Rừng phục hồi
-
Nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm cải thiện hiệu quả công tác phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế. Từ 16 mẫu đất ở rừng ngập mặn Rú Chá, Thừa Thiên Huế đã phân lập được 60 chủng vi khuẩn phân giải cellulose, số lượng vi khuẩn trong các mẫu đất dao động từ 1,71x106 đến 9,39x106 CFU/g đất.
10p viling 11-10-2024 1 0 Download
-
Đặc trưng về địa lý - nhân văn vùng thượng nguồn sông Sài Gòn vào cuối thế kỷ XVIII có thể đã từng hình thành một khẩu ngữ địa phương rằng “cây/rừng/xứ dầu của người Stiêng”, để trên cơ sở chịu sự tác động của các hiện tượng biến đổi ngôn ngữ mà đúc kết thành một danh xưng phiếm chỉ hoàn toàn thuần Việt: “xứ Dầu Tiếng”.
11p gaupanda053 19-09-2024 3 1 Download
-
Ý tưởng của đề tài xuất phát từ việc phương pháp mô hình hóa dựa trên tác nhân (ABM) có thể mô phỏng các hệ thống phức tạp bằng cách tập trung vào hành vi và tương tác của từng tác nhân trong hệ thống. Đề tài sẽ tập trung vào việc tìm hiểu về lý thuyết và nguyên tắc của phương pháp mô hình hóa dựa trên tác nhân ABM, bao gồm các khái niệm cơ bản và công cụ mô phỏng (thư viện Mesa trong Python) và minh họa cho mô hình ABM bằng cách áp dụng mô phỏng cho bài toán cháy rừng.
7p tuongbachxuyen 05-08-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm quan trắc diễn biến diện tích rừng ngập mặn (RNM) và bãi biển phía trong tuyến kè giảm sóng hai hàng cọc ly tâm đổ đá dọc theo bờ biển Tây huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
4p vitissue 31-07-2024 8 3 Download
-
Tái sinh tự nhiên là một thành phần rất quan trọng của động thái rừng và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Do đó, hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng là rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác phục hồi rừng. Mục tiêu chính của bài báo này là đánh giá tổng quan từ các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới.
10p viwalton 02-07-2024 8 3 Download
-
Bài giảng "Internet và giao thức" Chương 6.2: Kết nối mạng đa phương tiện, cung cấp cho người học những kiến thức như các hạn chế của dịch vụ best-effort thông qua ví dụ Internet phone; Loại bỏ rung pha tại bên thu cho âm thanh; Trễ phát cố định; Phục hồi mất gói;...Mời các bạn cùng tham khảo!
31p thuyduong0906 01-07-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số 50 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được thiết lập (mỗi ô có diện tích 400 m 2 (20 x 20 m)) và thu thập số liệu cho toàn bộ cây có chiều cao vút ngọn từ 2 m trở lên và đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên.
10p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 - 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m 3 /ha.
12p viamancio 04-06-2024 8 1 Download
-
Một vấn đề trong nghiên cứu sinh thái quần xã thực vật rừng thường giải quyết là xác định sự tương đồng/khác biệt về tổ thành loài của các quần xã. Vấn đề này thường gặp trong các nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp tác động, hoặc đánh giá sự thay đổi về tổ thành thực vật theo thời gian phục hồi, hoặc đơn giản là so sánh đặc điểm về tổ thành quần xã thực vật rừng các khu vực nghiên cứu.
7p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của loài cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành loài cây rừng nơi có cây Đinh mật phân bố rất đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của từng loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 đến 11 loài tham gia. Mức độ quan trọng của Đinh mật trong công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn (OTC) là khác nhau.
8p viamancio 04-06-2024 1 1 Download
-
Dẻ đỏ là loài cây nằm trong danh sách các loài cây bản địa quan trọng trong trồng phục hồi rừng tại Việt Nam. Bài viết tập trung nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ xẻ và ván lạng từ gỗ Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus).
