Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VỊ TRÍ RĂNG CỬA TRONG TƯƠNG QUAN VỊ TRÍ HAI HÀM<br />
THEO CHIỀU TRƯỚC SAU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH<br />
Nguyễn Trần Như An*, Đống Khắc Thẩm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đưa ra một số đặc điểm về sự thay đổi vị trí răng cửa theo chiều trước sau trong tương quan hai<br />
hàm.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Đo đạc trên phim sọ nghiêng của 100 người trưởng thành có tương quan răng<br />
cửa bình thường và tương quan răng cối hạng I Angle.<br />
Kết quả: Khi tương quan hai hàm (ANB) thay đổi 1,00° theo chiều trước sau từ hạng II xương đến hạng<br />
III xương thì tương ứng với răng cửa trên nghiêng hơn về phía môi 0,6° và nhô ra trước 0,5mm, răng cửa dưới<br />
nghiêng về phía lưỡi 0,93° và độ nhô giảm 0,5mm, mặt phẳng khớp cắn bớt dốc hơn 0,55° so với nền sọ. Ở nam<br />
giới, sự thay đổi ở răng cửa thể hiện rõ hơn so với ở nữ.<br />
Kết luận: Kết quả nghiên cứu này gợi ý việc điều trị ngụy trang bằng cách thay đổi góc độ răng cửa nhằm<br />
tạo cảm giác giảm độ chênh lệch tương quan hai hàm trong một số trường hợp không cần thiết phải điều trị phẫu<br />
thuật.<br />
Từ khoá: Chiều trước sau, nhô ra trước.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANALYSIS OF INCISOR POSITION VARIATIONS IN ANTEROPOSTERIOR JAW RELATIONSHIP IN<br />
VIETNAMESE ADULTS<br />
Nguyen Tran Nhu An, Dong Khac Tham<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 35 - 43<br />
Objectives: The aim of this study was to evaluate dental compensation with variations in anteroposterior<br />
jaw relationships.<br />
Methods: 100 adults having normal incisor relationship and a class I molar relation were selected.<br />
Measurements taken from their cephalometric films were analyzed.<br />
Results: A 1.00° (ANB) shift in anteroposterior jaw relationships from skeletal Class II to Class III was<br />
found to correspond to the upper incisors inclining more labial by 0.60° and being 0.5mm more protrusive, the<br />
lower incisors inclining more lingual by 0.93° and being less protrusive and the cant of occlusal plane flattening<br />
by 0.55°.<br />
Conclusion: The results of this study suggested the potential use of masking treatments based on changes of<br />
the incisors angulation to decrease the anteroposterior jaw discrepancies in cases without indications for surgery.<br />
Key words: Anteroposterior, protrusive.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mục tiêu của chỉnh hình răng mặt là thiết lập<br />
sự tương quan tốt nhất và ổn định của khớp cắn<br />
<br />
với hình dạng thẩm mỹ chấp nhận được của<br />
khuôn mặt.<br />
Khi điều trị chỉnh hình đối với người trưởng<br />
<br />
* BS RHM 1997-2003 Khoa RHM-Đại học Y Dược TP.HCM<br />
** Bộ môn CHRM-Khoa RHM-Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trần Như An<br />
ĐT: 0983266602<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Email: an.nguyentran@gmail.com<br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
thành, việc quyết định có hay không điều trị<br />
phẫu thuật rất quan trọng cho sự thành công của<br />
kết quả điều trị. Điều trị không phẫu thuật chỉ<br />
hiệu quả ở trường hợp có ít sai biệt giữa hai hàm,<br />
trong khi đó điều trị phẫu thuật cần thiết đối với<br />
những trường hợp chênh lệch hai hàm quá<br />
nhiều. Tuy nhiên thật khó quyết định trong<br />
những trường hợp nằm ở ranh giới giữa có nên<br />
điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật.<br />
Trong tiến trình tăng trưởng sọ mặt, một<br />
khớp cắn bình thường có thể đạt được do sự bù<br />
trừ răng. Sự thay đổi vị trí của răng cửa hàm trên<br />
và hàm dưới dẫn đến một tương quan răng cửa<br />
bình thường và góc của mặt phẳng khớp cắn<br />
cũng góp phần điều chỉnh tương quan theo<br />
chiều trước sau giữa cung răng hàm trên và hàm<br />
dưới. Một đánh giá về sự thích ứng của xương ổ<br />
răng đối với tương quan hai hàm sẽ cung cấp<br />
thêm thông tin trong việc xác định vị trí thích<br />
hợp của răng cửa trong điều trị chỉnh hình. Góc<br />
độ của răng cửa trong tương quan với xương<br />
hàm và xương nền sọ ngoài việc tạo một vẻ đẹp<br />
nhìn nghiêng hài hòa, cân đối, còn đóng vai trò<br />
quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tương<br />
quan răng cửa sau điều trị. Nhưng quan niệm<br />
“một khuôn mặt đẹp" và “một khớp cắn hoàn chỉnh”<br />
khác nhau ở mỗi dân tộc. Chính vì thế, chúng tôi<br />
thực hiện đề tài này nhằm khẳng định một số<br />
