Xây dựng năng lực cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch sinh thái: Trường hợp phường Thuỷ Biều, thành phố Huế
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tương quan hiện trạng sự tham gia và năng lực của người dân trong phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể, qua trường hợp nghiên cứu điển hình là phường Thuỷ Biều - thành phố Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng năng lực cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch sinh thái: Trường hợp phường Thuỷ Biều, thành phố Huế
- XÂY DỰNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI: TRƢỜNG HỢP PHƢỜNG THUỶ BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ Nguyễn Đoàn Hạnh Dung(1), Bạch Thị Thu Hà(2) TÓM TẮT: Xây dựng năng lực cộng Ďồng Ďược công nhận như một phần trọng yếu Ďể thúc Ďẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng nói riêng theo hướng bền vững. Tiếp cận từ trường hợp Ďiển hình là cộng Ďồng phường Thuỷ Biều (Huế), kết quả phỏng vấn sâu 15 Ďại diện hộ gia Ďình và 1 Ďại diện lãnh Ďạo Ďịa phương quản lí về du lịch Ďã phản ánh nhiều ý kiến trái chiều và một số hạn chế trong năng lực cộng Ďồng khi phát triển du lịch tại Ďịa phương. Cụ thể, hai yếu tố về kiến thức, kĩ năng phục vụ du lịch và vốn xã hội hiện vẫn Ďang còn tồn tại nhiều nhận Ďịnh mâu thuẫn, trong khi hai yếu tố lãnh Ďạo cộng Ďồng và trao quyền cho cộng Ďồng Ďược các Ďáp viên Ďồng thuận với những nhận xét khá tích cực thì vẫn phản ánh song song nhiều bất cập và khó khăn. Đây cũng là căn cứ Ďể nghiên cứu Ďề xuất một khung lí thuyết và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng Ďồng, thúc Ďẩy sự tham gia tích cực của người dân vào phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng. Từ khoá: Du lịch sinh thái, năng lực cộng Ďồng, trao quyền, sự tham gia, phát triển bền vững. ABSTRACT: Community capacity building is integral to promoting sustainable tourism development in general and community-based ecotourism in particular. To understand the factors that constitute community capacity in ecotourism development, the research took a close approach to the typical case of Thuy Bieu ward, Hue City. The results of in-depth interviews with 15 people participating in tourism activities and one representative of the local tourism manager reflected five main issue groups in building community capacity for tourism development. Specifically, the 'Knowledge and Skills' and ‗Social capital‘ factors still have many conflicting opinions; in comparison, the 'Community Leadership' and 'Community Empowerment' are met with positive responses but still reflect many inadequacies and difficulties. This is also the basis for proposing a theoretical 1. Trường Du lịch - Đại học Huế. Email: Ndhdung@hueuni.edu.vn 2. Trường Du lịch - Đại học Huế 1047
- framework and solutions to improve community capacity and promote resident's active participation in community-based ecotourism development. Keywords: Community-based ecotourism, community capacity, community participation, empowerment, sustainable development. 1. Giới thiệu nghiên cứu Phát triển du lịch (PTDL) có sự tham gia của cộng Ďồng Ďịa phương (CĐĐP) Ďược hình thành từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở các nước du lịch phát triển như châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Khái niệm ―du lịch dựa vào cộng Ďồng‖ ở Việt Nam thường Ďược sử dụng ngắn gọn với thuật ngữ ―du lịch cộng Ďồng‖, và còn có các tên khác có liên quan như ―phát triển cộng Ďồng dựa vào du lịch (Community-development in tourism)‖, ―du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng (Community-based ecotourism)‖, ―du lịch có sự tham gia của cộng Ďồng (Community-participation in tourism)‖… Tuy tên gọi và tính chất có khác nhau, nhưng một số nội hàm cơ bản là giống hoặc tương Ďồng về phương pháp, mục tiêu tổ chức phát triển du lịch và cộng Ďồng (Đoàn Mạnh Cương, 2019). Trong Ďó, thuật ngữ ―du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng‖ Ďược Ďịnh nghĩa là một loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường và hệ sinh thái, nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản Ďịa; do Ďó, trọng tâm của loại hình này Ďi kèm với sự tham gia của cộng Ďồng, tìm kiếm hạnh phúc cho CĐĐP (Tang, 2019). Nhiều công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng Ďồng cũng Ďều Ďồng thuận rằng, sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan Ďược xem như là một yếu tố quan trọng của phát triển du lịch bền vững, mà trọng tâm chính là phát triển CĐĐP và sự tham gia chủ Ďộng của họ vào PTDL. Tuy nhiên, thực trạng của Ďa số các mô hình du lịch dựa vào cộng Ďồng nói chung và du lịch sinh thái nói riêng phản ánh thực trạng: người dân hiện chỉ tham gia nhiều vào việc triển khai thực hiện các hoạt Ďộng du lịch, trong khi lại tỏ ra rất hạn chế trong tham gia hoạch Ďịnh, Ďánh giá và hưởng lợi từ các dự án du lịch (Manyara & Jones, 2007; Moscardo, 2008; Aref & Redzuan, 2009; Ahmeti, 2013; Nguyễn Đoàn Hạnh Dung & Trương Thị Thu Hà, 2019). Nhiều nhà nghiên cứu xã hội Ďã tiếp cận vấn Ďề theo các quan Ďiểm và phương pháp khác nhau; từ Ďó, cung cấp hệ thống lý luận ngày càng phong phú, Ďa chiều và có tính ứng dụng cao hơn cho bối cảnh riêng có của từng Ďịa phương. Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại Ďây, các công trình nghiên cứu về sự tham gia của CĐĐP vào PTDL Ďã và Ďang Ďược tiếp theo hướng xây dựng năng lực của cộng Ďồng. (Aref & cộng sự, 2010; Ahmeti, 2013; Giampiccoli, 2014; Provia & cộng sự, 2017; Bayih, 2019; Tang, 2019; Idris & cộng sự, 2021). Các nghiên cứu này Ďã nhấn mạnh vai trò và những Ďóng góp của việc nâng cao năng lực cộng Ďồng (NLCĐ) trong PTDL theo Ďịnh hướng bền vững, Ďồng thời, chỉ ra các cấp Ďộ cần thực hiện và xác Ďịnh rào cản cần Ďối mặt ở các trường hợp Ďiển hình trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều xuất bản về sự tham gia của CĐĐP vào PTDL nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Ďã Ďược quan tâm thực hiện; song, 1048
