intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 421 sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ý ĐỊNH SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI ALCOHOL DRINKING INTENTION OF STUDENTS AT HANOI MEDICAL COLLEGE PHẠM THU HÀ1, PHẠM BÍCH DIỆP2, NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG2, TRẦN THỊ NGỌC MAI2, HOÀNG PHƯƠNG ANH2 TÓM TẮT Keywords: alcohol drinking, attitude, subjective norms, perceived behavioral control. Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả ý định sử dụng rượu bia của sinh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2019. Tổ chức Y tế thế giới xếp sử dụng rượu bia Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang vào nhóm nguyên nhân thứ 5 trong 10 nguyên được tiến hành trên 421 sinh viên. nhân dẫn tới tử vong. Năm 2014, khoảng 3,3 triệu người tử vong do tiêu thụ rượu, chiếm 5,9% Kết quả: 84,3% sinh viên đã từng uống rượu tổng số ca tử vong, là nguyên nhân gây ra 5,1% bia và 8,6% số sinh viên đã từng bị giảm sút kết gánh nặng bệnh tật và thương tích trên toàn thế quả học tập do uống rượu bia. Ở cả nam và nữ, giới [13] đồng thời liên quan tới các bệnh như thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát tâm thần, ung thư, tim mạch, tác động tới bào hành vi có mối tương quan có ý nghĩa thống kê thai, tiêu hóa, miễn dịch [14]. Ở Việt Nam, tỷ lệ với ý định uống rượu của sinh viên. và tần suất sử dụng rượu bia nói chung khá cao. Từ khóa: uống rượu, thái độ, chuẩn chủ quan, Việt Nam xếp thứ ba về tiêu thụ rượu bia trong số nhận thức kiểm soát hành vi. các quốc gia châu Á, chỉ sau Nhật Bản. Tần suất uống rượu bia trung bình thậm chí cao hơn quốc gia xếp ở vị trí thứ nhất là Nhật Bản, với 2 lần/ ABSTRACT tuần. Việc sử dụng rượu bia được xem như phổ Over drinking alcohol might lead to health decline. biến trong sinh viên ngày nay, bất kể các hậu quả This study aims to describe intention to use alcohol bao gồm bỏ học, kết quả học tập kém, quan hệ in students at Hanoi Medical College in 2019. tình dục không an toàn, hay lâu dài hơn là bệnh tật và tử vong [8], [10]. Nhiều nghiên cứu được Methods: A cross-sectional study was làm ở Mỹ và Châu Âu, cho thấy sinh viên ngành conducted on 421 students. y có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn các chuyên Results: 84.3% of students have ever ngành khác [3, 11, 12] bởi vì sử dụng rượu bia drunk alcohol at least once and 8.6% reported là một biện pháp giảm áp lực do gánh nặng học decreased academic results due to the influences tập [6]. Nghiên cứu tại hai trường đại học y ở of alcohol. Gender, attitude, subjective norms and Việt Nam năm 2010, cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu perceived behavioral control were statistically bia của sinh viên là 65,5% và tỷ lệ sử dụng rượu correlated with students’ intention to use alcohol. bia ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là 12,5% [10]. Sinh viên ngành Y là nguồn lực lượng nhân viên 1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. y tế tương lai cho ngành Y tế của đất nước, do ĐT: 0327656618 Email: hacdyhn@yahoo.com.vn đó việc chăm sóc sức khỏe và tăng cường kiến 2 Trường Đại học Y Hà Nội. thức, thái độ, hành vi tốt trong sử dụng rượu bia Ngày nhận bài phản biện: 20/6/2020 là cần thiết cho sinh viên. Vì vậy, chúng tôi tiến Ngày trả bài phản biện: 01/7/2020 hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Ngày chấp thuận đăng bài: 14/8/2020 Mô tả ý định sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2019. 100