đặc điểm cần chú ý về vị trí của răng cửa trong<br />
điều trị chỉnh hình đối với người Việt Nam để có<br />
thể đạt được kết quả điều trị như mong muốn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả, chọn mẫu thuận tiện.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu gồm 100 phim sọ nghiêng của sinh viên<br />
Đại Học Y Dược Tp.HCM (50 nam và 50 nữ) tuổi<br />
từ 20 đến 27, được chụp phim tại bộ môn tia X<br />
khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược Tp.HCM<br />
với tiêu chuẩn lựa chọn như sau:<br />
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt<br />
Nam, dân tộc Kinh.<br />
<br />
36<br />
<br />
Khớp cắn hạng I Angle.<br />
Độ cắn phủ 2,45 ± 1,2 mm (từ 1 - 4- mm).<br />
Độ cắn chìa 2,98 ± 1,15 mm (từ 2 - 4 mm)(2),<br />
không có sự xoay nhiều của răng cửa.<br />
Không thiếu răng vĩnh viễn (không kể răng<br />
khôn).<br />
Không có triệu chứng lâm sàng của loạn<br />
năng khớp thái dương hàm hay bệnh nha chu.<br />
Không có những dị tật bẩm sinh và dị hình.<br />
Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát<br />
triển cơ thể và đầu, răng mặt.<br />
Có nét mặt nhìn nghiêng chấp nhận được,<br />
môi trên môi dưới khép kín ở trạng thái bình<br />
thường.<br />
Chưa từng điều trị về chỉnh hình răng mặt<br />
hay giải phẩu thẩm mỹ trước đó.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Vẽ nét và đo đạc trên phim sọ nghiêng<br />
Tất cả các phim đều do một người vẽ nét trên<br />
giấy vẽ chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt<br />
với viết chì đường kính nhỏ 0,3 mm. Các phim<br />
có 2 nét thì vẽ 2 đường sau đó lấy đường giữa.<br />
Việc đo đạc các góc, các khoảng cách được thực<br />
hiện bởi một người duy nhất. Đối với các kích<br />
thước, dùng thước kẹp điện tử (Electronic<br />
Digital Caliper) có độ nhạy 0,01 mm. Đối với các<br />
số đo góc, dùng thước đo góc chuyên dụng (hiệu<br />
Ormco- Sybron) trong chỉnh hình răng mặt. 10<br />
phim được chọn ngẫu nhiên để vẽ và đo lại với<br />
phương pháp như trên. Sai số chấp nhận được<br />
trong phân tích đo sọ do 2 lần đo được đánh giá<br />
là 0,5 mm cho các số đo về khoảng cách và 0,5°<br />
cho các số đo về góc.<br />
Phân tích đo sọ tương quan 2 hàm theo chiều<br />
trước sau<br />
Số đo về góc: 4 số đo (°).<br />
Góc ANB: đánh giá tương quan giữa xương<br />
hàm trên và xương hàm đưới.<br />
Góc mặt phẳng A-B: đánh giá tương quan<br />
giữa xương hàm trên và xương hàm dưới so với<br />
mặt phẳng mặt (đi qua Nasion và Pogonion).<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Góc lồi của mặt: thể hiện độ nhô phần hàm<br />
trên của mặt so với toàn bộ mặt nhìn nghiêng.<br />
Góc được tạo thành bởi 2 đường: một từ Na và<br />
một từ Pg, cả hai gặp nhau ở A. Nếu điểm A ở<br />
phía sau mặt phẳng mặt, góc tạo thành là góc âm<br />
và nếu ở phía trước là góc dương.<br />
Góc SN-AB.<br />
Số đo về khoảng cách: 1 số đo (mm).<br />
Số đo Wits: khoảng cách AO-BO đánh giá sự<br />
chênh lệch của xương nền, là khoảng cách giữa 2<br />
điểm chiếu vuông góc của điểm A và B trên mặt<br />
phẳng khớp cắn. Khoảng cách này dương khi A<br />
ở phía trước B và âm khi A ở sau B.<br />
<br />
Phân tích đo sọ tương quan răng với xương<br />
hàm và nền sọ<br />
Số đo về góc: 8 số đo (°)<br />
SN-I<br />
<br />
SN-i SN-OP<br />
<br />
FH-I<br />
<br />
FH-i FH-OP<br />
<br />
SN-OP<br />
<br />
FH-OP<br />
<br />
Hình 1: 8 số đo về độ nghiêng răng cửa<br />
1.SN-I, 2.FH-I, 3.PP-I, 4.SN-i, 5.FH-i, 6.MP-i,<br />
7.SN-OP, 8.FH-OP.<br />
Số đo về khoảng cách: 2 số đo (mm).<br />
Độ nhô răng cửa trên so với xương hàm trên<br />
(I-NA): khoảng cách từ điểm nhô nhất của mặt<br />
ngoài răng cửa trên đến đường NA.<br />
Độ nhô răng cửa dưới so với xương hàm<br />
dưới (i-NB): khoảng cách từ điểm nhô nhất của<br />
mặt ngoài răng cửa dưới đến đường NB.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Sự bù trừ độ nghiêng răng cửa trong tương quan 2 hàm<br />
<br />
Mức độ kết hợp giữa các số đo về xương và<br />
răng được đánh giá bởi phân tích tương quan.<br />
Theo bảng 1, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả<br />
các số đo về răng đều tương quan có ý nghĩa<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
thống kê với các số đo về xương nhưng hệ số<br />
tương quan thay đổi (trừ một vài ngoại lệ).<br />
Trong đó, đối với răng cửa trên, chỉ có tương<br />
quan giữa SN-AB với độ nghiêng răng cửa trên<br />
là có ý nghĩa thống kê và hệ số tương quan cao<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
nhất là 0,546 (p