- theo Nguyễn Đoàn Hạnh Dung & Trương Thị Thu Hà (2019), hầu hết chỉ dừng lại ở việc phân tích nhận thức, xác Ďịnh sự ủng hộ hay mức Ďộ tham gia của CĐĐP vào các hoạt Ďộng cung ứng dịch vụ du lịch. Hầu như chưa có nghiên cứu chính thức nào tiếp cận vấn Ďề này từ lí thuyết về xây dựng NLCĐ. Đây sẽ là cơ hội cho nhóm tác giả Ďóng góp những Ďiểm mới về cả lí thuyết và trường hợp nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Với bản sắc văn hoá truyền thống của vùng Ďất cố Ďô, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và lợi thế PTDL dựa vào cộng Ďồng; trong Ďó, phải kể Ďến những giá trị của hệ sinh thái nhà vườn nội thành, vùng nông thôn ven thành phố và vùng cao của các Ďồng bào dân tộc thiểu số Ďã và Ďang Ďược gìn giữ, bảo tồn và phát huy gần như khá nguyên vẹn. Theo Báo cáo số 771/SDL-NCPTDL của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2020 về tình hình PTDL cộng Ďồng, trên Ďịa bàn tỉnh hiện có 4 Ďiểm du lịch cộng Ďồng, du lịch sinh thái gắn với cộng Ďồng Ďã Ďược công nhận, bao gồm: Lương Quán - Nguyệt Biều (phường Thuỷ Biều, thành phố Huế), Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thuỷ), Làng nghề truyền thống Hoa giấy Thanh Tiên - Tranh dân gian Làng Sình (huyện Phú Vang) và Đầm Chuồn (huyện Phú Vang). Các dự án PTDL cộng Ďồng này Ďã mang lại những tác Ďộng tích cực về mặt kinh tế cho Ďịa phương, góp phần khôi phục các giá trị văn hoá có nguy cơ mai một dần; Ďồng thời, giúp cải thiện vấn Ďề môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm và mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho CĐĐP. Tuy nhiên, loại hình du lịch cộng Ďồng và du lịch sinh thái tại Huế vẫn Ďược các bên Ďánh giá là chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Đa phần, người dân chưa mạnh dạn làm du lịch và gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường, khai thác sản phẩm du lịch, dịch vụ tại Ďịa phương. Hơn nữa, việc thiếu hụt về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cũng dẫn Ďến nhiều hạn chế trong tính chuyên nghiệp và tính hấp dẫn Ďối với các Ďiểm du lịch cộng Ďồng, du lịch sinh thái nơi Ďây. Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu về xây dựng NLCĐ trong PTDL tại Việt Nam và bối cảnh thực tiễn về du lịch sinh thái, cộng Ďồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này Ďược thực hiện nhằm phân tích tương quan hiện trạng sự tham gia và năng lực của người dân trong PTDL sinh thái ở Ďây. Cụ thể, qua trường hợp nghiên cứu Ďiển hình là phường Thuỷ Biều - thành phố Huế, bài báo sẽ phân tích Ďể làm rõ các yếu tố cấu thành nên NLCĐ. Từ Ďó, một khung lí thuyết cùng các giải pháp liên quan sẽ Ďược Ďề xuất nhằm góp phần nâng cao NLCĐ, thúc Ďẩy sự tham gia tích cực của người dân vào PTDL sinh thái, cộng Ďồng. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về xây d ng năng l c cộng đồng trong phát triển du lịch 2.1.2. Xây dựng năng lực cộng đồng với phát triển du lịch ―Xây dựng năng lực‖ Ďược UNAI (2020) Ďịnh nghĩa là ―quá trình phát triển và củng cố các bản năng, kĩ năng, khả năng, quy trình và nguồn lực mà các tổ chức và cộng Ďồng cần Ďể tồn tại, thích ứng và phát triển khi thế giới thay Ďổi nhanh chóng‖. Quan Ďiểm này cho thấy, thành phần thiết yếu trong xây dựng 1049
- năng lực là sự chuyển Ďổi Ďược tạo ra và duy trì theo thời gian từ nội lực của cộng Ďồng. Đó là sự chuyển Ďổi từ gốc rễ của nội lực, không chỉ xoay quanh việc thay Ďổi tư duy và thái Ďộ của con người. Tiếp cận từ quan Ďiểm này và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, thuật ngữ ―xây dựng năng lực cộng Ďồng‖ (Community Capacity Building) Ďược nhiều nghiên cứu công nhận là một quá trình cung cấp cho CĐĐP tất cả sức mạnh và công cụ cơ bản, cần thiết cho phát triển cộng Ďồng (Moscardo, 2008; Aref & Redzuan, 2009). Trong Ďó, NLCĐ Ďược hiểu Ďơn giản là ―phẩm chất của một cộng Ďồng có năng lực‖ (Labonte & Laverack, 2001, tr. 112). Các khía cạnh của NLCĐ rất Ďa dạng, qua nỗ lực xác Ďịnh các phẩm chất của một cộng Ďồng có năng lực và hình thành khái niệm về nó trước Ďây (Bayih, 2019). Những khái niệm này Ďã Ďược Moscardo (2008, tr. 9) tổng hợp qua 4 cách hiểu như sau: (1) NLCĐ Ďề cập Ďến các mức Ďộ của năng lực, khả năng và kĩ năng cần thiết Ďể thiết lập và Ďạt Ďược các mục tiêu liên quan; (2) NLCĐ là khả năng của các cá nhân, tổ chức và cộng Ďồng quản lí công việc của họ và làm việc tập thể Ďể thúc Ďẩy và duy trì sự thay Ďổi tích cực; (3) NLCĐ là mức Ďộ mà một cộng Ďồng có thể phát triển, thực hiện và duy trì các hành Ďộng nhằm tăng cường sức mạnh cho cộng Ďồng; (4) NLCĐ bao gồm các tài sản và thuộc tính mà một cộng Ďồng có thể dựa vào Ďể cải thiện cuộc sống của họ. Tựu trung lại, xây dựng NLCĐ là hướng tới việc tăng cường các kĩ năng và năng lực cho các cá nhân và tập thể Ďể có thể Ďóng góp chung cho cộng Ďồng, từ Ďó nâng cao khả năng ứng phó với những thách thức và sẵn sàng khai thác bất kỳ cơ hội nào Ďể phát triển cộng Ďồng. Phát triển du lịch (Tourism Development) Năng lực cộng đồng Trao quyền cộng đồng Năng lực tổ chức Sự tham gia Hạnh phúc và thị nh Năng lực cá nhân Kiến thức và kĩ năng vượng cộng đồng Ý thức cộng đồng (community well-being) Lãnh đạo Phát triển năng lực Phát triển cộng đồng cộng đồng (Community (Community Capacity Development) Building) Hình1. Xây dựng năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch và phát triển cộng đồng (Nguồn: Nh m tác giả đề xuất (Tổng hợp từ Moscardo, 2008; Aref & Redzuan, 2009; Tang, 2019) Hình 1 trên Ďây biểu diễn mối quan hệ cho thấy Ďóng góp của xây dựng năng lực cộng Ďồng với PTDL và phát triển cộng Ďồng. Đúc rút qua nội hàm của NLCĐ nêu trên, các nhà nghiên cứu về du lịch Ďã cho rằng, xây dựng NLCĐ có ý nghĩa rất quan trọng Ďể trao quyền cho người dân Ďịa phương, tận dụng các cơ hội do du lịch mang lại Ďể phát triển cộng Ďồng (Aref & Redzuan, 2009). NLCĐ 1050
