Đặc điểm sinh thái cây trồng
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cây là điều kiện tiên quyết cần thiết đảm bảo sự thành công trong hoạt động bảo tồn và phát triển loài. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm các thông tin về đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
9p vibecca 01-10-2024 2 1 Download
-
Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) là cây gỗ lớn thuộc họ Thông. Trong tự nhiên, loài có phân bố rộng nhưng mọc rải rác, chủ yếu bị khai thác để lấy gỗ, cây tái sinh có triển vọng không nhiều, do vậy môi trường sống của loài dần bị thu hẹp. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái quả và hạt, kỹ thuật nhân giống và phương pháp bảo quản hạt cho loài.
8p vibecca 01-10-2024 3 2 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm sinh học, diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng tới mật độ bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Hemiptera: Aleyrodidae) trên cây sắn. Bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra các giống sắn có khả năng chống chịu với bệnh khảm lá sắn thì các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ phấn trắng, các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mật độ bọ phấn trắng trên đồng ruộng cũng cần được chú trọng để đưa ra các giải pháp quản lý đồng bộ góp phần thúc đẩy sản xuất sắn bền vững.
7p vibecca 01-10-2024 8 3 Download
-
Cây sắn (Manihoti esculenta Crantz) ngoài sử dụng như là nguồn lương thực, đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc, cây dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Bài viết này cung cấp một số thông tin về diễn biến mật độ và thành phần cây ký chủ của chúng từ 2017-2019.
6p vibecca 01-10-2024 3 1 Download
-
Bài viết trình bày khảo sát các đặc điểm hình thái, sinh trưởng và năng suất của cây rau má có nguồn gốc nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng của cây rau má nuôi cấy mô không có sự khác biệt quá lớn so với cây rau má giâm hom tự nhiên hay từ hạt, cây có lá nhỏ hơn và độ đồng đều cao hơn.
10p vinatis 02-08-2024 1 0 Download
-
Tre A Hum là loại cây có nhiều lợi ích trong cuộc sống của người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá đặc điểm hình thái của tre A Hum tại xã Hồng Bắc, xã Hồng Thủy và Thị trấn A Lưới và định danh loài tre này bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết quả cho thấy, cây tre A Hum 8 tuổi có chiều cao trung bình 12,34–13,04 m, đường kính gốc trung bình đạt 3,83–5,24 cm.
13p vinatis 02-08-2024 2 1 Download
-
Thích núi cao là loài cây có hình thái đẹp, lá chuyển màu theo các thời gian trong năm, có thể trồng làm cây cảnh quan. Nghiên cứu này theo dõi đặc điểm vật hậu, quả và hạt giống, xác định độ trương bão hòa hạt cũng như đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý ban đầu, thời gian bảo quản hạt, thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng cây con.
13p vithomson 25-07-2024 9 4 Download
-
Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá và hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa trái cây mùa Hè. Bài viết trình bày đánh giá khả năng sinh trưởng của 6 giống dưa lê mới trong vụ Xuân Hè 2022 tại nhà màng khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7p vialicene 19-07-2024 4 1 Download
-
Củ giống Địa hoàng 19 (Rehmannia glutinosa varieties 19) được dùng để chế biến vị thuốc Sinh địa và Thục địa, là hai vị thuốc Bắc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ máu, bồi bổ cơ thể. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu của giống Địa hoàng 19 được trồng tại Phú Thọ từ nguồn giống tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô in vitro.
6p vialicene 19-07-2024 2 1 Download
-
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ nguy cấp (EN A1a, c, d). Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Sến mật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La.
9p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha.
9p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 - 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m 3 /ha.
12p viamancio 04-06-2024 8 1 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện trong kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Ia Mơr, tỉnh Gia Lai để giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh thái của loài Căm xe - một loài cây đa tác dụng, có giá trị cao về mặt kinh tế.
15p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Công trình này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt trồng tại Thái Nguyên. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 4 công thức (CT) và được nhắc lại 3 lần/mỗi công thức.
8p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Ươi tại Nam Trung Bộ cho thấy, Ươi có phân bố tự nhiên trong cả 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo. Ươi thích hợp khí hậu ấm và ẩm, trong điều kiện thảm thực vật còn khá tốt, có tầng cây gỗ vượt tán.
10p viamancio 04-06-2024 8 1 Download
-
Bài viết tập trung trình bày đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh ( Tarrietia javanica Blume) phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 6 - 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,8 đến 2,1% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,4 m 2 /ha và M = 2,0 - 39,1 m 3 /ha.
16p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Một vấn đề trong nghiên cứu sinh thái quần xã thực vật rừng thường giải quyết là xác định sự tương đồng/khác biệt về tổ thành loài của các quần xã. Vấn đề này thường gặp trong các nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp tác động, hoặc đánh giá sự thay đổi về tổ thành thực vật theo thời gian phục hồi, hoặc đơn giản là so sánh đặc điểm về tổ thành quần xã thực vật rừng các khu vực nghiên cứu.
7p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của loài cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành loài cây rừng nơi có cây Đinh mật phân bố rất đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của từng loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 đến 11 loài tham gia. Mức độ quan trọng của Đinh mật trong công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn (OTC) là khác nhau.
8p viamancio 04-06-2024 1 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 52 - 828 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình.
10p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Cây Thanh mai (Myrica esculenta) là một loài cây dược liệu có giá trị kinh tế, được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, thuộc nhóm Actinorhizal plants đã được chứng minh là hữu ích trong canh tác trên đất thiếu nitơ. Nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, lâm học, sinh thái, và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sẽ là cơ sở cho việc phát triển các mô hình trồng cây Thanh mai dưới tán rừng thông tại Lâm Đồng.
15p viamancio 04-06-2024 5 1 Download