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phần 3: Thông tin nội dung theo cấu trúc mô hình lý thuyết hành vi theo kế hoạch (TPB) [7] 2.1. Đối tượng nghiên cứu gồm các phần sau: 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba hệ chính quy tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. - Sinh viên tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Sinh viên không có mặt tại trường trong thời gian nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Ý định sử dụng rượu bia trong vòng 3 Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2019 đến tháng tới. tháng 4/2020, trong đó thời gian thu thập số liệu - Thái độ (8 câu): Gồm các câu hỏi về những được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2019. ưu và nhược điểm của việc sử dụng rượu bia. - Chuẩn chủ quan (5 câu): Gồm những câu hỏi 2.3. Thiết kế nghiên cứu về sự ủng hộ và không ủng hộ việc sử dụng rượu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. bia của sinh viên. - Nhân thức kiểm soát hành vi (9 câu): Gồm 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Cỡ mẫu xác những câu hỏi về yếu tố thuận lợi hoặc gây cản định dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho việc trở hành vi sử dụng rượu bia. ước lượng một tỷ lệ trong quần thể, với α = 0,05; Thang điểm Likert 7 điểm được sử dụng để đo p = 0,58; lường trong nghiên cứu này. Điểm thái độ càng Z21- α/2 P.(1-P) cao cho thấy thái độ tích cực với việc uống rượu n= bia, điểm chuẩn chủ quan càng cao đồng nghĩa d2 với việc sinh viên có nhiều động lực trong việc sử + P: Tỷ lệ ước tính (tỷ lệ sinh viên sử dụng dụng rượu bia, và điểm kiểm soát hành vi càng rượu bia là 58% (44). cao chỉ ra sự tiếp cận dễ dàng của sinh viên với + d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn rượu bia. (d = 5%). 2.6. Xử lý và phân tích số liệu + Z: Z-score tương ứng với mức có ý nghĩa Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần thống kê mong muốn (mức ý nghĩa thống kê mềm SPSS 20. Quá trình phân tích dữ liệu sử mong muốn là 95%: Z = 1,96). dụng các phương pháp thống kê mô tả bao gồm Thay thế vào công thức, ta có kết quả là 374, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để thể hiện đặc điểm cộng 10% sinh viên bỏ cuộc hoặc không hoàn của đối tượng tham gia nghiên cứu. thành bộ công cụ, tổng cộng 411. Trên thực tế, có 421 sinh viên trên tổng số 5046 sinh viên tham 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu gia nghiên cứu Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng xét 2.5. Bộ công cụ duyệt đề cương Thạc sĩ Điều dưỡng trường Đại học Y Hà Nội vào tháng 7/2019. Bộ công cụ gồm 4 phần chính: Phần 1: Thông tin chung 3. KẾT QUẢ Phần này gồm các thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Phần 2: Thông tin liên quan đến sử dụng Trong 421 sinh viên tham gia vào nghiên cứu, rượu bia. độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 101
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20,14 + 0,78. Các thông tin chung về đối tượng Mức độ uống Say không biết gì 12 2,9 nghiên cứu được chỉ rõ trong bảng sau. Cảm giác say 58 13,8 Uống nhiều nhưng 56 13,3 Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu vẫn tỉnh táo Uống rất ít nên không 229 54,4 Thông tin chung Phân loại Số lượng (n) Tỷ lệ % ảnh hưởng gì Giới Nam 75 17,8 Uống rượu bia Có 36 8,6 Nữ 346 82,2 làm giảm sút kết Không 319 75,8 Năm học Năm thứ 1 109 25,9 quả học tập Năm thứ 2 150 35,6 Uống rượu bia Có 14 3,3 gây xung đột với Năm thứ 3 162 38,5 Không 341 81,0 người khác Ngành học Điều dưỡng 236 56,1 KTV xét nghiệm 14 3,3 Bảng 2 cho thấy thực trạng sử dụng rượu bia Hình ảnh 14 3,3 trong sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, với Hộ sinh 12 2,9 84,3% số sinh viên đã từng uống rượu bia. Một Dược 145 34,4 nửa trong số họ trả lời tần suất uống khoảng vài Dân tộc Kinh 407 96,7 lần một năm (48,9%) trong khi chỉ có dưới 5% Khác 14 3,3 số sinh viên uống rượu bia thường xuyên. Tuy Có tham gia câu Có 110 26,1 nhiên, trong số các sinh viên đã từng uống rượu, lạc bộ Không 311 73,9 8,6% số người làm giảm sút kết quả học tập và 3,3% có xảy ra xung đột, mâu thuẫn với người Theo kết quả tại Bảng 1, nữ giới chiếm đa số khác do rượu bia. (82,2%) với 346 sinh viên. Số lượng sinh viên 3.3. Ý định uống rượu bia của sinh viên theo năm học được phân bổ tương đối đều: sinh viên năm nhất chiếm 25,9%, năm hai chiếm 35,6% và năm ba chiếm 38,5%. Sinh viên Điều dưỡng chiếm ưu thế với trên 50% (56,1%) so với sinh viên các ngành khác như KTV xét nghiệm, hình ảnh, hộ sinh hay dược. Ngoài ra, chỉ khoảng một phần tư số sinh viên (26,1%) có tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa trong trường; số còn lại (73,9%) không tham gia. 3.2. Thực trạng sử dụng rượu bia Bảng 2. Tỷ lệ sinh viên có sử dụng rượu bia Số lượng Tỷ lệ Biến Phân loại (n) % Đã uống rượu Đã uống 355 84,3 bia trước đó Chưa bao giờ 66 15,7 Tần suất uống Rất thường xuyên (vài 15 3,6 lần một tuần) Thường xuyên (vài 16 3,8 lần 1 tháng) Thỉnh thoảng (vài lần 118 2,8 một quý) Hiếm khi (vài lần một 206 48,9 Biểu đồ 1. Ý định uống rượu bia năm) của sinh viên 102