- trong PTDL có thể Ďược coi là nâng cao khả năng của cá nhân, tổ chức và cộng Ďồng trong việc áp dụng kiến thức vào quá trình Ďưa ra các quyết Ďịnh, phù hợp với bối cảnh PTDL của chính cộng Ďồng Ďó (Aref & Redzuan, 2009; Provia & cộng sự, 2017; Bayih, 2019). Nghiên cứu của Ahmeti (2013) cũng có kiến nghị rằng, NLCĐ trong PTDL nên Ďược hiểu là sự khuyến khích tinh thần tập thể với thực hiện các cam kết cộng Ďồng, triển khai các nguồn lực và kĩ năng cần thiết Ďể phát triển tài sản của cộng Ďồng, từ Ďó có thể giải quyết các vấn Ďề PTDL liên quan Ďến cộng Ďồng. 2.1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cộng đồng trong PTDL Labonte & Laverack (2001) cho rằng, các yếu tố cấu thành nên NLCĐ rất Ďa dạng bởi những nỗ lực xác Ďịnh các Ďặc Ďiểm hoặc phẩm chất của một cộng Ďồng có năng lực và hình thành khái niệm về nó trước Ďây. Đã có rất nhiều nghiên cứu về NLCĐ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục hay nông nghiệp, với mục Ďích xác Ďịnh các hình thức thể hiện và phân loại các thành tố cấu thành nên NLCĐ (Aref & cộng sự, 2010). Ahmeti (2013) Ďã hệ thống hoá các lý luận Ďể chỉ ra 3 cấp Ďộ giải pháp xây dựng NLCĐ Ďể Ďối mặt với các rào cản của việc trong PTDL theo hướng bền vững, bao gồm: cấp cá nhân, cấp tổ chức và cấp cộng Ďồng. Theo Ďó, xây dựng NLCĐ có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như tăng cường nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và cá nhân, phát triển cơ sở vật chất và Ďào tạo phù hợp về du lịch, cũng như Ďánh giá tác Ďộng của du lịch Ďến cải thiện Ďời sống của cộng Ďồng (Giampiccoli, 2014). Các khía cạnh quan trọng nhất của NLCĐ cần có cho sự thay Ďổi có hệ thống ở các CĐĐP Ďã Ďược Labonte & Laverack (2001) Ďịnh hình trước tiên với 9 yếu tố cấu thành. Kế thừa từ Ďó, qua kết quả nghiên cứu tại thành phố Shiraz, Iran và các vùng lân cận, công trình của Aref & cộng sự (2010) Ďã tổng hợp Ďược 8 nhân tố Ďể Ďánh giá NLCĐ, cụ thể bao gồm: (1) Lãnh Ďạo cộng Ďồng, (2) Sự tham gia của cộng Ďồng, (3) Cấu trúc cộng Ďồng, (4) Sự hỗ trợ từ bên ngoài, (5) Kiến thức và kĩ năng, (6) Khả năng huy Ďộng nguồn lực, (7) Sự trao quyền cho cộng Ďồng, và (8) Ý thức cộng Ďồng. Tiếp Ďến, một nghiên cứu gần hơn của tác giả Provia & cộng sự (2017) Ďã xem xét mối quan hệ giữa xây dựng NLCĐ, sự tham gia của cộng Ďồng và phúc lợi của các nhóm cộng Ďồng khác nhau khi PTDL sinh thái quanh các khu bảo tồn ở Uganda. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có một mối quan hệ tích cực Ďáng kể tồn tại giữa xây dựng NLCĐ, sự tham gia và phúc lợi cộng Ďồng tương ứng; trong Ďó, NLCĐ Ďược xác Ďịnh bằng 3 yếu tố là: (1) Kiến thức và kĩ năng, (2) Vốn xã hội, và (3) Sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tất cả những nỗ lực trên Ďều nhằm mục Ďích xây dựng Ďịnh nghĩa và các yếu tố cấu thành NLCĐ một cách cụ thể hơn, Ďa chiều hơn với Ďa dạng các bối cảnh thực tiễn khác nhau: từ thành thị Ďến nông thôn, từ du lịch sinh thái Ďến du lịch hành hương và tôn giáo,… Trên cơ sở các nghiên cứu Ďó, Ďề tài Ďã xác Ďịnh bốn yếu tố thiết yếu cấu thành nên NLCĐ, có thể Ďược sử dụng Ďể bồi dưỡng cho người dân khi tham gia PTDL sinh thái dựa vào cộng Ďồng. Cụ thể là: 1051
- (1) Kiến thức và kĩ năng: Là nhân tố cốt lõi cho sự thành công lâu dài của bất kỳ lĩnh vực nào trong phát triển cộng Ďồng; việc thiếu kĩ năng và kiến thức chuyên môn về du lịch là những rào cản quan trọng trực tiếp hạn chế khả năng của CĐĐP tham gia PTDL, hơn nữa, còn tạo ra hàng loạt rào cản tiếp theo như thiếu nhận thức Ďể khai thác các tài nguyên du lịch theo hướng bền vững, thiếu tinh thần tự quyết và bị chi phối bởi các tác nhân khác bên ngoài (Moscardo, 2008). (2) Lãnh đạo cộng đồng: Đóng vai trò quan trọng trong việc xử lí các quy hoạch, hoạch Ďịnh chiến lược nhằm Ďạt Ďược các mục tiêu của cộng Ďồng; sự tham gia nếu không Ďược lãnh Ďạo tốt thường dẫn Ďến tình trạng vô tổ chức (Labonte & Laverack, 2001); vì vậy, thành công của CĐĐP trong PTDL phụ thuộc vào chất lượng, tính sáng tạo và sự cam kết của lãnh Ďạo trong việc tổ chức và duy trì công việc hằng ngày [Uphoff & cộng sự (1998), trích từ Aref & cộng sự (2010)]. (3) Vốn xã hội: Được Moscardo & cộng sự (2017, tr. 290) Ďịnh nghĩa là: ―mức Ďộ tin cậy, tương hỗ qua lại và hợp tác cùng tồn tại trong một cộng Ďồng - có thể là Ďơn vị kinh doanh, tổ chức/ Ďoàn thể xã hội, nhóm người cùng sở thích hay các mạng lưới khác - tạo Ďiều kiện thuận lợi trong truyền thông và huy Ďộng nguồn lực cho cộng Ďồng và các bên liên quan khác‖; qua tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả Ďồng quan Ďiểm với Provia & cộng sự (2017) là có thể dùng khái niệm ―vốn xã hội‖ này Ďể Ďại diện cho nhóm ba nhân tố mà Aref & cộng sự (2010) và các công trình trước Ďề cập, gồm:‖cấu trúc cộng Ďồng‖ - bàn về vai trò, quy tắc hoạt Ďộng hiện có và cường Ďộ kết nối của các nhóm, các mạng lưới cộng Ďồng; ―ý thức cộng Ďồng‖- về các chuẩn mực, giá trị, thái Ďộ, niềm tin và tinh thần gắn kết cộng Ďồng; và ―khả năng huy Ďộng nguồn lực‖ - Ďược xem như hệ quả từ chất lượng kết nối giữa các mắc xích trong mạng lưới cộng Ďồng. (4) Sự trao quyền cho cộng đồng: Được Ďề cập trong nhiều nghiên cứu như một quá trình chuyển Ďổi thái Ďộ thụ Ďộng của CĐĐP thành sự tham gia ở bậc cao nhất - tham gia chủ Ďộng, có trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong PTDL; nhờ Ďó, các thành viên của cộng Ďồng Ďược Ďưa ra tiếng nói, chịu trách nhiệm kiểm soát cơ sở hạ tầng du lịch và lựa chọn tham gia vào các vấn Ďề du lịch ảnh hưởng Ďến cuộc sống của họ (Idris & cộng sự, 2021); PTDL thành công cần vượt qua rào cản Ďối với việc trao quyền cho cộng Ďồng ở các cấp Ďộ từ cơ cấu tổ chức, triển khai hoạt Ďộng, Ďến kiến tạo văn hoá; nếu cộng Ďồng Ďủ lớn mạnh về nội lực và quan Ďiểm của họ Ďược thực hiện thì có thể giải quyết Ďược hầu hết các vấn Ďề trong PTDL (Ahmeti, 2013; Giampiccoli, 2014; Provia & cộng sự, 2017; Idris & cộng sự, 2021). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu Ďịnh tính với trường hợp nghiên cứu Ďiển hình (case-study) tại phường Thuỷ Biều, thành phố Huế, công trình này tập trung phân tích sâu hơn về NLCĐ ở một bối cảnh PTDL sinh thái thực tế. Trong Ďó, thu thập dữ liệu sơ cấp Ďược thực hiện bằng quan sát thực Ďịa (observation) và phỏng vấn sâu cá nhân (personal in-depth interviews). Việc kết hợp hai kĩ thuật 1052
