Nương rẫy
-
Người M'nông xưa kia sống trong một môi trường tự nhiên có nhiều ưu đãi, họ dựa nhiều vào thiên nhiên, hình thức kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Địa bàn cư trú của họ có nửa năm là mùa nắng, nửa năm là mùa mưa, thời gian nông nhàn kéo dài nhiều tháng trong năm. Đó là những điều kiện cơ bản để các hoạt động văn hóa văn nghệ diễn ra thường xuyên, sinh động và phong phú. Hát dân ca là một hoạt động văn nghệ dân gian gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt lễ hội của người M'nông được thể hiện dưới nhiều hình thức và mang những giá trị khác nhau.
6p xuanphongdacy04 04-09-2024 4 1 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số 50 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được thiết lập (mỗi ô có diện tích 400 m 2 (20 x 20 m)) và thu thập số liệu cho toàn bộ cây có chiều cao vút ngọn từ 2 m trở lên và đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên.
10p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên sau canh tác nương rẫy tại khu vực rừng phòng hộ (RPH) Ia Grai, bao gồm: mật độ, tổ thành và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và đề xuất một số giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy tại RPH Ia Grai.
7p virichard 28-03-2024 7 3 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Vượn cao vít (Nomascus Nasutus Nasutus) tại huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu vật hậu học một số loài thực vật làm thức ăn cho Vượn cao vít; Khả năng phục hồi và một số yếu tố ảnh hưởng tới phục hồi rừng khu vực bó hóa sau nương rẫy tại khu bảo tồn Vượn cao vít; Kết quả thử nghiệm phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Vượn cao vít. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
103p virabbit 06-03-2024 5 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 39 loài lưỡng cư và bò sát có giá trị bảo tồn cao ở tỉnh Sơn La bao gồm 2 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 12 loài có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; 12 loài có tên trong các phụ lục CITES (2019); 22 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 24 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2022).
9p viberkshire 09-08-2023 9 5 Download
-
Bài viết Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy tỉnh Cao Bằng trình bày thực trạng cơ cấu luân canh cây trồng trên đất nương rẫy tỉnh Cao Bằng; Đánh giá kết quả thực hiện mô hình chuyển đổi tại tỉnh Cao Bằng.
6p vithor 20-07-2023 5 3 Download
-
Bài viết Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông được thực hiện nhằm bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy, góp phần xây dựng các cơ sở khoa học và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong công tác phục hồi rừng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị bảo tồn các hệ sinh thái rừng.
9p vipettigrew 21-03-2023 15 3 Download
-
Bài viết Đặc điểm của đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nghiên cứu một số đặc điểm của đất sau canh tác nương rẫy được thực hiện tại xã Chiềng Sơn và xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
8p vipettigrew 21-03-2023 12 2 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách "Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa sau nương rẫy ở Việt Nam" sẽ tiếp tục trình bày nội dung nghiên cứu trường hợp về canh tác nương rẫy và quản lý đất bỏ hoá ở Việt Nam; Xây dựng mô hình luân canh nhằm rút ngắn thời gian bỏ hóa ở Tây Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo.
46p hoahuongduong205 02-12-2022 23 5 Download
-
Phần 1 cuốn sách "Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa sau nương rẫy ở Việt Nam" biên soạn bởi tác giả Trần Đức Viên có nội dung tổng quan về tình hình du canh và quản lý đất bỏ hoá ở Việt Nam, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa sau nương rẫy ở một số địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo.
49p hoahuongduong205 02-12-2022 14 4 Download
-
Tài liệu "Hướng dẫn cách chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Nhận thức chung về nương rẫy và rừng nông lâm kết hợp; Cách thành phần của rừng nông lâm kết hợp; Đặc tính của rừng nông lâm kết hợp; Tình hình chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông nông kết hợp ở một số địa phương;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
42p vilandrover 25-10-2022 15 6 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Hướng dẫn cách chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Kỹ thuật chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp; Quy hoạch và thiết kế xây dựng rừng nông lâm kết hợp trên đất nương rẫy theo quy mô hộ gia đình; Quy trình tự sản xuất hạt giống. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
59p vilandrover 25-10-2022 18 5 Download
-
Bài viết Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày các nội dung chính sau: Tri thức bản địa trong quản lý cộng đồng với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong hoạt động hái lượm với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp; Tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy với quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp;...
7p vipagani 24-10-2022 13 4 Download
-
Bài viết Đánh giá tác động của một số hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp tới chất lượng đất và nước tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ trình bày kết quả nghiên cứu về sự tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn. Nghiên cứu tính chất đất ở các kiểu rừng trồng khác nhau (re, bồ đề, keo, mỡ) đều có hàm lượng nitơ, photpho, mùn nghèo hơn so với đất rừng tự nhiên và đất nương rẫy.
11p vilamborghini 12-10-2022 16 6 Download
-
Loài Cóc mày e-os (Leptobrachella eos) là một loài mới được mô tả từ năm 2011, sống chủ yếu ở các suối chảy trong rừng thường xanh ít bị tác động. Tuy nhiên, các hoạt động của con người như chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy… đã gây suy giảm chất lượng sinh cảnh sống của loài. Trong nghiên cứu này, phương pháp mô hình hóa phân bố Maxent đã được sử dụng để dự đoán vùng phân bố tiềm năng của Cóc mày e-os, giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm phân bố của loài, từ đó giúp giải quyết các vấn đề về phân loại và bảo tồn có liên quan.
7p vikoenigsegg 26-09-2022 16 3 Download
-
Cuốn sách "Lịch sử và loại hình của nông cụ cổ truyền Việt Nam" đi sâu nghiên cứu một số nông cụ chính của hệ nông cụ cổ truyền kể từ công đoạn khai thác, làm đất canh tác, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và chế biến,... Cuốn sách gồm có 5 nội dung lớn tương ứng với 4 nhóm nông cụ. Trong phần 1 sau đây sẽ giới thiệu các nông cụ làm đất truyền thống và các dụng cụ tưới tiêu. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
89p runordie8 05-09-2022 33 4 Download
-
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu các đặc trưng hệ canh tác nương rẫy của cộng đồng người dân Barna ở huyện K'Bang tỉnh Gia Lai" là nghiên cứu hệ canh tác nương rẫy của đồng bào Ba Na có những đặc trưng gì chung so với hệ canh tác du canh của các dân tộc khác và những đặc thù riêng mang bản sắc người Ba Na; tập quán và kinh nghiệm của đồng bào trong canh tác như thế nào; các công đoạn canh tác được thực hiện như thế nào... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
122p bakerboys05 23-06-2022 28 3 Download
-
Bài viết chỉ ra rằng kiến thức bản địa và kinh nghiệm của đồng bào khu vực này khá đa dạng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như sử dụng nhiều loại cây trồng và giống vật nuôi, thay đổi lịch trồng trọt và thời vụ để phù hợp với thời tiết ngày một biến đổi, và sử dụng kinh nghiệm khi quan sát và dự báo các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nhằm tránh thất thu trong sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
5p atarumoroboshi 09-05-2022 47 8 Download
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học "Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi" trình bày các nội dung chính sau: Sinh kế truyền thống của người Chil, Sinh kế của người Chil hiện nay, Xu hướng biến đổi và giải pháp phát triển sinh kế người Chil.
192p viplato 05-04-2022 47 18 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng được cơ sở khoa học cho phục hồi rừng sau CTNR nhằm đề xuất các giải pháp cho phát triển rừng bền vững ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
188p caphesuadathemchanh 29-03-2022 17 5 Download