường được đặt trong một không gian rộng, thời gian lớn. Đó là lý do loại tiểu thuyết này hay nói đến những con đường (không đơn thuần là con đường địa lý). Cái đẹp trong tiểu thuyết sử thi là sự hùng vĩ, phạm trù mỹ học cơ bản nhất trong tiểu thuyết sử thi là cái cao cả. Thứ ba, cái nhìn của nhà tiểu thuyết sử thi về lịch sử trùng khít với cái nhìn
  6. của dân tộc. Tuy không phải là cái nhìn, là khoảng cách tuyệt đối như sử thi cổ đại nhưng rõ ràng trong tiểu thuyết sử thi vẫn xuất hiện cái nhìn chiêm ngưỡng của nhà văn về dân tộc và cộng đồng. Bởi thế, chất giọng cơ bản của tiểu thuyết sử thi là chất giọng anh hùng ca. Đó là bài ca về lịch sử, về những con người mang vóc dáng huyền thoại ngay trong thời hiện đại. Ngôn ngữ tiểu thuyết sử thi góc cạnh, ít tàn nhẫn mà thường trang trọng, thường chen lẫn ngôn ngữ trữ tình thống thiết về hiện thực. Tiểu thuyết mang tính sử thi cũng như mọi tiểu thuyết khác, để trở thành tiểu thuyết nó cũng sử dụng những phương thức xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của thể loại tiểu thuyết. Từ phương thức xây dựng hình tượng nhân vật, mô hình không gian và thời gian đến tổ chức lời văn nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi hiện đại, tất cả đều được xây dựng xuất phát từ những nguyên tắc thi pháp bao trùm của thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết mang tính sử thi phân biệt với các loại tiểu thuyết khác ở chỗ: Với tư cách là một kiểu tiểu thuyết độc đáo nó xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật mang những phẩm chất thẩm mỹ mới mẻ, tạo nên cái gọi là: “dấu ấn sử thi” riêng biệt không thể trộn lẫn. Các kiểu nhân vật không gian và thời gian cũng như lời văn của tiểu thuyết sử thi bao giờ cũng toả sáng theo cái cách riêng của nó, cái cách mà theo đó, các giá trị thuộc về và gắn với cộng đồng trở nên lấp lánh hào quang. Đặc điểm thi pháp quan trọng nhất của tiểu thuyết sử thi phân biệt với các loại tiểu thuyết khác là ở chỗ nếu các loại tiểu thuyết khác (tiểu thuyết đa thanh) tập trung khám phá con người không trùng khít với chính mình luôn có phần “lệch chuẩn” thì con người trong tiểu thuyết sử thi về cơ bản được xác định theo các khuôn mẫu, vị thế xã hội- lịch sử của nó. Trong Từ điển văn học (NXB Khoa học xã hội, 1984) loại tiểu thuyết này được gọi tên là “tiểu thuyết anh hùng ca”. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 1992) gọi tên là tiểu thuyết sử thi và cho đây là "tên gọi ước lệ để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử - dân tộc. Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của những sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc của lịch sử mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất
  7. bước ngoặt như chiến tranh cách mạng)"(5). Trong cách hiểu này, có một điểm đáng lưu ý là ở chỗ các tác giả đã nhấn mạnh vấn đề dung lượng khi họ cho rằng tiểu thuyết sử thi trước hết là "những tiểu thuyết có dung lượng lớn" và nhất là việc hiểu "dung lượng lớn" chủ yếu là "chiều rộng" của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Theo cách xác định đó thì hầu hết các tiểu thuyết trong văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975 kiểu như Xung kích, Hòn đất, Đất nước đứng lên, Thôn ven đường, v.v... đều không phải là tiểu thuyết sử thi vì dung lượng của chúng không lớn, hiện thực cuộc sống mà chúng miêu tả cũng không rộng số lượng nhân vật cũng không nhiều. Rõ ràng cách hiểu quá nhấn mạnh vào yếu tố dung lượng cũng như qui mô hoành tráng của tiểu thuyết sử thi là không phù hợp với thực tiễn của thể loại tiểu thuyết sử thi hiện đại nói riêng, văn học sử thi hiện đại nói chung. Dung lượng, quy mô chưa phải là yếu tố chủ yếu tạo nên tính sử thi của một tác phẩm văn học hiện đại. Có thể có một tác phẩm rất đồ sộ nhưng lại "phản sử thi" và ngược lại có khi chỉ một bài thơ nhỏ lại đậm đà dấu ấn sử thi. Vấn đề là ở chỗ cuộc sống và con người được cảm nhận và miêu tả như thế nào trong tác phẩm và cái cảm hứng bao trùm của tác phẩm có tạo nên được âm hưởng đặc thù của một thế giới nghệ thuật sử thi hay không?. Vì vậy có thể hiểu tiểu thuyết sử thi là những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết nhưng lấy nội dung lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng chủ yếu là cảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp và con người của dân tộc, của cộng đồng. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết sử thi hiện đại, có thể nhận thấy một hiện tượng thú vị. Đó là việc các nhà tiểu thuyết đã quan tâm đến cuộc sống đời tư trong một phạm vi có thể. Tại đây, xuất hiện những cảnh sống thường nhật, những toan tính, những suy tư mang màu sắc cá nhân. Chính sự xuất hiện của cái nhìn thế sự - đời tư (dù khá hạn chế) đã góp phần phá vỡ sự đơn điệu của cái nhìn sùng kính đối tượng, tăng cường tính sinh động và tạo thêm năng lượng cho bản thân thể loại, khiến cho tiểu thuyết sử thi có khả năng thích ứng được với không gian văn hóa mới và tư duy nghệ thuật hiện đại. Văn học sau 1975, nhất là tiểu thuyết có một "quán tính sử thi" khá dài. Điều đó chứng tỏ những khả năng nghệ thuật lớn lao của loại hình văn học sử thi trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu loại hình văn học này cũng như nghiên cứu tiểu thuyết sử thi của giai đoạn văn học độc đáo này vẫn là một
  8. nhiệm vụ bức thiết và có nhiều ý nghĩa của ngành nghiên cứu văn học hiện nay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2