- này giúp nghiên cứu vừa tiếp cận bối cảnh thực tế của Ďịa bàn qua quan sát và ghi chép, vừa tìm hiểu cụ thể hơn những nhận Ďịnh, Ďánh giá và nắm bắt thái Ďộ của Ďáp viên trong các vấn Ďề Ďược bàn luận (Veal, 2017). Để khám phá vấn Ďề nghiên cứu, nhóm tác giả Ďã tiếp cận khu vực Phường Thuỷ Biều trong 2 lần quan sát thực Ďịa vào giữa tháng 3 năm 2023, mỗi lần kéo dài 1 ngày, với mục Ďích nắm bắt cơ bản tình hình PTDL sinh thái và sự tham gia của người dân vào các hoạt Ďộng phục vụ du lịch tại Ďây. Đối tượng Ďược lựa chọn tiếp cận và phỏng vấn Ďể thu thập dữ liệu sơ cấp là Ďại diện các hộ gia Ďình Ďang tham gia vào các hoạt Ďộng du lịch tại phường Thuỷ Biều và cán bộ phụ trách về quản lí du lịch tại Ďịa phương. Các câu hỏi Ďược sử dụng khi nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn Ďều ở dạng bán cấu trúc Ďể khai thác Ďược chiều sâu của thông tin. Sau thí Ďiểm (pilot testing) với một Ďáp viên từ cộng Ďồng, nghiên cứu Ďã tiến hành hiệu chỉnh bảng phỏng vấn và thu thập dữ liệu chính thức kết hợp cùng quan sát thực Ďịa lần thứ hai vào tháng 5/2023. Trong nghiên cứu này, một Ďại diện chính quyền Ďịa phương phường Thuỷ Biều Ďã Ďồng ý tham gia, phối hợp và hỗ trợ nhóm tác giả Ďể thuận tiện hơn trong tiếp cận thực tiễn Ďịa bàn và gặp gỡ các Ďối tượng phỏng vấn từ các hộ gia Ďình có tham gia vào du lịch. Trên thực tế, UBND phường Thuỷ Biều chưa có phòng, ban cụ thể Ďể quản lí các hoạt Ďộng du lịch mà sẽ do một số cán bộ Ďược phân công quản lí và hoạch Ďịnh chiến lược PTDL Ďịa phương theo Ďịnh hướng và quy hoạch của tỉnh. Quá trình quan sát và tiếp cận cho thấy, họ là người có tâm huyết, có kinh nghiệm trên 15 năm quản lí tại Ďịa phương, nên hiểu biết rõ và có tầm nhìn chiến lược về Ďịnh hướng phát triển bền vững. Chính vì vậy, những thông tin, ý kiến phỏng vấn từ Ďáp viên này rất hữu ích và phù hợp với những nội dung nghiên cứu mà nhóm tác giả Ďang thực hiện. Theo hướng dẫn của Veal (2017), nhóm tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu có chủ Ďích, cụ thể là tiếp cận trực tiếp với các hộ gia Ďình có tham gia cung ứng dịch vụ du lịch tại Thuỷ Biều. Nhận thấy từ Ďáp viên thứ 13 Ďã không có thêm thông tin mới hay quan Ďiểm trái chiều, do Ďó, quá trình phỏng vấn sâu Ďã Ďược dừng lại ở 16 Ďáp viên, là Ďại diện của 15 hộ gia Ďình và 1 cán bộ quản lí du lịch Ďịa phương. Ý kiến của họ Ďược phân nhóm và trích dẫn phù hợp Ďể làm rõ các nội dung nghiên cứu về tình hình tham gia và NLCĐ Thuỷ Biều khi PTDL tại Ďịa phương. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại cộng đồng Thuỷ Biều Phường Thuỷ Biều nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía Tây Nam, nằm trên lưu vực sông Hương, với Ďịa hình tương Ďối bằng phẳng, nơi Ďây nhìn tổng thể như một bán Ďảo nhỏ, Ďẹp, Ďịa hình thoải dần từ Đông sang Tây. Thế mạnh của Thuỷ Biều là nơi tập hợp nhiều Ďiểm di tích lịch sử và danh 1053
- lam thắng cảnh nổi tiếng Ďã Ďược công nhận Di sản văn hoá thế giới. Đây còn là Ďịa phương có hệ sinh thái phong phú, Ďa dạng, Ďặc biệt là vườn cây thanh trà Ďã Ďược cấp nhãn hiệu Ďặc sản ―Thanh trà Huế‖. Hiện nay, Ďịa phương Ďang là Ďiểm hấp dẫn Ďể thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, nhất là du lịch sinh thái cộng Ďồng. Đặc biệt, một số dự án lớn Ďã và Ďang triển khai trên Ďịa bàn phường như Dự án Khu du lịch 5 sao Làng Việt, Hue Ecolodge, Vườn Huế, Thuyền du lịch 5 sao,... sẽ tạo Ďiều kiện thuận lợi cho phường Thuỷ Biều phát triển nhanh và mạnh về du lịch - dịch vụ, thương mại và xây dựng. Từ Ďầu năm 2013, phường Thuỷ Biều Ďã xây dựng một số tour du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng, kết hợp tham quan một số Ďiểm di tích lịch sử, văn hoá. Được sự hỗ trợ của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, vào Ďầu tháng 3/2013, Hội Nông dân phường Ďã tổ chức tour du lịch Ďầu tiên là “Du lịch khám phá Thuỷ Biều” cho 40 khách, nhận Ďược sự yêu thích và ủng hộ nhiệt tình từ các bên liên quan. Từ Ďó Ďến nay, du lịch sinh thái cộng Ďồng tại phường Thuỷ Biều Ďược các doanh nghiệp Ďẩy mạnh khai thác. Theo thông tin của cán bộ quản lí cung cấp thì vào mùa cao Ďiểm, Thuỷ Biều Ďón khoảng 200 khách/ngày và mỗi tháng có Ďến 30 - 40 Ďoàn, với trung bình 600 khách quốc tế. Tuy nhiên, các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ trợ cũng như hàng hoá lưu niệm chưa phong phú và chất lượng chưa cao. Hơn nữa, việc khai thác du lịch tại Ďịa phương hiện vẫn còn rời rạc. Đáp viên là cán bộ quản lí cho rằng: Du lịch ở Thuỷ Biều không thể tách rời cộng Ďồng, tách rời văn hoá nhà vườn lâu năm ở Ďây, nên cần có sự liên kết giữa người dân với người dân, giữa người dân với doanh nghiệp Ďể tạo ra chuỗi sản phẩm; nếu không có sự liên kết Ďể hỗ trợ nhau thì sản phẩm sẽ chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn Ďến hệ luỵ do tự phát. 3.1.2.Sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại Thuỷ Biều Các hộ gia Ďình Ďược lựa chọn phỏng vấn Ďều sinh sống tại khu vực phường Thuỷ Biều khá lâu Ďời, trung bình dao Ďộng từ 40 năm - 70 năm, và Ďều có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào phát triển du lịch. Các Ďáp viên mà nghiên cứu tiếp cận thuận tiện tại nhà của họ (từ 9 giờ sáng Ďến 18 giờ chiều) Ďều là những người ở Ďộ tuổi trung niên, từ 45 - 65 tuổi. Họ Ďa phần cũng có trình Ďộ học vấn chủ yếu ở mức trung học phổ thông hoặc cơ sở. Điều này cũng phản ánh một thực tế rằng, nguồn nhân lực bản Ďịa tham gia vào phục vụ du lịch tại Ďịa phương hiện gần như không có người trẻ tuổi và hiếm có trình Ďộ học vấn từ cao Ďẳng/ Ďại học trở lên. Qua kết quả quan sát và phỏng vấn sâu, nghiên cứu ghi nhận một số hình thức tham gia vào du lịch của người dân Ďịa phương ở Ďây là: Cung cấp dịch vụ lưu trú, ẩm thực và các dịch vụ bổ trợ: 5/15 Ďáp viên tham gia là chủ hộ (4 Ďáp viên) và thành viên (1 Ďáp viên) tại 4 cơ sở kinh doanh homestay theo kiểu nhà vườn trên Ďịa bàn thôn Lương Quán và Nguyệt Biều, với sức chứa khoảng 15 - 20 khách/nhà. Họ Ďồng thời cung cấp và phục vụ Ďa dạng 1054