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Biểu đồ 1 cho thấy điểm trung bình ý Tương tự với các sinh viên nam, thái độ, định uống rượu bia của sinh viên nam là: chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi đều có ý 17,05 + 11,44; trong khi đó điểm của sinh viên nghĩa dự đoán ý định sử dụng rượu của sinh viên nữ là 14,77 + 8,78. Điểm trung vị tương ứng lần nữ với p < 0,05. lượt là 14 và 12 trong khoảng từ 6-42. Kết quả này cho thấy ý định uống rượu bia trong các sinh 4. BÀN LUẬN viên nam trường Cao đẳng Y tế Hà Nội ở mức độ trung bình, và ý định của các sinh viên nữ ở mức Kết quả nghiên cứu chỉ ra có tỷ lệ lớn sinh viên độ thấp hơn. Biểu đồ điểm trung bình của cả 2 đã từng uống rượu trước đó (84,3%), tương tự nhóm đều là biểu đồ phân bố không chuẩn. với kết quả của một nghiên cứu tại New Zealand trên gần 2000 sinh viên đại học tại năm trường Bảng 3. Mối tương quan giữa thái độ, chuẩn đại học cho thấy 81% sinh viên đã uống ít nhất chủ quan và kiểm soát hành vi với dự một lần đến say trong vòng một tháng [8]. Nghiên định sử dụng rượu bia ở sinh viên cứu hiện tại cũng chỉ ra có tỷ lệ nhỏ sinh viên nam (N = 75) uống rượu bia làm giảm sút kết quả học tập hoặc Mean Median để xảy ra xung đột va chạm (8,6% và 3,3%). Kết r p ± SD (Min- Max) quả này có thể giải thích do số lượng nữ giới Thái độ 31,09 ± 12,18 31 (8-56) 0,354 0,002 chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu (82,2%) và sinh viên nữ thường ít để xảy ra xung đột hơn so Chuẩn chủ với nam giới [9]. Trên thế giới cũng đã có nghiên 16,64 ± 8,06 17 (5-35) 0,691 < 0,001 quan cứu khẳng định việc uống rượu bia không chỉ ảnh Kiểm soát hưởng xấu tới kết quả học tập, mà còn gây ra 25,43 ± 13,90 23 (9-63) 0,528 < 0,001 hành vi nhiều hậu quả khác như xung đột với bạn bè, ảnh Chú thích: Mean = trung bình; SD = độ lệch hưởng đến sức khỏe sinh viên [3], [8]. chuẩn; Median = trung vị; Min-Max = giá trị cực Về ý định uống rượu bia, các nam sinh viên tiểu-cực đại; r = hệ số tương quan Spearman. có điểm trung bình ý định uống rượu cao hơn Theo bảng 3, thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm các sinh viên nữ. Kết quả này là phù hợp với văn soát hành vi đều có ý nghĩa dự đoán ý định sử hóa sử dụng rượu bia trong xã hội Việt Nam với dụng rượu của sinh viên với p < 0,05. Trong đó, niềm tin cho rằng nam giới uống rượu bia là cần chuẩn chủ quan có mối liên quan mạnh nhất với thiết và phù hợp với tiêu chuẩn xã hội: “nam vô r = 0,691 (p < 0,001). tửu như kỳ vô phong” [9]. Vì vậy, nam giới có xu hướng tiêu thụ rượu nhiều hơn, cả về tần suất Bảng 4. Mối tương quan giữa thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi với dự và mức độ [5]. Nghiên cứu của Đàm Viết Cương định sử dụng rượu bia ở sinh viên nữ tiến hành trên 1.200 hộ gia đình tại 3 tỉnh cho (N = 346) thấy tỷ lệ uống rượu bia ở nam là 64% và nữ là 1% [1]. Tương tự, nghiên cứu của Kim Bảo Giang Mean Median và cộng sự, tại huyện Thanh Oai, Hà Nội cũng r p ± SD (Min- Max) cho kết quả tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới Thái độ 27,47 ± 10,34 27 (8-56) 0,410 gấp gần 5 lần so với nữ giới (79,8% và 17,4%) [2]. Theo mô hình lý thuyết về hành vi dự định Chuẩn chủ quan 13,40 ± 7,10 13 (5-35) 0,557 < 0,001 [7], ở cả 2 nhóm sinh viên nam và nữ, thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi đều có mối Kiểm soát liên quan thuận với ý định thực hiện hành vi. Cụ 21,89 ± 12,60 20 (9-63) 0,579 hành vi thể, sinh viên có thái độ càng tích cực về việc Chú thích: Mean = trung bình; SD = độ lệch uống rượu bia, có nhiều động lực thúc đẩy việc chuẩn; Median = trung vị; Min-Max = giá trị cực sử dụng rượu bia và dễ tiếp cận với rượu bia thì tiểu-cực đại; r = hệ số tương quan Spearman. ý định uống rượu bia càng dễ xảy ra. 103
