intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết tiểu sử công ty: Đừng chỉ là lời hay ý đẹp!

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

102
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây cũng là một trong những công cụ tốt nhất để gây ấn tượng và tiếp thị công ty đến nhà đầu tư, ứng viên nhân sự, khách hàng và những đối tượng có liên quan. Tiểu sử công ty có thể được thể hiện trên brochure hay website hoặc một loại hồ sơ chuyên biệt nào đó, thường dưới tiêu đề là “Về chúng tôi” hoặc “Chúng tôi là ai?”. Chính vì vậy, viết tiểu sử công ty phải rất được coi trọng. Trong khi đó, rất nhiều đơn vị hiện nay chỉ đơn thuần copy của người khác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết tiểu sử công ty: Đừng chỉ là lời hay ý đẹp!

  1. Viết tiểu sử công ty: Đừng chỉ là lời hay ý đẹp! Đây cũng là một trong những công cụ tốt nhất để gây ấn t ượng và tiếp thị công ty đến nhà đầu tư, ứng viên nhân sự, khách hàng và những đối tượng có liên quan. Tiểu sử công ty có thể được thể hiện trên brochure hay website hoặc một loại hồ sơ chuyên biệt nào đó, thường dưới tiêu đề là “Về chúng tôi” hoặc “Chúng tôi là ai?”. Chính vì vậy, viết tiểu sử công ty phải rất được coi trọng. Trong khi đó, rất nhiều đơn vị hiện nay chỉ đơn thuần copy của người khác rồi biến đổi vụng về thành tiểu sử của mình. Đọc qua hàng loạt tiểu sử, chẳng thấy được cá tính của công ty ở đâu, cái nào cũng giống cái nào vì đã được nhân bản từ một vài “tế bào gốc”. Có những công ty cố gắng thể hiện sự đầu t ư chuyên nghiệp bằng cách thuê công ty quảng cáo, tư vấn viết tiểu sử cho mình. Nhưng công ty quảng cáo, tư vấn thường chỉ có thể viết được những lời hay ý đẹp, những câu chữ du dương chứ nội dung, ý tứ không phản ánh được năng lực thực tế của công ty ấy. Mà tiểu sử của công ty đâu thể chỉ đơn thuần đọc lên nghe hay hay. Vì vậy, những gợi ý sau đây có thể giúp bạn xây dựng một bộ tiểu sử có sức thuyết phục cho công ty mình. - Xác định mục đích xây dựng tiểu sử. Nếu có lý do chính cho việc làm này, sẽ dễ xác định được yêu cầu thể hiện một bộ tiểu sử phù hợp nhất. Tất nhiên, thông tin, dữ liệu thực của công ty thì giống nhau, không thể bịa đặt hay tô vẽ, nhưng tùy mục đích, có thể có cách thể hiện khác nhau. Nếu bạn muốn gởi tiểu sử đó cho các nhà đầu tư, phần chiến lược, cáo bạch tình hình tài chính, doanh số, lợi nhuận và kế hoạch tương lai sẽ được đào sâu hơn.
  2. Còn nếu dùng để gởi đến khách hàng, tiểu sử của công ty sẽ nhấn mạnh ở thành tựu về sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch tiếp cận thị trường... Mỗi đối tượng đọc khác nhau sẽ tìm kiếm những điều khác nhau, liên quan đến họ từ công ty bạn. Cho nên, đừng tưởng chỉ có một cách viết tiểu sử công ty duy nhất! Đó chỉ là cách trung dung nhất. - Có gì trong đó? Những yếu tố cơ bản, cần phải có như đã đề cập ở phần đầu không có nghĩa là công ty nào cũng giống nhau. Đừng “bê nguyên xi” từ người khác mà hãy tận dụng cơ hội này để viết nên đặc trưng của chính mình. Tầm nhìn của công ty bạn là gì? Sứ mệnh? Mục đích, thế mạnh...? Tất cả phải trên cơ sở thực tế, riêng biệt của mình và là những gì mình xác định cho công ty, chứ không chỉ là điền vào cho kêu, cho đẹp. Bạn thấy đó, tiểu sử của hàng loạt công ty đều na ná theo kiểu: Xây dựng thương hiệu Việt vững mạnh, dẫn đầu ngành, xem khách hàng là thượng đế, con người là tài sản quí nhất… Nghe rất chung chung và sáo rỗng. Ngay như bạn là khách hàng hay nhà đầu tư, bạn có bị thuyết phục bởi những ngôn ngữ đó không? Mặt khác, tiểu sử của công ty cũng đừng là những chuyện “trời ơi đất hỡi” ở bên Tây, bên Tàu! Có nhiều công ty chỉ đơn thuần là chuyển ngữ một bộ tiểu sử từ công ty mẹ ở nước ngoài mà người đọc địa phương chẳng thấy mình có liên quan gì trong đó cả. - Bao nhiêu là đủ? Để chứng tỏ tiềm năng và sự chuyên nghiệp, bộ tiểu sử côn g ty cũng phải thật sự chuy ên nghiệp. Bạn cần có một hình thức thể hiện thuyết phục từ ngôn ngữ, nội dung, hình ảnh, thiết kế, layout... Tất cả phải khiến độc giả thấy bắt mắt, thích thú và tin tưởng. Nhưng không có nghĩa là quá dài. Có công ty xây dựng tiểu sử trên một cuốn sách dày cộm với vô vàn hình ảnh, sự kiện.
  3. Sẽ không ai đủ thời gian để đọc và nhớ hết. Nhưng cũng có công ty chỉ vắn tắt trong vòng 1 - 2 trang sơ sài. Điều đó có nghĩa là bạn có một tiểu sử quá đơn điệu, ngắn ngủi. Dung lượng tốt nhất cho một tiểu sử công ty là 10 - 15 trang. - Ai viết? Cần tư liệu, thông tin thực tế lẫn cách thể hiện chuyên nghiệp, cho nên, thường phòng PR - Marketing là bộ phận thể hiện được tiểu sử của công ty. Song, đừng phó mặc cho họ tự “bơi”, mà phải có sự quan tâm chặt chẽ, chia sẻ thông tin từ ban giám đốc - những người hiểu lịch sử, chiến lược và mục tiêu của công ty mình nhất. Nếu thuê công ty tư vấn, quảng cáo hay dịch vụ chuyên nghiệp, thì cũng phải làm việc theo nguyên tắc này. Câu chữ, hình ảnh trong tiểu sử là sự thể hiện nội dung thực tế của doanh nghiệp, chứ không phải là sáng tác nghệ thuật. Bạn tuyệt đối tránh sai lầm mà nhiều người đang mắc phải là đặt hàng viết tiểu sử công ty theo kiểu: Viết sao cho giống công ty ABC, làm sao cho đẹp, cho hay hơn công ty XYZ mà hoàn toàn chẳng có nội dung nào gần với bản chất, đặc điểm của công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2