Danh lục Đỏ IUCN
-
Cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) có giá trị về dược phẩm, kinh tế và đa dạng sinh học nên được IUCN (International Union for Conservation of Nature) xếp vào bậc VU (loài sắp nguy cấp). V Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi nhốt, đây là bước quan trọng trong nỗ lực nhân giống và nuôi trồng đối tượng này.
8p visergeyne 18-06-2024 5 1 Download
-
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 39 loài lưỡng cư và bò sát có giá trị bảo tồn cao ở tỉnh Sơn La bao gồm 2 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 12 loài có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; 12 loài có tên trong các phụ lục CITES (2019); 22 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 24 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2022).
9p viberkshire 09-08-2023 9 5 Download
-
Bài viết trình bày thành phần loài lưỡng cư (amphibia) và bò sát (reptilia) ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trong đó, 14 loài bị đe dọa cần được ưu tiên bảo tồn gồm 10 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 10 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021).
10p vispiderman 15-06-2023 4 2 Download
-
Thạch sùng mí lich-ten-phen-đơ (Goniurosaurus lichtenfelderi) được xếp ở bậc Sẽ nguy cấp (VU) trong Danh lục Đỏ IUCN và là loài động vật được bảo vệ thuộc Nhóm IIB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng như Phụ lục II CITES. Bài viết trình bày đặc điểm sinh sản của thạch sùng mí lich-ten-phen-đơ Goniurosaurus lichtenfelderi (Moquard, 1897) trong điều kiện nhân nuôi tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh.
5p vipettigrew 21-03-2023 7 2 Download
-
Odorrana yentuensis (Tran, Orlov & Nguyen, 2008) hiện chỉ được ghi nhận phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở miền Bắc Việt Nam, được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN năm 2022 (bậc EN). Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc loài ếch suối Yên Tử Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (anura: ranidae) trong điều kiện nuôi.
9p vineville 08-02-2023 8 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá và xây dựng danh lục thú rừng cho Khu BTTN Bắc Hướng Hoá; đánh giá tính đa dạng và ước tính độ phong phú các loài thú tại khu vực nghiên cứu; tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến nguồn tài nguyên thú rừng ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá; xác định các loài thú bị khai thác, buôn bán ghi trong Nghị Định 32/NĐ-CP/2006, Danh lục Đỏ IUCN (2006) và Sách Đỏ Việt Nam (2000); đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn.
83p guitaracoustic02 28-12-2021 30 3 Download
-
Khảo sát tại các thủy vực trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cho thấy có 15 loài cá nước ngọt được ghi nhận. Một loài được đánh giá ở mức Sắp nguy cấp (Near Threatened) trong danh lục đỏ IUCN, 3 loài ngoại lai và 5 loài có tiềm năng nuôi làm cảnh. Có 9 trong tổng số 15 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu bảo tồn. Hình ảnh các loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được giới thiệu lần đầu tiên.
9p viinkigayo2711 29-10-2021 51 2 Download
-
Qua 4 đợt khảo sát thực địa ở khu vực rừng thuộc xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2017, chúng tôi đã ghi nhận được 35 loài lưỡng cư thuộc 20 giống, 6 họ và 37 loài bò sát thuộc 33 giống, 16 họ. Trong đó có 15 loài bị đe dọa với 6 loài có tên trong Nghị Định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, 13 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2019).
8p vioregon2711 19-02-2021 21 2 Download
-
Bài báo nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh nước ngọt ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam.
9p tamynhan8 04-11-2020 25 3 Download
-
Khe Lang, một nhánh suối cấp 2 có chiều dài 23 km là chi lưu của sông Lam nằm trên địa bàn huyện Thanh Chương. Từ trước tới nay, chưa có nghiên cứu về cá tại khu vực này.
8p viino2711 08-05-2020 36 1 Download
-
Thông nước (Glyptostrobus pensilis) là loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN với cấp độ CR (rất nguy cấp). Ở Việt Nam, có khoảng 300 cá thể thông nước, phân bố chủ yếu ở rừng đặc dụng Earal thuộc huyện EaH’Leo và khu bảo tồn thiên nhiên Trấp Ksor, Krông Năng. Thông nước không những có giá trị về mặt khoa học mà nó còn có giá trị về mặt kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài cây này là hết sức cấp bách. Những nỗ lực nghiên cứu tái sinh loài cây này bằng hạt đều không có kết quả.
7p trinhthamhodang 24-10-2019 72 1 Download
-
Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016).
10p viboruto2711 17-05-2019 35 2 Download
-
Nội dung bài viết giới thiệu hệ thực vật Vân Long không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn đa dạng về giá trị sử dụng khi có tới 542 loài được sử dụng và phân thành 9 nhóm công dụng chính, trong đó nhóm thực vật làm thuốc, cho thức ăn và cho gỗ chiếm ưu thế. Bên cạnh tính đa dạng về thành phần loài và công dụng thì hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long còn có giá trị bảo tồn cao với 12 loài bị đe dọa trên phạm vi trong nước và quốc tế, trong đó có 7 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 6 loài trong danh lục đỏ của IUCN (2011) và 5 loài theo NĐ32-CP/2006.
7p hanh_tv32 02-05-2019 77 4 Download
-
Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam.
11p thiendiadaodien_9 04-03-2019 46 3 Download
-
Bài báo này trình bày kết quả khảo sát về khu hệ chim KBTTN Núi Ông của chúng tôi qua 5 đợt thực địa, năm 2010 và 2011. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 142 loài thuộc 33 họ, 14 bộ, trong đó, có 1 loài có giá trị bảo tồn cao là Hồng hoàng Buceros bicornis bậc NT theo Danh lục Đỏ IUCN (2012), có 8 loài trong Nghị định số 32/2006 của Chính phủ.
9p cathydoll1 09-01-2019 55 3 Download
-
Mục đích của công trình này nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên bằng cách chỉ ra các loài thực vật và các quần xã của chúng ở KDTTN Na Hang cần ưu tiên bảo tồn dựa trên thông tin từ các mẫu vật do chúng tôi thu thập và được xếp thứ hạng theo phiên bản mới nhất của Danh lục Đỏ của IUCN [6] căn cứ vào hiện trạng khu vực.
7p cathydoll1 09-01-2019 44 5 Download
-
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 136 loài cây rừng cho nhựa, dầu thuộc 96 chi, 43 họ thực vật bậc cao trong Vườn Quốc Gia Pù Mát. Có 7 loài thực vật thuộc nhóm này là loài quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt nam (2007) và danh lục đỏ của IUCN, chúng vẫn đang bị khai thác quá mức để xuất khẩu trái ngạch sang thị trường Trung Quốc. Hiểu biết của người dân và cán bộ quản lí địa phương về các loài cây cho dầu và nhựa còn rất hạn chế, rất ít quan tâm để việc quản lí, khai thác bền vững, đó là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
7p cumeo3000 01-08-2018 78 2 Download
-
Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ở xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Hệ thực vật xã Ký Phú khá phong phú về thành phần loài. Đã thống kê được 216 loài, 170 chi, 75 họ, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Đã điều tra được 6 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2007) ở khu vực này.
4p cumeo2005 02-07-2018 67 2 Download
-
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính.
6p vision1234 30-06-2018 82 3 Download
-
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài duy nhất của chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), đây là loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam phân hạng CR B1+2b,c,e và danh lục đỏ IUCN phân hạng CR B2ab(v). Cây thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi, có số lượng cây tái sinh rất ít và khả năng tái sinh tự nhiên cũng như sinh trưởng rất kém.
5p vision1234 30-06-2018 71 1 Download