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 6. Dyrbye LN, T. M., Huntington JL, Lawson KL, Novotny PJ, Sloan JA (2006). “Personal Thực trạng sử dụng rượu trong sinh viên life events and medical student burnout: a multi chiếm tỷ lệ tương đối cao (84,3%), trong đó có 3,3% số sinh viên là xảy ra xung đột sau khi uống center study.” Acad Med: 374-384. rượu bia và 8,6% làm giảm sút kết quả học tập 7. Fishbein, M. and I. Ajzen (1977). “Belief, của sinh viên. Ý định uống rượu bia của sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ. Thái độ với việc uống attitude, intention, and behavior: An introduction rượu, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát to theory and research.” hành vi đều có mối tương quan trung bình có ý 8. Kypri, K., M. J. Paschall, J. Langley, J. nghĩa thống kê với ý định thực tế uống rượu bia của sinh viên. Baxter, M. Cashell-Smith and B. Bourdeau (2009). “Drinking and alcohol-related harm among New Khuyến nghị: Dựa trên kết quả nghiên cứu, Zealand university students: Findings from a trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cần triển khai kế hoạch quản lý, giảng dạy về tác hại của rượu bia national web-based survey.” Alcoholism: Clinical nhằm giảm thái độ tích cực về sử dụng rượu bia, and experimental research 33(2): 307-314. từ đó có thể giảm tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia. 9. Lincoln M. (2016). Alcohol and drinking Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành để tìm ra các yếu tố liên quan, yếu tố cultures in Vietnam: A review. Drug Alcohol nguy cơ để tìm cách khắc phục, hỗ trợ sinh viên. Dependence, 1(159), 1-8. doi: 10.1016/j. drugalcdep.2015.10.030 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Phạm Bích Diệp, A. R. Clough, N. V. 1. Đàm Viết Cương và cộng sự (2009). "Một Hiền, Kim Bảo Giang and P. G. Buettner (2010). số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và lạm “Alcohol consumption and alcohol‐related dụng rượu bia ở một số tỉnh của Việt Nam". Tạp problems among Vietnamese medical students.” chí Y học thực hành số 3: 36-40. Drug and alcohol review 29(2): 219-226. 2. Kim Bảo Giang và Hoàng Văn Minh (2011). 11. Rosta, J. (2005). “Prevalence of problem- “Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu/bia của related drinking among doctors: a review on người dân huyện Thanh Oai, Hà Nội và một số yếu tố liên quan.” Tạp chí Nghiên cứu Y học representative samples.” Ger Med Sci 3: Doc07. số 5: 290-295. 12. Voigt, K., S. Twork, D. Mittag, A. Göbel, 3. Chaudhary, V., R. Katyal, S. P. Singh, H. R. Voigt, J. Klewer, J. Kugler, S. R. Bornstein S. Joshi, D. Upadhyay and A. Singh (2015). “A and A. Bergmann (2009). “Consumption of study on pattern of alcoho use using audit among alcohol, cigarettes and illegal substances among the college students in a medical college of north physicians and medical students in Brandenburg india.” National Journal of Community Medicine: 6(2). and Saxony (Germany).” BMC Health Serv Res 9: 219. 4. Chaudhary, V., R. Katyal, S. P. Singh, H. S. Joshi, D. Upadhyay and A. Singh (2015). “A study 13. World Health Organization (2014). “WHO on pattern of alcohol use using AUDIT among the calls on governments to do more to prevent college students in a medical college of North alcohol - related deaths and disease.” India.” Natl J Community Med 6: 253-257. 14. World Health Organization (2019). 5. De Visser, R. O. and E. J. McDonnell (2012). “‘That’s OK. He’s a guy’: A mixed-methods study Questions and answers on the prevention and of gender double-standards for alcohol use.” control of alcohol-related harm, Manila: WHO Psychology & health 27(5): 618-639. Regional Office for the Western Pacific. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2