- các nhu cầu cho du khách như: thưởng thức Ďặc sản Ďịa phương theo mùa, tham quan nhà vườn/ nhà rường cổ, và một số dịch vụ bổ sung khác như cho thuê xe Ďạp, thư giãn và trị liệu với phương pháp ngâm chân bằng thảo dược, tổ chức dạy cách chế biến những món ăn bản Ďịa - nhất là các món ăn từ thanh trà,… Ngoài ra, còn có 3/15 Ďáp viên hiện Ďang làm nhân viên tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp; song, họ chỉ làm việc ở các bộ phận ít Ďòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn như chăm sóc vườn, buồng phòng, bảo vệ,… còn lại Ďa phần là lao Ďộng từ trung tâm thành phố. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghề thủ công tại địa phương: 7/15 Ďáp viên hiện Ďang tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch liên quan Ďến các nghề truyền thống tại Ďịa phương, bao gồm: trải nghiệm các hoạt Ďộng trồng cây ăn quả Ďặc sản như thanh trà, mít, dâu, dứa…; chương trình tham quan và trải nghiệm nghề làm hương trầm/vàng mã/bánh in/mộc mỹ nghệ/vẽ tranh; sản phẩm quà lưu niệm và nhu yếu phẩm thường ngày cho du khách. Việc cung ứng sản phẩm cho các công ty lữ hành và bán trực tiếp cho du khách tại Ďiểm khi tham gia PTDL cũng Ďã góp phần không nhỏ cho sinh kế của người dân và ngành tiểu thủ công nghiệp Ďịa phương. Quảng bá du lịch địa phương: cả 15/15 Ďáp viên mà nghiên cứu tiếp cận Ďều cho thấy sự chủ Ďộng, linh hoạt nhất Ďịnh trong công tác quảng bá du lịch, thông qua nhiều hình thức như: truyền miệng với bạn bè, người thân và khách du lịch, kết nối với các công ty lữ hành, và qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội,… Về tính chất tham gia thì chỉ có 3/15 Ďáp viên cho biết Ďang tham gia toàn thời gian với ngành du lịch. Những Ďáp viên còn lại thường kết hợp sản xuất truyền thống từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với làm du lịch. Qua Ďối sánh thì mức thu nhập trung bình hằng tháng của các Ďáp viên cũng tỉ lệ thuận với thời gian họ ưu tiên cho làm du lịch. Điều này cho thấy cơ hội cải thiện thu nhập của người dân khi tập trung PTDL như nguồn thu nhập chính, song, do e ngại về sự bấp bênh của ngành nên hầu như CĐĐP nơi Ďây chỉ Ďang chọn tham gia bán thời gian. Mối lo ngại trên của Ďa số các Ďáp viên cũng là Ďiều dễ hiểu. Bởi theo quan sát thì cả khách du lịch nội Ďịa từ miền Bắc Việt Nam và khách quốc tế Ďến Ďây chủ yếu là tham quan tour du lịch trong ngày, tỉ lệ lưu trú tại nhà dân thì rất thấp. Cùng với Ďó, Ďáp viên là cán bộ Ďịa phương cũng phản ánh một thực trạng Ďáng lưu tâm là: Trong khi Ďối tượng lao Ďộng trẻ ở Ďây Ďều chọn Ďi du học, xuất khẩu lao Ďộng hay làm việc tại các trung tâm thành phố lớn trong nước Ďể có nhiều cơ hội mưu sinh hơn, thì một số hộ dân lại vì không có Ďủ lực lượng lao Ďộng nên Ďã cho các công ty lữ hành thuê Ďất Ďể kinh doanh. Đây cũng là sự trăn trở lớn của chính quyền Ďịa phương Ďể tìm ra giải pháp phát triển sinh kế cho người dân từ du lịch và thu hút sự ở lại của lao Ďộng trẻ Ďể tăng cường những Ďổi mới trong dịch vụ du lịch Ďịa phương. 1055
- 3.1.3. Nhận định về năng lực của cộng đồng khi tham gia PTDL sinh thái tại Thuỷ Biều + Về kiến thức và kĩ năng Qua quan sát cho thấy, người dân Ďang tham gia vào du lịch ở Ďịa phương hầu như Ďều thân thiện và mến khách, nhiều Ďáp viên tỏ ra rất tự tin với kiến thức bản Ďịa và khả năng phục vụ du khách của mình. Khó khăn lớn nhất mà người dân Ďang gặp phải Ďó chính là ―kĩ năng về ngoại ngữ‖ (12/15 Ďáp viên Ďề cập) khi phục vụ khách quốc tế, bởi theo khảo sát thì hầu hết người dân tham gia vào du lịch tại Ďịa phương về Ďộ tuổi Ďã khá lớn. Một Ďáp viên là chủ hộ kinh doanh homestay cho biết: “… Thỉnh thoảng có vài khách du lịch quốc tế họ ở lại nhà, buổi tối có con của o (tôi) đi làm về biết tiếng Anh thì họ xuống sinh hoạt nói chuyện cùng với gia đình rất vui vẻ, còn o cũng lớn tuổi rồi nên chỉ dùng tay ra dấu với họ một số việc cần thiết, chứ mình cũng muốn nói chuyện với họ lắm…”. Bên cạnh Ďó, thực tế phỏng vấn sâu cấp quản lí Ďịa phương lại ghi nhận Ďược những nhận Ďịnh tỏ ra trái chiều so với Ďánh giá chủ quan của người dân. Cán bộ này nhận Ďịnh rằng, Ďa phần người dân có hiểu biết những kiến thức và thông tin bản Ďịa Ďể có thể thuyết minh cho du khách, nhưng Ďối với những thông tin cần thiết cho hoạch Ďịnh như về thị trường du lịch hay PTDL bền vững thì họ còn khá mơ hồ, Ďôi lúc họ chỉ nghe và làm theo số Ďông chứ chưa thật sự hiểu Ďược. Bằng chứng là một số hộ gia Ďình Ďã kinh doanh tự phát các dịch vụ trải nghiệm cho du khách như trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống hay cho thuê xe Ďạp, ngâm chân bằng dược liệu,… trong khi chưa Ďủ Ďáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất và kĩ năng phục vụ Ďể Ďảm bảo an toàn cho du khách hay chưa Ďảm bảo tính chân thật và sự Ďồng bộ chất lượng mà họ cung cấp. Như vậy, sự hiểu biết và kĩ năng của người dân Ďối với du lịch Ďịa phương chỉ Ďang dừng lại ở mức cơ bản, chứ chưa có chiều sâu về chuyên môn cho từng vị trí hay kĩ năng nghiệp vụ thuần thục Ďể phục vụ du lịch một cách chuyên nghiệp. Do Ďó, cần có cách thức truyền tải thông tin hợp lí Ďể cho người dân cập nhật về Ďịnh hướng PTDL chung của Ďịa phương, giúp họ ý thức rõ hơn về các tiêu chuẩn/ yêu cầu Ďồng bộ trong cung cấp dịch vụ du lịch (Aref & cộng sự, 2010; Provia & cộng sự, 2017). Bên cạnh Ďó, loại hình du lịch sinh thái cộng Ďồng Ďang Ďược du khách quốc tế ưa chuộng, Ďặc biệt là sau Ďại dịch COVID-19, vì vậy, cần sớm có những giải pháp Ďể Ďào tạo người dân kĩ năng làm du lịch theo các nhóm chuyên môn khác nhau và các kĩ năng bổ trợ về ngoại ngữ, giao tiếp hay sử dụng công nghệ,… giúp CĐĐP tự tin tham gia vào PTDL một cách chuyên nghiệp. + Về lãnh đạo cộng đồng Các mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện Ďang Ďược tổ chức dưới 3 hình thức quản lí khác nhau như: (1) Thành lập 1056
- Ban Quản lí du lịch trực thuộc UBND phường/xã/huyện; (2) Thành lập Hợp tác xã du lịch dịch vụ (với sự tham gia tự chủ của các hộ gia Ďình và doanh nghiệp Ďịa phương); hoặc (3) Kêu gọi doanh nghiệp Ďầu tư và quản lí. Phường Thuỷ Biều Ďang áp dụng hình thức quản lí Ďầu tiên, song, hiện vẫn chưa có một phòng ban cụ thể trực tiếp quản lí các vấn Ďề về PTDL tại Ďịa phương. Điều này cũng Ďược Ďáp viên là cán bộ Ďịa phương Ďề cập khi bàn về nguyên nhân của thực trạng kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ và thiếu kết nối tại Thuỷ Biều trong thời gian vừa qua. Do Ďó, cần sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lí dành riêng cho du lịch tại Thuỷ Biều Ďể có thể thể chế hoá, cụ thể hoá các quyền lợi và nghĩa vụ, cũng như quy tắc ứng xử chung cho các nhóm cộng Ďồng trong PTDL nơi Ďây. Mặc dù chưa có một ―bộ máy‖ chính thức về du lịch, nhưng người dân Ďịa phương vẫn tỏ ra hài lòng với lãnh Ďạo cộng Ďồng của mình khi có tới 14/15 Ďáp viên dành những nhận Ďịnh tích cực như: “thân thiện, vui vẻ‖ (11/15 Ďáp viên Ďề cập), ―giỏi‖ và/ hoặc ―Ďáng tin cậy‖ (9/15), ―quan tâm/hỗ trợ cho người dân‖ (7/15),‖biết lắng nghe, chia sẻ‖ (5/15), ―có