11p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên rừng tự nhiên trên đất cát (rú cát) tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên trên rú cát tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho thấy: Mật độ tầng cây cao dao động từ 320-740 cây/ha với đường kính trung bình từ 6,8-10,6 cm và chiều cao trung bình là 3,9-6,6 m.
11p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Bần không cánh (Sonneratia apetala) là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar. Cây có đặc điểm phát triển nhanh, sinh khối lớn, có khả năng chịu được thời tiết lạnh và được xem như loài cây ưu tiên trong phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Bài viết trình bày thực trạng gây trồng và đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.Ham) tại khu vực cửa sông Hồng.
11p viamancio 04-06-2024 10 1 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xác định sinh khối và khả năng tích lũy carbon rừng trồng keo lai (acacia hybrid) tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Số liệu nghiên cứu thu thập trên 45 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 x 25 m) đại diện cho các cấp đất I, II, III và các tuổi từ 3 đến 7.
8p viamancio 04-06-2024 10 1 Download
-
Mạy châu là cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có vùng phân bố hẹp. Nghiên cứu được thực hiện tại rừng tự nhiên phục hồi có Mạy châu phân bố trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học loài Mạy châu (Carya tonkinensis Lecomte) ở trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
12p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về: Hiện trạng thảm thực vật; Đa dạng các taxon thực vật; Đa dạng nhóm thực vật quý hiếm. Trên cơ sở điều tra theo tuyến và điều tra ô tiêu chuẩn, kết quả cho thấy, tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng có 8 trạng thái thảm thực vật, bao gồm: Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên phục hồi cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng tự nhiên nghèo cây lá rộng thường xanh trên núi đất;...
8p viamancio 04-06-2024 12 1 Download
-
Sự gây hại của sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) luôn là trở ngại lớn đối với việc trồng rừng Lát hoa. Vì vậy, việc chọn giống Lát hoa chống chịu sâu đục nõn đang rất được quan tâm. Nghiên cứu nhằm so sánh một số đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi sau khi bị sâu đục nõn của năm gia đình Lát hoa (LH26, LH32, LH87, LH108 và LH109) đã được xác định có khả năng chống chịu sâu đục nõn và 5 gia đình (LH48, LH49, LH56, LH59 và LH71) đã được xác định là mẫn cảm.
10p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Bài viết đánh giá động thái biến đổi đặc điểm thảm cỏ, thảm khô, lớp mùn, xói mòn đất và đặc điểm tính chất tầng đất mặt tại các ô thực nghiệm đốt có kiểm soát trong thời gian 24 tháng ở Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn, kết quả cho thấy: các đám cháy đã ảnh hưởng đến đến đặc điểm của thảm tươi, thảm khô và lớp mùn. Đặc điểm đám cháy đã chi phối đến khả năng phục hồi của thảm cỏ, sự tích lũy của thảm khô sau cháy ở T5 đạt trên 80% so với T0.
12p viamancio 03-06-2024 6 3 Download
-
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có khả năng thích nghi tốt trên các vùng ven biển và đặc biệt giúp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho khu vực duyên hải. Tuy nhiên, các loài sâu hại như sâu đục thân, xén tóc đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng, quá trình phục hồi và khả năng tái sinh của rừng. Nghiên cứu này bước đầu xác định được loài mọt Coccotrypes sp. đục quả Đước ở rừng ngập mặn vùng Tây Nam Bộ. Mọt trưởng thành cái màu nâu đậm hoặc đen có chiều dài cơ thể 2,65 - 2,77 mm, chiều rộng 0,98 - 1,06 mm, cánh cứng vát nhọn.
8p viamancio 03-06-2024 9 3 Download
-
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả phục hồi rừng Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake) bằng hai mô hình thử nghiệm kỹ thuật: (i) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và (ii) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên các độ tàn che khác nhau để cung cấp cơ sở khoa học cũng như bổ sung vào danh mục các loài cây trồng rừng có năng suất cao, cung cấp gỗ lớn góp phần nâng cao đời sống của người dân khu vực Tây Bắc.
10p vicarlos 16-05-2024 10 1 Download