tầm nhìn tốt‖ (5/15),… Các Ďáp viên này Ďều có xu hướng vui vẻ và hài lòng khi nhắc Ďến các cán bộ Ďịa phương trực tiếp quản lí về du lịch, phản ánh một sự kết nối cần thiết giữa lãnh Ďạo cộng Ďồng và cư dân Ďể PTDL (Manyara & Jones, 2007; Moscardo, 2008; Aref & cộng sự, 2010). Đây nên Ďược xem là một thế mạnh cần tiếp tục phát huy cho các thế hệ lãnh Ďạo cộng Ďồng tại Thuỷ Biều, cùng với Ďó, chính quyền Ďịa phương cũng nên lắng nghe ý kiến từ các Ďáp viên là người dân Ďịa phương Ďể tạo Ďộng lực thúc Ďẩy cho sự tham gia tích cực của người dân Ďịa phương vào PTDL. Một số ý kiến Ďược ghi nhận từ nghiên cứu là: ―tăng cường thông tin‖ (3/15 Ďáp viên Ďề cập) với việc phổ biến thông tin rộng rãi và kịp thời hơn qua các buổi họp bàn cùng người dân, Ďài phát thanh của thôn xã hay các ấn phẩm truyền thông; ―rõ ràng, minh bạch hơn‖ (2/15) trong phân phối quyền lợi và trách nhiệm của từng nhóm cộng Ďồng, phù hợp với mức tham gia. + Về vốn xã hội Đầu tiên, khái niệm‖vốn xã hội‖ phản ánh các chuẩn mực, giá trị, thái Ďộ, niềm tin và tinh thần gắn kết cộng Ďồng (Aref & cộng sự, 2010; Moscardo & cộng sự, 2017). Dữ liệu phỏng vấn sâu cho thấy, CĐĐP tại phường Thuỷ Biều có ý thức và thái Ďộ tích cực khi có 15/15 Ďáp viên Ďều có thái Ďộ hoàn toàn ủng hộ việc PTDL tại Ďịa phương. Mặc dù nguồn thu nhập từ du lịch nhìn chung chưa cao, nhưng các Ďáp viên Ďã nhận thức Ďược những tác Ďộng tích cực mà du lịch Ďem lại cho Ďịa phương của họ như: ―giúp người dân cải thiện thu nhập‖ (10/15 Ďáp viên Ďề cập), ―tạo cơ hội việc làm‖ (8/15 Ďáp viên) và ―giúp bảo tồn/phát huy các giá trị văn hoá truyền thống‖ (5/15 Ďáp viên). Chính vì vậy, họ cũng ý thức Ďược vai trò hạt nhân của mình Ďể giúp du lịch Ďịa phương phát triển. Cụ thể qua một số từ khoá Ďược nhắc Ďến là: ―luôn tự hào về Ďịa phương của mình‖ (12/15 Ďáp viên Ďề cập); ―luôn thân thiện, mến khách‖ (9/15 Ďáp viên) và ―cần giữ gìn cảnh quan và/hoặc bản sắc văn hoá Ďịa phương‖ (6/15 Ďáp viên). 1057
- Bên cạnh những Ďiểm tích cực nêu trên, Ďáp viên là cán bộ Ďịa phương cũng chỉ ra Ďiều bất cập khi một số hộ kinh doanh chưa có tinh thần tập thể: “… Du lịch ở Thuỷ Biều không thể tách rời cộng đồng, tách rời văn hoá nhà vườn lâu năm ở đây nên cần có sự liên kết giữa người dân với người dân, giữa người dân với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản phẩm. Nếu không có sự liên kết để hỗ trợ nhau thì sản phẩm sẽ chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến hệ luỵ do tự phát”. Tiếp Ďến, vốn xã hội còn phản ánh cấu trúc của các nhóm cộng Ďồng Ďi cùng vai trò, quy tắc hoạt Ďộng và cường Ďộ kết nối của các nhóm, các mạng lưới cộng Ďồng (Manyara & Jones, 2007; Moscardo & cộng sự, 2017; Provia & cộng sự, 2017). Thông tin thu thập Ďược ở Thuỷ Biều Ďã phản ánh vai trò kết nối cộng Ďồng của các Ďoàn thể xã hội và các tiểu nhóm ở cộng Ďồng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên,… Đây là một lợi thế tiếp theo của cộng Ďồng phường Thuỷ Biều trong xây dựng năng lực Ďể PTDL, bởi các mắc xích quan trọng này sẽ có thể phát huy vai trò cầu nối giữa các cá nhân, Ďơn vị kinh doanh riêng lẻ trong cộng Ďồng với nhau và giữa cộng Ďồng với các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài. Bên cạnh Ďó, kết quả phỏng vấn sâu một số chủ hộ kinh doanh homestay tại Ďịa phương cũng cho thấy sự chủ Ďộng của họ trong tìm kiếm hỗ trợ từ các mối quan hệ cá nhân Ďến các mạng lưới rộng lớn hơn - từ người thân, bạn bè xung quanh Ďến các công ty lữ hành hay thậm chí là kiều bào Ďang sinh sống tại châu Mỹ, châu Úc,… “… Các công ty lữ hành đến trực tiếp và đặt vấn đề với dì (tôi), họ cũng hướng dẫn dì nên bổ sung các hoạt động dịch vụ gì cho du khách. Hằng tuần, hằng tháng họ đưa khách về rất là thường xuyên, đợt nào khách đông gần 100, người gia đình dì vẫn phục vụ được hết vì dì chia ra thành nhiều nhóm nhỏ và thuê thêm người dân xung quanh hỗ trợ. Họ đến tham quan và sử dụng các dịch vụ của gia đình dì như: đạp xe, tham quan nhà vườn và làng nghề và phục vụ ăn uống, ngâm chân bằng thảo dược, một số có ở lại cùng gia đình dì nữa”. Tuy nhiên, một hạn chế của cộng Ďồng Thuỷ Biều là hầu hết người dân ở Ďây vẫn chưa nhận Ďược nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ hay các cơ quan, Ďoàn thể xã hội khi tham gia vào các hoạt Ďộng du lịch tại Ďịa phương. Kết quả phỏng vấn chỉ có 3/15 hộ dân Ďược chính quyền Ďịa phương hỗ trợ về tài chính, Ďây là những gia Ďình có nhà rường cổ nên Ďược chính quyền hỗ trợ tiền Ďể trùng tu, bảo tồn và 5/15 Ďáp viên Ďề cập Ďến việc tham gia 1 - 2 lần tập huấn về du lịch. Ngoài ra, cho Ďến nay họ vẫn chưa nhận Ďược nhiều sự hỗ trợ khác như vay vốn ưu Ďãi, miễn giảm thuế, nhận hỗ trợ,… khi tham gia vào các hoạt Ďộng du lịch tại Ďịa phương. Đây Ďược xem là khó khăn chung của người dân trong quá trình tham gia vào PTDL khi các mối quan hệ xã hội của cá nhân và cộng Ďồng còn hạn chế. Một số ý kiến ghi nhận từ cán bộ Ďịa phương như sau: 1058
- “… Lãnh đạo phường cũng rất cố gắng trong việc xúc tiến, tiếp xúc các cơ quan quản l nhà nước như UBND tỉnh, UBND thành phố, cùng các sở, ban, ngành để xin hỗ trợ về vốn. Bên cạnh đ , cũng tham gia tiếp xúc với các đơn vị lữ hành để có chiến lược, định hướng phát triển, và cũng tiếp xúc với… cùng Hội Hướng dẫn viên tỉnh tổ chức tour tham quan để bàn về PTDL địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, sau đại dịch COVID-19 thì các nhà đầu tư cũng cân nhắc. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động du lịch với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp hay các cơ quan đoàn thể đến nay vẫn chưa được thực hiện hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng... … Đến thời điểm hiện tại, chưa c một dự án, một tổ chức phi chính phủ nào đến hỗ trợ PTDL tại địa phương khiến du lịch của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể triển khai sớm các dự án th điểm về phát triển mô hình cộng đồng kiểu mẫu tại các địa phương thì c thể thu hút được sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch hơn nữa”. + Về trao quyền cộng đồng Để du lịch thật sự phát triển bền vững, CĐĐP cần phải Ďược giáo dục, trao quyền và tăng cường sự tham gia của mình vào trong quá trình ra quyết Ďịnh các kế hoạch PTDL. Để Ďánh giá mức Ďộ của CĐĐP trong PTDL ở Thuỷ Biều, nhóm tác giả sử dụng thang Ďo của Leksakundilok, 2006, theo Aref & cộng sự (2010), tr. 174]. Kết quả phỏng vấn sâu 15 Ďại diện hộ gia Ďình cho thấy: Ďa số các Ďáp viên Ďều Ďang tham gia vào PTDL ở mức Ďộ 2 - Tham gia mang tính biểu tượng - ―Symbolic Participation‖ ở dạng tư vấn, thông tin (12/15 Ďáp viên Ďề cập), tức họ chỉ Ďược cung cấp thông tin khi có các hoạt Ďộng du lịch diễn ra tại Ďịa phương thông qua báo Ďài, hoặc từ cán bộ thôn, xã và tham gia góp ý khi ảnh hưởng Ďến lợi ích trực tiếp. Việc tham gia các cuộc họp bàn về du lịch chủ yếu thông qua các cuộc họp của Tổ dân phố, một vài người dân cũng có Ďóng góp ý kiến tuy nhiên ý kiến Ďó có Ďược chính quyền tiếp nhận hay không thì họ không Ďược biết. “… Thỉnh thoảng cán bộ địa phương c đến nhà chú (tôi) để thông báo một số việc chung. Như chuẩn bị tổ chức Lễ hội Thanh trà thì nhà chú cũng được khuyến khích tham gia. Có thông tin thì chú cũng chuẩn bị để đ n và phục vụ khách du lịch đến đây cho tốt… Chú cũng c một vài lần tham gia các cuộc họp để nghe phổ biến các thông báo, nhưng việc lớn thì do chính quyền quyết, chú có đ ng g p ý kiến thì cũng chỉ những việc có ảnh hưởng đến mình thôi”. Các Ďáp viên này khi Ďược hỏi là có nguyện vọng tham gia Ďóng góp ý kiến, thảo luận về PTDL Ďịa phương hay không, thì họ cho rằng, Ďiều này là không cần thiết, trừ khi ảnh hưởng trực tiếp Ďến lợi ích của hộ gia Ďình họ. Chính vì vậy, chính quyền Ďịa phương và các cơ quan ban ngành cần có những giải pháp thiết thực Ďể tăng cường gắn kết về cảm xúc, về lợi ích từ PTDL, cũng như giúp người dân nhận thức Ďược quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia ra quyết Ďịnh, từ Ďó có thể chủ Ďộng hơn khi tham gia vào PTDL Ďịa phương. 1059
- Tuy nhiên, một tín hiệu Ďáng mừng là vẫn có 3/15 Ďáp viên Ďang tham gia ở mức Ďộ cao nhất - Tham gia chủ Ďộng - ―Genuine Participation‖, tức nhóm CĐĐP Ďược trao quyền tuyệt Ďối, tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và chủ Ďộng với việc khám phá, phát triển du lịch [Leksakundilok, 2006, theo Aref & cộng sự (2010), tr. 174]. Họ là chủ của các homestay nhà vườn nên luôn tự chủ trong việc ra quyết Ďịnh và tự chịu trách nhiệm với các quyết Ďịnh riêng của hộ gia Ďình mình trong quá trình tham gia phục vụ du lịch. Họ cũng thường xuyên có Ďóng góp ý kiến Ďối với PTDL chung của Ďịa phương. Đây là những nhân tố tiên phong của cộng Ďồng mà lãnh Ďạo cộng Ďồng cần lưu ý Ďể thúc Ďẩy và củng cố giúp họ trở thành những mô hình kiểu mẫu cho Ďịa phương, làm Ďộng lực cho cộng Ďồng cùng phấn Ďấu chủ Ďộng hơn trong tham gia vào PTDL tại Thuỷ Biều. 3.2. Đánh giá Báo cáo này là một trong những nghiên cứu tiên phong ở Việt Nam về xây dựng khung lí thuyết Ďánh giá NLCĐ trong tham gia PTDL. Qua tổng quan nghiên cứu các yếu tố cấu thành NLCĐ trong tham gia PTDL ở phần 2.1.2 và kết quả phân tích với trường hợp Ďiển hình là phường Thuỷ Biều (thành phố Huế) nêu trên, nghiên cứu Ďúc rút Ďược bốn yếu tố thiết yếu, gồm: (1) Kiến thức và kĩ năng; (2) Lãnh Ďạo cộng Ďồng; (3) Vốn xã hội; và (4) Trao quyền cho cộng Ďồng như sơ Ďồ dưới Ďây. Các nhân tố này có thể Ďược tham khảo Ďể sử dụng như những nhóm giải pháp cần tập trung Ďể bồi dưỡng năng lực cho người dân khi tham gia PTDL sinh thái dựa vào cộng Ďồng nói riêng và du lịch nói chung. Kiến thức và kĩ năng Lãnh đạo cộng đồng Năng lực Sự tham gia vào cộng đồng phát triển du lịch Vốn xã hội Trao quyền cộng đồng Hình 2. Mô hình lí thuyết đề xuất về xây dựng năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch (Nguồn: Nh m tác giả đề xuất, 2024) Tuy nhiên, du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng tại phường Thuỷ Biều chỉ mới phát triển nhanh chóng trong khoảng 7 năm trở lại Ďây và chưa có một bộ phận/phòng/ban quản lí du lịch chính thức Ďược thành lập. Vì vậy, nghiên cứu chưa tiếp cận Ďược số liệu thống kê từ báo cáo chính thức của các cấp quản lí du lịch Ďịa phương. Số lượng khách và doanh thu từ du lịch chỉ có thể Ďược ước lượng từ thực tế quan sát và phỏng vấn sâu nên còn mang tính mùa vụ và chưa xác thực. Đây là một hạn chế của Ďề tài trong tiếp cận nguồn số liệu thứ cấp với trường hợp nghiên cứu lựa chọn là phường Thuỷ Biều, thành phố Huế. 1060
- Với việc sử dụng phương pháp Ďịnh tính, nghiên cứu này hiện chỉ dừng lại ở việc hệ thống các yếu tố cấu thành NLCĐ và tương quan với sự tham gia của người dân vào PTDL tại phường Thuỷ Biều, thành phố Huế. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo Ďể kiểm Ďịnh mô hình lí thuyết Ďã Ďề xuất (Hình 1), có thể thực hiện tại chính phường Thuỷ Biều hoặc tại các Ďiểm du lịch dựa vào cộng Ďồng khác có Ďặc Ďiểm tương Ďồng về nguồn tài nguyên (hệ sinh thái nông nghiệp) và về hoạt Ďộng quản lí, hoặc có quy mô và giai Ďoạn PTDL khác nhau. 4. Kết luận Du lịch sinh thái hướng Ďến phát triển bền vững là một trong những hướng phát triển chiến lược của nhiều Ďiểm Ďến du lịch dựa vào cộng Ďồng hiện nay. Định hướng này không chỉ giúp Ďịa phương tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cải thiện Ďời sống cho người dân mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu suy thoái môi trường và phát huy những nét văn hoá bản Ďịa. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng và bồi dưỡng NLCĐ trong quá trình tham gia chia sẻ trách nhiệm và lợi ích, tham gia thực hiện và cả tham gia trong quy hoạch PTDL. Xem xét các bài học kinh nghiệm từ tổng quan tài liệu, nghiên cứu lựa chọn Ďi sâu phân tích một trường hợp Ďiển hình tại thành phố Huế là cộng Ďồng phường Thuỷ Biều. Kết quả cho thấy, hiện PTDL ở Ďây Ďang phải Ďối mặt với những hạn chế và thách thức Ďáng kể về NLCĐ, cản trở sự phát triển nên chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vì vậy, Ďể hướng Ďến sự phát triển vững mạnh của cả cộng Ďồng và du lịch tại Ďịa phương, nhóm tác giả Ďã Ďề xuất một số hàm ý quản lí gắn với bốn nhân tố cấu thành nên NLCĐ trong PTDL, bao gồm: kiến thức và kĩ năng, lãnh Ďạo cộng Ďồng, vốn xã hội và trao quyền cho cộng Ďồng. Qua Ďó có thể Ďịnh hướng ba nhóm giải pháp chính như sau: Tăng cường truyền thông và gắn kết trong nội bộ thôn xã: Qua các kênh như truyền miệng qua các tiểu nhóm cộng Ďồng và Ďoàn thể xã hội hay qua các cuộc họp bàn về du lịch, truyền thanh Ďịnh kỳ qua loa phát thanh,… giúp người dân nhận thức rõ hơn, Ďúng Ďắn hơn về tình hình phát triển du lịch Ďịa phương, cũng như tăng cường hoạt Ďộng Ďối thoại và gắn kết chặt chẽ giữa các bên. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và các chính sách quản lí du lịch phù hợp với địa phương: Có ban quản lí du lịch Ďịnh hướng, tổ chức, gắn kết và Ďồng hành hỗ trợ và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho cộng Ďồng; từ Ďó, nâng cao niềm tin, Ďộng lực và tiếp sức cho những nỗ lực tích cực của CĐĐP trong PTDL, hướng Ďến trao quyền tự quyết cho cộng Ďồng. Chủ động tìm kiếm và huy động nguồn lực hỗ trợ bên ngoài: Từ lãnh Ďạo cộng Ďồng Ďến từng thành viên trong CĐĐP cần chú trọng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ chất lượng với nhiều mạng lưới xã hội khác nhau; qua Ďó, huy Ďộng hỗ trợ bên ngoài cộng Ďồng như các tổ chức/ hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp xã hội, các cơ sở Ďào tạo về du lịch,… Ďể kiến tạo thêm cơ hội phát triển du lịch. 1061
- Những kết quả trên Ďây cũng là căn cứ Ďể Ďề tài Ďề xuất một mô hình lí thuyết phù hợp hơn với bối cảnh ở Việt Nam Ďể Ďánh giá và bồi dưỡng NLCĐ trong tham gia phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng Ďồng nói riêng và PTDL nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmeti, Faruk (2013). Building community capacity for tourism development in transitional countries: case of Kosovo. European Journal of Scientific Research (EJSR), 115 (4): 536-543. 2. Aref, Fariborz & Redzuan, Marof B. (2009). Community capacity building for tourism development. Journal of Human Ecology, 27 (1): 21-25. 3 Aref, Fariborz, Redzuan, Marof B. & Gill, Sarjit S. (2010). Community Capacity Building: A Review of its Implication in Tourism Development. Journal of American Science, 6 (1): 172-180. 4. Bayih, Berhanu Esubalew (2019). Religious Tourism: A Tourism Prototype for Rural Community Development; the Case of Lalibela Area, Ethiopia. American Journal of Tourism Research, 8 (1): 11-27. 5. Đoàn, Mạnh Cương (2019). Phát triển du lịch cộng Ďồng theo hướng bền vững (Phần 1). Tổng cục Du lịch Việt Nam. 6. Giampiccoli, Andrea (2014). International Cooperation, Community- Based Tourism and Capacity Building: Results from a Mpondoland Village in South Africa. Mediterranean Journal of Social Sciences. 7. Idris, Purnomo, A. & Rahmawati, M.(2021). Community-based tourism: Capability and community participation in tourism development, Community Empowerment through Research, Innovation and Open Access, 139-144. 8. Labonte, Ronald & Laverack, Glenn (2001). Capacity building in health promotion, Part 1: For whom? And for what purpose? Critical public health, 11 (2): 111-127. 9. Manyara, Geoffrey & Jones, Eleri (2007). Best practice model for community capacity-building: A case study of community-based tourism enterprises in Kenya. Tourism, 55, 403-415. 10. Moscardo, G (2008). Building community capacity for tourism development: conclusions, CABI International. 11. Moscardo, Gianna, Konovalov, Elena, Murphy, Laurie, McGehee, Nancy G. & Schurmann, Andrea (2017). Linking tourism to social capital in destination communities. Journal of Destination Marketing & Management, 6 (4): 286-295. 12. Nguyễn, Đoàn Hạnh Dung & Trương, Thị Thu Hà (2019). Sự tham gia của cộng Ďồng Ďịa phương trong phát triển du lịch tại làng Thanh Thuỷ Chánh, Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học xã hội và Nhân văn, Tập 128 (Số 6D), 101-119. 1062
- 13. Provia, KESANDE, Ronald, KALULU & Michelle, KICONCO (2017). Community capacity building, local community involvement in tourism activities and community welfare in Uganda. Journal of Tourism, Hospitality and Sports, 27, 2312-5187. 14. Tang, Shuyi (2019). Capacity building of community-based ecotourism in developing nations: A case of Mei Zhou, China, 1st International Conference on Business, Economics, Management Science (BEMS 2019). Atlantis Press, 582-605. 15. UNAI (2020), Capacity-building. United Nations Academic Impact. 16. Veal, Anthony James (2017), Research methods for leisure and tourism, Pearson UK. 1063
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam - Dự án EU
125 p | 244 | 65
-
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng số 1
6 p | 91 | 5
-
Giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
191 p | 12 | 5
-
Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến loại hình du lịch sinh thái cộng đồng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
12 p | 63 | 5
-
Xây dựng mô hình Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa cho học sinh trường Trung học cơ sở Lê Lợi - Hà Đông - Hà Nội
6 p | 12 | 4
-
Du lịch có trách nhiệm: Bộ công cụ về du lịch tại Việt Nam - Phần 1
73 p | 20 | 4
-
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật và tâm lý cho vận động viên bóng đá U11 TP.HCM
7 p | 44 | 4
-
Trách nhiệm tại Việt Nam - Bộ công cụ du lịch
125 p | 42 | 4
-
Hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát
4 p | 26 | 3
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực công suất yếm khí cho nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 16-17
5 p | 40 | 3
-
Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông - khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm
7 p | 57 | 2
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khả năng phối hợp vận động cho nam vận động viên Karatedo lứa tuổi 14-16 tuổi Trung tâm thể thao Công an nhân dân
5 p | 26 | 2
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 15-16 tỉnh Thái Nguyên
3 p | 15 | 2
-
Cải tiến chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất, khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế đáp ứng nhu cầu về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
9 p | 36 | 2
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực học tập môn Cờ vua cho sinh viên khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
7 p | 43 | 2
-
Xây dựng tiêu chuẩn thể lực chuyên môn cho nam học viên khóa D48 môn Võ thuật Công an nhân dân Học viện An ninh nhân dân
4 p | 31 | 2
-
Phát triển du lịch bền vững tại công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
10 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn